您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Nhận định, soi kèo Eyupspor vs Galatasaray, 23h00 ngày 27/4: Chứng tỏ đẳng cấp
NEWS2025-05-03 11:29:39【Công nghệ】6人已围观
简介 Chiểu Sương - 27/04/2025 04:41 Thổ Nhĩ Kỳ trực tiếp bóng datrực tiếp bóng da、、
很赞哦!(6228)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Al
- Bi kịch của người giỏi
- Đàn bà và khát vọng làm giàu
- Volkswagen Touareg 2024 ra mắt
- Siêu máy tính dự đoán Tottenham vs Bodo/Glimt, 2h00 ngày 2/5
- Robot hình người Trung Quốc nâng 16 kg bằng một tay
- Chủ nhà không cho về vì sợ Covid, nhóm bạn trẻ được mời đến ở khách sạn
- 7 cách đơn giản dạy trẻ quản lý thời gian
- Nhận định, soi kèo Lokomotiv Moscow vs FC Rostov, 22h00 ngày 30/4: Bổn cũ soạn lại
- Anh tôi lấy vợ liệu có phải sai lầm?
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Spezia vs Salernitana, 20h00 ngày 1/5: Cửa dưới sáng
Lớn chuyện với “đồ nhỏ”!
Những cô dâu khốn khổ vì vàng
Kinh hãi phát hiện áo ngực TQ chứa 6 viên “thuốc lạ”
Khi chị em 'máu' căng da bụng đại tu vòng 2
">Gái đoảng “vớ” được trai đảm
">Volkswagen Touareg 2013
>> Trẻ con bây giờ chỉ chờ bố mẹ "hầu"?
>> Cách giao việc nhà cho con thật hiệu quả
">Những khoảnh khắc độc nhất vô nhị của trẻ
Nhận định, soi kèo Malacateco vs Coban Imperial, 09h00 ngày 1/5: Ưu thế chủ nhà
Xung quanh câu chuyện "Hai năm mới về quê ăn Tết dù thu nhập 70 triệu", nhiều độc giả VnExpress cho rằng, khoảnh khắc xum họp bên gia đình đáng giá hơn nhiều số tiền phải bỏ ra:
Vài năm trước, mỗi lần về quê, tôi cũng đắn đo với suy nghĩ "tốn tiền tàu xe" dù chỉ cách nhà 100 km, tàu xe bốn người, hai lượt chỉ tầm một triệu đồng. Lương của tôi khoảng 5 triệu đồng, chồng lương tám triệu, chúng tôi cũng có làm thêm ngoài chút ít. Cuộc sống gia đình gần 20 năm qua cũng chưa phải vay mượn ai. Con cái vẫn học hành đầy đủ, chúng tôi vẫn luôn vui vẻ, phấn đấu. Cuộc sống ai cũng vậy cũng có những lo toan đời thường. Chỉ đến khi tóc đã điểm bạc, thấy bố mẹ ngày càng già đi, tôi mới chợt nhận ra, mỗi năm chỉ về gặp bố mẹ đôi lần vậy có quá ít không? Sao lại vì đắn đo chút tiền tàu xe mà cản trở mình về với nơi mình sinh ra, về với những người thân yêu nhất, khi tuổi đã xế chiều?
Khi nghĩ thoát ra được những suy nghĩ ấy, cứ mỗi khi rảnh, tôi lại "nhảy xe" về quê, có khi một mình, có khi cả nhà... Tôi thấy về quê là niềm hạnh phúc lớn, có khi chỉ về để nhìn thấy bố mẹ, biết mọi người còn khỏe là đủ, chứ cũng không cần phải vì lí do gì to tát. Tùy theo hoàn cảnh mỗi người, mỗi gia đình, nhưng hãy về quê khi bản thân mình vui vẻ muốn về. Nếu còn tâm trạng, còn đắn đo thì không nên để bố mẹ phải buồn vì suy nghĩ "chúng nó về thăm mình mà tốn kém quá". Làm vậy khổ cả mình, khổ tâm cả bố mẹ.
ThuAnh
Nhiều người suy nghĩ quá bi quan. Trước kia, thu nhập 7-8 triệu đồng mỗi tháng, hai vợ chồng tôi vẫn về quê ăn Tết. Giờ thu nhập 20-30 triệu, chúng tôi vẫn về quê ăn Tết. Quan trọng là được về bên gia đình, người thân. Bởi cuộc sống có nhiều điều ta cần trân trọng, tận hưởng. Mỗi lần về quê, thấy cha mẹ già hơn, anh chị, các cháu ở quê còn nhiều khó khăn, quê hương chưa nhiều đổi mới... chính là động lực để mỗi tôi cố gắng hơn trong năm tới. Có nhiều tiền thì tiêu Tết kiểu nhiều, ít tiêu kiểu ít. Người thân sẽ luôn thông cảm cho chúng ta. Đừng vì chút thể diện, chút tiền bạc kiếm thêm mà bỏ lỡ những giờ phút quan trọng trong cuộc đời.
Binbo0102
>> 'Ba năm không dám về Việt Nam ăn Tết vì tốn kém quà cáp'
Bao nhiêu người mà gần đây cha mẹ mất đi mới hối tiếc: xưa tiếc tiền về, giờ có tiền đi chăng nữa cũng biết về với ai? Tùy túi tiền mỗi người mà liệu cơm gắp mắm. Tuổi già của bố mẹ chẳng kéo dài, thử nhẩm tính: sau 365 ngày, cũng chỉ một lần gặp mặt. Ví dụ bố mẹ sống được khoảng 20 năm nữa, thì nếu tranh thủ vẫn sum họp được 20 lần, cháu được gần gũi ông bà thêm 20 lần. Nếu hai năm mới về một lần nghĩa là số lần gặp ông bà chỉ còn một nửa. Theo tôi, nếu không quá khó khăn thì mỗi người hãy cố gắng về, chi tiêu trong mức thu nhập. Chúng ta còn vài chục năm, còn sức khoẻ để cố gắng kiếm thêm tiền. Trong khi đó, bố mẹ chỉ còn đếm từng ngày để gặp chúng ta.
Minh
Về quê ăn tết là để xả stress, về thăm lại gia đình, quây quần bên nhau, chúc Tết vui vẻ với cha mẹ già, đây là một việc làm hết sức ý nghĩa. Chỉ có vung tiền ăn chơi, đãi đằng quà cáp, lì xì tiền to... mới gây tốn kém. Đó chẳng qua cũng là bệnh sĩ diện. Bạn tôi ở nước ngoài về thăm quê, toàn bộ chi phí (kể cả vé máy bay, ở Việt Nam ba tuần) cũng chỉ tốn có 2.500 đôla, vẫn vui vẻ với người thân, bạn bè. Tiền tiêu nhiều hay không là do bản thân mỗi người. Sĩ diện thì bao nhiêu cũng không đủ.
Ha Nguyen
Về quê ăn Tết bản chất là để sum họp gia đình, thăm hỏi bà con họ hàng sau một năm trời cày cuốc để kiếm sống; là tìm về nguồn cội, ông bà tổ tiên. Ngày nay, nhiều người lại quá thực dụng, về quê ăn Tết chỉ là để phô trương thanh thế, chứng tỏ mình là người thành đạt trở về, là mang càng nhiều tiền về quê biếu tặng người này người nọ thì mọi người mới quý trọng. Việc này có khi trở thành lố bịch, có khi tạo mâu thuẫn, gây xích mích tình thân. Cốt lõi vẫn là ở tấm lòng mình.
Phạm Tấn Triển
>> Bạn tốn bao nhiêu chi phí mỗi lần về quê ăn Tết? Gửi bài tại đây.Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
">
Tôi hối hận vì suy nghĩ 'tốn tiền về quê ăn Tết'
Khi thấy bản thân đang sống trong tâm dịch, tôi thường rơi vào trạng thái bất an, lo lắng. Nhưng khi bình tâm lại, tôi nhận ra mình vẫn còn may mắn hơn rất nhiều người ngoài kia, vì bản thân vẫn còn được an trú tại nhà, sum vầy với gia đình và những người yêu thương.
Rõ ràng, việc hạn chế tối đa mọi suy nghĩ tiêu cực, hướng bản thân đến những điều tích cực, là điều cần thiết cho mỗi cá nhân trong khoảng thời gian đặc biệt này.
Ảnh: Trương Thanh Tùng Bình thường hoá nỗi đau khổ của chính mình
Chúng ta thường có xu hướng đề cao những khó khăn của bản thân so với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, khi gặp khó khăn, chúng ta nên tập cho mình một góc nhìn đa chiều, để thấu hiểu và sẻ chia với rất nhiều hoàn cảnh khổ sở, vất vả ngoài xã hội.
Với xu hướng đề cao khó khăn của bản thân, trước tình hình dịch bệnh nhiều cá nhân thường có thói quen suy nghĩ tiêu cực thậm chí ra sức than vãn, chỉ trích cộng đồng và những người xung quanh.
Khi chìm đắm trong những bi kịch mang tính cá nhân ấy, họ quên mất rằng ở đâu đó ngoài kia có nhiều người đang phải đối đầu với những vất vả, chịu đựng những nỗi đau gấp trăm ngàn lần như thế.
Những y bác sĩ, những bệnh nhân, những người vô gia cư, những trẻ em lang thang và người già cơ nhỡ..., họ có những áp lực và nỗi khổ đau riêng mà chưa chắc ai cũng cảm nhận được.
Trân trọng cuộc sống bình thường
Bên cạnh việc tạm gác những âu lo mùa dịch, chúng ta nên học cách trân trọng cuộc sống bình thường.
So với biết bao cảnh đời bất hạnh ngoài kia, chúng ta vẫn còn được thở, còn được sống an lành trong nhà là điều may mắn hơn rất nhiều người.
Giữa tâm dịch, mỗi chúng ta nên học cách giảm bớt những đòi hỏi, giảm bớt chút lợi ích của mình để chia sẻ với những người kém may mắn hơn.
Giữa những ngày giãn cách xã hội này, tôi đặc biệt thấm thía với ý nghĩa của câu nói: “Hạnh phúc và đau khổ trên thế giới cộng lại bằng không". Hàm nghĩa là khi bạn đang hạnh phúc với một điều gì đó thì ở đâu đó trên thế gian này đang có một người phải gánh chịu đau khổ.
Bạn có cảm thấy xót xa không khi bản thân liên tục than thở về đời sống nhàm chán, hết ăn rồi ngủ, không có việc gì làm trong khi ở khu cách ly, bệnh viện dã chiến có hàng trăm y bác sỹ phải thức trắng đêm để chăm sóc người bệnh.
Họ mỏi mệt đến độ phải nằm vật ra nền đất để nghỉ ngơi, thậm chí phải truyền dịch vì quá kiệt sức khi phải lo lắng cho hàng trăm bệnh nhân.
Bạn có cảm thấy có lỗi không khi bản thân chỉ vì không được ra ngoài, tạm hoãn những dự định cá nhân mà liên tục chỉ trích, suy nghĩ tiêu cực khi hàng nghìn các anh công an, dân phòng và đội ngũ tình nguyện viên đang làm việc hết sức, bất kể mưa nắng.
Để đổi lấy những giây phút bình yên, an trú trong mỗi gia đình của chúng ta, đã có biết bao người phải chấp nhận hi sinh những nhu cầu riêng tư, đời sống thường nhật thậm chí cả tính mạng của riêng họ.
Vì vậy, hãy luôn trân trọng và biết ơn với những điều mình đang có. Bạn hãy chăm chỉ làm những việc mình có thể như chăm một cái cây, tham gia một khoá học online hoặc vận động giúp đỡ cộng đồng trong mùa dịch. Tuỳ theo khả năng của mình, mỗi người có thể làm được những việc khác nhau để giúp ích cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
San sẻ tình yêu thương, lan tỏa nguồn năng lượng tích cực
Điều quan trọng nhất mà mỗi người nên làm trong cơn dịch bệnh này chính là việc san sẻ tình yêu thương, sự đồng cảm với mọi người. Hành động này sẽ giúp cho chúng ta tạo ra nhiều năng lượng tích cực, giúp xoa dịu bớt những tổn thương và khó khăn trong mùa dịch bệnh.
Năng lượng đó như một lẽ tất yếu sẽ lan tỏa đến nhiều cá nhân, khiến họ cảm thấy bình yên hơn giữa những khó khăn trong lúc này.
Khi tâm chúng ta có được sự bình an, dung lượng trái tim ta càng mở rộng thì ta càng có thêm nội lực, niềm tin để lạc quan và vững tin hơn vào tương lai.
Có một vài lần tôi đọc được ở đâu đó câu nói của Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Khi ta cảm thấy yêu thương và tử tế với người khác, điều đó không chỉ làm người khác cảm thấy được yêu thương và chăm sóc, mà còn giúp ta tìm được hạnh phúc và bình an trong nội tâm”.
Mỗi chúng ta hãy học cách yêu thương và tử tế với mọi người xung quanh ngay trong thời điểm khó khăn này. Đó cũng là cách để bạn suy nghĩ tích cực và cảm thấy bình tâm hơn trong cuộc sống.
Độc giả Thiên Thiên
'Tận dụng ngày giãn cách để tạo ra phiên bản tốt hơn của chính mình'
Trong khoảng thời gian này, tôi đặc biệt tâm đắc một câu nói: “Cuộc sống có cách riêng của nó khiến mọi thứ cuối cùng đều trở nên tốt đẹp”.
">Bớt đòi hỏi để chia sẻ với người kém may mắn trong đại dịch
Xúc động, tự hào vì được tiêm vắc xin sớm
“Chiến dịch” tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Petrovietnam đã được triển khai tại trụ sở tập đoàn vào ngày 12/5. Với mục tiêu ưu tiên tiêm vắc xin cho người lao động trực tiếp tham gia vận hành sản xuất, làm việc tại các công trình, dự án, giàn khoan…, “chiến dịch” được triển khai trên diện rộng khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam, từ Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS), Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL)… với hàng nghìn lượt cán bộ, công nhân viên tham gia.
Tại Vietsovpetro, do đặc thù có nhiều người làm việc tại các công trình dầu khí trên biển, đơn vị đã xây dựng kịch bản ứng phó với các tình huống, chủ động làm việc với các cơ quan hữu quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tìm nguồn vắc xin để tiêm đủ và kịp thời cho người lao động, trong đó đặc biệt ưu tiên cho các nhân sự làm việc trên các công trình biển. Bên cạnh đó, Trung tâm Y tế Vietsovpetro đưa vào hoạt động Phòng Tiêm chủng và triển khai ngay tiêm vắc xin ngừa Covid-19 đợt 1 cho người lao động. Cụ thể, trong tháng 6/2021 đã có 671 chuyên gia người Nga được tiêm vắc xin Sputnik V; 1.404 người Việt Nam được tiêm mũi thứ nhất vắc xin AstraZeneca.
Nhà máy Đạm Phú Mỹ là một trong những đơn vị của ngành dầu khí và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được ưu tiên tiêm vắc xin AstraZeneca. Ông Nguyễn Đình Hùng, Chủ tịch Công đoàn Nhà máy Đạm Phú Mỹ cho biết: “Nhờ sự quan tâm của lãnh đạo của Petrovietnam, tổng công ty và nhà máy, anh em rất phấn khởi khi được tiêm đợt đầu tiên, càng vững tâm lao động, bám dây chuyền, vận hành sản xuất liên tục để cung ứng phân bón kịp thời cho ngành Nông nghiệp nước nhà”.
Kỹ sư Trần Thanh Hải, Trưởng ca Nhà máy lọc dầu Dung Quất (thuộc BSR) chia sẻ: “Tôi rất tự hào khi được góp sức mình vào việc vận hành an toàn, ổn định một công trình trọng điểm an ninh năng lượng quốc gia. Tôi càng xúc động và tự hào hơn khi tỉnh Quảng Ngãi, tập đoàn và BSR đã coi chúng tôi là một lực lượng lao động quan trọng, được ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 trước trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát mà nguồn vắc xin rất khan hiếm”.
Tại tỉnh Cà Mau, anh Lê Văn Nguyễn, Trưởng phòng Kế hoạch điều độ, Công ty Phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC) chia sẻ, việc bảo đảm an toàn cho sản xuất luôn được đặt lên hàng đầu. Ngay khi dịch bệnh vừa bùng phát, nhà máy đã quyết liệt trong công tác vừa chống dịch, vừa vận hành nhà máy an toàn, ổn định, hiệu quả. 250 cán bộ, công nhân viên vận hành cùng lãnh đạo các phòng, xưởng, thực hiện phương án khẩn cấp cách ly tại nhà máy.
Tại TP.HCM, trong 2 ngày (26 và 27/6), PVOIL đã tổ chức cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên (hơn 2.000 người lao động) được tiêm vắc xin phòng Covid-19. Chị Nguyễn Thị Hải Ngọc, nhân viên Phòng Kinh doanh - TIMEXCO xúc động: “Tình hình diễn biến dịch Covid-19 đang hết sức phức tạp, việc tiêm vắc xin là sự động viên to lớn để người lao động yên tâm công tác”.
Không có lý do gì để không tiêm vắc xin
Kỹ sư Trương Quang Huy, Công ty Khí Cà Mau cho biết, cảm giác đầu tiên cũng có một chút lo lắng nhưng với tình hình phức tạp thì giải pháp tiêm ngừa là rất cần thiết để bảo đảm an toàn trước tiên cho cá nhân, sau đó cho những người xung quanh, cho xã hội.
Còn chị Ngô Thị Minh Xuân, Phó Trưởng ban Kế hoạch tài chính, Viện Dầu khí Việt Nam bày tỏ: “Tôi nghĩ mọi người dân Việt Nam yêu bản thân, yêu gia đình mình, yêu đất nước mình, chúng ta hãy sẵn sàng đi tiêm vắc xin khi có thể; góp phần để Việt Nam sớm đạt mục tiêu 70% dân số được tiêm vắc xin”.
Theo Vietsovpetro, đến hết ngày 26/6, tất cả cán bộ, công nhân viên, người lao động công ty sau khi được tiêm đều có sức khỏe bình thường, không có trường hợp phản ứng đặc biệt nào.
Khi tình hình dịch bệnh trên khắp cả nước vẫn diễn biến phức tạp, với cán bộ, công nhân viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia, việc tiêm vắc xin thời điểm này không chỉ là một điều may mắn mà còn đóng vai trò quan trọng trong phòng, chống lây nhiễm, một liều thuốc tinh thần rất quan trọng, giúp các đơn vị và người lao động yên tâm làm việc, góp phần thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” của lãnh đạo tập đoàn đề ra là vừa chống dịch, vừa bảo đảm an toàn, hoạt động sản xuất kinh doanh xuyên suốt trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Ngọc Minh
">Người dầu khí hưởng ứng chiến dịch tiêm vắc xin, thực hiện mục tiêu kép