Một số luận án tiến sĩ như báo cáo tổng kết năm vẫn được đề nghị cấp bằng
Bất cập trên được chỉ ra trong báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách,ộtsốluậnántiếnsĩnhưbáocáotổngkếtnămvẫnđượcđềnghịcấpbằkết quả cúp c1 đêm qua pháp luật về đào tạo trình độ tiến sĩ mà Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội mới đây gửi các đại biểu Quốc hội.
Báo cáo cho hay, việc đánh giá chất lượng luận án tiến sĩ nói riêng, chất lượng đào tạo tiến sĩ nói chung không đồng đều trong toàn hệ thống.
Một số đơn vị, cơ sở đào tạo chưa tuân thủ nghiêm túc, chặt chẽ quy chế đào tạo. Ví dụ: 5/5 hồ sơ thành lập Hội đồng chấm luận án tiến sĩ năm 2019 và 2020 của Học viện Âm nhạc Việt Nam cho thấy cả 5 hội đồng có cơ cấu thành phần không đúng quy định (các phản biện đều cùng một cơ sở đào tạo hoặc không đủ thành viên là người ngoài cơ sở đào tạo).
Báo cáo nhận định có hiện tượng dễ dãi trong thành lập hội đồng đánh giá luận án; còn tình trạng nể nang khi thông qua những luận án có giá trị thực tế, hàm lượng khoa học không cao, phạm vi tác động hẹp...
Ví dụ tên đề tài, phạm vi nghiên cứu và nội dung, phương pháp nghiên cứu của một số luận án đôi khi chỉ như một báo cáo tổng kết hằng năm của ngành, đơn vị nhưng vẫn được hội đồng đánh giá đạt yêu cầu và đề nghị cấp bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh. Trong khi theo ý kiến của nhiều nhà khoa học, giá trị học thuật của luận án kiểu này rất hạn chế.
“Việc đánh giá chất lượng luận án tiến sĩ còn có bất cập, không đồng đều trong hệ thống. Một vài đề tài, luận án tiến sĩ có hàm lượng khoa học chưa tương xứng với bậc đào tạo trình độ tiến sĩ nhưng vẫn được chấp nhận thông qua. Tinh thần trách nhiệm, tính nghiêm minh, khách quan, việc ràng buộc trách nhiệm của các bên liên quan đối với bảo đảm chất lượng đào tạo tiến sĩ thể hiện trong quy định còn chưa chặt chẽ”, báo cáo nêu tồn tại.
Ngoài ra, chưa có quy định chung về vấn đề đạo đức nghiên cứu và liêm chính học thuật; chưa xây dựng được phần mềm sử dụng chung và cơ sở dữ liệu đủ lớn để phòng, chống sao chép trong đào tạo, nghiên cứu và công bố công trình khoa học, luận án tiến sĩ.
Một trong những nguyên nhân mà Ủy ban Văn hóa - Giáo dục chỉ ra là nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác đào tạo trình độ tiến sĩ đối với sự tăng trưởng và phát triển bền vững chưa đầy đủ, đồng bộ.
"Xu hướng chú trọng bằng cấp trong sử dụng, quản lý cán bộ dẫn đến động cơ làm tiến sĩ của không ít nghiên cứu sinh bị lệch lạc. Trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình đào tạo, đánh giá luận án chưa cao: chậm ban hành quy chế đào tạo nội bộ của đơn vị; thiếu minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình về chất lượng, hiệu quả hoạt động”, báo cáo nêu.
Đầu tư cho đào tạo trình độ tiến sĩ còn thấp
Về các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ, báo cáo cũng chỉ ra hạn chế khi tỉ lệ giảng viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư còn thấp, nhất là ở những ngành, lĩnh vực đặc thù. Việc này dẫn tới khó khăn trong bảo đảm điều kiện đội ngũ để duy trì ngành đào tạo cũng như bảo đảm cơ cấu, thành phần của hội đồng đánh giá luận án của nhiều cơ sở đào tạo.
Năng lực đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo, hướng dẫn nghiên cứu sinh còn chưa đồng đều, nhất là về năng lực sáng tạo, khả năng thực hành và ứng dụng, kỹ năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin.
Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội cũng cho rằng, đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đại học nói chung, đào tạo trình độ tiến sĩ nói riêng còn thấp. Cụ thể, tỉ lệ ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đại học trong 3 năm gần đây chỉ đạt từ 4,33% đến 4,74% tổng chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo (xấp xỉ khoảng 1% so với tổng chi ngân sách nhà nước).
Mặc dù tỷ trọng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học của Việt Nam giai đoạn 2018-2020 tăng từ 0,25% lên 0,27% GDP song còn thấp hơn nhiều so với khu vực và thế giới.
Chi phí đào tạo 1 tiến sĩ ở Việt Nam tại các trường đại học công lập hiện nay trung bình khoảng 16 triệu đồng/năm (trừ lĩnh vực khoa học sức khỏe, khoảng gần 32 triệu đồng/năm), thấp hơn rất nhiều so với chi phí đào tạo tiến sĩ ở một số nước trong khu vực và trên thế giới.
Do đó, các cơ sở đào tạo tiến sĩ trong nước gặp rất nhiều khó khăn trong bảo đảm điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu sinh thực hiện nghiên cứu, tiếp cận với tài liệu, công bố khoa học mới nhất để tham khảo và nâng cao chất lượng luận án.
Cơ chế, chính sách học bổng và hỗ trợ kinh phí đào tạo cho nghiên cứu sinh của Việt Nam cũng chưa được quan tâm đúng mức. Theo báo cáo, ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, nghiên cứu sinh không những không phải đóng học phí mà còn được cấp học bổng với mức đủ bảo đảm chi phí sinh hoạt hằng tháng và kinh phí hỗ trợ cho việc hoàn thiện luận án tiến sĩ, thậm chí còn được nhận lương khi tham gia trợ giảng hoặc nghiên cứu cùng người hướng dẫn (như ở Mỹ, Hàn Quốc, Singapore…).
Trong khi đó, nghiên cứu sinh ở Việt Nam vừa phải đóng học phí, vừa bị hạn chế tiếp cận các nguồn tài trợ nghiên cứu từ cơ sở đào tạo. Đồng thời, chưa có các chính sách hỗ trợ, thu hút người học tiến sĩ ở các ngành, lĩnh vực nghiên cứu khoa học tự nhiên và công nghệ rất cần thiết nhưng kén chọn người học, không hấp dẫn nghiên cứu sinh.
Báo cáo cho rằng phát triển đội ngũ tiến sĩ với tư cách là bộ phận tinh hoa trong đội ngũ nhân lực chất lượng cao, luôn được xác định là nhiệm vụ, giải pháp chiến lược. Từ đó, quan tâm phát triển về số lượng và chất lượng trong đào tạo tiến sĩ; kiểm soát chất lượng đầu vào, nâng cao tiêu chuẩn chất lượng đầu ra.