您现在的位置是:NEWS > Ngoại Hạng Anh
Khán giả Việt Nam được xem bom tấn 'Phù thuỷ tối thượng' sớm nhất thế giới
NEWS2025-04-26 05:34:34【Ngoại Hạng Anh】5人已围观
简介Doctor Strange in the Multiverse of Madness (Phù thuỷ tối thượng trong đa vũ trụ hỗn loạn) l& bảng xếp hạng bóng đá vô địch quốc gia việt nambảng xếp hạng bóng đá vô địch quốc gia việt nam、、
Doctor Strange in the Multiverse of Madness (Phù thuỷ tối thượng trong đa vũ trụ hỗn loạn) là một trong những bom tấn siêu anh hùng được chờ đợi nhất mùa hè này sau 2 năm Hollywood gần như nhận về doanh thu mùa phim hè bằng 0 vì dịch Covid-19.
Phù thuỷ tối thượng trong đa vũ trụ hỗn loạn sẽ được ra mắt vào 2/5 tới trước khi công chiếu toàn cầu từ 6/5. Tuy nhiên,ángiảViệtNamđượcxembomtấnPhùthuỷtốithượngsớmnhấtthếgiớbảng xếp hạng bóng đá vô địch quốc gia việt nam khán giả Việt Nam sẽ được xem bom tấn này sớm hơn 2 ngày so với khán giả thế giới, tức từ 4/5 tới đây.

Không chỉ quy tụ dàn diễn viên tên tuổi và được săn đón nồng nhiệt ở Hollywood hiện nay, bom tấn siêu anh hùng này còn đóng vai trò tối quan trọng trong việc thiết lập, định hình tương lai của Vũ trụ điện ảnh Marvel (MCU).
Được dẫn đầu bởi tài tử Benedict Cumberbatch vô cùng tài năng, bom tấn Phù thuỷ tối thượng trong đa vũ trụ hỗn loạncòn quy tụ một dàn diễn viên khủng mà chỉ cần 1 trong số đó đã đủ sức kéo lượng khán giả lớn đến rạp như nữ diễn viên Elizabeth Olsen trong vai phù thủy Wanda.

Elizabeth Olsen trong vai Wanda.
Sau những sự kiện đen tối ở series WandaVisionkhiến cô mất chồng, mất con, Wanda giờ đây nhuốm màu hắc ám và dường như đang ở trong trạng thái vô cùng bất ổn. Vai trò của nữ phù thủy khi song hành cùng Doctor Strange còn là ẩn số nhưng chắc chắn đang khiến fan đứng ngồi không yên.
Những gương mặt quen thuộc khác từ bom tấnDoctor Strangephần 1 như Rachel McAdams, “phù thủy” Benedict Wong hay tài tử Chiwetel Ejiofor đều quay lại. Đặc biệt hơn nữa, Phù thuỷ tối thượng trong đa vũ trụ hỗn loạncũng sẽ giới thiệu tới người hâm mộ những gương mặt hoàn toàn mới, nổi bật là cô nàng Xochitl Gomez trong vai nữ anh hùng tuổi teen America Chavez với khả năng di chuyển giữa các chiều vũ trụ.

Điều khiến fan đang mong chờ nhất ở Phù thuỷ tối thượng trong đa vũ trụ hỗn loạnchính là việc bộ phim sẽ khai thác sâu hơn chủ đề đa vũ trụ - vốn đã được nhắc đến từ Spider-Man: No Way Home -bom tấn siêu anh hùng thành công nhất năm 2021.
Phù thuỷ tối thượng trong đa vũ trụ hỗn loạnkhông chỉ là thước đo cho sự phục hồi của Hollywood mà còn là thước đo cho sự hồi phục thị trường phim chiếu rạp Việt Nam mùa hè này sau thời gian dài bị ảnh hưởng nặng nề vì đại dịch.

Quỳnh An
很赞哦!(27)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Avispa Fukuoka vs Fagiano Okayama, 17h00 ngày 25/4: Chiến thắng nhọc nhằn
- Chiêu lừa kiểu ‘mổ lợn’ khiến nạn nhân chỉ muốn tự tử để giải thoát
- Kết quả bóng đá Australia 4
- Đề thi thử môn Ngữ Văn thi tốt nghiệp THPT 2023 ở TP Cần Thơ
- Soi kèo góc Bilbao vs Las Palmas, 0h00 ngày 24/4
- Kết quả bóng đá Real Madrid 5
- Hojlund giải bài toán khó cho hàng công MU
- Hé lộ bộ máy đảm bảo dòng chảy vũ khí viện trợ Mỹ cho Ukraine
- Nhận định, soi kèo Fortis Limited vs Fakirapool Young Mens Club, 16h30 ngày 25/4: Tưng bừng bắn phá
- Video highlights Việt Nam 2
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Kashima Antlers vs Nagoya Grampus, 17h00 ngày 25/4: Điểm tựa sân nhà
Các quốc gia cung cấp vũ khí cho Ukraine. Ảnh: BBC Theo BBC, một số quan chức Mỹ giấu tên mới đây cho biết, Tổng thống Joe Biden đã bật đèn xanh cho Ukraine dùng tên lửa tầm xa ATACMS để nhắm vào các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga.
Các quốc gia phương Tây đã viện trợ quân sự hơn 100 tỷ USD cho Ukraine, trong đó Mỹ là nước chi nhiều nhất với 61,1 tỷ USD và tiếp theo là Đức 11,4 tỷ, Anh 10,1 tỷ, Đan Mạch 7 tỷ, Hà Lan 5,5 tỷ. Dưới đây là danh sách vũ khí các nước phương Tây đã trao cho Ukraine:
Tên lửa và pháo
Cả Nga và Ukraine đều dùng pháo và tên lửa dẫn đường để ngăn chặn lực lượng đối phương tiến lên và để tấn công các kho tiếp tế, trung tâm chỉ huy của phía bên kia.
Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS do Mỹ chế tạo để tấn công quân Nga ở bên trong Ukraine. Những tên lửa này có tầm bắn khoảng 300km. Kiev không được phép dùng ATACMS để bắn vào lãnh thổ Nga vì điều đó có thể kéo Mỹ và NATO trực tiếp tham gia xung đột.
Tuy nhiên, theo tiết lộ của hai quan chức Mỹ giấu tên, Tổng thống Joe Biden đã dỡ bỏ lệnh cấm, cho phép Kiev dùng tên lửa ATACMS để bảo vệ lãnh thổ mà họ chiếm đóng tại khu vực Kursk của Nga. Hiện, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc từ chối bình luận về thông tin này.
Tên lửa, lựu pháo cung cấp cho Ukraine. Ảnh: BBC Pháp và Anh đã cung cấp cho Ukraine tên lửa Storm Shadow (phiên bản của Anh) hoặc Scalp (cách gọi của Pháp) với tầm bắn tối đa là 250km. Cả Anh và Pháp đều cấm lực lượng Ukraine sử dụng tên lửa đó để nhắm vào Nga dù Kiev đã từ lâu đề nghị được phép sử dụng.
Theo Viện Kinh tế thế giới Kiel có trụ sở tại Đức, các đồng minh của Ukraine đã gửi cho nước này hơn 80 hệ thống tên lửa phóng loạt, trong đó có hệ thống HIMARS của Mỹ và hệ thống tên lửa M270 của Anh.
Viện Kiel cho biết họ cũng đã gửi hơn 500 khẩu pháo dã chiến, bao gồm cả lựu pháo M777 từ Mỹ.
Tên lửa Storm Shadow. Ảnh: BBC Máy bay chiến đấu
Cuối tháng 7, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết, lực lượng không quân Ukraine đã tiếp nhận lô máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên từ phương Tây. Theo nhà lãnh đạo này, Ukraine vẫn cần thêm nhiều máy bay nữa.
Các nước NATO, bao gồm Bỉ, Đan Mạch, Hà Lan và Na Uy, đã cam kết cung cấp cho Ukraine 65 chiếc máy bay chiến đấu hoặc nhiều hơn nữa. Đây là máy bay do Mỹ sản xuất và các nước đã có kế hoạch không sử dụng.
Chiến đấu cơ F-16. Ảnh: US Navy. Tháng 8/2023, Mỹ đã cho phép gửi máy bay F-16 do nước này sản xuất sang Ukraine. Kể từ đó, các quốc gia phương Tây bắt đầu đào tạo phi công Ukraine lái các máy bay này.
Hệ thống phòng không
Để chống lại các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa của Nga vào các thành phố và cơ sở hạ tầng của Ukraine, các quốc gia phương Tây đã gửi cho nước này một số loại hệ thống phòng không.
Những hệ thống này bao gồm vũ khí phòng không tầm ngắn của Anh, Starstreak, đến hệ thống tên lửa Patriot. Mỹ và Na Uy cũng cung cấp hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến Nasams, Đức cung cấp hệ thống Iris-T cho Ukraine.
Tên lửa StarStreak. Ảnh: BBC Đạn dược
Tháng 7/2023, Mỹ đã cung cấp bom chùm cho Ukraine nhằm giúp đánh bật quân đội Nga khỏi các vị trí phòng thủ. Bom chùm đã bị hơn 100 quốc gia cấm sử dụng vì có nguy cơ gây hại cho dân thường.
Xe tăng
Đầu năm 2023, các quốc gia phương Tây đã đồng ý gửi xe tăng đến Ukraine với mục đích phương tiện này sẽ giúp lực lượng Ukraine phá vỡ các tuyến phòng thủ của Nga trong một cuộc phản công.
Anh đã cung cấp 14 xe tăng Challenger 2 cho Ukraine. Ngoài ra, các nước châu Âu cũng gửi hơn 200 xe tăng Leopard 1 và Leopard 2 do Đức sản xuất cho Kiev, theo số liệu thống kê của viện Kiel. Trong khi đó, Mỹ gửi 31 xe tăng M1 Abrams, loại xe tăng được cho là hiện đại nhất thế giới.
Xe tăng. Ảnh: BBC Vũ khí chống xe tăng
Mỹ và Anh đã cung cấp hàng nghìn tên lửa chống tăng Javelin và Nlaw cho Ukraine. Các tên lửa này rất quan trọng trong việc ngăn quân Nga tiến vào Kiev.
Máy bay không người lái
Máy bay không người lái đã được sử dụng rộng rãi trong suốt cuộc xung đột, để giám sát, nhắm mục tiêu, phóng tên lửa và làm vũ khí cảm tử. Ukraine đã nhận được máy bay không người lái Bayraktar TB2 từ Thổ Nhĩ Kỳ, Switchblade từ Mỹ cùng một số UAV từ các quốc gia khác.
Nga sắp ‘trừng phạt’ các vụ phóng tên lửa ATACMS, quyết giành mục tiêu ở Ukraine
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố, Moscow sẽ trả đũa các cuộc tấn công liên tục của Ukraine bằng tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp nhằm vào lãnh thổ Nga.">Ukraine nhận được những loại vũ khí nào từ phương Tây?
Bà Liz Truss thông báo từ chức thủ tướng Anh sau 45 ngày nắm quyền. Ảnh: AP Theo tạp chí The Economist, ngoài việc nắm giữ kỷ lục ngắn nhất, khoảng thời gian bà Truss cầm quyền cũng được đánh giá là một trong giai đoạn hỗn loạn nhất.
Trong nhiệm kỳ của mình, bà Truss đã phá vỡ danh tiếng của nước Anh về uy tín tài khóa với ngân sách cạn kiệt dẫn đến sự sụp đổ của đồng Bảng Anh, một bước nhảy vọt về lợi tức trái phiếu và sự can thiệp khẩn cấp từ Ngân hàng Trung ương Anh.
Một chiến lược gia thị trường coi khoản phí bảo hiểm đột ngột được các nhà đầu tư tính vào khoản nợ của chính phủ Anh là “rủi ro của kẻ ngốc”. Tiếp sau đó là việc bà Truss sa thải Bộ trưởng Tài chính Kwasi Kwarteng và đảo ngược gói cắt giảm thuế chưa hoàn lại của ông. Jeremy Hunt, Bộ trưởng Tài chính thứ 2 do bà Truss bổ nhiệm, đang chuẩn bị các biện pháp đau đớn để lấp đầy phần còn lại của lỗ hổng tài chính. Về mặt kỹ thuật, bà Truss vẫn tại vị cho đến khi đảng Bảo thủ bầu chọn được lãnh đạo mới, nhưng di sản của bà đang bị xóa bỏ một cách có hệ thống.
Mặc dù ngân sách ngắn hạn đã chứng minh là phần tai hại nhất trong nhiệm kỳ chớp nhoáng của Thủ tướng Truss, nhưng việc bà phải ra đi còn bị thúc đẩy bởi sự từ chức của Bộ trưởng Nội vụ nổi tiếng cứng rắn Suella Braverman và một cuộc bỏ phiếu hỗn loạn về kiến nghị khai thác khí đá tại Hạ viện Anh vào cuối buổi tối ngày 19/10. Khi thủ tướng rõ ràng mất quyền kiểm soát đảng của mình, nhiều nghị sĩ quyết định chống lại bà. Những lời kêu gọi bà rút lui từ nhỏ giọt đã trở thành ồ ạt. Bà Truss rốt cuộc thông báo từ nhiệm trước khi tất cả trở thành thác lũ.
Các thủ tướng Anh cầm quyền trong thời gian ngắn nhất kể từ năm 1900. Đồ họa: The Economist Tuyên bố từ chức của bà Truss ngắn ngủi và gói gọn phần lớn thời kỳ cầm quyền. Bằng giọng điệu nhẹ nhàng, bà Truss không cố gắng giải thích cho người dân Anh về tháng hỗn loạn vừa qua hay xin lỗi về điều đó.
“Chúng tôi đặt ra tầm nhìn về một nền kinh tế có mức thuế thấp, tăng trưởng cao sẽ tận dụng được các quyền tự do của Brexit (Anh rời khỏi liên minh châu Âu). Tuy nhiên, tôi thừa nhận, trong bối cảnh này, tôi không thể hoàn thành trọng trách đã được đảng Bảo thủ giao phó”, bà Truss bày tỏ trong bài phát biểu bên ngoài phố Downing vào giờ ăn trưa. Nữ thủ tướng sau đó đã nộp đơn từ chức lên Vua Anh.
Đảng Bảo thủ hiện sẽ bước vào một cuộc tuyển chọn lãnh đạo cấp tốc, dự kiến sẽ hoàn tất trong tuần tới. Người chiến thắng sẽ là thủ tướng thứ 5 của đảng kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2010 và là thủ tướng thứ 3 trong năm nay. Giai đoạn tiếp theo có thể không kéo dài lâu như vậy. Đảng Bảo thủ hiện đang kém Công đảng ít nhất 30 điểm ủng hộ trong các cuộc thăm dò dư luận.
Sir Keir Starmer, lãnh đạo Công đảng cho rằng đã đến lúc phải tổ chức một cuộc tổng tuyển cử, sự kiện vốn phải được tổ chức vào khoảng tháng 1/2025. “Phe Bảo thủ không thể ứng phó với những xáo trộn mới nhất của họ bằng cách chỉ cần nhấp ngón tay và xáo trộn những nhân vật ở thượng tầng mà không có sự đồng ý của người dân Anh”, Ông Starmer nhấn mạnh.
Thị trường tài chính ngay lập tức phản ứng trước diễn biến mới. Lợi suất trái phiếu giảm một chút trong sáng 20/10, nhưng đến giữa buổi chiều lợi suất kỳ hạn 10 năm dao động ở mức 3,9%, gần tương đương mức đóng cửa một ngày trước đó. Đồng Bảng Anh đã bật lên một chút sau tuyên bố từ chức của bà Truss, nhưng so với kịch tính trong vài tuần qua, thị trường hối đoái khá yên ả.
Đằng sau sự yên ả này có thể là nhận định rằng, sự ra đi của bà Truss không tạo ra mấy thay đổi về triển vọng đầu tư của Anh. Theo bà Truss, cuộc tuyển chọn lãnh đạo nhanh chóng “sẽ đảm bảo chúng ta vẫn trên con đường thực hiện các kế hoạch tài chính của mình”.
Các chính khách trong đảng Bảo thủ được đánh giá có khả năng kế nhiệm bà Truss làm thủ tướng Anh (từ trái của phải) gồm Suella Braverman, Ben Wallace, Rishi Sunak, Penny Mordaunt và Boris Johnson. Ảnh: Sky News Ông Hunt vẫn được lên lịch, ít nhất cho đến hiện tại, sẽ công bố kế hoạch tài khóa trung hạn của mình vào ngày 31/10. Tân Bộ trưởng Tài chính đã tuyên bố sẽ không ra tranh cử nhằm thay thế bà Truss, một động thái có thể cho phép ông tiếp tục nắm giữ vai trò hiện tại. Song, ngay cả trong trường hợp ông Hunt mất chức, các thị trường nghĩ rằng hướng đi hướng tới việc cân bằng sổ sách là rõ ràng.
Hiện sự chú ý đã chuyển sang việc ai sẽ là thủ tướng tiếp theo của Anh. Rishi Sunak, một cựu bộ trưởng tài chính khác, người từng giành được sự ủng hộ của đa số các nhà lập pháp trong cuộc đua giành ghế lãnh đạo hồi mùa hè nhưng thua bà Truss trong cuộc bỏ phiếu nội bộ đảng, đang nằm trong số những nhân vật được yêu thích.
Danh tiếng của ông Sunak đã được nâng cao sau vài tuần hỗn loạn vừa qua. Trong chiến dịch tranh cử mùa hè, ông từng cảnh báo, kế hoạch cắt giảm thuế chưa hoàn lại của bà Truss sẽ gây ra sự sụp đổ đồng Bảng Anh và khiến chi phí thế chấp tăng vọt.
Một nhân vật khác cũng thu hút sự quan tâm là Chủ tịch Hạ viện Penny Mordaunt, người về thứ 3 trong cuộc tranh cử lãnh đạo vừa qua khi kém bà Truss chỉ 8 phiếu.
Cựu Bộ trưởng Nội vụ Braverman có thể tranh cử, với sự ủng hộ của phe cánh hữu hoài nghi châu Âu trong đảng Bảo thủ. Cựu Thủ tướng Boris Johnson, người đang đi nghỉ dưỡng ở vùng Caribbe, cũng được những người ủng hộ kỳ vọng sẽ quay trở lại đường đua.
Một cái tên nữa được nhiều người nhắc đến là Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace, người gây ấn tượng vì vai trò quan trọng của Anh trong phản ứng quốc tế đối với cuộc xung đột Nga - Ukraine. Được các nghị sĩ cùng đảng yêu thích, việc cựu chỉ huy quân đội này quyết định không tham gia cuộc đua thay thế ông Johnson vào mùa hè qua là một điều bất ngờ. Song khi được hỏi tại hội nghị đảng Bảo thủ gần đây rằng liệu ông có cân nhắc tranh cử hay không, ông trả lời: "Tôi không loại trừ điều đó".
Sir Graham Brady, nghị sĩ giám sát các cuộc cuộc đua giành ghế lãnh đạo trong đảng Bảo thủ, đã cam kết rằng các thành viên sẽ có tiếng nói về hai ứng viên lọt vào “chung kết”. Song, các nghị sĩ sẽ phải suy nghĩ kỹ trước khi lặp lại sai lầm của việc cho phép bổ nhiệm một thủ tướng trái với ý muốn của họ. Giới quan sát tin hoàn toàn có khả năng xảy ra một trận quyết đấu, trong đó các nghị sĩ giảm bớt danh sách ứng viên và một trong hai người cuối cùng trụ lại, đồng ý bỏ cuộc.
Tuy nhiên, dù bất cứ ai chiến thắng, họ sẽ phải đối mặt với những vấn đề tương tự về tài chính hạn chế và một đảng gần như khó kiểm soát.
Một số nhà phân tích cho rằng, việc bà Truss từ chức là đúng. Hiện có đủ căn cứ để đánh giá bà là thủ tướng kém thành công nhất trong lịch sử nước Anh. Tuy nhiên, xứ sở sương mù vẫn nằm trong sự kiểm soát của những tính toán nội bộ của đảng Bảo thủ.
Tuấn Anh
Đảng Bảo thủ chia rẽ việc chọn Thủ tướng Anh
Với việc Thủ tướng Anh Liz Truss tuyên bố từ chức hôm 20/10, các nghị sĩ đảng Bảo thủ đang phải chọn ra ứng viên thay thế thích hợp.">Ai sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo của nước Anh?
Mathys Tel xé lưới Onana tại vòng bảng Champions League mùa này Ở thời điểm hiện tại, Tel là quân bài dự bị chiến lược dưới thời HLV Thomas Tuchel, ghi được 3 bàn sau 17 trận ra sân tại Bundesliga.
Tuy nhiên, chàng tiền đạo tuổi "teen" chưa đá chính bất kỳ trận nào cho Bayern Munich mùa này. Tel chủ yếu được tung vào sân từ băng ghế dự bị ở hiệp hai.
Nguồn tin từ nhà báo Florian Plettenberg cho hay, MU quan tâm đến việc ký hợp đồng với Mathys Tel hè tới vì đánh giá cao tiềm năng của anh.
Mặc dù vậy, Tel vẫn tham vọng trở thành trụ cột tại sân Allian Arena. Cậu chỉ xem xét ra đi nếu cảm thấy CLB không còn tin tưởng mình.
Còn nhớ hồi tháng 9 năm ngoái, Mathys Tel từng xé lưới MU trong trận cầu thuộc khuôn khổ vòng bảng Champions League.
Để thuyết phục Hùm xám xứ Bavaria nhả người, Quỷ đỏ sẽ phải chi ra số tiền trên 40 triệu bảng.
">MU săn tiền đạo 'thần đồng' của Bayern Munich
Nhận định, soi kèo Balestier Khalsa vs Hougang United, 18h45 ngày 24/4: Tưng bừng bàn thắng
Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel (trái) trong cuộc phỏng vấn với BBC ngày 24/11. Ảnh: BBC Trong cuộc phỏng vấn với BBC hôm 24/11, bà Merkel đã nhận được các câu hỏi về việc liệu khi còn cầm quyền bà có quá mềm mỏng với Nga, quá chậm để trợ giúp Kiev hoặc nếu bà không ngăn chặn việc Ukraine gia nhập NATO vào năm 2008, liệu xung đột giữa hai nước láng giềng có xảy ra vào thời điểm hiện tại hay không.
Cựu nữ thủ tướng Đức cho rằng, cuộc khủng hoảng ở Ukraine có thể bắt đầu sớm hơn và có thể sẽ tồi tệ hơn nữa nếu nước này bắt đầu tiến trình trở thành thành viên NATO vào năm 2008. “Với tôi, rõ ràng Tổng thống Nga Putin sẽ không đứng yên và nhìn Ukraine gia nhập NATO. Khi đó, Ukraine chắc chắn sẽ không được chuẩn bị tốt như vào tháng 2/2022”, bà Merkel giải thích.
Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky không đồng tình quan điểm này. Ông coi quyết định phản đối liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu kết nạp Ukraine của bà Merkel, với sự ủng hộ của Tổng thống Pháp khi đó Nicolas Sarkozy, là một " tính toán sai lầm", đã tiếp thêm động lực cho Nga.
Bà Merkel cũng khẳng định bản thân đã cố gắng kiềm chế các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine bằng ngoại giao và đàm phán, nhưng bà thừa nhận những nỗ lực này cuối cùng vẫn thất bại. Theo bà, một kỷ nguyên mới trong mối quan hệ của châu Âu với Nga "đáng tiếc" đã bắt đầu sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow ở Ukraine.
Trong cuộc phỏng vấn hiếm hoi kể từ khi rời chính trường cách đây 3 năm, bà Merkel đã bày tỏ lo ngại về những lời đe dọa mới của ông Putin về sử dụng vũ khí hạt nhân. Bà kêu gọi cộng đồng quốc tế phải làm mọi cách để ngăn chặn thảm họa.
Cựu thủ tướng Đức đã bày tỏ một số suy nghĩ dành cho các nhà lãnh đạo châu Âu đang lo lắng khi phải đối mặt với việc ông Trump sẽ trở lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025. Nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Trump đã ghi dấu sự tức giận của Washington đối với các đồng minh châu Âu, đặc biệt là Đức vì chi tiêu quốc phòng thấp và thâm hụt thương mại. Những lời phàn nàn đó của ông Trump với châu Âu đến nay vẫn không thay đổi.
"Điều thực sự quan trọng là phải biết ưu tiên của mình là gì, trình bày rõ ràng và không sợ hãi, vì ông Trump có thể rất thẳng thắn. Ông ấy thể hiện bản thân rất rõ ràng và nếu bạn làm như vậy, sẽ có sự tôn trọng lẫn nhau nhất định. Dù sao đó cũng là kinh nghiệm của tôi", bà Merkel khuyến nghị về cách ứng xử với ông Trump.
Ông Medvedev nói về khả năng Nga tấn công các căn cứ quân sự NATO
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev không loại trừ khả năng Moscow sẽ phải tấn công các căn cứ quân sự của NATO trong trường hợp leo thang căng thẳng vì việc sử dụng vũ khí tầm xa của phương Tây chống Nga.">Cựu thủ tướng Đức Merkel bình luận về Ukraine, ông Putin và ông Trump
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters Đây là động thái mới nhất của Moscow trong loạt cảnh báo về nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân trong gần 10 tháng phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine và là cảnh báo đầu tiên được đưa ra sau khi Nga cáo buộc Ukraine đã sử dụng máy bay không người lái để tấn công vào các sân bay quân sự ở sâu bên trong lãnh thổ Nga.
Nhà lãnh đạo Nga khẳng định những cảnh báo liên tiếp của ông về kho vũ khí hạt nhân Moscow “không phải là yếu tố kích động leo thang xung đột, mà là yếu tố răn đe”. Người đứng đầu Điện Kremlin cũng tuyên bố nước này chỉ coi kho vũ khí hạt nhân của mình là phương tiện để trả đũa, không phải để sử dụng trước.
“Chúng tôi không nổi điên, chúng tôi biết vũ khí hạt nhân là gì. Chúng tôi sở hữu những vũ khí tiên tiến và hiện đại hơn bất cứ quốc gia hạt nhân nào khác. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không chạy khắp thế giới và vung thứ vũ khí này như đang cầm một con dao”, Tổng thống Putin cho biết và nói thêm chiến dịch quân sự của nước này ở Ukraine có thể là “quá trình lâu dài”.
Người đứng đầu Điện Kremlin cũng cam kết rằng Nga sẽ bảo vệ lãnh thổ và các đồng minh của mình “bằng tất cả các phương tiện có sẵn”, đồng thời cáo buộc Mỹ mới là nước đã triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại các quốc gia khác. Ông nói rằng không giống như Mỹ - quốc gia có kho vũ khí hạt nhân lớn ở châu Âu, Nga đang thực hiện chính sách hạt nhân có trách nhiệm hơn và không chuyển giao vũ khí hạt nhân của mình cho các nước khác.
“Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ được đặt với số lượng lớn trên lãnh thổ châu Âu. Chúng tôi chưa chuyển giao vũ khí hạt nhân của mình cho bất kỳ ai và chúng tôi sẽ không chuyển giao chúng. Nhưng tất nhiên, chúng tôi sẽ bảo vệ các đồng minh của mình bằng mọi cách nếu cần thiết”, ông nói.
Hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga tại Trung tâm triển lãm và hội nghị Patriot ở Moscow. Ảnh: Reuters Khi được yêu cầu bình luận về các phát biểu của Tổng thống Putin, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói: “Chúng tôi cho rằng mọi sự đề cập vô ý đến vũ khí hạt nhân là hoàn toàn vô trách nhiệm”.
Theo ông Price, các cường quốc hạt nhân trên thế giới sau Chiến tranh Lạnh - trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Nga - đều đã nêu rõ một cuộc chiến tranh hạt nhân không bao giờ được phép xảy ra và không bao giờ có thể chiến thắng.
“Bất kỳ sự đề cập nào, dù là đe dọa hay làm dấy lên khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, cũng là vô trách nhiệm. Đây là hành động nguy hiểm, đi ngược lại tinh thần của tuyên bố cốt lõi trong chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân từ sau Chiến tranh Lạnh”, ông nói thêm.
Phó Chủ tịch điều hành Ủy ban châu Âu Valdis Dombrovskis cũng cho biết khối này không nhượng bộ trước hành vi đe doạ của Nga. Ông nói: “Chúng ta cần kiên định, đi đúng hướng, tiếp tục gây áp lực lên Nga. EU đang chuẩn bị cho gói trừng phạt thứ 9 và chúng ta cần tiếp tục cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết cho Ukraine”.
Theo giới chuyên gia, việc Nga đề cập đến vũ khí hạt nhân chỉ được đưa ra như lời đe doạ đáp trả khi phương Tây tấn công Nga hoặc trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine. Đồng thời, đây cũng là động thái “nắn gân” phương Tây về những nguy cơ khi tiếp tục chuyển giao các loại vũ khí tiên tiến hơn cho Kiev. Đây cũng là hồi chuông hối thúc Mỹ tránh những kịch bản có thể dẫn đến rủi ro đụng độ quân sự trực tiếp với Nga.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat phóng thử nghiệm tại sân bay vũ trụ Plesetsk ở vùng Arkhangelsk, Nga. Ảnh: Reuters Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine, Tổng thống Putin đã nhiều lần cảnh báo sẽ sử dụng các loại vũ khí, bao gồm cả vũ khí hạt nhân, để bảo vệ lãnh thổ và người dân Nga hay khi nước Nga bị đe dọa.
Vào cuối tuần trước, ông Putin tuyên bố Nga đang liên tục củng cố bộ ba răn đe hạt nhân, nhiều hệ thống trong số này không có đối thủ trên thế giới. Ngoài ra, theo người đứng đầu Điện Kremlin, Nga còn đang tiến hành nhiều dự án nghiên cứu và phát triển ứng dụng nhằm tăng cường sức mạnh cho lá chắn hạt nhân, cũng như năng lực quốc phòng của nước này.
Bộ ba răn đe hạt nhân của Nga gồm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) phóng từ mặt đất, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và máy bay mang vũ khí hạt nhân. Duy trì ba trụ cột hạt nhân này sẽ giúp hạn chế nguy cơ lực lượng chiến lược bị xóa sổ trong đòn phủ đầu, bảo đảm khả năng tấn công trả đũa và năng lực răn đe hạt nhân đáng tin cậy. Hiện có 4 nước sở hữu năng lực này gồm Nga, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.
Nga cũng đang phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-28 Sarmat với tầm bắn 18.000km và trang bị nhiều biện pháp nhằm xuyên thủng lá chắn tên lửa của đối phương. Tổng cộng 46 hệ thống tên lửa Sarmat sẽ được bàn giao cho quân đội Nga, những quả đạn đầu tiên dự kiến biên chế cho một đơn vị ở tỉnh Krasnoyarsk trong năm nay.
Tổng giám đốc tập đoàn Không gian Roscosmos Dmitry Rogozin nói rằng mỗi quả đạn Sarmat “đủ sức phá hủy một nửa bờ biển của lục địa thù địch”, nhấn mạnh loại tên lửa này sẽ là trụ cột cho lá chắn hạt nhân Nga trong khoảng 30 đến 40 năm tiếp theo.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng kịch bản vũ khí hạt nhân được sử dụng trên chiến trường Ukraine vẫn khó xảy ra, bởi nó chứa đựng quá nhiều rủi ro về cả quân sự và chính trị mà Tổng thống Putin cần phải tính đến.
Đầu tháng 12, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng cảnh báo rằng bất kỳ cuộc xung đột nào giữa các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, ngay cả khi bắt đầu bằng vũ khí thông thường, đều có khả năng leo thang thành một cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện. Do đó, cần phải tránh kịch bản này bằng mọi giá.
Theo Báo Tin tức
Ông Putin nói về thời gian của chiến dịch quân sự tại Ukraine và vũ khí hạt nhân của Nga
Tổng thống Putin chia sẻ về thời gian của chiến dịch quân sự đặc biệt mà Nga tiến hành tại Ukraine, đồng thời tiết lộ về năng lực hạt nhân của đất nước này.">Giải mã cảnh báo của ông Putin về nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang gia tăng
Quốc hội Mỹ. Ảnh: News Nation Theo The Hill và RT, cuộc chiến giành Hạ viện được coi là cũng sít sao như cuộc đua vào Nhà Trắng với các quận chiến trường trải dài từ bờ biển này sang bờ biển khác. Trong cuộc bầu cử Hạ viện giữa kỳ vào năm 2022, đảng Cộng hòa giành lại Hạ viện từ tay đảng Dân chủ với chênh lệch nhỏ sau khi giành được các vị trí chủ chốt tại Washington, New York và California.
Với chiến thắng ở cả Thượng viện lẫn Hạ viện, đảng Cộng hòa sẽ nắm toàn quyền kiểm soát Washington khi Tổng thống đắc cử Donald Trump quay lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025.
Kết quả vừa được thông báo là một chiến thắng lớn đối với Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, người đã vươn lên từ sự vô danh để lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện. Ông Trump trước đó đã dành lời khen ngợi cho Chủ tịch Hạ viện trong bài phát biểu chiến thắng tại Palm Beach, Florida: "Có vẻ như chúng ta cũng sẽ giữ được quyền kiểm soát Hạ viện. Và tôi muốn cảm ơn Mike Johnson. Tôi nghĩ ông ấy đang làm rất tốt".
Hiện, các quan chức hàng đầu của đảng Cộng hòa đã làm việc với các thượng nghị sĩ cùng đảng để bàn về các kế hoạch lập pháp mà họ có thể nhanh chóng gửi cho ông Trump trong 100 ngày đầu nắm quyền kiểm soát cả Nhà Trắng lẫn Quốc hội. Đó là các kế hoạch về gia hạn việc cắt giảm thuế được thông qua trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của ông Trump, tăng cường tài trợ cho "bức tường biên giới" và bãi bỏ các sáng kiến về khí hậu và thúc đẩy quyền lựa chọn trường học.
Các tổ chức tin tức và nhà phân tích của Mỹ đã suy đoán rằng chiến thắng của ông Trump và đảng Cộng hòa là dấu hiệu cho thấy sự tái cơ cấu chính trị rộng rãi hơn của nước Mỹ.
Ông Trump có động thái đầu tiên với NATO
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chọn ông Matthew Whitaker, người được cho không có kinh nghiệm về chính sách đối ngoại, làm Đại sứ Mỹ tại NATO.">Đảng Cộng hòa thắng ở Hạ viện, trao cho ông Trump chiến thắng thứ 3