您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Make in Vietnam sẽ giúp Việt Nam phát triển hùng cường
NEWS2025-03-31 11:09:16【Nhận định】9人已围观
简介Phát biểu khai mạc Diễn đàn quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ VN,ẽgiúpViệtNampháttriểnhùgia vang the gioigia vang the gioi、、
Phát biểu khai mạc Diễn đàn quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ VN,ẽgiúpViệtNampháttriểnhùngcườgia vang the gioi Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã khẳng định: Đây là lần đầu tiên, chúng ta tổ chức Diễn đàn ở tầm Quốc gia để tuyên bố một chiến lược quan trọng, liên quan đến tương lai, vận mệnh Việt Nam, đó là chiến lược về phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.”
![]() |
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu khai mạc Diễn đàn quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam. |
“Công nghệ chính là câu trả lời chung cho những trăn trở nhiều năm qua của Việt Nam để tăng năng suất lao động, phát triển nhanh và bền vững, phát triển bao trùm, thoát bẫy thu nhập trung bình, đưa Việt Nam thành nước phát triển, sánh vai cường quốc năm châu.”
“Cuộc cách mạng số đã tạo ra những cơ hội mới và thời cơ chưa từng có cho Việt Nam. Công nghệ có thể giải những bài toán Việt Nam một cách hiệu quả. Những vấn đề của Việt Nam chính là thị trường để sinh ra và phát triển các doanh nghiệp công nghệ. Các doanh nghiệp này sẽ ứng dụng công nghệ nhân loại, phát triển công nghệ mới, từ đó làm ra giải pháp và sản phẩm để thay đổi Việt Nam, hướng đến thay đổi thế giới. Cũng từ đó, Việt Nam sẽ thành một nước phát triển và hùng cường”
Tuyên bố Make in Vietnam: Sáng tạo tại Việt Nam!
Người đứng đầu ngành TT&TT nhấn mạnh: “Make in Vietnam là tuyên bố của chúng ta: Sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam. Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là để Make in Vietnam. Nếu chúng ta tiếp tục chỉ lắp ráp thì sẽ không giải được bài toán năng suất lao động và thoát bẫy thu nhập trung bình.”
“Make in Vietnam cũng là trách nhiệm của chúng ta như một quốc gia toàn cầu và công dân toàn cầu: Ngoài việc sử dụng, tiêu dùng công nghệ của nhân loại thì Việt Nam cũng phải đóng góp cho nhân loại, đóng góp cho sự phát triển công nghệ của nhân loại. Make in Vietnam sẽ không chỉ giúp Việt Nam thịnh vượng mà còn giúp Việt Nam có hoà bình lâu dài khi góp phần phát triển ngành công nghiệp quốc phòng hùng mạnh. Trên thế giới, hầu hết các công ty công nghệ lớn đều có mảng công nghiệp quốc phòng.”
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng các công ty công nghệ, dù là phát triển công nghệ, sản xuất công nghệ hay cung cấp công nghệ như một dịch vụ, đều là nhân tố quan trọng nhất để đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ vào tất cả các doanh nghiệp, vào toàn bộ nền kinh tế và xã hội. Chính vì thế mà phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam được coi là ưu tiên số 1.
Digital Vietnam sẽ được công bố trong năm 2019
Tại Diễn đàn, Bộ trưởng TT&TT cũng đã chia sẻ về chiến lược Chuyển đổi số quốc gia: “Trong năm 2019, Việt Nam sẽ công bố Chiến lược chuyển đổi số quốc gia - Digital Vietnam, nhằm hướng tới một nền kinh tế và xã hội số. Chuyển đổi số quốc gia khi diễn ra nhanh và rộng khắp trên phạm vi toàn quốc, trong mọi lĩnh vực, từ doanh nghiệp tới Chính phủ và xã hội, cũng sẽ tạo ra thị trường vô cùng lớn cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Đổi mới sáng tạo diễn ra thuận lợi nhất là trong môi trường số. Bởi vậy chuyển đổi số được coi là tiền đề cho đổi mới sáng tạo diễn ra rộng khắp.”
“Nói đến công nghệ là nói đến nhân tài. Người Việt Nam chúng ta thông minh, thích nghi nhanh với sự thay đổi, có khả năng may đo sản phẩm theo nhu cầu cá thể. Có rất nhiều người Việt Nam ở nước ngoài đã thành danh về công nghệ, đã đến lúc về Việt Nam hoặc kết nối với Việt Nam để xây lên những doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.”
“Một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam, ở các lĩnh vực dịch vụ, như thương mại, bất động sản, tài chính, ..., đã thành công, có qui mô thị trường, có nguồn lực về tài chính và quản trị, có tinh thần khởi nghiệp, cần phải đầu tư vào phát triển công nghệ, công nghiệp, hình thành lên các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam có qui mô lớn. Đây không chỉ là lời kêu gọi mà là trách nhiệm đối với đất nước, đối với sự hưng thịnh của đất nước, nhưng cũng là cho tương lai của chính những công ty này.”
“Chúng ta đã từng nghe một số công ty dịch vụ của Việt Nam tuyên bố chiến lược mới về một tập đoàn công nghệ, công nghiệp và thương mại dịch vụ, như Viettel, Vingroup, VNPT, v.v... Về cơ bản, nhiều quốc gia đã hoá rồng trên nền tảng của một số tập đoàn công nghệ lớn. Chính phủ sẽ xem xét việc tạo điều kiện để phát triển một số tập đoàn công nghệ lớn.”
Tạo “đặc khu đổi mới sáng tạo” cho start-up công nghệ
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng chia sẻ tại Diễn đàn: “Nhân tài có đặc tính là toàn cầu. Việt Nam chúng ta sẽ tạo ra điều kiện để nhân tài toàn cầu hội tụ về đây, cho phép thử nghiệm các công nghệ mới, các mô hình kinh doanh mới. Đối với người tài xuất sắc thì nhu cầu đầu tiên là được sáng tạo, có thách thức, thách thức càng lớn sẽ càng lôi cuốn họ. Những ‘đặc khu công nghệ’, ‘đặc khu đổi mới sáng tạo’, với nội hàm là nơi thử nghiệm những cơ chế vượt trội dành cho doanh nghiệp công nghệ có thể được Chính phủ xem xét.”
“Đổi mới sáng tạo thì không thể không nói đến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - những start-up. Đó là những khởi nghiệp với sản phẩm, giải pháp thực sự mới mẻ, tạo ra sự bất ngờ đáng kinh ngạc và cực kỳ hữu dụng. Những khởi nghiệp này sẽ nhanh chóng có qui mô toàn cầu.”
“Nhưng Việt Nam cũng rất cần các khởi nghiệp công nghệ, và cần rất nhiều những khởi nghiệp công nghệ này. Mô hình này cần thiết hơn và cũng khả thi hơn. Đó là những công ty khởi nghiệp bước đầu là sử dụng công nghệ của nhân loại để phát triển các giải pháp, sản phẩm hoặc cung cấp các dịch vụ công nghệ cho các công ty khác đổi mới công nghệ, để rồi bước tiếp theo sẽ là phát triển công nghệ.”
“Chính những công ty công nghệ qui mô nhỏ này sẽ tạo nên một cuộc cách mạng toàn dân về phát triển và ứng dụng công nghệ tại Việt Nam. Việt Nam luôn thành công khi phát động được toàn dân. Cũng chính từ hàng chục, hàng trăm ngàn những khởi nghiệp công nghệ này, sẽ hình thành ra một số “người khổng lồ” về công nghệ của Việt Nam.”
Nâng cao tiêu chuẩn, tạo thách thức để DN đổi mới công nghệ
Người đứng đầu ngành TT&TT cũng chia sẻ về những giải pháp chưa từng có để thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới công nghệ: “Ngoài việc tạo các điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp công nghệ Việt Nam phát triển, lần đầu tiên chúng ta cũng đề xuất một số giải pháp về tạo thêm thách thức để cho doanh nghiệp phát triển. Trong không ít trường hợp, khó khăn và thách thức lại là nhân tố chính tạo lên những doanh nghiệp hàng đầu. Diễn đàn sẽ đề xuất việc Chính phủ đặt ra những tiêu chuẩn không ngừng cao hơn cho các sản phẩm Việt Nam, để từ đây các doanh nghiệp buộc phải đổi mới công nghệ.”
“Chúng ta đang và sẽ sống trong kỷ nguyên số, kéo dài hàng trăm năm. Một đất nước hoá rồng cũng phải mất nhiều thập kỷ. Sự chuyển đổi lớn nhất là sự chuyển đổi của tất cả mọi người trong xã hội đó. Đó chính là câu chuyện của giáo dục, từ giáo dục phổ thông đến giáo dục đại học và đến môi trường học cả đời.”
“Trong số rất nhiều đổi mới giáo dục thì có lẽ dạy ICT và ngoại ngữ phải là bắt buộc từ phổ thông. Gần đây, người ta nói đến mỗi người phải biết đến 3 ngôn ngữ: Ngôn ngữ mẹ đẻ để duy trì văn hoá, ngôn ngữ tiếng Anh để hội nhập quốc tế, và ngôn ngữ IT để giao tiếp với máy móc. Và tất cả chúng ta đều đặt nhiều hy vọng vào những đổi mới giáo dục, mà trước mắt và đầu tiên là áp dụng công nghệ mới, công nghệ ICT vào giáo dục. Nơi ứng dụng công nghệ đầu tiên rất nên là giáo dục. Những doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đầu tiên cũng nên và rất nên là các doanh nghiệp công nghệ giáo dục.”
Kết thúc bài phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định: “Lần đầu tiên tổ chức Diễn đàn Quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, về Make in Vietnam, lần đầu tiên bàn sâu về một câu chuyện quá lớn và quá mới của đất nước, chúng ta sẽ không thể kỳ vọng giải quyết được hết các vấn đề. Đây sẽ là một quá trình học hỏi không ngừng, điều chỉnh không ngừng. Chúng ta sẽ còn gặp lại nhau nhiều lần hơn nữa. Nhưng hôm nay là một ngày quan trọng, bởi chúng ta đặt ra một khát vọng, một tầm nhìn, và chúng ta nhìn thấy phần đầu của con đường đi. Đặc biệt, chúng ta có niềm tin vào tương lại Việt Nam, niềm tin vào công nghệ, vào sự phát triển của những doanh nghiệp công nghệ Việt Nam và vai trò của nó trong sự cường thịnh của đất nước.”
H.P. (lược thuật)
Quý độc giả có thể xem toàn văn bài phát biểu khai mạc Diễn đàn quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại đây.
很赞哦!(38347)
相关文章
- Soi kèo góc Leverkusen vs Bochum, 2h30 ngày 29/3
- Hôn mê sâu vì thường xuyên dùng thức uống nhiều đàn ông Việt yêu thích
- Chồng bất ngờ mắc bệnh lây qua đường tình dục khi vợ đẻ dù lâu không quan hệ
- Vợ đau đớn vì chồng ngoại tình
- Nhận định, soi kèo Hull City vs Luton Town, 19h30 ngày 29/3: Tiếp đà bất bại
- Phát hiện ung thư đại tràng từ bất ổn khi đi vệ sinh nhiều người gặp
- Trải nghiệm sống resort ở ‘biệt thự trên cao’ Seaview Residences
- Các nguyên nhân hàng đầu gây ra hàng triệu ca bệnh liên quan thực phẩm
- Nhận định, soi kèo nữ Fomget Genclik vs nữ Cekmekoy, 18h00 ngày 27/3: Kết quả dễ đoán
- Tổng công ty Điện lực miền Nam nhận Giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam năm 2024
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Dinamo Tbilisi vs Gareji, 18h00 ngày 28/3: Khó tin cửa trên
Ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở TT&TT TPHCM. Ảnh: Hoà Phạm Ông có thể cho biết TPHCM đang lắng nghe người dân trên mạng xã hội theo cách như thế nào, mô hình được triển khai ra sao?
Ông Lâm Đình Thắng: Trước đây, việc lắng nghe ý kiến, phản ánh của người dân Thành phố thường được các cơ quan chức năng thực hiện qua hình thức tổng hợp từ báo cáo bằng văn bản, mất nhiều thời gian, công sức và không xử lý kịp thời thông tin. Nhận thấy cần phải ứng dụng công nghệ trong hoạt động này, nhất là với tốc độ phát triển của mạng xã hội hiện nay, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TPHCM đã tham mưu triển khai hệ thống Lắng nghe mạng xã hội (gọi tắt là HCMC Social Beat) từ tháng 2/2024.
Đây là nền tảng số quan trọng giúp cơ quan chức năng Thành phố nắm được tâm tư, nguyện vọng và những vấn đề bức xúc mà cộng đồng đang đối diện thông qua thông tin trên mạng Internet, đặc biệt là trên các mạng xã hội. Hệ thống cũng là một trong những sản phẩm đầu tiên trong việc thực hiện chủ đề năm 2024 của Thành phố là “Quyết tâm thực hiện hiệu quả Chuyển đổi số và Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội”.
Hệ thống được ứng dụng công nghệ AI và Big Data giúp tổng hợp, phân tích và xử lý lượng lớn thông tin từ các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Twitter, YouTube…
Cụ thể, tổng hợp các thông tin liên quan đến các từ khoá, chủ đề do người sử dụng xác định trước theo 3 nhóm chức năng: Giám sát các chủ đề thảo luận trên mạng xã hội liên quan đến các vấn đề của Thành phố như giao thông, an ninh, môi trường, y tế, dịch vụ công…; Thu thập phản hồi trực tiếp từ người dân, đặc biệt là các ý kiến, đề xuất, và những vấn đề mà người dân đang gặp phải; Phân tích xu hướng dư luận, nhận diện các chủ đề nổi bật hoặc vấn đề nóng mà cộng đồng đang quan tâm.
Phần mềm còn có thể giúp đối chiếu, đánh giá sự lan toả các nội dung trên hệ thống các cơ quan báo chí so với thông tin trên mạng xã hội.
Hệ thống được vận hành tự động theo thời gian thực, có thể hỗ trợ xây dựng các biểu mẫu báo cáo. Nhờ đó, từ khi có hệ thống này, Sở TT&TT TPHCM đã có thể thực hiện mỗi ngày 1 bản tin điểm báo vào buổi sáng và 1 báo cáo tổng hợp dư luận trên mạng xã hội các vấn đề liên quan đến TPHCM vào buổi tối để gửi cho lãnh đạo thành phố, các sở, ngành theo dõi, kiểm tra, xử lý thông tin.
Hệ thống lắng nghe mạng xã hội được đặt tại Sở TT&TT TPHCM. Ảnh: Sở TT&TT TPHCM cung cấp Những việc người dân phản ánh trên mạng xã hội đã được TPHCM tiếp nhận và xử lý như thế nào, thưa ông?
Với sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống này, bên cạnh những giải pháp khác, thời gian qua, chính quyền TPHCM đã có nhiều hành động kịp thời và hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề mà người dân phản ánh qua mạng xã hội. Những phản ánh này trải dài từ các vấn đề về giao thông, môi trường, an ninh trật tự cho đến dịch vụ công và hạ tầng... Dưới đây là một số ví dụ điển hình:
Phản ánh về tình trạng ngập úng
TPHCM thường xuyên đối mặt với tình trạng ngập lụt sau những trận mưa lớn. Người dân thông qua các kênh mạng xã hội như Facebook và Zalo đã phản ánh về tình trạng ngập úng nghiêm trọng ở các khu vực như Quận 7, Thủ Đức, Quận Bình Thạnh.
Sau khi tiếp nhận phản ánh từ mạng xã hội, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đã cử nhân viên kỹ thuật đến kiểm tra, cải tạo hệ thống thoát nước, đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục tạm thời để đảm bảo giao thông và sinh hoạt của người dân không bị gián đoạn. Một số nơi đã lắp đặt thêm máy bơm để xử lý nước ngập và cải thiện hệ thống thoát nước.
Phản ánh về tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn
Thông qua việc chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội, người dân thông tin về các vụ tai nạn giao thông, kẹt xe nghiêm trọng tại các tuyến đường trọng điểm như đường Phạm Văn Đồng, xa lộ Hà Nội, quốc lộ 1A. Những thông tin này thường kèm theo hình ảnh hoặc video hiện trường, giúp cung cấp thông tin trực tiếp cho chính quyền. Lực lượng CSGT và các cơ quan quản lý giao thông ngay lập tức phản ứng bằng cách điều phối lực lượng đến hiện trường để phân luồng giao thông, xử lý các vụ tai nạn, đồng thời đưa ra cảnh báo cho người tham gia giao thông để tránh các khu vực kẹt xe. Chính quyền cũng nhanh chóng cập nhật các thông tin liên quan trên các nền tảng chính thức để người dân nắm bắt tình hình.
Phản ánh về vệ sinh môi trường và rác thải
Nhiều người dân đã phản ánh qua các nền tảng mạng xã hội về tình trạng rác thải không được thu gom đúng giờ, bãi rác tự phát tại các khu dân cư, hoặc các khu vực ô nhiễm môi trường do nước thải không được xử lý, đặc biệt là tại các quận Bình Tân, Hóc Môn và Gò Vấp.
Sau khi nhận được thông tin, chính quyền địa phương đã nhanh chóng huy động các đội thu gom rác và làm sạch môi trường. Các cơ quan liên quan cũng tổ chức các đợt kiểm tra và yêu cầu xử lý các bãi rác tự phát. Đồng thời, chính quyền Thành phố cũng đã có chỉ đạo địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát việc xử lý chất thải để tránh tái diễn tình trạng này.
Phản ánh về vấn đề xây dựng không phép, lấn chiếm vỉa hè
Người dân đã nhiều lần phản ánh qua mạng xã hội về tình trạng xây dựng không phép, lấn chiếm vỉa hè làm mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến giao thông ở các khu vực như Quận 1, Quận 3, quận Tân Bình. Chính quyền đã nhanh chóng điều động lực lượng kiểm tra thực tế, xử lý các công trình xây dựng không phép và yêu cầu tháo dỡ các công trình vi phạm. Cùng với đó, TPHCM đã đẩy mạnh chiến dịch tái lập trật tự vỉa hè, đảm bảo không gian đi bộ cho người dân.
Phản ánh về tình trạng an ninh trật tự
Người dân sử dụng mạng xã hội để báo cáo về tình trạng trộm cắp, gây rối an ninh trật tự, tụ tập đua xe trái phép tại một số khu vực như Thủ Đức, Quận 8, Quận Bình Tân. Lực lượng công an địa phương đã ngay lập tức phản ứng bằng cách cử các đội tuần tra, kiểm soát hiện trường để giải tán các điểm tụ tập đông người và bắt giữ các đối tượng vi phạm. Việc lắng nghe và phản ứng nhanh chóng này giúp đảm bảo an ninh và trật tự, đồng thời ngăn chặn các vụ việc nghiêm trọng có thể xảy ra.
Phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật
Một số đơn vị đã ứng dụng hiệu quả hệ thống trong việc phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật thông qua những thông tin trên mạng xã hội, từ đó tiến hành xử lý, ngăn chặn kịp thời, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của ngành mình.
Hệ thống lắng nghe mạng xã hội được đặt tại Sở TT&TT TPHCM. Ảnh: Sở TT&TT TPHCM cung cấp Kể từ khi triển khai lắng nghe người dân trên mạng xã hội, TPHCM đã thu lại được những kết quả gì từ mô hình này? Nó hỗ trợ TPHCM như thế nào trong công tác chuyển đổi số, cũng như phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước?
Nhờ vào khả năng thu thập thông tin và theo dõi phản hồi từ người dân một cách nhanh chóng, TPHCM đã cải thiện tốt hơn việc giải quyết phản ánh, kiến nghị của người dân. Điều này không chỉ giúp giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả mà còn tăng cường niềm tin của người dân vào chính quyền. Người dân cảm thấy rằng ý kiến của mình được lắng nghe và phản hồi kịp thời, điều này thúc đẩy sự tham gia tích cực của cộng đồng vào công tác quản lý.
Thông qua việc nghiêm túc lắng nghe và xử lý kịp thời ý kiến của người dân, chính quyền thành phố từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, cải thiện chất lượng dịch vụ công, đặc biệt trong các lĩnh vực “nóng” như y tế, giáo dục, giao thông công cộng, và cấp phát giấy tờ hành chính.
Nhiều ý kiến, phàn nàn về sự chậm trễ hoặc khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ công đã được xử lý nhanh chóng, từ đó giúp nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp với dịch vụ của chính quyền. Qua đó, năng lực, sự năng động, hình ảnh của đội ngũ cán bộ, công chức của thành phố cũng sẽ dần được cải thiện tốt hơn đối với người dân, doanh nghiệp.
Ngoài ra, hệ thống lắng nghe mạng xã hội còn là một minh chứng cụ thể cho hình ảnh một chính quyền đô thị lớn rất năng động, hiện đại, thân thiện, luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến người dân, từ đó tạo ra sự đồng thuận và ủng hộ từ cộng đồng.
Đối với công tác chuyển đổi số, hệ thống là một phần quan trọng trong hoạt động xây dựng chính quyền số. Việc ứng dụng công nghệ số để thu thập, lắng nghe và phân tích ý kiến người dân đã giúp chính quyền số hóa quy trình quản lý, từ tiếp nhận thông tin đến lắng nghe, xử lý đến phản hồi. Bên cạnh đó, hệ thống được xây dựng, thiết lập như một nền tảng số dùng chung cho tất cả các sở, ngành, địa phương của Thành phố nên mọi cơ quan, đơn vị đều có thể tận dụng hệ thống này để phục vụ cho hoạt động thường xuyên ngay khi hệ thống vừa ra mắt. Cách làm này giúp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố.
Nhìn xa hơn, hệ thống còn tạo tiền đề cho việc xây dựng các hệ thống quản lý hiện đại hơn, các dữ liệu thu thập từ phản ánh của người dân có thể được phân tích để đưa ra các dự báo, định hướng và điều chỉnh, xây dựng chính sách phù hợp hơn, sát với nguyện vọng của người dân. Đây được xác định là bước quan trọng trong quá trình chuyển đổi số mà TPHCM đang thực hiện, giúp tăng cường tính hiệu quả và minh bạch trong quản lý công và thực thi công vụ của cán bộ công chức và các nhà quản lý.
Nhìn chung, hệ thống phần mềm lắng nghe người dân qua mạng xã hội đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho TPHCM, từ việc cải thiện dịch vụ công, tăng cường sự tham gia của người dân, đến thúc đẩy chuyển đổi số và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước. Những kết quả này không chỉ giúp Thành phố giải quyết các vấn đề xã hội kịp thời mà còn đóng góp vào mục tiêu xây dựng một chính quyền hiện đại và minh bạch hơn.
Hệ thống Lắng nghe mạng xã hội mang lại nhiều kết quả tích cực cho TPHCM. Ảnh: Sở TT&TT TPHCM cung cấp TPHCM gặp những khó khăn gì khi triển khai lắng nghe người dân trên mạng xã hội, làm thế nào để giải quyết các khó khăn này?
Cả nước có hơn 72 triệu tài khoản mạng xã hội thì riêng Thành phố Hồ Chí Minh có tới hơn 22 triệu. Đây là một không gian rộng mở, nơi người dân có thể phản ánh ý kiến, thắc mắc, hoặc bày tỏ bức xúc liên quan đến nhiều vấn đề. Điều này dẫn đến khối lượng thông tin lớn và đa dạng; việc thu thập, phân loại, và phân tích thông tin trở nên phức tạp và khó khăn. Chúng tôi nhận diện một số khó khăn như sau:
Trên mạng xã hội có nhiều thông tin sai lệch, không chính xác hoặc cố tình xuyên tạc. Những thông tin này có thể làm cho cơ quan chức năng gặp khó khăn trong việc xác định vấn đề thực sự của người dân.
Việc lắng nghe và phản hồi tất cả các phản ánh từ người dân trên mạng xã hội đòi hỏi một lượng lớn nguồn lực và nhân sự có chuyên môn về cả công nghệ và quản lý xã hội, nhất là nhân lực có khả năng tổng hợp, phân tích dữ liệu từ tác động của các chính sách, văn bản pháp luật đang tác động đến đời sống người dân cũng như đánh giá hiệu lực, hiệu quả của các chính sách đó trên thực tiễn cuộc sống của người dân để trên cơ sở đó đề xuất, đưa ra các khuyến nghị, giải pháp hoàn thiện, điều chỉnh hoạt động quản lý điều hành của chính quyền Thành phố, của ngành, lĩnh vực.
Người dân kỳ vọng nhận được phản hồi nhanh chóng và hiệu quả từ chính quyền, nhưng trong nhiều trường hợp, việc xử lý phản hồi còn phải mất nhiều thời gian do tính chất phức tạp, quy trình nhiều công đoạn.
Không phải tất cả người dân đều có khả năng sử dụng thành thạo các nền tảng mạng xã hội hoặc công nghệ số, dẫn đến việc tiếp cận và lắng nghe không đồng đều giữa các nhóm dân cư.
Trước những khó khăn vừa nêu, Sở TT&TT TPHCM đưa ra các giải pháp để hoàn thiện như: Tiếp tục phát triển, khai thác các công nghệ phân tích dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo (AI) để tự động hóa quá trình thu thập, lọc và phân loại thông tin. Các công cụ này có thể giúp cơ quan quản lý nắm bắt chính xác hơn, nhanh hơn những vấn đề nổi bật và tập trung vào những vấn đề cấp bách, đồng thời bù đắp được cho nguồn nhân lực hiện đang rất thiếu.
Xây dựng các quy trình phối hợp xác minh thông tin và phối hợp với các nền tảng mạng xã hội để kiểm soát tốt hơn tin sai sự thật, tin giả.
Tăng cường đầu tư đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, đặc biệt là các cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin và truyền thông.
Tóm lại, việc lắng nghe ý kiến người dân trên mạng xã hội đòi hỏi TPHCM cần có sự đầu tư bài bản vào công nghệ, nguồn lực, và quy trình xử lý thông tin thường xuyên, liên tục trong thời gian tới.
TPHCM đang tăng cường bồi dưỡng nhân lực, đặc biệt là cán bộ công nghệ thông tin và truyền thông để theo dõi hệ thống lắng nghe mạng xã hội. Ảnh: Sở TT&TT TPHCM cung cấp Để các địa phương học tập triển khai và nhân rộng mô hình lắng nghe người dân trên mạng xã hội, TPHCM có thể chia sẻ các bài học kinh nghiệm từ Thành phố không?
Qua quá trình thực hiện, chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: Nhận thức rõ thông tin dư luận của người dân hiện nay trên mạng xã hội là rất lớn, rất cần thiết để tổng hợp, phân tích, đánh giá và đưa ra những giải pháp, quyết sách phù hợp. Điều tiên quyết là lãnh đạo các cấp cần thấy được tầm quan trọng của vấn đề này.
Rà soát các giải pháp công nghệ thông tin sẵn có trên thị trường so với nhu cầu, nếu phù hợp có thể tiến hành thuê dịch vụ để triển khai nhanh. Trong trường hợp chưa có sẵn thì tính đến phương án phát triển ứng dụng mới.
Xây dựng hệ thống thành nền tảng số dùng chung cho tất cả cơ quan, đơn vị. Đây là một trong những cách thúc đẩy chuyển đổi số nhanh nhất cho toàn hệ thống. Các nền tảng này phải được ứng dụng các công nghệ mới nhất như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn…
Cần có một đội ngũ chuyên trách về quản lý và giám sát các kênh thông tin mạng xã hội, cùng với việc đào tạo nhân viên về kỹ năng phân tích dữ liệu và giao tiếp với người dân qua các nền tảng này.
Đặt mục tiêu cụ thể đối với đội ngũ sử dụng hệ thống, ví dụ báo cáo dư luận xã hội về Thành phố vào mỗi cuối ngày, hoặc báo cáo dư luận xã hội về một vấn đề, vụ việc cụ thể; trong báo cáo cần nêu rõ các nội dung lãnh đạo hoặc người đọc báo cáo mong muốn.
Tổ chức tập huấn đội ngũ sử dụng hệ thống bài bản, thường xuyên đồng thời phải chú trọng các quy định về bảo mật, đảm bảo an toàn thông tin, đảm bảo khai thác hệ thống phục vụ cho hoạt động công vụ và lợi ích chung.
Triển khai hoạt động truyền thông mạnh mẽ để người dân, doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị hiểu, sử dụng và phát huy hệ thống cho mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp, nâng cao sự hài lòng, chất lượng cuộc sống của người dân.
Xin cảm ơn ông!
">Lắng nghe mạng xã hội giúp TPHCM hiểu người dân hơn
Hơn 200 người đã tham gia chương trình trải nghiệm muối kimchi tại sự kiện Con đường văn hóa Hàn Quốc 2024 Theo hướng dẫn của giáo viên Hàn Quốc, nguyên liệu để có thể làm ra món kimchi quốc dân bao gồm: cải thảo tươi ngon (đã được ướp muối), gia vị và các loại củ quả tự nhiên để tạo độ ngọt dịu, thanh mát cho kimchi.
Giáo viên người Hàn Quốc hướng dẫn chi tiết các giai đoạn để có thể tạo ra món kimchi ngon chuẩn vị Đối với người tham gia trải nghiệm, Jongga Việt Nam đã chuẩn bị sẵn một phần cải thảo ướp muối, hỗn hợp gia vị trộn sẵn theo công thức.
Chương trình thu hút không chỉ các bạn trẻ, mà còn có các gia đình, người lớn tuổi tham gia để có cơ hội học làm kimchi đúng chuẩn Hàn Quốc.
Gia đình Tiktoker Woo soong - người Hàn Quốc cùng vợ người Việt Nam sau khi tham gia đã “review” tích cực về lễ hội Ông Choi Youngsam - Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam cùng phu nhân hào hứng tham gia trải nghiệm Thành quả người tham gia đạt được là thành phẩm kimchi đẹp mắt và quan trọng hơn là đúng hương vị kimchi Hàn Quốc, có độ giòn, ngọt tự nhiên, hài hòa về hương vị.
Ngoài chương trình trải nghiệm đặc sắc, người dân còn có cơ hội dùng thử kimchi miễn phí tại gian hàng Kimchi Jongga cùng nhiều ưu đãi lớn, chỉ có trong khuôn khổ sự kiện. Vì vậy, gian hàng đã thu hút được rất nhiều khách hàng đến tham quan và mua sắm.
Kimchi Jongga được đóng hộp 450g với 2 vị là truyền thống và vị ít cay, phù hợp với khẩu vị của mọi người trong đình Kimchi có lợi khuẩn tốt cho sức khỏe, được người Hàn Quốc sử dụng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày và ngày càng được người Việt ưa chuộng.
Trong đó, kim chi Jongga dược biết là thương hiệu hàng đầu tại Hàn Quốc, thuộc tập đoàn ẩm thực Daesang, hiện đã có mặt trên 60 quốc gia trên thế giới. Tháng 4/2024, kimchi Jongga chính thức được sản xuất tại nhà máy Công ty Cổ phần Daesang Đức Việt. Trong thời gian tới, sản phẩm sẽ nhanh chóng có mặt trên quầy kệ các đại lý, siêu thị trên cả nước.
Thúy Ngà
">Đến Con đường văn hóa Hàn Quốc trải nghiệm muối kimchi cùng Jongga Việt Nam
Giờ thư giãn
Nhanh lên bọn anh đợi Cô bé bên khung cửa sổ
Trò vui giản đơnLấy chăn làm lều là một trong những trò chơi yêu thích của tuổi thơ Bong bóng mang theo những ước mơ Thư viện Thái Nguyên nỗ lực số hóa
Dự án tổ hợp khách sạn và nhà ở kết hợp kinh doanh shophouse (Movenpick Central). Ảnh: Hải Sâm Dự án xây dựng khối khách sạn cao tầng (tối đa 29 tầng, không quá 100m) với diện tích sàn khoảng 21.900m2, xây dựng khối nhà ở kết hợp kinh doanh (shophouse) cao tối đa 6 tầng (không quá 22m), với diện tích sàn khoảng 8.087,82m2 và các công trình khác.
Diện tích sử dụng đất là 2.911,6m2. Trong đó, đất xây dựng khách sạn 1.225,6m2, đất xây dựng nhà ở kết hợp kinh doanh 1.686m2. Dự án có tổng mức đầu tư 936 tỷ đồng, thời gian thực hiện 29 tháng, hoàn thành vào ngày 15/3/2023.
Đến nay, thời gian thực hiện hợp đồng quá hạn 12 tháng nhưng trên thực tế, dự án mới triển khai đóng cọc khoan nhồi thí nghiệm, chưa triển khai thi công cọc đại trà và các hạng mục khác.
Bên trong dự án là một bãi đất trống, cỏ mọc um tùm, xung quanh được quây tôn kín mít. Ảnh: Hải Sâm Theo ghi nhận của PV.VietNamNet, hiện trạng dự án đến nay vẫn là một bãi đất trống, cỏ mọc um tùm, xung quanh được quây tôn, bạt in hình giới thiệu dự án đã bạc màu sau nhiều năm.
Ngoài chậm tiến độ, dự án này còn chậm các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước. Cụ thể, nhà đầu tư chưa nộp tiền sử dụng đất tạm tính lần 1 bằng 10% giá trị tiền sử dụng đất sơ bộ (tạm tính) số tiền 5,345 tỷ đồng, chưa nộp tiền sử dụng đất dự án, số tiền là 84,106 tỷ đồng.
Căn cứ vào hợp đồng đã ký kết, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình cho rằng, nhà đầu tư đã vi phạm về thời gian thực hiện hợp đồng, về tiền sử dụng đất và tiền thuê đất phải nộp, về bảo đảm thực hiện hợp đồng và vi phạm về yêu cầu thực hiện dự án.
Từ những vi phạm nói trên, Sở Xây dựng đã đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu thu hồi chủ trương đầu tư dự án. Sau khi có thu hồi chủ trương đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu thu hồi đất, Sở Xây dựng thực hiện các thủ tục chấm dứt hợp đồng với nhà đầu tư.
Trụ sở Công ty cổ phần Việt Group tại Quảng Bình. Ảnh: Hải Sâm Ông Lê Anh Đức cho biết thêm: "Sở Xây dựng là cơ quan theo dõi nên chỉ báo cáo, kiến nghị. Việc này UBND tỉnh cũng đã giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư”.
Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Đạt, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thông tin, cơ quan này đang trong thời gian làm việc với nhà đầu tư, sau khi làm việc xong mới tham mưu cho UBND tỉnh về việc có thu hồi chủ trương đầu tư dự án này hay không.
Được biết, Công ty cổ phần Việt Group (nhà đầu tư dự án) được thành lập năm 2014, tiền thân là Công ty cổ phần Thi công Cơ giới 318.
Ngoài dự án Movenpick Central, Việt Group còn là nhà đầu tư khách sạn và khu nghỉ dưỡng Pullman 5 sao tại khu vực bán đảo Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới.
">Bên trong dự án gần 1.000 tỷ bị đề xuất thu hồi tại Quảng Bình