Bộ TT&TT nêu cách xử lý nội dung sai phạm trên Google Maps
Google Maps là nền tảng của Công ty Google cung cấp dịch vụ bản đồ trực tuyến,ộTTTTnêucáchxửlýnộidungsaiphạmtrêlich thi hom nay với đặc điểm là cho phép người dùng có thể đăng, chỉnh sửa hay cập nhật địa chỉ trên bản đồ đó.
Hồi tháng 7/2023, như VietNamNet đã thông tin, đã xảy ra vụ việc bản đồ vệ tinh của Google không hiển thị hình ảnh quốc kỳ Việt Nam ở đảo Trường Sa Lớn (Quần đảo Trường Sa, Việt Nam). Đây không phải lần đầu tiên xảy ra sự cố Google Maps hiển thị sai các địa danh.
Trao đổi tại buổi họp báo thường kỳ tháng 10 của Bộ TT&TT do Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm chủ trì ngày 5/10, báo chí đã phản ánh tình trạng các đối tượng lợi dụng đặc điểm của Google Maps để công khai gán lên các địa danh những nội dung sai phạm, quảng cáo các dịch vụ có tính chất cờ bạc, nhạy cảm…
Trả lời câu hỏi của báo chí về biện pháp, hướng xử lý với các trường hợp gán địa danh không đúng cũng như đưa nội dung vi phạm lên Google Maps, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT&TT) cho biết, trong thời gian qua, Bộ TT&TT cũng đã nhận được nhiều phản ánh của cơ quan báo chí, các địa phương, tổ chức cá nhân về một số địa danh trên Google Maps không được hiển thị đúng, ví dụ như địa danh Hoàng Sa, Trường Sa hay các địa danh sát các khu vực biên giới.
Ông Lê Quang Tự Do chỉ rõ, cách làm là địa phương, cơ quan báo chí, người dân sau khi phát hiện được các trường hợp địa danh bị hiển thị sai trên Google Maps, cần báo đến Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử để đơn vị có yêu cầu Google sửa, cập nhật lại cho đúng.
Đối với việc xử lý các sai phạm, lãnh đạo Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cho hay, có 2 cách xử lý. Trước hết, sai phạm ở địa phương hay thuộc lĩnh vực của cơ quan quản lý chuyên ngành của bộ, ngành nào thì bộ, ngành, địa phương đó cần kiểm tra để xử lý đối tượng đăng tải. Ví dụ như, một đơn vị đăng trên Google Maps địa chỉ cung cấp bóng cười cụ thể tại một địa phương, khi phát hiện được, địa phương đó phải xử lý đối tượng vi phạm. Đây mới là biện pháp xử lý căn cơ hành vi sai phạm.
“Trong trường hợp những nội dung kinh doanh vi phạm không xử lý được vì ẩn danh thì khi tiếp nhận phản hồi từ các bộ, ngành và địa phương, Bộ TT&TT sẽ có yêu cầu Google xóa những địa danh vi phạm pháp luật”, ông Lê Quang Tự Do thông tin.
Liên quan đến vấn đề cung cấp nội dung trên các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm cho hay, qua các phương tiện truyền thông cũng như qua trải nghiệm thực tế cho thấy, có vẻ là mô hình kinh doanh dựa vào nội dung miễn phí, trong đó có rất nhiều nội dung nhảm nhí, tin giả, tin xấu độc, nội dung không có lợi cho trẻ em... nhằm kéo nhiều view và từ đó kéo quảng cáo có xu hướng thoái trào, do người dùng dần có xu hướng không chấp nhận loại nội dung đó.
Mặt khác, rõ ràng là xu hướng quảng cáo số trên mạng có những biến động, và việc tìm kiếm mô hình doanh thu mới, trong đó quay sang việc tìm kiếm doanh thu đến từ người sử dụng dịch vụ có sự gia tăng.
“Song song với việc đấu tranh, xử lý với những vi phạm nếu có trong quảng cáo sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp trên các nền tảng xuyên biên giới, sẽ xuất hiện thêm việc chúng ta quản lý các dịch vụ này từ góc độ trải nghiệm người dùng trả tiền. Chúng ta cũng có trách nhiệm bảo vệ người dùng, nếu như trong quá trình sử dụng dịch vụ phải trả tiền lại gặp phải những câu chuyện phương hại đến lợi ích của người tiêu dùng”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm chia sẻ thêm.
Thông tin về kết quả đấu tranh với các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới, trong khoảng 1 tháng vừa qua, Văn phòng Bộ TT&TT cho hay, từ ngày 15/8/2023 đến ngày 14/9/2023, theo yêu cầu của Bộ TT&TT, Facebook đã chặn, gỡ bỏ hơn 364 bài viết đăng thông tin sai sự thật, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, các thương hiệu, cá nhân, tổ chức. Ngoài ra, đã gỡ 1 group và 1 tài khoản giả mạo, với tỷ lệ đáp ứng 90%.
Trong khi đó, Google đã gỡ 380 video vi phạm trên YouTube; xóa 7 kênh có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước chứa khoảng 23.733 video, đạt tỷ lệ 93%).
TikTok đã chặn, gỡ bỏ 33 link vi phạm, đăng tải thông tin sai sự thật, nội dung tiêu cực. Trong đó, xóa 4 tài khoản livestream bình luận xuyên tạc về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, chia sẻ hình ảnh bản đồ có đường lưỡi bò; 10 tài khoản thường xuyên đăng tải nội dung chống phá Đảng, Nhà nước; 13 tài khoản bôi nhọ, xúc phạm lãnh tụ (tỷ lệ đáp ứng 91%).
Công bố loạt vi phạm của TikTok tại Việt NamĐoàn kiểm tra liên ngành đã phát hiện nhiều sai phạm của mạng xã hội TikTok trong quá trình cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.