Tiếp nối thành công ở lần tổ chức đầu tiên vào tháng 6/2018, tối ngày 11/1, tại Nhà hát Chèo Việt Nam, Viện Nghiên cứu và phát triển Đạo Mẫu Việt Nam tổ chức chương trình “Ngày hội tụ tinh hoa đạo Mẫu Việt Nam lần thứ 2”.
Chương trình diễn ra các hoạt động như triển lãm ảnh “Nét đẹp trong Tín ngưỡng thờ Mẫu”; Chương trình nghệ thuật mô phỏng lại 6 giá hầu tiêu biểu gồm Quan Đệ Ngũ, Chầu Bé, Ông Hoàng Mười, Cô Chín, Cô Bé và Cậu Bé.
Trình diễn trang phục hầu đồng có sự tham gia trình diễn của các nghệ sĩ Xuân Hinh, Thanh Long, Trọng Quỳnh, Quế Vân…
Trong suốt chiều dài lịch sử người Việt, thời kỳ xã hội nào cũng được kiến tạo trên nền tảng chính là gia đình. Trong đó, hình ảnh của người phụ nữ - người Mẹ luôn được trân trọng và đề cao. Đối với một đất nước nông nghiệp, nền canh tác lúa nước và xã hội mang dấu tích mẫu hệ có dấu ấn to lớn của người phụ nữ, chính vì thế hình tượng người Mẹ dần đi sâu vào đời sống văn hoá nghệ thuật, tinh thần, tín ngưỡng và tâm thức của mỗi người Việt.
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - hay còn gọi là tín ngưỡng thờ Mẫu ra đời từ rất sớm, thoả mãn tâm lý của người nông dân mong cầu phồn thực, sự sinh sôi nảy nở. Mẫu là người Mẹ về tâm linh, hiện thân che chở cho tinh thần của mỗi người con Việt. Tín ngưỡng thờ Mẫu ( mẹ ) như đấng bảo trì cho những tín đồ và niềm tin của tín đồ về thế giới thực tại, nơi con người cần có sức khoẻ, trí tuệ tiền tài và quan lộc. Với đặc tính mang đậm màu sắc dân tộc, dân gian, truyền thống của mình, tín ngưỡng được xây dựng dựa trên những thần tích, huyền thoại và truyền thuyết.
Trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt có 36 giá đồng gắn liền với 36 bài hát văn ca ngợi đất nước non xanh núi biếc, ca ngợi những người anh hùng dân tộc đã hoá thân thành các bậc thánh thần, đi kèm 36 bộ trang phục dân tộc rực rỡ sắc màu cùng vô số những sản vật truyền thống của quê hương. Vậy nên, tín ngưỡng thờ Mẫu và các hình thức hầu đồng ẩn chứa những giá trị văn hoá nghệ thuật vô cùng phong phú, là kho tàng về thánh linh đi kèm với các hình thức văn học truyền miệng và diễn xướng. Nghi lễ hầu đồng đầy uy nghi, sang trọng, tràn ngập niềm vui và nét đẹp trong không gian tâm linh độc đáo chính là một bảo tàng sống của văn hoá truyền thống Việt Nam.
Đặc biệt trong khuôn khổ chương trình, BTC cũng tổ chức trao kỷ niệm chương cho các tác giả tham gia chương trình. Dự kiến chương trình sẽ được phát sóng trên kênh truyền hình VTC trong dịp Tết Nguyên đán.
Tình Lê
">
Danh hài Xuân Hinh góp mặt tại Ngày hội tinh hoa đạo Mẫu Việt Nam
Kỳ nghỉ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đã đi qua. Người Việt lại trở về với bồn bề công việc, học hành. Tuy nhiên, những dư âm của ngày Tết hẳn vẫn còn trong mỗi người.
Hãy chia sẻ với chúng tôi về cái Tết vừa qua của bạn. Bài viết xin gửi về địa chỉ email: bandoisong@vietnamnet.vnhoặc bình luận phía cuối bài. Trân trọng!
Hết Tết, tôi cũng kết thúc vai diễn vợ hiền, dâu thảo
Tôi mừng vì Tết trôi qua thật nhanh. Bởi, hết Tết đồng nghĩa với việc tôi cũng kết thúc vai diễn vợ hiền, dâu thảo.">
Giới trẻ mời bố mẹ lên thành phố cùng ăn Tết, gọi video hỏi thăm họ hàng
Các hộ dân đang phải đi qua con đường hẹp, lầy lội
Trong khi chờ đợi phán quyết của tòa, bà con vẫn tiếp tục sử dụng con đường qua phần đất của bà Thuý. Những lúc trời mưa hay triều cường, con đường trở nên lầy lội, bà con đem cát đất đến sửa chữa đều bị bà Thuý xúc bỏ xuống mương.
Chưa hết, bà Thuý còn lấy xà beng cạy đập bỏ những tấm đan qua mương khiến cho việc đi lại của bà con trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn.
Qua những lần như vậy, xã đã đứng ra chủ trì để bà con khắc phục đồng thời tiếp tục vận động bà Thuý tạo điều kiện cho bà con đi lại. Những lần bà cạy đan đập bỏ, xúc đất đổ xuống mương đều được xã lập biên bản nhưng không xử lý chỉ với mục đích để bà cảm thông, tạo thuận lợi trong việc hiến đất làm đường. Thế nhưng bà Thuý vẫn giữ quyết định của mình.
Hiện, người dân xã Long Mỹ vẫn đang chờ con đường to đẹp để có thể đi lại thuận lợi.
Người đàn ông Quảng Trị đập tường rào để mở rộng đường, hiến 650m2 đất xây nhà văn hóa
Ông Thắng đã hiến 650m2 đất để xây dựng nhà văn hóa khu phố. Ngoài ra, ông còn dỡ bỏ tường rào và hiến thêm đất để mở rộng đường, góp phần xây dựng đô thị văn minh. Câu chuyện của ông được lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.">
Cây cầu ở Bến Tre, xây xong 4 năm vẫn chưa được 'khánh thành'