您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Món ăn ngon nhất ở Hội An
NEWS2025-04-08 22:48:43【Thể thao】2人已围观
简介Những món ăn ngon ở Hội An như bánh đập hến xào,ónănngonnhấtởHộlich thi dau toi nay canh bột báng halich thi dau toi naylich thi dau toi nay、、
Những món ăn ngon ở Hội An như bánh đập hến xào,ónănngonnhấtởHộlich thi dau toi nay canh bột báng hay mạc nạm… vô cùng hấp dẫn khiến du khách sẽ khó kìm lòng khi du lịch Hội An.
1. Bánh đập hến xào
Bánh đập là món đặc sản phổ biến mà bất kỳ ai đến Hội An (Quảng Nam) cũng khó có thể bỏ qua. Tuy cách chế biến khá đơn giản, nhưng bánh đập hến xào vẫn nổi bật bởi mang đậm hương sắc Hội An.
![]() |
Món bánh đập hến xào hấp dẫn, đậm vị. |
Giống như món bánh đập quen thuộc ở các tỉnh miền Trung, bánh đập hến xào vẫn có một miếng bánh tráng và bánh ướt, nhưng điểm nhấn ở đây chính là hến. Hến thường được xào rất đơn giản để giữ độ ngọt.
Người chế biến trộn lẫn các loại gia vị, thêm vào đó đậu phộng, hành phi, sa tế, vừng và một chút rau răm... đảo sơ qua lại một hồi là được. Nước chấm cũng là một yếu tố quan trọng làm nên hương vị cho món ngon Hội An. Nước chấm được pha từ nước mắm cá cơm, thêm ớt tỏi, thịt quả thơm băm nhuyễn, đậu phộng và hành phi.
![]() |
Món ăn dân dã nhưng làm say lòng bao du khách. |
Khi ăn, bạn chỉ cần rải đều hến lên miếng bánh đập. Vị thơm ngọt nhẹ nhàng, vừa giòn vừa dai của bánh đập kết hợp với vị mặn, ngọt của hến xào, tuy bình dị nhưng vô cùng ngon miệng, tạo nên nét ẩm thực Hội An tinh tế. Hơn nữa, giá thành của món ăn này khá rẻ, chỉ từ 15.000 đến 20.000 đồng cho một đĩa bánh đập đặc biệt.
2. Mì sứa
Mì sứa đặc biệt do nó là món ăn theo thời vụ, không phải lúc nào bạn cũng có thể bắt gặp. Mùa sứa thường bắt đầu khoảng từ tháng 3 âm lịch đến mùa hè, thời gian này bạn cũng có thể ghé các gánh mì rong bên lề đường để ăn mì sứa và hiểu thêm về ẩm thực phố Hội.
![]() |
Mì sứa là đặc sản chỉ có thể thưởng thức vào một thời điểm nhất định trong năm. |
Những miếng sứa trong veo, dai giòn được xắt thành miếng nhỏ vừa, ăn cùng những sợi mì to dày, đặc biệt nhất là phải thưởng thức trên ghe mới đúng điệu. Văn hóa mì ghe ở Hội An khiến nhiều người thích thú, bởi cảm giác vừa xì xụp tô mì vừa lắc lư theo nhịp sóng nước là một trải nghiệm khó quên.
3. Canh bột báng
Bột báng thường được dùng để chế biến chè hoặc các món ngọt. Tuy nhiên, ở xứ Quảng, bột báng lại được “biến tấu” theo một lối riêng, trở thành một món canh mặn mà, hấp dẫn và đầy bổ dưỡng.
![]() |
Canh bột báng hấp dẫn với những viên bột tròn nhỏ, xinh xinh. |
Cách chế biến canh bột báng cũng không quá phức tạp. Khâu lựa chọn bột báng luôn là bước quan trọng, quyết định đến chất lượng của tô canh. Bột báng sử dụng để nấu canh thường là loại bột tốt, hạt có màu trắng trong. Bên cạnh đó, dùng bột tốt khi nấu sẽ giúp các viên bột tách nhau riêng rẽ, không bám thành từng dề, đảm bảo được độ thẩm mỹ khi thưởng thức
![]() |
Bột báng được lựa chọn kỹ lưỡng. |
Nước canh bột báng có thể ninh từ xương heo hoặc xương gà. Tùy sở thích mà người ta ăn canh bột báng với tôm, cua, trứng cút, chả thịt, tuy nhiên không thể thiếu được trứng gà đánh tơi thành những sợi nhỏ màu vàng bắt mắt. Rắc thêm ít tiêu và hành ngò là một bát canh ngon đã hoàn thiện.
Những buổi chiều đông hay ngày mưa phùn, được thưởng thức bát canh bột báng, tận hưởng cảm giác lan tỏa của mọi hương vị, đó sẽ là một cảm giác vô cùng thích thú.
4. Mạc nạm
Món ăn có cái tên lạ này hiện nay gần như không còn nơi giữ đúng hương vị. Thực chất, nó được nấu từ gân bò, gàu bò, bạc nhạc bò như món cà ri hoặc bò kho, nhưng được ướp bằng các vị thuốc bắc rất đặc biệt theo bí quyết riêng của người nấu.
![]() |
Mạc nạm ăn kèm với bánh mì. |
Từng miếng thịt mềm nhừ nhưng không nát, nước sốt màu hổ phách sóng sánh hấp dẫn được ăn kèm với bánh mì con cóc to hơn nắm tay một chút.
5. Mít nhồi tôm thịt
![]() |
Bạn sẽ có cơ hội nếm thử món ăn này trong mâm cơm một gia đình người Quảng. |
Mít được dùng để nấu là loại mít ráo sắp chín. Người ta tận dụng hột mít để luộc chín và giã mịn, trộn chung với tôm thịt xay, thêm nước mắm, tiêu, tỏi, ớt rồi nhồi phần nhân đã chuẩn bị vào từng múi mít.
6. Bánh tổ
Có một món ngon Hội An vào ngày Tết thường được đặt lên bàn thờ tổ tiên, đó là món bánh tổ. Bánh tổ cùng với cao lầu là hai món ăn truyền thống, đặc trưng cho “văn hóa ẩm thực” và là món ngon, đặc sản phố cổ Hội An từ hàng trăm năm qua.
Cũng như bánh tét, bánh chưng, bánh tổ được nấu trước ngày Tết. Nguyên liệu gồm có nếp và đường. Bột nếp và đường đem “sên” cho thật kỹ, lọc bỏ hết tạp chất rồi thêm vào chút nước gừng tươi để làm tăng hương vị. Sau đó cho bột vào chiếc khuôn, bên trong có lót sẵn lớp lá chuối khô.
![]() |
Bánh tổ với màu cánh gián đẹp mắt. |
Đặc trưng của bánh tổ Hội An là vừa dai vừa dẻo, hương vị đậm đà thơm ngon, có thể để được lâu mà không sợ bị ẩm mốc. Có nhiều cách để thưởng thức món bánh tổ, nhưng phổ biến nhất là xắt miếng và chiên với dầu đậu phộng. Miếng bánh tổ béo ngậy, thơm lừng mùi đường, mùi gừng, mùi nếp. Bỏ miếng bánh vào miệng, nhai và nuốt đến đâu cảm giác vị ngọt, thanh lan tỏa đến đó.
(Theo Dân trí)
很赞哦!(23277)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Twente vs Fortuna Sittard, 23h45 ngày 5/4: Chiến thắng khó nhọc
- Những lá phiếu 9x bầu chọn tương lai
- Sở TT&TT và Công an Quảng Bình ký quy chế phối hợp an toàn thông tin
- “Em phải học ngành gì để có cơ hội làm giám đốc?”
- Nhận định, soi kèo Reims vs Strasbourg, 22h15 ngày 6/4: Khách chiếm ưu thế
- Con luyện thi sớm, giáo viên cũng khó cưỡng
- Quặn lòng nghe nhà giáo kể chuyện về hưu non
- Chiffon mỏng – mát ngày hè
- Siêu máy tính dự đoán MU vs Man City, 22h30 ngày 6/4
- Giải pháp bảo mật bằng hệ thống phòng thủ đa lớp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
热门文章
站长推荐
Soi kèo góc Fulham vs Liverpool, 20h00 ngày 6/4
- Tìm đến GS Hoàng Xuân Sính, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Thăng Long để được nghe ý kiến của bà về sự việc nhiều địa phương từ chối sinh viên tốt nghiệp trường ngoài công lập vào làm công chức, bà nói ngắn gọn: “Trên thế giới chẳng ai làm thế cả. Chuyện này sẽ làm nhiều nước tròn mắt lên ngạc nhiên!”
Trải qua 23 năm chinh chiến để xây dựng mô hình Thăng Long là trường ĐH ngoài công lập cam kết phi lợi nhuận, những chia sẻ của GS Sính gợi lên một điều: Từ khi xuất hiện đến nay, “dân lập” trở thành hai từ nhạy cảm, bị đóng đinh vào định kiến xã hội.
“Tôi cũng gặp rất nhiều công chức học công lập mà làm việc chẳng ra gì nhưng lại không ai nói gì, không có phản ứng gì, không nói nguồn gốc anh học công lập. Đó là do định kiến xã hội.”
“Còn những kỳ thi công chức ư? Người ta chỉ đồn với tôi là mất 100 triệu. Chỉ có thế thôi, còn hình thức thi tuyển như thế nào thì người ta chẳng nói.”- GS Hoàng Xuân Sính thẳng thắn.
Vậy thì từ đâu định kiến sinh ra? Trả lời cho câu hỏi này, GS Sính không nói gì. Bà chỉ kể lại những câu chuyện từ ngày đầu thành lập ĐH Thăng Long cho đến hôm nay.
Câu chuyện đầu tiên, cửa ải nhân dân đã không dễ để vượt qua:
“Khi nghe tin trường thành lập, một người dân bình thường ở miền Nam đã viết cho chúng tôi một bức thư và nói rằng họ rất vui mừng vì nhận được tin này. Họ có một số tiền để ủng hộ, nếu nhà trường đồng ý, họ sẽ cho người mang tiền ra Bắc chuyển đến trường.
Trong khi đó, ngoài bắc, con em của các phụ huynh mang đến trường,ai cũng hỏi một câu duy nhất: Nếu về sau Bộ không công nhận trường này thì con tôi sẽ thế nào? Ai sẽ chịu trách nhiệm? Chỉ có sự nghi ngờ, không có sự chia sẻ, ủng hộ.
Thái độ miền Nam và miền Bắc rất khác nhau bởi vì miền Nam, người ta đã quen với hệ thống trường công và trường tư song hành từ ngày xưa. Còn miền Bắc không có. Họ chỉ biết trường công, chỉ cho trường công là tốt, và không biết đến trường tư.”- Một sự đối lập giữa hai thái độ khiến cô Sính nhớ mãi.
Định kiến đã bắt đầu từ đó, chứ không phải đến bây giờ, khi Bộ cho phép thành lập, nâng cấp hàng loạt trường lên ĐH.
Từ đó, trong “cuộc đời dân lập” đã không ít lần phải đấu tranh với định kiến từ trong chính tư duy lãnh đạo ngành giáo dục, dù ĐH Thăng Long được nước ngoài coi như bằng chứng của đường lối chính trị “mở cửa” của Việt Nam thời đó.
Cuối những năm 90, qua những vòng thi với cán bộ các trường công lập khác, một cán bộ trường ngoài công lập đã giành được suất học bổng thạc sỹ nước ngoài duy nhất. Nhưng cái “mác” dân lập trở thành nguyên nhân khiến hồ sơ bị Bộ GD-ĐT kiên quyết từ chối.
“Lần đó, trong chính cuộc gặp với trí thức khi nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu mới lên nhậm chức, tôi đã kiến nghị với ông về việc này. Tôi không thể chấp nhận sự phân biệt như vậy. Lúc đó, Tổng bí thư nói ngay với bộ trưởng Bộ GD-ĐT: “Tại sao lại không cho cán bộ này đi? Phải cho đi ngay chứ!” – GS Sính cho biết.
Rồi cho đến những năm gần đây, cán bộ của các ĐH dân lập mới được đi học nước ngoài bằng ngân sách của nhà nước. Đó cũng là kết quả của những đấu tranh không mệt mỏi từ các trường dân lập để không bị coi như “đứa con rơi” của ngành giáo dục.
Vị chủ tịch Trường ĐH Thăng Long, tuổi đã gần 80, trong những ngày này, sức khỏe của bà không được tốt.
Khi tiếp phóng viên, bà không nói nhiều, chỉ chia sẻ vài câu chuyện như vậy trong 23 năm lăn lộn với ngôi trường do chính bà sáng lập. Dù sức khỏe như vậy, bà vẫn đi làm đều đặn, vẫn chủ trì những cuộc họp.
Đứng trước câu chuyện của Nam Định, GS Hoàng Xuân Sính không phân tích bởi nó cũng tương tự như những gì bà đã trải qua. GS chỉ chia sẻ thẳng thắn: “Đây là chuyện vụng về của những cán bộ lãnh đạo tỉnh Nam Định. Còn chúng tôi, chỉ tự mình chứng minh mình tồn tại và phát triển.”
Còn vị phó hiệu trưởng của trường có mặt trong cuộc gặp gỡ, ông dùng từ “chúng ta đang bị “loạn xì ngầu” để chỉ vòng luẩn quẩn của những định kiến không được điều chỉnh và làm minh bạch. Theo ông, mọi đánh giá vẫn chỉ dựa trên cảm tính, chưa có cơ sở khoa học, thống kê nào chứng minh thuyết phục. Trong khi đó, kiểm định chất lượng ĐH nghiêm túc, công bằng minh bạch từ nhà nước vẫn còn là chuyện phải chờ đợi. Cách hành xử của Nam Định, theo ông, là không lành mạnh trong một xã hội văn minh.
Khác với nhiều trường ĐH ngoài công lập mới mở hoặc mở đã lâu vẫn trầy trật trong khâu thu hút thí sinh, những năm gần đây, nguồn tuyển của Trường ĐH Thăng Long tương đối ổn định với mức tuyển sinh đầu vào cao hơn các trường khác vài điểm.- Nhã Uyên