Xôn xao nhà sư bí mật bán chùa và đi khỏi nơi cư trú
Dưới góc nhìn kinh doanh bất động sản,ônxaonhàsưbímậtbánchùavàđikhỏinơicưtrúđọc báo việc chuyển đổi này không phải là một vấn đề bất ngờ - nhiều công trình tôn giáo khắp nơi trong thành phố cũng đang trải qua những sự biến chuyển tương tự.
Nhưng đối với cộng đồng dân cư lân cận và những cựu Phật tử của ngôi chùa, vụ giao dịch 1.6 triệu USD vừa được thực hiện hồi tháng 1, đối với tòa nhà tháp đồng hồ biểu tượng, ở Fourth Street, thật sự là một điều vô cùng bất ngờ. Không một ai lấy làm hài lòng cả.
Hai nhà sư Tan Minh Nguyen và Anh Minh Nguyen, cùng sư cô Ha Kim Mlo đã chịu trách nhiệm ủy quyền việc mua bán này. Ngay sau khi dàn xếp việc mua bán, cả ba người đều đã rời thành phố mà không thông báo cho cộng đồng Phật giáo Việt Nam, nơi mà họ đang sinh hoạt. Họ thậm chí cũng không trả lời điện thoại của phóng viên.
Anh Ly - một nha sĩ ở Philadelphia, người đã giúp chùa Phật Quang dời về ổn định ở tòa nhà số 1001 S. Fourth St., nói rằng “Họ có quyền bán ngôi chùa, nhưng cái cách học bỏ rơi ngôi chùa thật vô trách nhiệm vì họ là những chức sắc tôn giáo.”
Ly và những người tình nguyện khác đã cùng nhau di dời những bức tượng và những vật dụng phục vụ tôn giáo ra khỏi ngôi chùa. Họ nói rằng việc di dời nhằm đảm bảo những vật dụng và những bức tượng sẽ không bị hư hại hoặc đổ vỡ, bởi những người sở hữu mới của ngôi chùa, Elliot Kopel. Họ sẽ tiến hành cải tạo nội thất nơi này.
Văn phòng thành phố ghi nhận, những chủ nhân cũ của ngôi chùa đã nhận được quyết định cho phép cải tạo công trình, từ mục đích tôn giáo sang định cư 40 nhà dân, vào tháng 11, khoảng 2 tháng trước khi công trình được bán.
Kopel từ chối bình luận về những gì sẽ làm trong tương lai đối với ngôi chùa. Ngoài ra, anh này cũng đang lên kế hoạch để chuyển đổi một công trình nhà thờ khác, nhà thờ công giáo Kensington United, thành công trình nhà ở.
Niem Tran, một phật tử ở Chua Bo De - cách vài tòa nhà, gần ngã tư phố 13 và đường Washington, tuy có quen biết những người đứng đầu ở chùa Phật Quang, nhưng anh không tán thành việc làm của họ đối với ngôi chùa.
Tran đã chuyển di ảnh của những người đã khuất được lưu trong chùa Phật Quang (khoảng 90 bức ảnh) qua ngôi chùa của anh, ngay sau khi biết được thông tin về vụ mua bán. Anh ta nói rằng, vụ mua bán ngôi chùa và sự biến mất của những người đứng đầu đã làm tổn hại danh tiếng của Phật Giáo.
“Một người tu hành chân chính sẽ không bao giờ làm như vậy” anh Tran nói. “Họ phải kính sợ đức Phật, họ phải tôn trọng cộng đồng tôn giáo. Họ có trách nhiệm với phật tử chứ không phải bí mật bán ngôi chùa và bỏ đi như vậy”.
Di tích bị quên lãng
Nhà thờ Kensington và tòa nhà Queen Village, cùng với nơi trước kia là nhà thờ Emanuel Evangelical Lutheran, đều được công nhận bởi chính quyền Philadelphia là di tích lịch sử.
Paul Chrystie - phát ngôn viên của hội đồng lịch sử Philadelphia nói: “Hội đồng lịch sử thành phố hi vọng rằng công trình sẽ được cải tạo và giữ gìn”.
Với tháp đồng hồ cao, công trình nhà thờ Emanuel Evangelical đã từng là cột mốc định vị cho tàu thuyền đi lại trên sông Delaware. Sau nhiều năm bỏ trống, không được bảo trì sửa chữa và bị phá hoại, đến năm 2010, công trình được mua lại và biến thành chùa Phật Quang.
Ngôi nhà thờ cũ, được hỗ trợ bởi cộng đồng phật tử nhỏ của địa phương, đã được biến đổi thành một ngôi chùa, để phục vụ hoạt động tôn giáo của các phật tử của khu vực, cũng như vùng ngoại ô thành phố, New York và Maryland.
Ly cho biết, sau khi giúp đỡ những người đứng đầu ngôi chùa Phật Quang thích nghi với cộng đồng xung quanh, Ly đã dần xa cách với những vị chức sắc của ngôi chùa, do có mâu thuẫn với họ, đặc biệt với sư cô Ha Kim Mlo. Nhưng Ly cho biết cô ấy và những người khác trong khu vực đã đóng góp hàng nghìn đô la Mỹ cho ngôi chùa dưới hình thức quyên góp và cho vay.
Ly cho biết “Hiện giờ, có rất nhiều người đã cho sư cô Ha Kim Mlo vay mượn tiền nhưng cô ta đã bỏ đi và không bao giờ trả tiền cho họ”.
Ly cũng đã thông báo cho vị Hội Đồng Thành Phố - Mark Squilla biết về vụ mua bán. Squilla đã trả lời bằng một email rằng văn phòng của ông ta đã yêu cầu Cục Giấy Phép và Kiểm Tra của thành phố (Department of Licenses and Inspections ) xem xét lại các giấy tờ chuyển đổi mục đích sử dụng và tiến hành một cuộc điều tra về vụ mua bán.
Theo phillytrib.com
Đế chế kinh doanh đằng sau ngôi chùa nổi tiếng Trung Quốc
Thiếu Lâm Tự được ví như "Tập đoàn Thiếu Lâm" với 5 công ty con đều mang tên Thiếu Lâm Tự là: Công ty quản lý tài sản, Công ty Hoan hỷ địa, Công ty truyền bá văn hóa, Công ty phát triển thực phẩm và Công ty Dược.