您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhận định, soi kèo Kayserispor vs Hatayspor, 20h00 ngày 28/3: Tự cứu bản thân
NEWS2025-03-30 22:20:11【Thể thao】3人已围观
简介 Pha lê - 28/03/2025 12:00 Thổ Nhĩ Kỳ dortmund đấu với hoffenheimdortmund đấu với hoffenheim、、
很赞哦!(338)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Cardiff vs Sheffield Wednesday, 22h00 ngày 29/3: Tin vào cửa dưới
- Điểm chuẩn dự kiến vào Học viện Tài chính
- Ngày 20/11 Tôi không muốn nghe những lời não nùng, ai oán và cảm thương nhà giáo
- EFY Việt Nam, 15 năm ‘Tôn vinh quá khứ, Kiến tạo tương lai’
- Nhận định, soi kèo Fortuna Mfou vs Gazelle, 22h00 ngày 27/3: Khách tự tin
- Sao Việt 17/9: Minh Thư Gái nhảy sexy, hậu trường tươi tắn của Minh Hương
- Quỳnh Kool vai trần, eo thon nóng bỏng cực kỳ quyến rũ
- Clip bố và con gái nhận 4,5 triệu lượt xem, gây nhiều tranh cãi
- Nhận định, soi kèo Antalyaspor vs Alanyaspor, 20h00 ngày 28/3: Khủng hoảng kéo dài
- Công ty quản lý lên tiếng giữa tin đồn Lisa (BLACKPINK) từ chối tái ký hợp đồng
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Kuruvchi Kokand vs Shortan Guzar, 21h30 ngày 27/3:
- 10 năm trước, tôi tự hào mình có suy nghĩ tiệm cận với học sinh vì còn trẻ. Nhưng gần đây, sự tự hào đó đã hết; tôi luôn cảm thấy khó khăn khi tìm ra cách ứng xử đúng mực với học trò.
Bên ly cà phê Sài Gòn một buổi sáng tháng 11, thầy Nguyễn Viết Đăng Du, biệt danh "Du lãng tử", một giáo viên dạy giỏi ở TP.HCM chia sẻ với chúng tôi những suy nghĩ thường ngày của người giáo viên trong thời buổi nghề giáo đang có nhiều áp lực.
Đồng nghiệp đi trước từng bảo tôi: "Du à! Muốn làm lớn thì phải bớt lãng mạn, tùy hứng đi". Ảnh: Lê Huyền "Tôi chọn sư phạm vì có học bổng"
Phóng viên: Cơ duyên nào khiến anh chọn Lịch sử một môn học kén người làm nghề?
Thầy giáo Nguyễn Viết Đăng Du: Sở trường của tôi hồi cấp 3 là môn văn. Lựa chọn môn sử là giải pháp tình thế.
Lúc đó, môn sử đã ở giai đoạn thoái trào, số lượng người học rất ít. Tôi đỗ cả trường luật. Tôi chọn theo sư phạm vì có học bổng. Tuy không phải là sự lựa chọn chính, nhưng lúc ra trường tôi nghĩ rằng đã học 4 năm thì phải có trách nhiệm với công việc mà mình làm, rồi tạo hứng thú cho mình để lan truyền tới học trò.
Anh là người thầy được nhiều học sinh nhớ đến. Còn anh thì nhớ về người thầy nào của mình?
Những năm 1997-1998, vừa ra trường, tôi may mắn có cô Chiếu Trinh, một nhà giáo nhân dân ở Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, hướng dẫn.
Tôi cũng nhớ người thầy dạy nghề của tôi là cô Phạm Thị Hạ Tùng ở Trường THPT Phan Đăng Lưu, người đã cho tôi thấy khi giảng dạy lịch sử thì phải mềm mại biết kết hợp liên môn, người đã hết lòng ủng hộ tôi đổi mới trong cách kiểm tra đánh giá học sinh bằng phương pháp trắc nghiệm, dùng giáo án điện tử. Vào đầu những năm 2000 - những thay đổi này có rất nhiều giáo viên không tán đồng.
Khi những đột phá ban đầu không được ủng hộ, anh thấy thế nào?
Tôi buồn, thất vọng, bức xúc và bực bội. Đã có lúc, tôi quanh quẩn trong câu hỏi tại sao kiểm tra trắc nghiệm là giảm tải cho học sinh, tránh kiểu quay cóp truyền thống; sử dụng Power Point học sinh được xem hình ảnh thì dạy học sẽ sinh động hơn, sao người ta lại phản đối.
Sau đó tôi nghiệm ra rằng sự phản đối là do có nhiều thầy cô không rành công nghệ nên ngại khó, ngại thay đổi.
Thầy Nguyễn Viết Đăng Du hiện là tổ trưởng môn Lịch sử, Trường THPT Lê Qúy Đôn, Quận 3, TP.HCM.
Thầy Du đã có nhiều đóng góp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; thầy là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở nhiều năm liền và bằng khen của UBND TP.HCM- Dạy một môn học nghe rất "cổ", nhưng anh rất trẻ trung khi đi giày thể thao, tóc nhuộm màu hung… tới lớp. Anh không ngại người khác đánh giá về mình sao?
- Tôi nghĩ không thể đánh giá bề ngoài qua bộ quần áo cũng như không phải mặc áo đẹp vào là thành người tử tế.
Khi có ý định giới thiệu tôi làm tổ trưởng mới lên ban giám hiệu, cô tổ trưởng khi đó đã yêu cầu tôi phải khắc phục nhược điểm là... tùy hứng. Cô nói: "Du à! Muốn làm lớn thì phải bớt lãng mạn, tùy hứng đi". Tôi nói với cô rằng "Chính điều này đã tạo cảm hứng cho em trong giảng dạy, để khắc phục rất khó".
Nhiều đồng nghiệp nói rằng họ thấy tôi "không theo quy chuẩn của một người thầy" là vận quần tây, áo sơ mi; mà cứ đi giày thể thao, để tóc nhuộm màu...Tôi nghĩ điều đó không tác động gì đến giảng dạy. Học trò học xong thường nhớ về tôi, ông thầy dạy sử hay cắt đầu đinh và đi giày thể thao với ký ức vui vẻ.
Anh là người được báo chí ưu ái bởi hay có những lời nói thẳng. Mỗi lần như vậy, anh nhận được phản hồi thế nào?
- Nhiều người nói rằng "Du ơi! Nói thẳng vậy anh không sợ mất lòng sao" nhưng tôi nghĩ điều mình nói là nguyện vọng, khát khao của một giáo viên có lương tâm.
Chắc chắn nhiều giáo viên cũng có suy nghĩ như tôi nhưng họ không dám nói vì e ngại đụng chạm. Tôi chỉ nghĩ rằng nói lên suy nghĩ của mình có thể không có thay đổi điều gì nhưng ít nhất cũng cho người khác thấy rằng mình không hài lòng ở điểm nào đó.
Tôi may mắn khi đi nhiều nơi, nhiều nước trên thế giới và nhận ra là khả năng học sinh của Việt Nam không hề thua kém gì, nhưng thời gian các em bỏ ra cho học tập quá nhiều.
"Ngày 20/11, chúng nó từng làm tôi chết khiếp"
Gần đây câu chuyện giáo viên bị học sinh nói xấu trên Facebook đang được quan tâm. Bản thân anh đã rơi vào trường hợp này chưa?
- Có chứ, thường xuyên. Bản thân tôi là người khá dân chủ và tất cả thầy cô dạy trong ngôi trường này cũng vậy nên đôi khi học sinh thường "vượt quá giới hạn" (cười).
Việc học sinh "nói xấu" chúng tôi là chuyện thường.
Năm ngoái, khi vào bình luận một bài viết của học sinh mình từng chủ nhiệm, thì một em khác đã "nhảy" vào nói "Thầy đừng nói như vậy! Thầy nói vậy là tạo nghiệp đấy!".
Rất nhiều học sinh cũng bình luận trên trang cá nhân của tôi mà không có chủ ngữ, vị ngữ.
Trong trường hợp này, chúng tôi chọn cách im lặng vì tranh cãi với học trò sẽ hạ thấp vị trí của mình. Khi các em đã không có sự tôn trọng với thầy cô thì tốt nhất để các em tự suy nghĩ thấy rằng việc mình làm là sai hoặc có thể là thầy cô và học sinh chưa hiểu nhau.
10 năm trước, tôi tự hào mình có suy nghĩ tiệm cận với học sinh vì còn trẻ. Nhưng gần đây, sự tự hào đó đã hết và tôi luôn cảm thấy khó khăn khi tìm ra cách ứng xử đúng mực với học trò.
Tôi luôn tự suy nghĩ điều thất bại nhất của giáo viên là không hiểu học trò và không chịu hiểu học trò.
Những ngày này, anh nghĩ gì về nghề của mình?
- Có những thời điểm tôi thấy thất vọng. Đó là lúc gặp lại bạn bè cũ và thấy họ đã thành công về mặt vật chất.
Bạn bè kể sắp mua nhà, mua xe...Còn tôi, sau 23 năm đi dạy, ngoại trừ một khoản tiền rất nhỏ đưa cho mẹ lại không dư bất kỳ một khoản nào để nghĩ tới việc có một ngôi nhà. Thậm chí, nếu lập gia đình, chắc chắn tôi sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống khi lo cho vợ con.
Những giáo viên sau nhiều năm đi dạy như chúng tôi thì khả năng bươn chải ngoài xã hội rất thấp vì sự tự tôn, tự ti không cho phép chúng tôi làm những công việc chân tay, buôn bán.
Trong giây phút chạnh lòng và cảm thấy không bằng với bạn bè ấy, tôi đã nghĩ rằng mình cũng có khả năng tại sao lại không bằng họ?
Nhưng khi bước chân vào lớp học và giảng bài, nhìn xuống lớp thấy một chục em ngồi nghe rất chăm chú tôi nhận ra rằng vị trí của tôi là ở lớp học và tôi nghĩ rằng những gì mình đánh đổi là xứng đáng.
Ngày Nhà giáo Việt Nam hàng năm chắc hẳn anh nhận được nhiều món quà tinh thần lẫn vật chất, nhưng món quà đọng lại trong anh tới bây giờ là điều gì?
Ngày 20/11, chúng nó từng làm tôi chết khiếp. Đó là năm tôi chủ nhiệm lớp 11D5, lớp chót của ban D.
Từ đầu năm, tôi đã rất vất vả khi giáo viên bộ môn phản ánh lớp có nhiều vấn đề. Sáng ngày 20/11 năm ấy không quà, không hoa, không lời chúc và trôi qua lặng lẽ. Tôi có chút tủi thân.
Nhưng tới 12h đêm hôm đó, khi sắp đi ngủ, tôi nhận được điện thoại với giọng hốt hoảng.
Đầu dây bên kia một em học sinh kêu lên "Thầy ơi! Cứu con". Lúc đó tôi đã nghĩ "Thôi chết, chúng nó lại gây ra chuyện gì nữa đây".
Tôi hỏi "Bây giờ các con đang ở đâu?" và trong đầu nghĩ ra bao nhiêu tình huống xấu nhưng em bảo bây giờ thầy mở mạng ngay lên đi.
Chúng gửi cho tôi một đường link trong đó có một video clip, các em tự hát một bài chúc mừng.
Tôi biết để có video clip đó các em đã cố gắng rất nhiều. Lúc đó tôi thật sự rất hạnh phúc.
Là một giáo viên dạy giỏi anh có bị cám dỗ vật chất không? Sau 23 năm trong nghề điều làm cho anh cảm thấy trăn trở nhất là gì?
Có chứ!
Nếu có gia đình thì chắc chắn điều tôi nghĩ đầu tiên là phải lo cho gia đình. Chắc chắn lúc ấy "chuyện cơm áo gạo tiền" sẽ khiến tôi không muốn đổi mới hay thử nghiệm gì nữa mà đơn giản chỉ tới trường dạy bao nhiêu tiết cho xong rồi đi dạy trường khác để kiếm tiền.
Vì vậy nếu nói giáo viên không suy nghĩ vật chất là không thật, vì đây là một yếu tố quan trọng.
Còn trăn trở điều gì ư? Ngày hôm kia, đi tôi uống cà phê và thấy họ đang tuyển bảo vệ với mức lương 5-7 triệu.
Một đồng nghiệp của tôi sau 4 năm học sư phạm và gần chục năm đầu tắt mặt tối đi dạy được trả lương là 5,9 triệu đồng.
Thanh xuân của những giáo viên như chúng tôi có giá rất "rẻ". Tôi nghĩ đây là điều bên ngoài giáo dục mà mọi người không nhìn thấy. Bạn có thấy chua chát không?
Tôi nghĩ việc trả lương như thế này thì xã hội không nên đòi hỏi nhiều ở chúng tôi.
Tôi trăn trở vì sự đánh giá không công bằng của xã hội, của nhà nước đối với người thầy và muốn mọi người nhìn nhận rằng sự sáng tạo, thử nghiệm của giáo viên hiện nay xuất phát từ sự đam mê và tâm huyết.
Cảm ơn anh đã chia sẻ!
Thực hiện: Lê Huyền
Thầy giáo "đại ca" không để học sinh nào phải… ngủ lại phía sau
Gần gũi, tâm sự và bày ra nhiều hoạt động tạo hứng khởi, thầy giáo Phạm Thế Mạnh được học sinh quý mến gọi là “bố”, “mẹ”, thậm chí với cả biệt danh “đại ca”…
">Tâm sự ngày 20/11: Thất bại của giáo viên là không chịu hiểu học trò
- Cơ quan điều tra Công an huyện Quảng Ninh, Quảng Bình hiện đã vào cuộc xác minh sự việc một giáo viên chủ nhiệm yều cầu cả lớp tát một nam sinh tổng cộng 231 cái khiến dư luận xôn xao.
231 cái tát bạn: Sự thất bại trong giáo dục kỹ năng phản biện
Trần tình của cô giáo Quảng Bình cho học sinh tát bạn
Thông tin này vừa được Đại tá Đoàn Thanh Tuyên, Trưởng Công an huyện Quảng Ninh xác nhận.
Theo Đại tá Tuyên, hiện Cơ quan CSĐT đang tích cực xác minh thông tin, lấy lời khai các bên để phục vụ điều tra và đang xem xét quyết định khởi tố vụ án.
Như VietNamNet đã đưa tin, chiều 19/11, tại Trường THCS xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình, em Hoàng Long Nhật (11 tuổi), học sinh lớp 6.2 bị bạn cùng lớp báo cáo với cô giáo chủ nhiệm vì nói tục.
Cô giáo N.T.P.T (SN 1977) đã đưa ra hình thức bắt các bạn cùng lớp tát liên tiếp vào má Nhật 230 cái. Theo các học sinh, nếu bạn nào tát nhẹ, người bị phạt sẽ tát ngược lại 10 cái nên Nhật bị tát rất mạnh.
Khi bị tát cái cuối cùng, Nhật vừa khóc vừa đau buột miệng nói tục, cô T. đứng cạnh đã vung thêm 1 cái tát, tổng số Nhật bị tát 231 cái khiến em nhập viện tại Bệnh viện đa khoa Dinh Mười của huyện Quảng Ninh vào ngày 19/11, trong tình trạng 2 má thâm đen, sưng tấy, khó nhai nuốt.
Đến ngày 24/11, em Nhật đã trở lại trường và mong muốn không học lớp cô T. chủ nhiệm.
Được biết, cô T. là giáo viên dạy môn Toán và Giáo dục công nghệ, mới chuyển từ Trường THCS Hải Ninh về trường này được vài tháng.
Trước đây, lúc còn dạy ở Trường THCS Hải Ninh, cô Thủy cũng có cách xử lý mạnh tay học sinh vi phạm khiến phụ huynh bức xúc.
Đặc biệt, toàn bộ sự việc này được lãnh đạo Trường THCS Duy Ninh cố tình giấu nhẹm, chỉ báo cáo trường hợp học sinh Nhật bị tát sau khi vụ việc bị phanh phui, chỉ vì nhà trường sắp được công nhận danh hiệu Trường chuẩn Quốc gia mức độ II.
Phòng GD&ĐT huyện Quảng Ninh cũng đã có công văn tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với cô giáo N.T.P.T để lập đoàn kiểm tra, xác minh lại sự việc.
Duy Sơn
Cái tát vào "bệnh thành tích" trong giáo dục
Nếu không thành thực nhìn nhận, bệnh thành tích vẫn tiếp tục "leo thang" và tạo ra những hệ luỵ không đáng có trong giáo dục, khiến tất cả chạy theo con số mà bỏ rơi phần "con người".
">Công an xác minh vụ cô giáo bắt cả lớp tát bạn
- Trong ngày đầu năm học, khi đưa con đến trường, hàng chục phụ huynh đã tập trung về phòng hiệu trưởng bày tỏ bức xúc vì trường xuống cấp mà không được sửa chữa.Phụ huynh chặt nứa rào trường, thầy giáo xin áo quần cho học sinh tới lớp">
Đắk Lắk: Phụ huynh “truy” hiệu trưởng để phòng học xuống cấp
Nhận định, soi kèo Portsmouth vs Blackburn Rovers, 22h00 ngày 29/3: Cửa trên thắng thế
- Ngay sau khi Sở GD-ĐT yêu cầu Trường THPT Nguyễn Trãi (TP Thanh Hóa) hủy quyết định kỷ luật 8 học sinh nói xấu thầy cô giáo trên Facebook, thầy Bùi Nguyên Tiến, hiệu trưởng nhà trường cho biết, nhà trường đã chấp hành nghiêm túc, đồng thời thông báo cho học sinh hôm nay đi học trở lại.
Xúc phạm thầy cô trên Facebook, 7 học sinh bị đuổi học
Huỷ quyết định kỷ luật 8 học sinh lớp 10 nói xấu thầy cô trong nhóm kín
Trong vài ngày tới, để ổn định tình hình, nhà trường sẽ họp Hội đồng kỷ luật nhằm đánh giá lại mức độ sai phạm của các em học sinh để đưa ra hình thức kỷ luật phù hợp nhất.
Trường THPT Nguyễn Trãi Với câu hỏi "Dư luận cho rằng, việc nhà trường kỷ luật các em học sinh như vậy là quá nặng, không có tính giáo dục?", thầy Tiến cho rằng, việc xử lý kỷ luật 8 em là căn cứ theo Thông tư 08/TT ngày 21/3/1988 về hướng dẫn khen trường và kỷ luật học sinh.
“Nhóm học sinh bị đuổi học trao đổi với nhau có nội dung tục tĩu, xúc phạm giáo viên, dọa đốt trường, đốt sổ đầu bài, ném mắm tôm vào nhà cô chủ nhiệm…”, thầy Bùi Nguyễn Tiến, hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Trãi (TP Thanh Hóa) cho biết.
Nhà trường có hơn 1.100 học sinh, nhiều em biết về việc này thông qua mạng xã hội.
Sở dĩ nhiều học sinh trong trường biết được nội dung này bởi các em không chỉ trao đổi trên nhóm kín mà trao đổi trên cả group với 48 học sinh cùng lớp. Nhà trường cho rằng tin nhắn này "đã công khai cho rất nhiều thành viên".
Nhiều người cho rằng cô giáo chủ nhiệm tự ý xem tin nhắn điện thoại của học sinh là vi phạm quyền riêng tư. Vấn đề này thầy Tiến cho biết, khi cô giáo phát hiện một em học sinh sử dụng điện thoại trong lớp thì xuống thu, niêm phong, lập biên bản. Cô giáo chủ nhiệm sau khi thu điện thoại, có học sinh và thầy giám thị đã làm chứng việc giáo viên chủ nhiệm đọc tin nhắn chứ không phải xem trộm.
Quyết định thu hồi các quyết định kỷ luật 8 em học sinh Theo thầy Tiến, trước khi bị kỷ luật, nhà trường cũng đã họp lớp xét một lần. Tuy nhiên các em tỏ ra bất cần, khi các thầy cô có ý kiến thì vẫn vi phạm nên nhà trường buộc phải họp hội đồng và ra quyết định trên. Đồng thời, bàn giao cho cha mẹ học sinh quản lý đối với những em bị đuổi học một năm.
Theo thầy Tiến, sau khi thu hồi các quyết định kỷ luật, nhà trường đã mời phụ huynh đến trường. Phụ huynh cũng thừa nhận con mình quá hư, đồng thời thông báo với gia đình cho các em trở lại đi học bình thường.
Nhận định sau khi sự việc xảy ra, thầy Tiến bày tỏ sự tiếc nuối với các quyết định của nhà trường và xem đây là bài học kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh, đồng thời sẽ họp ban giám hiệu nhà trường rút kinh nghiệm trong thời gian tới.
"Hơn chục năm nay chưa có sinh viên nào bị đuổi học vì mại dâm"
Trong hơn chục năm trở lại đây, và cả trước đó họ chưa từng ghi nhận trường hợp sinh viên nào bị đuổi học vì hành vi mại dâm.
">Học sinh bị đuổi học ở Thanh Hoá: 'Các em có thái độ bất cần'
Các bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân bằng phương pháp nội soi. Ảnh: BVCC. Bệnh nhân được các bác sĩ Khoa Phụ khoa phẫu thuật nội soi cắt bỏ khối u, bảo tồn buồng trứng bảo vệ chức năng sinh sản cho bệnh nhân trong tương lai. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được chăm sóc và điều trị tích cực tại khoa Phụ khoa. Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân ổn định và được xuất viện.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Phan Văn Hiếu, phụ trách Trưởng khoa Khoa Phụ khoa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới, u nang buồng trứng là một bệnh lý phát triển âm thầm nên rất khó phát hiện.
Bác sĩ Hiếu khuyến cáo phụ nữ cần khám phụ khoa định kỳ. Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường về sức khỏe như rong kinh, đau vùng chậu thường xuyên, tiểu buốt không rõ nguyên nhân chị em cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám càng sớm càng tốt nhằm phát hiện các bất thường và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.
Sụt 4 kg, khó thở, đi khám phát hiện ung thư giai đoạn cuốiSau hai tuần khó thở, đau tức ngực, chị V. đến bệnh viện kiểm tra thì phát hiện ung thư phổi đã chuyển sang giai đoạn cuối.">
Thủ phạm khiến cô gái 18 tuổi như có bầu 5 tháng
Ban tổ chức Hoa hậu thế giới Việt Nam đã chính thức công bố bộ ảnh ra mắt truyền thông của Top 64 thí sinh vòng chung khảo toàn quốc. Trải qua những ngày tập luyện đầu tiên các thí sinh đã tự tin thể hiện vẻ đẹp của mình trước ống kính.
Kết hợp giữa sự sang trọng, hiện đại trên du thuyền và nét đẹp năng động, tươi sáng của các thí sinh, bộ ảnh truyền tải thông điệp sáng tạo không giới hạn, đúng với tinh thần Gen Z mà các thí sinh cũng như Miss World Vietnam 2022 lan tỏa trong mùa thi này.
Khoảng thời gian thực hiện các hoạt động đồng hành tại Thái Nguyên trước thềm chung khảo toàn quốc, các thí sinh đã có rất nhiều buổi tập luyện cùng huấn luyện viên Anjo Santos và trợ lý Trixia.
Vậy nên, tuy có những thí sinh chỉ lần đầu làm quen với việc chụp ảnh cũng như trình diễn họ luôn nỗ lực hết mình, cải thiện bản thân từng ngày để có được những bức hình tuyệt vời nhất.
Những bài tập không chỉ giúp các thí sinh di chuyển mềm mại, thả lỏng hơn mà còn giúp các bạn hiểu thêm về những điểm mạnh trên gương mặt, cơ thể của mình. Từ đó, các thí sinh có thể tự tạo thêm nhiều tự tin cho buổi chụp ảnh lần này và những đêm thi quan trọng phía trước.
Bên cạnh đó, các thí sinh cũng sẽ có những buổi tập luyện để giải phóng hình thể, khiến các bạn trở nên uyển chuyển hơn.
Dàn thí sinh năm nay được đánh giá cao về nhan sắc và tri thức. Nhiều thí sinh từng tham gia các cuộc thi nhan sắc lớn và đạt danh hiệu cao cũng trở lại đường đua. Bên cạnh đó là những nhan sắc hiện đại với tri thức cao, sở hữu thành tích học tập cao, nhiều thí sinh biết 2 ngoại ngữ.
Ngân An
">Body bốc lửa của dàn thí sinh Hoa hậu thế giới Việt Nam