Nền tảng iNhandao ra mắt hệ thống hỗ trợ người cứu trợ lũ lụt miền Trung
Kêu gọi tình nguyện viên cả nước chung tay cứu trợ vùng lũ miền Trung
“Hỗ trợ người cứu trợ - Hướng về khúc ruột miền Trung” là chiến dịch xã hội được phát động vào trung tuần tháng 10/2020 bởi Đội tình nguyện viên Hỗ trợ điều phối thông tin cứu trợ,ềntảngiNhandaoramắthệthốnghỗtrợngườicứutrợlũlụtmiềngoai hang a với mục tiêu điều phối thông tin và kết nối nguồn lực để nâng cao hiệu quả cứu trợ các địa phương chịu ảnh hưởng lũ lụt miền Trung 2020 và các cứu trợ thiên tai khác trong tương lai.
Trong hơn 10 ngày qua, với nòng cốt là nhóm thực hiện dự án iNhandao thuộc Đề án Hệ tri thức Việt số hóa đã gấp rút thực hiện khảo sát nhu cầu để thiết kế hệ thống CNTT hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia cứu trợ một cách nhanh chóng, chính xác, đúng với nhu cầu của người dân vùng lũ miền Trung.
Hệ thống hỗ trợ người cứu trợ vùng lũ miền Trung đã được ra mắt tại địa chỉ https://hotronguoicuutro.inhandao.vn với 3 chức năng đã hoàn thiện. |
Đến nay, hệ thống hỗ trợ người cứu trợ vùng lũ miền Trung đã được ra mắt tại địa chỉ https://hotronguoicuutro.inhandao.vn. Kết thúc giai đoạn 1, triển khai từ ngày 24/10/2020 đến 31/10/2020, hệ thống đã cung cấp các công cụ hỗ trợ cập nhật, xác minh thông tin địa chỉ cần cứu trợ lên bản đồ cho phép người cứu trợ tra cứu nhận thông tin và có thể ủng hộ trực tiếp đến từng hộ dân.
Cụ thể, 3 chức năng đã được hoàn thiện trên hệ thống hỗ trợ người cứu trợ vùng lũ miền Trung (https://hotronguoicuutro.inhandao.vn) gồm: Bản đồ các hộ dân cần cứu trợ (bước đầu đã có 3.000 hộ dân), mỗi hộ dân có kèm hình ảnh và thông tin đầu mối liên lạc, những thông tin ban đầu về nhu cầu cần cứu trợ; Công cụ để mọi người có thể đưa thông tin cần cứu trợ lên hệ thống, sau đó dự án sẽ xác mình nhằm bảo đảm thông tin chính xác; Công cụ ủng hộ trực tiếp tiền mặt và hàng hóa.
Ông Nguyễn Thế Trung, thành viên đội tình nguyện viên Hỗ trợ điều phối thông tin cứu trợ cho biết, ngay trong giai đoạn 1, dự án đã nhận được sự tư vấn từ các cá nhân, tổ chức có kinh nghiệm cứu trợ như Hội Chữ Thập Đỏ, dự án cuuhomientrung.info; hỗ trợ từ các tổ chức như: MB Bank hỗ trợ chuyển tiền miễn phí, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) hỗ trợ chuyển tiền mặt và hàng miễn phí, một số hãng vận tải hỗ trợ các chuyến xe miễn phí cũng như sự sẵn sàng kết nối từ chính quyền, tổ chức tại các địa phương bị ảnh hưởng.
Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2 kéo dài từ nay đến 8/11/2020, dự án đặt mục tiêu tiếp tục nhập và xác minh các hộ dân cần cứu trợ, đồng thời có thêm chức năng bản đồ cứu trợ nhằm hỗ trợ kết nối các nhóm cứu trợ đến với các địa phương. Sau giai đoạn 2, dự án sẽ tiếp tục tìm hiểu nhu cầu của hai bên người cứu trợ và người cần cứu trợ để bổ sung những chức năng cần thiết.
Kêu gọi sự chung tay của cộng đồng tình nguyện viên
Để hệ thống có thêm dữ liệu và tiếp tục triển khai chức năng mới hiệu quả trong các giai đoạn tiếp theo, Đội tình nguyện viên Hỗ trợ điều phối thông tin cứu trợ vừa có thư ngỏ gửi tới các tình nguyện viên trong cả nước.
Trong thư, nhóm hỗ trợ điều phối thông tin cứu trợ nhấn mạnh, tất cả các lực lượng cứu trợ đều rất cần thông tin cập nhật, chính xác về những địa chỉ, hoàn cảnh cần giúp đỡ và cả thông tin những gia đình, cá nhân đó đã được giúp đỡ đến đâu? Cần tiếp những gì? Nhiều người muốn được biết đóng góp của mình đã đến được nơi, được người cần giúp đỡ chưa? Toàn xã hội cũng cần được biết nguồn lực cứu trợ, đóng góp của cộng đồng được phân bổ như thế nào để đảm bảo an toàn, kịp thời, thiết thực, công bằng, minh bạch; tránh vừa bỏ sót vừa chồng chéo, tránh lãng phí, thậm chí tiêu cực.
“Cả nước đang hướng về khúc ruột Miền Trung nhưng không phải ai cũng có đủ điều kiện trực tiếp lao vào vùng lũ lụt để cứu hộ, cứu trợ an toàn, hiệu quả. Ngoài việc tham gia quyên góp, mỗi người còn có thể làm một việc ý nghĩa để giúp đồng bào. Đó là cùng với Nhóm tình nguyện viên thực hiện chiến dịch “Hỗ trợ người cứu trợ - Hướng về khúc ruột Miền Trung”. Mấy ngày qua, nhóm đã khởi động việc cập nhật được hàng ngàn địa chỉ cần hỗ trợ và chuẩn bị sẵn sàng công cụ để cộng đồng cùng tham gia”, nhóm hỗ trợ điều phối thông tin cứu trợ chia sẻ.
Cũng trong thư gửi các tình nguyện viên trong cả nước, nhóm thực hiện chiến dịch “Hỗ trợ người cứu trợ - Hướng về khúc ruột Miền Trung” kêu gọi sự tham gia của các tình nguyện viên, trước hết là đội ngũ tình nguyện viên của Hội Chữ thập đỏ, đội ngũ giáo viên, đội ngũ Đoàn thanh niên ở vùng lũ lụt vào việc cung cấp thông tin về những địa chỉ, đối tượng trên địa bàn cần sự trợ giúp cũng như thông tin về sự trợ giúp họ đã nhận được. Để báo tin về những trường hợp cần giúp đỡ sau bão lũ, các tình nguyện viên bấm vào đây và điền thông tin.
Bên cạnh đó, nhóm điều phối thông tin cứu trợ cũng kêu gọi các tổ chức, cá nhân đã, đang và có mong muốn tham gia cứu trợ, trợ giúp đồng bào vùng lũ lụt hãy tham gia “Cộng đồng Cứu trợ Thiên tai Việt Nam” để cùng chia sẻ và trợ giúp lẫn nhau. Các cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia tại đây.
“Được cộng đồng ủng hộ, tham gia đông đảo thì không chỉ trong đợt lũ lụt ở miền Trung này mà quan trọng nhất là sau khi lũ lụt rút đi, hệ thống cũng được duy trì, mở rộng để các hoạt động cứu hộ, cứu trợ trong tương lai hiệu quả hơn”, thư của nhóm điều phối thông tin cứu trợ nêu rõ.
Vân Anh
Ứng dụng mã địa chỉ Vpostcode để cứu trợ người dân vùng lũ miền Trung nhanh hơn
Để giúp lực lượng chức năng xác định chính xác vị trí cần ứng cứu tại miền Trung, người dân vùng lũ có thể dùng mã địa chỉ Vpostcode để chia sẻ vị trí nơi mình đang cần cứu trợ qua các kênh như SMS, Facebook, Zalo, Viber…