Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết cuộc làm việc nhằm chia sẻ, lắng nghe ý kiến, tăng cường và đổi mới quản lý nhà nước với báo chí, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. 

Thủ tướng nhấn mạnh, báo chí là công cụ tuyên truyền trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng, là phương tiện thông tin thiết yếu, "là món ăn tinh thần" không thể thiếu đối với đời sống xã hội.

Hội Nhà báo Việt Nam có vai trò quan trọng trong đoàn kết, tập hợp, nâng cao bản lĩnh chính trị, bồi dưỡng nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của những người làm báo. Đến nay đã có 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành; 20 liên chi hội; 218 chi hội trực tiếp, 24.242 hội viên.

Thủ tướng đề nghị các cơ quan báo chí, cấp hội nhà báo tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; tăng cường tập hợp, đoàn kết hội viên.

Thủ tướng chia sẻ, xuyên suốt chiều dài lịch sử, báo chí, truyền thông luôn đồng hành cùng đất nước, đã có sự đóng góp lớn lao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Đây là truyền thống vô giá của báo chí Việt Nam cần tiếp tục giữ gìn và phát huy.

"Trong chiến tranh hay hòa bình, báo chí đều thể hiện vai trò quan trọng đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân", Thủ tướng nhấn mạnh và phân tích trong thời gian đại dịch Covid-19 thì vai trò của báo chí càng được thể hiện rõ.

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn các tồn tại, hạn chế về mô hình tổ chức, công tác giám sát sinh hoạt của hội viên... Đặc biệt là những tồn tại, hạn chế như vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp; tình trạng "báo hóa" tạp chí, trang tin điện tử tổng hợp; biểu hiện "tư nhân hóa báo chí"; chạy theo thị trường, bạo lực, thiếu tính nhân văn...

Thủ tướng chia sẻ với khó khăn, thách thức mà các cấp hội nhà báo, cơ quan báo chí và những người làm báo đang phải đối mặt, nhất là 5 vấn đề về kinh tế báo chí, biên chế, tài chính, cơ sở vật chất và cơ chế, chính sách.

Thủ tướng cho biết "chia sẻ, lắng nghe không phải để đấy mà cần hành động, tháo gỡ khó khăn, tạo ra cơ chế, phát huy tối đa nguồn lực... Chính phủ sẽ cố gắng làm hết sức để tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí hoạt động".

Khắc phục tình trạng "báo hóa" tạp chí, "tư nhân hóa báo chí"

Thủ tướng đề nghị Hội Nhà báo Việt Nam đẩy mạnh hoạt động, tập hợp lực lượng xây dựng đội ngũ những người làm báo, chú trọng bồi dưỡng phẩm chất chính trị, tư tưởng, rèn luyện bản lĩnh, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho hội viên.

"Chúng ta phải chung sức, đồng lòng xây dựng và phát triển đội ngũ người làm báo nhạy cảm về chính trị, nhạy bén về kinh tế, sâu sắc về KH&CN, nhân văn, chuyên nghiệp, hiện đại, vì nhân dân phục vụ, tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc", Thủ tướng nhấn mạnh.

Cần tạo lập không gian văn hóa trong hoạt động báo chí, qua đó giúp chấn chỉnh những "lệch chuẩn" về đạo đức nghề nghiệp, thúc đẩy giá trị nhân văn trong hoạt động báo chí.

Báo chí phải đồng hành cùng dân tộc, làm tốt hơn nữa chức năng định hướng tư tưởng, là vũ khí sắc bén bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc.

"Chúng tôi rất trăn trở về hoạt động của báo chí với 5 vấn đề vướng mắc. Trăn trở của các đồng chí cũng là trăn trở của chúng tôi", Thủ tướng chia sẻ tâm tư với báo chí.

Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu.

Báo chí cần phát huy, tôn vinh giá trị cốt lõi, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí và nghị lực, dám đối diện và vượt qua những khó khăn. Thúc đẩy mạnh mẽ phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn.

Báo chí tập trung phát hiện những vấn đề nóng, nhạy cảm, mới xuất hiện, các nút thắt, điểm nghẽn đang được dư luận quan tâm, đi vào những vấn đề khó, phức tạp trong nước và quốc tế. 

Tăng cường thông tin phân tích, phát huy vai trò báo chí kiến tạo, báo chí giải pháp. Không né tránh những vấn đề tiêu cực, ngược lại phải đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí nhưng đưa tin theo hướng xây dựng, tìm ra giải pháp khắc phục, giải quyết theo hướng nhân văn, nhân đạo, theo quy định của pháp luật để đem lại cảm xúc, niềm tin, cái nhìn và kết quả tích cực hơn.

Thủ tướng nêu: "Vừa qua có một số người cho rằng việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm ảnh hưởng, làm một số cán bộ, công chức né tránh, sợ sai, không dám làm, đùn đẩy... và tại Quốc hội đã nói rất rõ, cần tìm cách khắc phục. Nhưng việc đổ cho phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nguyên nhân gây ra hoàn toàn không phải. Cần khẳng định như vậy. Một bộ phận cán bộ sợ trách nhiệm, không dám làm, né tránh, đùn đẩy là có và diễn ra ở nhiều nơi, nhiều địa phương và nhiều cơ quan".

"Chúng ta phải kiên trì, không có gì phải lo ngại, bi quan về vấn đề này. Chúng ta phải bản lĩnh, kiên trì thực hiện các nguyên tắc cơ bản", Thủ tướng nhấn mạnh thêm.

Thủ tướng mong muốn báo chí phải đi đầu trong phát hiện, biểu dương những nhân tố mới, người tốt, việc tốt, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng, xã hội.

Thủ tướng và các nhà báo lão thành, có thâm niên trong công tác. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý tuyệt đối "không để trống, không nhường mặt trận nóng bỏng này" cho các thế lực thù địch, chống phá trên mọi lĩnh vực truyền thông, nhất là truyền thông số, mạng xã hội.

Thủ tướng đề nghị tăng cường chất lượng tác phẩm báo chí, bảo đảm tính chiến đấu cao, giá trị nhân văn sâu sắc, tác động mạnh cả về lý trí và cảm xúc của công chúng, từ đó định hướng dư luận, tạo đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân.

Đẩy mạnh chuyển đổi số báo chí gắn với kinh tế số và kinh tế báo chí truyền thông, tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và công nghệ mới vào hoạt động báo chí, truyền thông.

Thủ tướng cũng đề nghị tăng cường bồi dưỡng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho phóng viên, nhà báo. Tập trung xây dựng tổ chức đảng trong cơ quan báo chí trong sạch, vững mạnh. Khắc phục tình trạng "báo hóa" tạp chí, biểu hiện "tư nhân hóa báo chí", chạy theo thị hiếu tầm thường.

Chính phủ rất trân trọng và mong muốn được lắng nghe ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ nhà báo trong xây dựng, thực thi chính sách.

Thủ tướng đã chỉ đạo và cho chủ trương xử lý đề xuất, kiến nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, cơ quan báo chí.

Thủ tướng giao Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với các cơ quan rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định liên quan tới hoạt động báo chí như Nghị định 60 về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, một số thông tư của các bộ. Bộ TT&TT tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch báo chí hợp lý, hiệu quả; triển khai giải pháp bảo đảm hạ tầng số, đào tạo nhân lực, cơ sở vật chất cho cơ quan báo chí; hoàn thiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ với báo chí…

Công Sáng và nhóm PV, BTV" />

Thủ tướng: Báo chí không né tránh mà đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa buổi thăm,ủtướngBáochíkhôngnétránhmàđẩymạnhphòngchốngthamnhũngtiêucựalexandra rud làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam.

Sau khi lắng nghe lãnh đạo các Bộ, Hội Nhà báo Việt Nam, một số cơ quan báo chí phát biểu, Thủ tướng đã có nhiều chia sẻ định hướng, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, thể hiện tinh thần đồng hành của Chính phủ với báo chí.

"Món ăn" tinh thần không thể thiếu

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết cuộc làm việc nhằm chia sẻ, lắng nghe ý kiến, tăng cường và đổi mới quản lý nhà nước với báo chí, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. 

Thủ tướng nhấn mạnh, báo chí là công cụ tuyên truyền trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng, là phương tiện thông tin thiết yếu, "là món ăn tinh thần" không thể thiếu đối với đời sống xã hội.

Hội Nhà báo Việt Nam có vai trò quan trọng trong đoàn kết, tập hợp, nâng cao bản lĩnh chính trị, bồi dưỡng nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của những người làm báo. Đến nay đã có 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành; 20 liên chi hội; 218 chi hội trực tiếp, 24.242 hội viên.

Thủ tướng đề nghị các cơ quan báo chí, cấp hội nhà báo tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; tăng cường tập hợp, đoàn kết hội viên.

Thủ tướng chia sẻ, xuyên suốt chiều dài lịch sử, báo chí, truyền thông luôn đồng hành cùng đất nước, đã có sự đóng góp lớn lao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Đây là truyền thống vô giá của báo chí Việt Nam cần tiếp tục giữ gìn và phát huy.

"Trong chiến tranh hay hòa bình, báo chí đều thể hiện vai trò quan trọng đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân", Thủ tướng nhấn mạnh và phân tích trong thời gian đại dịch Covid-19 thì vai trò của báo chí càng được thể hiện rõ.

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn các tồn tại, hạn chế về mô hình tổ chức, công tác giám sát sinh hoạt của hội viên... Đặc biệt là những tồn tại, hạn chế như vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp; tình trạng "báo hóa" tạp chí, trang tin điện tử tổng hợp; biểu hiện "tư nhân hóa báo chí"; chạy theo thị trường, bạo lực, thiếu tính nhân văn...

Thủ tướng chia sẻ với khó khăn, thách thức mà các cấp hội nhà báo, cơ quan báo chí và những người làm báo đang phải đối mặt, nhất là 5 vấn đề về kinh tế báo chí, biên chế, tài chính, cơ sở vật chất và cơ chế, chính sách.

Thủ tướng cho biết "chia sẻ, lắng nghe không phải để đấy mà cần hành động, tháo gỡ khó khăn, tạo ra cơ chế, phát huy tối đa nguồn lực... Chính phủ sẽ cố gắng làm hết sức để tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí hoạt động".

Khắc phục tình trạng "báo hóa" tạp chí, "tư nhân hóa báo chí"

Thủ tướng đề nghị Hội Nhà báo Việt Nam đẩy mạnh hoạt động, tập hợp lực lượng xây dựng đội ngũ những người làm báo, chú trọng bồi dưỡng phẩm chất chính trị, tư tưởng, rèn luyện bản lĩnh, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho hội viên.

"Chúng ta phải chung sức, đồng lòng xây dựng và phát triển đội ngũ người làm báo nhạy cảm về chính trị, nhạy bén về kinh tế, sâu sắc về KH&CN, nhân văn, chuyên nghiệp, hiện đại, vì nhân dân phục vụ, tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc", Thủ tướng nhấn mạnh.

Cần tạo lập không gian văn hóa trong hoạt động báo chí, qua đó giúp chấn chỉnh những "lệch chuẩn" về đạo đức nghề nghiệp, thúc đẩy giá trị nhân văn trong hoạt động báo chí.

Báo chí phải đồng hành cùng dân tộc, làm tốt hơn nữa chức năng định hướng tư tưởng, là vũ khí sắc bén bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc.

"Chúng tôi rất trăn trở về hoạt động của báo chí với 5 vấn đề vướng mắc. Trăn trở của các đồng chí cũng là trăn trở của chúng tôi", Thủ tướng chia sẻ tâm tư với báo chí.

Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu.

Báo chí cần phát huy, tôn vinh giá trị cốt lõi, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí và nghị lực, dám đối diện và vượt qua những khó khăn. Thúc đẩy mạnh mẽ phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn.

Báo chí tập trung phát hiện những vấn đề nóng, nhạy cảm, mới xuất hiện, các nút thắt, điểm nghẽn đang được dư luận quan tâm, đi vào những vấn đề khó, phức tạp trong nước và quốc tế. 

Tăng cường thông tin phân tích, phát huy vai trò báo chí kiến tạo, báo chí giải pháp. Không né tránh những vấn đề tiêu cực, ngược lại phải đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí nhưng đưa tin theo hướng xây dựng, tìm ra giải pháp khắc phục, giải quyết theo hướng nhân văn, nhân đạo, theo quy định của pháp luật để đem lại cảm xúc, niềm tin, cái nhìn và kết quả tích cực hơn.

Thủ tướng nêu: "Vừa qua có một số người cho rằng việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm ảnh hưởng, làm một số cán bộ, công chức né tránh, sợ sai, không dám làm, đùn đẩy... và tại Quốc hội đã nói rất rõ, cần tìm cách khắc phục. Nhưng việc đổ cho phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nguyên nhân gây ra hoàn toàn không phải. Cần khẳng định như vậy. Một bộ phận cán bộ sợ trách nhiệm, không dám làm, né tránh, đùn đẩy là có và diễn ra ở nhiều nơi, nhiều địa phương và nhiều cơ quan".

"Chúng ta phải kiên trì, không có gì phải lo ngại, bi quan về vấn đề này. Chúng ta phải bản lĩnh, kiên trì thực hiện các nguyên tắc cơ bản", Thủ tướng nhấn mạnh thêm.

Thủ tướng mong muốn báo chí phải đi đầu trong phát hiện, biểu dương những nhân tố mới, người tốt, việc tốt, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng, xã hội.

Thủ tướng và các nhà báo lão thành, có thâm niên trong công tác. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý tuyệt đối "không để trống, không nhường mặt trận nóng bỏng này" cho các thế lực thù địch, chống phá trên mọi lĩnh vực truyền thông, nhất là truyền thông số, mạng xã hội.

Thủ tướng đề nghị tăng cường chất lượng tác phẩm báo chí, bảo đảm tính chiến đấu cao, giá trị nhân văn sâu sắc, tác động mạnh cả về lý trí và cảm xúc của công chúng, từ đó định hướng dư luận, tạo đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân.

Đẩy mạnh chuyển đổi số báo chí gắn với kinh tế số và kinh tế báo chí truyền thông, tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và công nghệ mới vào hoạt động báo chí, truyền thông.

Thủ tướng cũng đề nghị tăng cường bồi dưỡng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho phóng viên, nhà báo. Tập trung xây dựng tổ chức đảng trong cơ quan báo chí trong sạch, vững mạnh. Khắc phục tình trạng "báo hóa" tạp chí, biểu hiện "tư nhân hóa báo chí", chạy theo thị hiếu tầm thường.

Chính phủ rất trân trọng và mong muốn được lắng nghe ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ nhà báo trong xây dựng, thực thi chính sách.

Thủ tướng đã chỉ đạo và cho chủ trương xử lý đề xuất, kiến nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, cơ quan báo chí.

Thủ tướng giao Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với các cơ quan rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định liên quan tới hoạt động báo chí như Nghị định 60 về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, một số thông tư của các bộ. Bộ TT&TT tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch báo chí hợp lý, hiệu quả; triển khai giải pháp bảo đảm hạ tầng số, đào tạo nhân lực, cơ sở vật chất cho cơ quan báo chí; hoàn thiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ với báo chí…

Công Sáng và nhóm PV, BTV