您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhận định, soi kèo Long An vs Bà Rịa Vũng Tàu, 16h00 ngày 23/1: 3 điểm nhọc nhằn
NEWS2025-01-26 16:13:33【Thể thao】8人已围观
简介 Hồng Quân - 22/01/2025 18:39 Việt Nam bữa nay có mưa khôngbữa nay có mưa không、、
很赞哦!(7)
相关文章
- Soi kèo góc Melbourne Victory vs Sydney FC, 15h35 ngày 24/1
- Đăng ký 99 nguyện vọng xét tuyển đại học: Có tăng cơ hội trúng tuyển?
- Cách làm bài môn Toán vào lớp 10 trong 90 phút từ giáo viên trường Lương Thế Vinh
- Các đại dự án đầy tham vọng của các ông chủ lớn (Bài 1)
- Nhận định, soi kèo Sevilla vs Espanyol, 0h30 ngày 26/1: Khôn nhà dại chợ
- Langmaster ‘nâng chuẩn’ giáo viên, không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy
- Chàng trai 2 dòng máu Việt
- Thanh toán không chạm sẽ là tương lai của thanh toán số Việt Nam
- Nhận định, soi kèo Viktoria Plzen vs Anderlecht, 0h45 ngày 24/1: Rút ngắn khoảng cách
- Không chấp thuận cho Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong từ chức
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Melbourne Victory vs Sydney FC, 15h35 ngày 24/1: Cửa trên ‘tạch’
Du khách quét mã QR tìm hiểu di tích Văn Miếu tỉnh.
Hào hứng tham quan, chiêm bái tại khu di tích lịch sử Đền thờ Trạng nguyên Phạm Công Bình, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, chị Nguyễn Thu Hương - du khách đến từ thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ chia sẻ: "Chỉ với thao tác đơn giản mở điện thoại, truy cập mã QR, tôi có thể tra cứu và tìm hiểu thêm nhiều thông tin chi tiết, hữu ích về Khu di tích lịch sử Đền thờ Trạng nguyên Phạm Công Bình.
Có thể dễ dàng nhận thấy các thông tin về di tích được ghi ngắn gọn nhưng rất rõ ràng, ảnh minh họa cũng đầy đủ, chân thực, đa màu sắc, rất đẹp, chuyên nghiệp và sinh động. Đây là một trải nghiệm rất thú vị của tôi sau nhiều năm tham quan di tích này”.
Với không gian văn hóa độc đáo và là nơi thờ các bậc tiên thánh, tiên nho va danh nhân khoa bảng của Vĩnh Phúc, Văn Miếu tỉnh đã trở thành điểm tham quan, trải nghiệm lý tưởng của du khách trong và ngoài nước.
Để tăng hiệu quả quảng bá du lịch cũng như bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích, Bảo tàng tỉnh phối hợp với đơn vị cung ứng dịch vụ, quản lý phần mềm ứng dụng thông minh “63Stravel” đăng tải các nội dung thuyết minh, giới thiệu về cảnh quan kiến trúc, giá trị văn hóa của công trình Văn Miếu tỉnh và các hình ảnh tích hợp về không gian Văn Miếu tỉnh lên nền tảng ứng dụng.
Từ đó, tạo lập các mã QR để du khách có thể sử dụng thiết bị thông minh truy cập vào ứng dụng hoặc quét mã QR tại chỗ để nghe thuyết minh tự động giới thiệu về Văn Miếu tỉnh bằng 4 ngôn ngữ gồm tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Hàn và tiếng Nhật kèm theo hình ảnh minh họa trực quan, sinh động.
Anh Nguyễn Văn Hưng - du khách đến từ huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội cho biết: Đến với Văn Miếu Vĩnh Phúc, tôi đã được tìm hiểu về di sản trên không gian số, với nhiều hình ảnh, thông tin giới thiệu rất hấp dẫn, ấn tượng.
Đặc biệt, tôi có thể quét mã QR để xem, nghe các bài thuyết minh về di tích trên màn hình điện thoại, rất thuận tiện và phù hợp với du khách trong quá trình tham quan.
"Công trình gắn mã QR được xem như cuốn cẩm nang du lịch số bao gồm tài liệu giới thiệu; hình ảnh, video tham quan thực tế, tích hợp với tính năng chỉ đường giúp du khách dễ dàng tìm kiếm, trải nghiệm, tìm hiểu di tích lịch sử. Chỉ trong thời gian ngắn triển khai, đến nay đã có hàng nghìn người dân về trẩy hội và quét mã QR tại Văn Miếu tỉnh", Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Lê Hải chia sẻ.
Nâng tầm giá trị
Trên địa bàn tỉnh có 514 di tích lịch sử đã được xếp hạng gồm 3 di tích quốc gia đặc biệt, 65 di tích đã được xếp hạng là di tích quốc gia, 446 di tích cấp tỉnh.
Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số góp phần quản lý, nâng cao giá trị điểm đến, tăng hiệu quả quảng bá, giới thiệu du lịch địa phương.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc chuyển đổi số di sản, các đơn vị sở hữu di sản bước đầu có những nỗ lực trong tiếp cận các thành quả công nghệ mới để tạo ra giá trị gia tăng cho di sản.
Xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển công nghệ số đặt ra vấn đề giữ gìn văn hóa truyền thống trong thời đại số. Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa đã mang lại hiệu quả cao.
Những dự án ứng dụng công nghệ gắn với bảo tồn di sản văn hóa cho thấy sự quan tâm của người trẻ đối với di sản của cha ông, tạo cầu nối để thế hệ hôm nay dễ dàng tiếp cận những giá trị quý báu của dân tộc.
Số hóa di tích, di sản văn hóa mang lại nhiều lợi ích cho việc bảo tồn và truyền đạt di sản văn hóa. Việc chuyển đổi thông tin thành dạng số hóa giúp bảo vệ di sản trước những mối đe dọa như hư hỏng và phá hủy.
Đồng thời giúp tăng cường khả năng truy cập và sử dụng thông tin về di sản từ xa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, học tập và thưởng thức di sản một cách linh hoạt và hiệu quả.
Trước thực tế đó, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 52 về việc số hóa và ứng dụng trên nền tảng số hồ sơ khoa học, tư liệu di sản văn hóa Vĩnh Phúc, giai đoạn 2022 - 2030 với mục tiêu đến năm 2030 sẽ thực hiện số hóa 100% dữ liệu hồ sơ khoa học, tư liệu các di tích cấp tỉnh; 100% di sản tư liệu, hiện vật, nhóm hiện vật, cổ vật quý hiếm, có giá trị tiêu biểu hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh; 100% dữ liệu di sản văn hóa phi vật thể trong danh mục kiểm kê, có giá trị đặc sắc hoặc có nguy cơ mai một…
Cùng với công tác số hóa tài liệu giới thiệu các điểm di tích, hiện nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa vào hoạt động ứng dụng thông tin du lịch; ứng dụng công nghệ 3D trong quảng bá du lịch nhằm đem đến cho du khách trải nghiệm thú vị.
Bên cạnh đó, hệ thống dữ liệu của 60 điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã được kết nối liên thông với nhau, góp phần từng bước xây dựng bản đồ du lịch số.
Sau 1 năm triển khai, đến nay App du lịch thông minh của Vĩnh Phúc đã có gần 900.000 lượt người truy cập và tải về để khai thác giá trị văn hóa của các di tích.
Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra sâu rộng, nhanh chóng, việc số hóa các di tích là việc làm có ý nghĩa nhằm giới thiệu, quảng bá hệ thống di sản văn hóa, hình ảnh đất và người Vĩnh Phúc thông qua ứng dụng nền tảng công nghệ số gắn với phát triển du lịch trực tuyến, thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu văn hóa Vĩnh Phúc của bạn bè trong nước và quốc tế.
TheoThiệu Vũ(Báo Vĩnh Phúc)
">Số hóa di sản: Kết nối quá khứ với hiện tại
Liên minh ACE thường làm việc với cơ quan thực thi pháp luật trong và ngoài nước để chống vi phạm bản quyền giải trí trực tuyến. Ảnh: NurPhoto Charles Rivkin, Chủ tịch, CEO Hiệp hội Điện ảnh Hollywood kiêm Chủ tịch ACE, gọi đây là "một chiến thắng tuyệt vời cho các diễn viên, đoàn làm phim, biên kịch, đạo diễn, hãng phim và cộng đồng sáng tạo trên toàn cầu".
ACE là tổ chức đại diện cho hàng chục hãng sản xuất phim, tin tức, giải trí. Liên minh thường làm việc với cơ quan thực thi pháp luật trong nước và quốc tế để chống vi phạm bản quyền giải trí trực tuyến. Các thành viên của tổ chức bao gồm BBC Studios, Canal + Groupe, Televisa, MBC Group và RTL; Netflix, Apple TV+, Amazon và The Walt Disney Studios.
Fmovies là mục tiêu của Hiệp hội Điện ảnh Mỹ (MPA), đơn vị thuộc ACE được một thời gian. Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ đưa trang web này vào báo cáo "Đánh giá các thị trường khét tiếng về hàng giả và vi phạm bản quyền" thường niên, cùng với các trang web khác như ThePirateBay, Sci-Hub và 1337X. Theo công ty tổng hợp dữ liệu SimilarWeb, Fmoviesz.to là trang web phổ biến thứ 280 trên thế giới trên tất cả các danh mục vào năm 2023.
(Theo Hollywoodreporter)
">Đường dây phim lậu lớn nhất thế giới Fmovies bị đánh sập
Sinh viên năm cuối Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tìm kiếm cơ hội việc làm. Ảnh: Thanh Hùng Quyết định số 69/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019-2025 xác định: “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên, các tiêu chuẩn giảng viên đại học theo chức danh và trình độ. Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên, ưu tiên đầu tư cho một số trường đại học sư phạm trọng điểm”.
Vì vậy, để có một mạng lưới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mạnh và hiệu quả, ngành giáo dục cần sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm và sắp xếp, tổ chức lại, tập trung xây dựng một số trường sư phạm trọng điểm, đủ năng lực làm hạt nhân phát triển, dẫn dắt các trường trong hệ thống.
Ngoài ra, sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm để phù hợp với mục tiêu phát triển giáo dục của cả nước và từng địa phương, giải quyết thực trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ, nâng cao chất lượng chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng tốt chương trình giáo dục phổ thông mới.
Từ đó, góp phần tăng cường hiệu quả đầu tư, phân bổ và sử dụng ngân sách đầu tư cho phát triển đội ngũ giảng viên sư phạm, hạn chế sự phát triển nhỏ lẻ, manh mún của một số trường sư phạm và đặc biệt là tăng cường hội nhập quốc tế trong đào tạo giáo viên.
Hình thành một số trường sư phạm chủ chốt
Khi triển khai đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã khảo sát 15 trường ĐH trong cả nước và 3 trường ĐH ở nước ngoài (Trung Quốc), tổ chức gần 30 cuộc tọa đàm (trong đó có 10 tọa đàm do lãnh đạo Bộ GD-ĐT chủ trì) và 2 hội thảo khoa học về nội dung cốt lõi của đề tài; gửi phiếu hỏi đến 12 hiệu trưởng các trường đại học sư phạm của ba miền Bắc, Trung, Nam với 24 nội dung chủ yếu của kết quả nghiên cứu và các phương án, phỏng vấn hơn 10 chuyên gia giáo dục...
Sau gần 2 năm nghiên cứu công phu, chúng tôi đã nhận được sự đồng thuận khá cao về các vấn đề cốt lõi: quan điểm, mục tiêu, giải pháp, lộ trình... của việc sắp xếp hệ thống các cơ sở đào tạo giáo viên.
Theo đó, mục tiêu đề tài đưa ra, đến năm 2025 hình thành một mạng lưới các trường sư phạm gồm dưới 10 trường sư phạm chủ chốt.
Đến năm 2030, hình thành một số trường sư phạm trọng điểm theo hướng hình thành mô hình đại học và tiếp tục phát triển các trường sư phạm chủ chốt. Các cơ sở đào tạo giáo viên khác được thiết kế chuyển thành "vệ tinh" của các trường sư phạm trọng điểm và chủ chốt, trong đó giảm số lượng đầu mối trường sư phạm ở các trường không đạt chuẩn chất lượng để đảm bảo quy mô đào tạo của các cơ sở được xác định hợp lý, hiệu quả.
Mối quan hệ giữa trường trọng điểm và vệ tinh cần được coi là điểm nhấn của đề án sắp xếp các trường sư phạm để đạt mục tiêu chất lượng, hiệu quả và tránh lãng phí.
Việc sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm sẽ được thực hiện theo lộ trình cụ thể.
Giai đoạn 2019-2020, ban hành chi tiết đánh giá các tiêu chuẩn, tiêu chí phân mức chất lượng các trường sư phạm theo bộ chuẩn trường sư phạm; tiến hành đánh giá, rà soát các trường sư phạm để xác định các cơ sở không đạt chuẩn chất lượng tối thiểu; công khai kết quả đánh giá, yêu cầu các cơ sở không đạt chuẩn chất lượng tối thiểu lập kế hoạch phát triển để đạt ngưỡng chất lượng tối thiểu.
Giai đoạn 2021-2025, dừng tuyển sinh các trường sư phạm không đạt chuẩn chất lượng (theo bộ tiêu chuẩn đã đề xuất); tiến hành các phương án sáp nhập, hợp nhất, giải thể các cơ sở không đáp ứng chuẩn tối thiểu sau thời hạn cam kết; hình thành các trường sư phạm chủ chốt và các trường sư phạm vệ tinh của các trường sư phạm chủ chốt; giải thể các trường trung cấp sư phạm và dừng phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm đối với các trường trung cấp còn lại.
Giai đoạn 2025-2030, hình thành các trường sư phạm trọng điểm, tiếp tục phát triển các trường sư phạm chủ chốt và các trường sư phạm vệ tinh; dừng phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh ngành sư phạm đối với các trường cao đẳng đa ngành khác có chương trình đào tạo giáo viên.
Nguyên tắc sắp xếp: Theo các bộ chuẩn
Việc sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm phải dựa trên bộ chuẩn trường sư phạm (5 tiêu chuẩn và 14 tiêu chí dựa vào chuẩn kiểm định chất lượng của Bộ và tham khảo các chỉ số xếp hạng các trường đại học trên thế giới của tổ chức QS Stars), tạo điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục và nâng cao hiệu quả của hệ thống giáo dục đại học nói chung, của các trường sư phạm nói riêng và phục vụ tốt hơn cho việc đào tạo giáo viên trong bối cảnh mới.
Phải xem xét đến yếu tố địa chính trị, vùng kinh tế - xã hội trọng điểm tính đến và văn hóa vùng miền trong mối tương quan với các trường sư phạm trọng điểm và chủ chốt, giữa các trường sư phạm với hệ thống giáo dục đại học và tính kết nối giữa các trường trong hệ thống sư phạm. Hiệu quả của quá trình sắp xếp về phương diện tài chính công sẽ giảm, nhưng tăng chất lượng và chi phí cho nhiệm vụ sắp xếp hệ thống tại thời điểm này là chi phí thấp nhất.
Đặc biệt, cần tính đến tính đến bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, bối cảnh hội nhập quốc tế, xu hướng mới trên thế giới trongđào tạo giáo viên và sự thay đổi về mô hình nhân cách của người giáo viên tương lai.
Gắn chặt quá trình đào tạo sư phạm với yêu cầu sử dụng lực lượng giáo viên của xã hội, chú ý yếu tố “vùng thị trường”, sức hút, độ lan tỏa của trường sư phạm trọng điểm và chủ chốt. Từ kết quả nghiên cứu khảo sát đến việc xây dựng đề án sắp xếp các trường sư phạm là một quá trình dài, thận trọng, cần có sự đóng góp trí tuệ của các nhà khoa học, các nhà quản lí và ý kiến của đồng thuận của xã hội.
Những kiến nghị của Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng Việt Nam gần đây cũng đã lưu ý 3 điểm quan trọng về dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, tăng dần chuẩn trình độ giáo viên và phân tầng phân cấp trong nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, đặc biệt tại các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.
Nâng cao tinh thần tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường sư phạm
Kết quả nghiên cứu này sẽ là một trong những căn cứ để Bộ GD-ĐT xây dựng Đề án sắp xếp mạng lưới các trường sư phạm trình Chính phủ. Quan điểm nghiên cứu cần tôn trọng quy luật cung - cầu về giáo viên trong tương lai, đồng thời quán triệt quan điểm kế thừa, lịch sử và hiệu quả, đề tài tiếp tục nghiên cứu và tiếp thu các ý kiến đóng góp, các kinh nghiệm và luận cứ khoa học.
Bộ GD-ĐT đang chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh nội dung sắp xếp lại các trường sư phạm cho phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển ngành sư phạm trên cơ sở các nghiên cứu tổng thể về nhu cầu đào tạo giáo viên trình độ đại học của cả nước, các vùng miền đặc thù, ngành nghề đặc thù và nhu cầu nhân lực phục vụ cho hội nhập quốc tế.
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cần xây dựng, ban hành, hướng dẫn hoặc trình cấp có thẩm quyền xây dựng, ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách đầu tư các điều kiện đảm bảo chất lượng để phát triển một số trường sư phạm trọng điểm đạt trình độ khu vực và thế giới. Khuyến khích sáp nhập các viện nghiên cứu giáo dục, trường trung cấp, trường cao đẳng sư phạm, trường cao đẳng đa ngành có đào tạo giáo viên hoặc khoa sư phạm của trường đại học đa ngành trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố.
Các trường sư phạm cần cung cấp các thông tin cần thiết cho hệ thống thông tin thu thập, phân tích và dự báo cung - cầu nguồn nhân lực giáo viên; chủ trì thực hiện các nghiên cứu dự báo nhu cầu đào tạo giáo viên cho các địa phương và lĩnh vực giáo dục tư nhân.
Trường sư phạm cần đổi mới quản trị đại học trên tinh thần tự chủ và tự chịu trách nhiệm, đổi mới chương trình đào tạo, nâng chuẩn giảng viên (ví dụ nhiều trường CĐSP tỉ lệ tiến sĩ rất thấp, nghiên cứu khoa học ít).
Các trường cũng cần tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tăng cường tính liên thông trong đào tạo; đa dạng hóa mô hình và phương thức đào tạo,nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý, tăng cường các điều kiện về bảo đảm chất lượng và thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, từng bước nâng dần chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.
GS Phạm Hồng Quang (Giám đốc ĐH Thái Nguyên)
Kiến nghị khẩn lên Thủ tướng về "số phận" trường sư phạm địa phương
Hiệp hội các trường ĐH-CĐ Việt Nam vừa có kiến nghị khẩn cấp lên Thủ tướng Chính phủ về "số phận" của các trường sư phạm địa phương.
">Đến năm 2025 dừng tuyển sinh trường sư phạm không đảm bảo chất lượng
Nhận định, soi kèo Al Faisaly vs Al Jabalain, 19h35 ngày 23/1: Khách ‘tạch’
Vũ Minh Ngọc, Giám đốc Công ty TNHH Nông sản cô Tâm. Lá trà xanh và quả mơ chính là hai nguyên liệu quan trọng làm nên hương vị của giấm mơ trà xanh. Chè sau khi đem về được chế sạch sẽ sau đó nấu lấy nước đặc. Lá chè khi đun lên vẫn phải giữ được màu xanh tự nhiên để tạo sự đồng đều cho giấm.
Chè sau khi đun xong sẽ được để nguội hạ bớt nhiệt xuống 30 đến 40 độ C rồi đưa vào chum ủ cùng với những nguyên liệu khác.
Một trong những bí quyết để lên men tự nhiên cho giấm cổ truyền mà không phải sử dụng phụ gia công nghiệp là những lọ mơ được ngâm ủ.
Mơ được ngâm cùng đường thô mật mía ít nhất 3 năm. Sau đó chắt nước mơ ra hoà trộn cùng nước chè xanh và men gốc, ủ trong 3 đến 4 tháng là sản phẩm có thể đem ra sử dụng được. Mơ má đào Tây Bắc, kết hợp với chè xanh bản địa đã gây ấn tượng với người tiêu dùng.
“Ngay từ thời gian đầu, chúng tôi đã xác định để đứng vững trên thị trường mình phải luôn luôn tìm tòi học hỏi. Bên cạnh những phương pháp truyền thống sẵn có, tôi phải tham vấn nhiều thông tin từ các khoa viện và các chuyên gia để mình hoàn thiện và nâng tầm sản phẩm của mình lên, minh bạch toàn bộ quá trình sản xuất của mình, con đường phát triển thương hiệu để người tiêu dùng hiểu và tiếp cận sản phẩm của mình cũng như xây dựng niềm tin cho khách hàng”, Giám đốc Công ty THHH Nông sản cô Tâm chia sẻ.
Với khát vọng đưa sản phẩm nông sản chất lượng đến người tiêu dùng, suốt 4 năm qua, điểm đến của chàng kỹ sư xây dựng là những cửa hàng thực phẩm sạch, hoa quả sạch ở khắp các tỉnh, thành phố để chào hàng và học hỏi kinh nghiệm bán hàng, tạo chuỗi cung ứng cho sản phẩm.
Bằng sự kiên trì ấy, sản phẩm nông sản “giấm cô Tâm” đã có mặt tại chuỗi cửa hàng thuộc Hiệp hội Nông nghiệp sạch của tỉnh, các cửa hàng thực phẩm sạch, các chợ đầu mối, chợ truyền thống, nhà hàng, quán ăn ở nhiều tỉnh, thành trên toàn quốc.
Trên nền sản phẩm giấm mơ trà xanh truyền thống, Ngọc tiếp tục nghiên cứu phát triển thêm dòng sản phẩm giấm ngâm tiêu xanh, nước cốt mơ ngâm lâu năm cung ứng ra thị trường. Doanh thu của công ty năm 2022 đạt hơn tỷ đồng và tạo việc làm cho 40 lao động tại địa phương.
Ứng dụng công nghệ số để quảng bá sản phẩm nông sản
Tình yêu với ngôi làng cổ Bách Cốc và sự kế thừa nghề truyền thống gia đình là động lực cho Vũ Minh Ngọc xây dựng thương hiệu giấm mơ trà xanh gắn với làng cổ với ước mơ đưa sản phẩm cổ truyền của làng được đi xa hơn.
Hiện tại, công ty của Ngọc tiêu thụ cho bà con từ 30 đến 40 tấn mơ mỗi năm và 4 đến 5 tạ chè mỗi tháng. Sản phẩm đã có mặt ở nhiều tỉnh thành với sản lượng hàng nghìn chai/tháng. Giá bán chỉ 35.000 đồng một chai, bằng 1/5 đến 1/7 lần so với giá sản phẩm nhập cùng loại.
Trong thời gian tới, Ngọc dự định sẽ tập trung phát triển sản phẩm chủ lực giấm gắn với chỉ dẫn địa lý làng Bách Cốc và được bảo hộ, qua đó quảng bá lịch sử, văn hoá của làng để nhiều người biết đến.
Công ty đang hướng đến mục tiêu xuất khẩu, chuẩn hóa lại toàn bộ sản phẩm để đạt được tiêu chuẩn chất lượng mới, có điểm đặc biệt để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế .
Thời gian gần đây, Ngọc cùng các cộng sự đã tích cực livestream quảng bá sản phẩm nông sản trên mạng xã hội. Trong những thước phim mà Vũ Minh Ngọc chia sẻ trên kênh Youtube, Facebook và TikTok , hình ảnh hiện ra đơn sơ, giản dị nhưng cũng đầy sức hút.
Những câu chuyện về giấm mơ trà xanh của Ngọc luôn gắn liền với làng cổ Bách Cốc. “Đây là một ngôi làng cổ thuộc xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, Nam Định. Theo thần phả, từ thời Hùng Vương đã có 12 vị tổ xuôi theo dòng sông Bạch Hạc về đây khai hoang lập ấp, đặt tên là Bách Cốc với ý nghĩa là 100 loại lương thực, với mong muốn nhân dân luôn no đủ, hạnh phúc”, Ngọc cho biết.
Thinh thoảng Ngọc cũng mời chuyên gia đến xã tập huấn về chuyển đổisố cho thanh niên trong xã, giúp thanh niên bắt nhịp công nghệ số.
Với những thành tích đã đạt được, Vũ Minh Ngọc trở thành một trong 57 nhà nông trẻ xuất sắc năm 2021, được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tuyên dương trao tặng giải thưởng Lương Định Của vào đầu năm 2022.
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ VII vừa qua, Ngọc được Trung ương Đoàn trao tặng huy hiệu thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác.
Tâm Tâm
">Hành trình xây dựng thương hiệu giấm cô Tâm của chàng kỹ sư
- - Liên quan vụ việc nhóm học sinh đánh bạn tới tấp trong phòng nội trú, cơ quan chức năng ở huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) yêu cầu xử lí nghiêm trách nhiệm từng cá nhân, tổ chức.
XEM CLIP:
Play">3 học sinh đánh bạn tới tấp: 'Chúng tôi thấy rất đau lòng'
Thủ tướng đến dự và chủ trì Hội nghị toàn quốc nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến sáng 31/8 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính tại Trung tâm Hành chính công thành phố Đà Nẵng tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cùng tham dự có đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chuyển đổi số mạnh mẽ cả khu vực công và tư
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chúng ta đang rà soát lại việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; những việc đã làm tốt rồi thì làm tốt hơn, những mục tiêu có khả năng đạt được thì cần tăng tốc, những gì chưa đạt được thì phải có giải pháp đột phá.
Mặt khác, Đà Nẵng là một trong những địa phương đi đầu trong xây dựng chính phủ số, đạt hiệu quả nổi trội; việc tổ chức Hội nghị tại đây nhằm hoan nghênh, động viên và học tập Đà Nẵng.
Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số đã trở thành xu thế tất yếu, yêu cầu khách quan và lựa chọn chiến lược của nhiều quốc gia. Trong chuyển đổi số, Việt Nam xác định cách tiếp cận toàn cầu, toàn diện, toàn dân nhưng có trọng tâm, trọng điểm, lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể. Cả phía quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công và phía đối tượng thụ hưởng, sử dụng dịch vụ công đều phải vận dụng chuyển đổi số đạt hiệu quả cao nhất.
Thời gian qua, chúng ta đã làm được nhiều việc, chuyển đổi số được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ cả khu vực công và khu vực tư, từ Trung ương đến địa phương, từ thành thị đến nông thôn, từ các cháu nhỏ đến các ông, các bà hay nói cách khác chuyển đổi số đã đến "từng ngõ, từng nhà, từng người".
Tư duy, hành động, thói quen của cơ quan hành chính các cấp và người dân, doanh nghiệp trong thực hiện các thủ tục hành chính chuyển dần từ giấy tờ truyền thống sang môi trường mạng, giúp nâng cao hiệu quả và năng suất các hoạt động kinh tế, xã hội.
Từ phong trào, xu thế này đã xuất hiện nhiều bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, có những mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong chuyển đổi số nói chung, cung cấp dịch vụ công trực tuyến nói riêng.
Bên cạnh những kết quả rất cơ bản, còn có những tồn tại, hạn chế liên quan tới tư duy, nhận thức, hành động về chuyển đổi số, có nơi, có lúc chưa như mong muốn, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; hạ tầng số chưa đồng bộ, có nơi, có lúc còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; hiệu quả triển khai dịch vụ công trực tuyến chưa đạt như kỳ vọng, (mới chỉ 17% hồ sơ ở địa phương được xử lý trực tuyến toàn trình)…
Đồng thời, việc triển khai dịch vụ công trực tuyến phải đối mặt, giải quyết những thách thức rất lớn như phải đáp ứng yêu cầu ngày càng nhiều, đòi hỏi ngày càng cao của hệ thống hành chính các cấp và người dân, doanh nghiệp trong sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong quá trình vận động, phát triển rất nhanh của các hoạt động kinh tế, xã hội; cần số hóa một lượng lớn thông tin giấy tờ; nguồn lực Nhà nước có hạn, do đó phải huy động nguồn lực xã hội, sức mạnh bắt nguồn từ người dân, doanh nghiệp bằng tư duy, tầm nhìn, đổi mới sáng tạo; phát triển sản phẩm công nghệ số Việt Nam trước hết phải phục vụ tốt nhu cầu của người Việt Nam, rồi vươn ra khu vực và thế giới…
Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, đánh giá đúng những kết quả đã đạt được trong chuyển đổi số quốc gia nói chung, đặc biệt về triển khai dịch vụ công trực tuyến, những lợi ích mang lại cho người dân và doanh nghiệp; chia sẻ những mô hình hay, cách làm hiệu quả để tham khảo, nhân rộng; nhìn nhận thẳng thắn những thách thức, tồn tại, bất cập, nhất là những điểm nghẽn; chỉ ra nguyên nhân (cả khách quan và chủ quan) và bài học kinh nghiệm; xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thời gian tới để thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến, góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
Mục tiêu chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam đã trải qua 02 giai đoạn phát triển về dịch vụ công trực tuyến tính từ năm 2011 đến nay.
Trong đó, giai đoạn 1 là giai đoạn khởi động khi số lượng dịch vụ công trực tuyến mức cao được triển khai rất ít trên phạm vi cả nước; giai đoạn 2 là giai đoạn phát triển theo chiều rộng, khi có bước phát triển đột phá về số lượng dịch vụ công trực tuyến.
Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến đã có thành công nhưng không đồng đều giữa các bộ, ngành, địa phương, bên cạnh những đơn vị đạt kết quả cao, vẫn còn nhiều đơn vị đạt kết quả rất thấp, đặc biệt là hồ sơ trực tuyến toàn trình.
Một số địa phương đạt tỉ lệ rất cao lên tới 69%, tuy nhiên vẫn còn nhiều địa phương đạt tỉ lệ rất thấp. Dịch vụ công trực tuyến toàn trình mang lại hiệu quả thực sự khi mà người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện đơn giản, thuận tiện toàn bộ quy trình trên môi trường mạng và không phải hiện diện tại cơ quan nhà nước, thể hiện thông qua tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình.
Để bước vào giai đoạn 3-phát triển theo chiều sâu, cần tập trung vào phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình tới mọi người dân, doanh nghiệp, mục tiêu đặt ra là tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt 70%.
Việc phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình sẽ đưa mọi hoạt động của công chức, viên chức phục vụ người dân và doanh nghiệp lên môi trường mạng. Khi đó, các cơ quan nhà nước có đầy đủ dữ liệu số để chỉ đạo, điều hành trực tuyến và dựa trên dữ liệu. Hoàn thành phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình, Việt Nam sẽ hoàn thành nhiệm vụ phát triển Chính phủ điện tử, chuyển sang phát triển Chính phủ số.
Để triển khai dịch vụ công trực tuyến trong giai đoạn mới, phát triển theo chiều sâu, thực chất là phổ cập dịch vụ công trực tuyến theo hướng trực tuyến toàn trình, các bộ, ngành, địa phương cần đạt mục tiêu phát triển dịch vụ công trực tuyến toàn trình ngay trong năm 2024 và đến năm 2025.
Cụ thể, năm 2024, với các bộ, ngành: tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt tối thiểu 70%; đối với các địa phương: đạt tối thiểu 30%. Năm 2025, đối với các bộ, ngành: tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt tối thiểu 85%; đối với các địa phương: đạt tối thiểu 70%.
Để đạt được các mục tiêu trên, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Khung triển khai dịch vụ công trực tuyến để hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Khung này sẽ hướng dẫn để các cơ quan nhà nước: (1) Tối ưu hóa các bước, quy trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến thông qua rà soát, hoàn thiện thể chế; (2) Phát triển các công cụ, nền tảng, ứng dụng số cung cấp dịch vụ công trực tuyến dựa trên hạ tầng số, dữ liệu số, có thể đo lường, giám sát trực tuyến và đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng; (3) Phát triển nhân lực số; (4) Các yêu cầu, tiêu chuẩn cần đáp ứng trong triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Khung bao gồm các nội dung chính: Tái cấu trúc quy trình, thành phần hồ sơ trong thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính; phát triển hạ tầng số; xây dựng kho dữ liệu số; bảo đảm an toàn, an ninh mạng; thực hiện đo lường, giám sát trực tuyến.
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về Hội nghị.
Theo Hà Văn/Chinhphu.vn
">Hội nghị toàn quốc nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến