您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Việt Nam 0
NEWS2025-01-19 10:14:55【Thể thao】0人已围观
简介 - Rất nhiều CĐV Việt Nam,nhận định aston villa Malaysia đã bày tỏ sự giận dữ trên các trang mạng xãnhận định aston villanhận định aston villa、、
- Rất nhiều CĐV Việt Nam,nhận định aston villa Malaysia đã bày tỏ sự giận dữ trên các trang mạng xã hội khi trọng tài biên phất cờ báo việt vị, không công nhận bàn thắng của Văn Toàn vào lưới Myanmar lúc cuối trận.
HLV Park Hang Seo chê trọng tài khi tuyển Việt Nam mất bàn thắng
Video trọng tài Thái Lan "cướp" bàn thắng của Văn Toàn
Báo Hàn Quốc: Trọng tài sai lầm, tuyển Việt Nam mất oan bàn thắng
Video bàn thắng không được công nhận của Văn Toàn:
Tình huống xảy ra ở phút 77, khi Quang Hải tung cú sút xa trái phá buộc thủ thành Kyaw Htet đẩy bóng ra. Văn Toàn ập vào rất nhanh đá bồi cận thành tung lưới Myanmar.
Tuy nhiên, trọng tài biên người Thái Lan - Phubes Lekpha đã phất cờ báo hiệu Văn Toàn rơi vào thế việt vị và pha lập công của tiền đạo gốc Hải Dương không được công nhận.
Xem lại băng ghi hình, đây là pha bóng khá nhạy cảm và dường như Văn Toàn vẫn đứng trên hậu vệ cuối cùng của Myanmar ở thời điểm Quang Hải tung ra cú nã đại bác.
Tình huống Văn Toàn băng xuống sút tung lưới Myanmar |
Kết thúc trận đấu, cộng đồng mạng dậy sóng cho rằng trọng tài đã "cướp trắng" bàn thắng của tuyển Việt Nam. Nếu pha lập công ấy được công nhận, đoàn quân HLV Park Hang Seo sẽ sớm giành vé bán kết và thảnh thơi ở loạt đấu cuối cùng gặp Campuchia.
Người hâm mộ có tên Surya đến từ Malaysia đăng dòng Tweet: "Tôi không biết vị trọng tài biên đang nghĩ gì. Rõ ràng Văn Toàn không rơi vào thế việt vị."
CĐV có nickname Petrichor bày tỏ quan điểm: "Tôi không hài lòng với kết quả hòa 0-0. Việt Nam đã có rất nhiều cơ hội ngon ăn và trọng tài bắt không công tâm."
Nhiều CĐV không hài lòng với quyết định của trọng tài biên người Thái Lan |
Về phía cư dân mạng Việt Nam, ngay sau trận họ đã lùng sục trang Facebook cá nhân của vị trọng tài biên người Thái - Phubes Lekpha bày tỏ thái độ "phẫn nộ", khiến ông phải lập tức thay đổi ảnh đại diện cá nhân cũng như ảnh bìa Facebook.
* Anh Tuấn
很赞哦!(664)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Atalanta vs Juventus, 2h45 ngày 15/1: Khó cho chủ nhà
- Tranh cãi nảy lửa vụ cô gái cởi áo ngực bịt mặt thoát thân
- Xuyên đêm phát chăn ấm, bánh mỳ cho người vô gia cư
- Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tăng giá vé tham quan gấp 4 lần
- Siêu máy tính dự đoán Inter Milan vs Bologna, 2h45 ngày 16/1
- Nhóm bạn trẻ ở Đồng Nai rủ nhau lội bùn, 'giải cứu' kênh rạch bị ô nhiễm
- Chươngtrình điều ước thứ 7
- MV mới của Sơn Tùng bị gỡ do vấn đề bản quyền?
- Soi kèo góc Ipswich vs Brighton, 2h30 ngày 17/1
- Làm muối từ mai mực
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Marseille vs Lille OSC, 03h10 ngày 15/1: Vé đi tiếp cho chủ nhà
- Bên trong hàng rào sắt - trước cửa nhà - người phụ nữ đứng tuổi đang đăm chiêu. Trước mặt chị, tô cơm còn đầy. Trời đã trưa, cái nóng của miền Nam đang bốc lên hừng hực. Chị vẫn ngồi và chợt nhìn thấy tôi, chị mỉm cười. Rồi chị cuối xuống múc một muỗng cơm cho vào miệng nhai ngấu nghiến ...Những ngày cuối đời của công tử hào hoa nhất xứ Nam kỳ">
Con trai công tử Bạc Liêu, nhọc nhằn mưu sinh
- 12 tác phẩm nghệ thuật đặc biệt của 2 bộ tứ trụ trong hội họa Việt Nam: Trí – Lân – Vân – Cẩn và Nghiêm – Liêm – Sáng – Phái được mang ra đấu giá.
Chiều 21/7, tại Nhà Đấu giá Nghệ thuật Chọn đã diễn ra họp báo trước Phiên đấu giá số 05 với 12 tác phẩm nghệ thuật đặc biệt của 2 bộ tứ trụ trong hội họa Việt Nam: Trí – Lân – Vân – Cẩn và Nghiêm – Liêm – Sáng – Phái. Triển lãm trước phiên đấu giá sẽ kéo dài từ nay tới 29/7. Thời gian đấu giá 18h ngày 30/7.
Mở đầu cho danh sách hiện vật phiên đấu giá là bức "Chân dung" - Bùi Xuân Phái - 1975
Các tác phẩm được mang ra đấu giá bao gồm: Chân dung - Bùi Xuân Phái; Trung đoàn 69 - Tô Ngọc Vân; Du kích - Tô Ngọc Vân; Trung Thu - Bùi Xuân Phái; Chân dung Văn Dương Thành - Bùi Xuân Phái; Chân dung Dương Bích Liên - Nguyễn Tư Nghiêm; Phố cũ - Bùi Xuân Phái; Tập ký họa kỷ niệm Nguyễn Du - Xuất bản 1942; Vệ thần - Nguyễn Tư Nghiêm; Con giáp - Nguyễn Tư Nghiêm; Tượng chân dung Nguyễn Sáng - Cần Thư Công; Tình yêu đầu tiên - Trần Văn Cẩn.
Thị trường mỹ thuật Việt Nam hiện nay vẫn còn khá ảm đạm do thiếu vắng thị trường đấu giá trong nước. Việc mua bán giao dịch các tác phẩm nghệ thuật đa phần do tự phát. Trước đây, tác giả hay chủ sở hữu các tác phẩm mỹ thuật có giá trị vẫn đang quen với cách bán phổ thông, chủ yếu là ký gửi tác phẩm tại các phòng tranh, các triển lãm với một giá được niêm yết. Nếu giao dịch thành công, tác giả hay chủ sở hữu phải chi trả một phần giá trị tài sản bán được cho bên nhận ký gửi. Bên cạnh đó, những hình thức bán đấu giá từ thiện vẫn diễn ra lại không phản ánh được giá trị đích thực của tác phẩm…
Nhiều họa sĩ cho rằng nếu tổ chức thành công và được tổ chức thường xuyên, việc đấu giá các tác phẩm nghệ thuật sẽ góp phần mở ra một một kênh mua, bán tác phẩm nghệ thuật một cách công khai, hạn chế tình trạng thất thoát thuế của Nhà nước và góp phần thúc đẩy hoạt động sáng tác của các họa sĩ trong nước, giúp những người yêu nghệ thuật, những nhà sưu tập có thêm cơ hội tìm đến những tác phẩm nghệ thuật có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và được pháp luật bảo hộ.
T.Lê
">Đấu giá 12 tác phẩm của các hoạ sĩ nổi tiếng Việt Nam
Họa sĩ Nguyễn Dương. Theo Nguyễn Dương, anh không tự gò bó mình vào khuôn khổ hay đề tài nhất định. Nam họa sĩ cũng chưa bao giờ đặt ra đề bài để tự tìm lời giải trong các tác phẩm. Thay vào đó, anh muốn mọi thứ đến tự nhiên với niềm giao cảm bộc phát từ trong chính suy nghĩ, nhận thức của mình.
"Quá trình sáng tạo tôi luôn thật thà với chính mình. Khi sự thật thà ấy được phơi bày ra, tôi tin chính những người xem cũng "cảm" được điều ấy. Khi chúng ta cùng mở lòng để cùng thưởng thức tác phẩm tôi cho đó là sự giao cảm nghệ thuật", anh nói.
Sinh ra và lớn lên ở vùng biển Tĩnh Gia, hình ảnh về những cơn sóng, biển và đêm gắn chặt tâm tưởng của Nguyễn Dương. Từ những rung động trước thiên nhiên, anh lưu giữ, tái hiện qua các tác phẩm mỹ thuật. Nam họa sĩ chọn ngôn ngữ trừu tượng để vẽ. Bởi theo anh, khi vẽ biểu hình, rất có thể người vẽ và cả người xem sẽ bị cái thực tại, hình ảnh bên ngoài chi phối nhiều về ý, hình. Trong khi trừu tượng thì ít bị chi phối hơn, nên dễ tập trung vào cảm xúc tức thì ở bên trong.
Một góc tranh trong triển lãm.
Với nam họa sĩ, việc hoàn thiện một bức tranh trừu tượng là khi nó giữ nguyên được cảm xúc của bản thân về tinh thần của sự vật, hiện tượng lúc ấy. Còn về bề mặt tác phẩm, nó phải có được chiều sâu của không gian, rõ nét về nhịp điệu và cấu trúc, của màu sắc hoặc vật chất... Trong nhiều tranh, Nguyễn Dương đã nắm bắt được cái tinh thần của sự vật, hiện tượng, thay vì mô tả hoặc kể chuyện về nó.
Họa sĩ Nguyễn Xuân Hoàng nhận xét về tranh của Nguyễn Dương: “Khát khao những khám phá mới mà cũng vừa dằn vặt, đau đáu... Nhiều ẩn giấu trong hành trình hội họa của Nguyễn Dương, tương tự như con người của anh ấy, sinh ra và lớn lên ở biển.
Những ám ảnh về biển, vẻ đẹp huy hoàng hay những cơn bão đêm, ngay cả trong giấc mơ cũng thấy như đại dương muốn nuốt mình xuống đáy, vừa đáng sợ vừa kỳ thú. Tất cả những điều đó vẫn theo Dương tới tận bây giờ”.
Một số tác phẩm được trưng bày trong triển lãm
Lần đầu triển lãm tranh triệu đô của 'Bộ tứ Đông Dương' tại Việt NamHơn 50 tác phẩm của 4 danh hoạ Lê Thị Lựu, Lê Phổ, Mai Trung Thứ và Vũ Cao Đàm lần đầu được trưng bày tại triển lãm 'Timeless Souls: beyond the Voyage - Hồn xưa bến lạ'."> Niềm giao cảm với 'Khúc ca thiên nhiên' của họa sĩ Nguyễn Dương
Nhận định, soi kèo Blackburn vs Portsmouth, 2h45 ngày 16/1: Lật tìm bản ngã
Ấn Hoàng đế chi bảo bằng vàng nặng 10,78 kg. Căn cứ thông tin trên trang đấy giá này cùng ý kiến của một số chuyên gia về cổ vật, chiếc ấn vàng (lô số 101/329) chính là chiếc kim ấn “Hoàng đế chi bảo” được vị hoàng đế cuối cùng của vương triều Nguyễn là Bảo Đại, trao cho đại diện của Việt Minh là ông Trần Huy Liệu cùng với thanh bảo kiếm của vua Khải Định vào chiều 30/8/1945.
Cục Di sản Văn hoá (Bộ VHTTDL) đã chính thức lên tiếng trước thông tin về việc đấu giá này. Ngay khi nắm được thông tin về việc đấu giá hai cổ vật, Bộ VHTTDL đã có công văn gửi Bộ Ngoại giao. Công văn nêu rõ về “hành trình” của cổ vật kim ấn “Hoàng đế chi bảo”: Sau ngày Toàn quốc kháng chiến (tháng 12/1946), hai cổ vật đã rơi vào tay người Pháp và đến ngày 8/3/1952, người Pháp tổ chức lễ trao lại ấn kiếm cho cựu hoàng Bảo Đại, rồi được đưa sang Pháp vào năm 1953. Trước khi qua đời (năm 1997), Bảo Đại đã di chúc để lại toàn bộ tài sản ở Pháp (trong đó có kim ấn “Hoàng đế chi bảo”) cho vợ là bà Monique Baudot, người Pháp. Bà Monique Baudot qua đời năm 2021, các tài sản trên thuộc về những người thừa kế và được mang ra bán đấu giá.
“Chiếc ấn 'Hoàng đế chi bảo' được dùng cho các hoạt động công quyền, chính sự của nhà Nguyễn trong suốt một giai đoạn lịch sử, có ý nghĩa về lịch sử, văn hoá. Vì vậy, việc tìm cách đưa ấn về Việt Nam là cần thiết…”, Bộ VHTTDL nhấn mạnh.
Cũng tại công văn này, Bộ VHTTDL đề nghị Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp kịp thời làm việc trực tiếp với hãng đấu giá MILLON để xác minh rõ thông tin liên quan đến việc đấu giá hai cổ vật nêu trên như thông báo của Hãng (gồm các thông tin về chủ sở hữu, tính hợp pháp của 2 cổ vật, giá dự kiến bán, khả năng đàm phán mua trực tiếp không qua đấu giá…).
Bộ VHTTDL nhấn mạnh đề nghị: “Nhanh chóng tìm hiểu và đề xuất phương án phù hợp nhất phù hợp với pháp luật nước sở tại và thông lệ quốc tế) để “hồi hương” 2 cổ vật căn cứ kết quả làm việc với hãng đấu giá.
Theo TS Phan Thanh Hải, ấn “Hoàng đế chi bảo” chính là chiếc ấn vàng mà vị vua cuối cùng của triều Nguyễn đã trao cho đại diện chính quyền cách mạng tại Ngọ Môn. Cũng theo vị TS này, dưới thời Nguyễn, bảo tỷ có hơn trăm chiếc, riêng dưới thời của hai hoàng đế đầu triều là Gia Long (1802-1820) và Minh Mạng (1820-1841) đã có đến hơn 20 chiếc; mỗi chiếc đều có công năng và ý nghĩa riêng. Đặc biệt, trong 20 chiếc bảo tỷ đúc giai đoạn đầu thời Nguyễn, có 6 chiếc đúc thời Gia Long và 14 chiếc đúc dưới thời Minh Mạng. Và chiếc ấn quan trọng nhất, chiếc ấn biểu tượng cho hoàng đế là ấn “Hoàng đế chi bảo”.
"Ấn 'Hoàng đế chi bảo' được đúc bằng vàng ròng vào ngày mùng 4 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 4 (tức ngày 15/3/1823). Đây là chiếc kim bảo lớn và đẹp nhất của triều Nguyễn. Theo ảnh tư liệu mà chúng tôi hiện có, ấn đúc hình vuông, quai ấn là một con rồng uốn khúc (rồng đoanh), đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng về phía trước. Đỉnh đầu rồng khắc hình chữ vương; kỳ (vây lưng) dựng đứng; đuôi cũng dựng đứng, vây đuôi uốn cong về phía trước; 4 chân rồng đúc rõ 5 móng, tư thế chống chân xuống mặt ấn rất vững vàng. Mặt dưới của ấn khắc 4 chữ triện “Hoàng đế chi bảo”. Mặt trên của ấn, phía 2 bên quai khắc nổi 2 dòng chữ: “Minh Mạng tứ niên nhị nguyệt sơ tứ nhật cát thời chú tạo” (Đúc vào giờ tốt ngày mồng 4 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 4). “Thập thành hoàng kim, trọng nhị bách thập lạng cửu tiền nhị phân”. (Đúc bằng vàng, trọng lượng 280 lạng 9 chỉ 2 phân - Nếu tính 27 lạng tương đương 1 kg, thì chiếc ấn này nặng khoảng 10,7 kg)”, TS Phan Thanh Hải chia sẻ.
Ảnh: Drouot
">Tìm phương án hồi hương cổ vật triều Nguyễn sắp được đấu giá tại Pháp
Đặng Trần Thủy Tiên – nữ sinh ĐH Ngoại thương gây xúc động với câu chuyện nghị lực chiến đấu với căn bệnh ung thư ở tuổi 19
Hành trình dũng cảm
Thủy Tiên bắt đầu cuộc chiến ung thư từ tháng 7 nhưng phải gần ba tháng sau, câu chuyện về nghị lực của một “chiến binh K” xinh đẹp mới lan truyền cảm hứng, khi mạng xã hội xuất hiện những hình ảnh Thủy Tiên dự thi Duyên dáng Ngoại thương - Beauty & Charm 2019 vào chiều 27/10, bằng chính bức ảnh đã cạo trọc tóc trong quá trình cô điều trị ung thư.
Thủy Tiên cho biết, quyết định dự thi vì bị thu hút bởi chủ đề “She is the difference” (cô ấy là điều khác biệt).
“Mình nghĩ bất cứ ai sinh ra trên đời đều là một bản thể riêng biệt, mình cũng vậy. Hy vọng câu chuyện của mình sẽ khích lệ mọi người cố gắng chiến đấu với những căn bệnh đang phải đối đầu.
Các bạn trẻ có thể buồn, có thể khóc nhưng tuyệt đối đừng bao giờ gục ngã. Đừng bao giờ ngừng hy vọng, biết đâu có phép mầu xảy ra!”, Thủy Tiên nói.
Kết quả Thủy Tiên đã vào top 12 gương mặt nữ sinh xuất sắc, và ở vòng thi chung kết tối 15/12/2019, cô được trao giải thưởng “Người đẹp truyền cảm hứng”.
Từ đó đến nay, Thủy Tiên gần như chỉ tập trung vào việc uống thuốc, nghỉ ngơi, tập thể dục... theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Khi kết thúc bảo lưu và quay trở lại với việc học cũng là lúc nữ sinh kết thúc đợt điều trị bằng hóa chất mạnh, và đổi hóa chất khác, chuẩn bị “về đích” trong cuộc chiến chống chọi với tác hại của tế bào ung thư.
So với những ngày thi Hoa khôi ĐH Ngoại thương, Thủy Tiên giảm 4kg vì cơ thể không còn bị tích nước, ánh mắt sáng hơn, mái tóc bắt đầu mọc lại, đen nhánh và đầy sức sống, những chỉ số sức khỏe lạc quan hơn.
Nữ sinh chia sẻ: “Sức khỏe của mình đang tốt lên, trừ việc thỉnh thoảng ngực vẫn bị đau nhói lên. Tuy vậy, bác sĩ nói đó là chuyện bình thường sau khi phẫu thuật, nên mình không lo lắng nhiều.
Ngược lại, sau thời gian cách ly xã hội, mình được đi học trở lại, được gặp lại bạn bè, đi làm thêm một số công việc nên vừa có thêm thu nhập, vừa không bị “ỳ” khi ngồi một chỗ. Phác đồ sắp kết thúc, không ai nói trước được tương lai nhưng mình tin rằng mình sẽ chiến thắng bạo bệnh”.
Trong suy nghĩ của Thủy Tiên, ung thư là chu trình di căn và tái phát, có thể đưa cô quay trở lại bệnh viện bất cứ lúc nào. Nữ sinh luôn nhủ lòng, sợ hãi cũng không ích gì, điều duy nhất có ý nghĩa là lạc quan, kiên trì.
Hiện nay, mỗi ngày của Thủy Tiên diễn ra đều đặn với lịch trình lên lớp, về nhà ôn thi, đọc sách, học thêm ngoại ngữ, tự nấu ăn để đảm bảo dinh dưỡng, đi bộ thư giãn và tập các bài cardio để giữ gìn sức khỏe.
“Mặc dù mình đang ôn thi giữa học kì, lịch học và làm việc khá dày đặc nhưng mình cảm thấy hạnh phúc vì được bận rộn. ĐH Ngoại thương giống như một gia đình, các thầy cô và bạn bè rất tạo điều kiện để mình vừa học, thi, vừa đảm bảo việc điều trị bệnh tại viện.
Ngay cả khi đi làm, các bạn đồng nghiệp cũng rất nhường nhịn, không để mình gặp áp lực. Tuy vậy, mình chỉ làm việc với cường độ mà sức khỏe cho phép, nên tự biết cân bằng và không để bản thân ỷ lại vào các bạn, các anh chị”.
Lan tỏa nghị lực kiên cường
Sau khi được xướng tên cho danh hiệu Người đẹp truyền cảm hứng của cuộc thi Duyên dáng Ngoại thương 2019, Thủy Tiên có dịp tham gia nhiều sự kiện và lan tỏa năng lượng sống mạnh mẽ của mình đến với đông đảo cộng đồng.
Đối với nữ sinh, cô xem đó là cơ hội được trải nghiệm, học hỏi, và cũng là trách nhiệm của mình sau cuộc thi Hoa khôi của trường.
“Mình luôn trân trọng mỗi cơ hội như vậy. Mình được gần gũi hơn với các bệnh nhân ung thư, hiểu rằng có những người còn khó khăn hơn, hành trình chiến đấu với căn bệnh còn khắc nghiệt hơn mình nhưng họ vẫn rất lạc quan, kiên cường.
Mình cũng có dịp được làm việc với các anh chị như hoa hậu Ngọc Hân, cô Cẩm Thơ, các anh chị nhà báo... Mỗi kỉ niệm như vậy đều là bài học quý báu, là trải nghiệm khó quên giúp mình học hỏi được nhiều điều, khiến bản thân trưởng thành hơn mỗi ngày”.
Mới đây, nữ sinh tham gia một talkshow về chủ đề Nữ quyền do các học sinh THPT tổ chức. Tại đây, Thủy Tiên mang đến cho mọi người những câu chuyện chân thực nhất về cuộc sống của mình cũng như năng lượng tích cực, niềm tin mạnh mẽ vào một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn mỗi ngày.
Cô chia sẻ: “Mình đã tự hỏi bản thân câu hỏi “Nếu không bị ung thư, cuộc đời mình sẽ ra sao?” rất nhiều lần. Nhưng rồi, sự thật là không thể thay đổi. Mình coi đó là một hành trình thử thách mà bản thân bắt buộc phải trải qua.
Căn bệnh đã cho mình “được” nhiều hơn “mất”. Đó là khi mình học được cách yêu bản thân, ăn uống lành mạnh, tập luyện đều đặn, học được cách yêu mái đầu không có tóc sau khi truyền hóa chất. Mình nhận thấy bản thân mạnh mẽ, bản lĩnh, nghị lực và yêu đời, yêu bản thân hơn bao giờ hết”.
Chứng kiến Thủy Tiên hồn nhiên chia sẻ về sự thay đổi của cơ thể, của mái tóc mới thấy nghị lực sống vô cùng mãnh liệt ở cô gái này. Sau nhiều tháng chia tay mái tóc dài xoăn lọn “bánh bèo” vì hóa chất, Tiên đang tận hưởng một trải nghiệm mới trong đời: để tóc tém.
Đối với nữ sinh sinh năm 2000, kiểu tóc mới này là dấu hiệu của sự hồi phục sức khỏe, cũng như một hình tượng mới của bản thân: nữ sinh thế hệ mới hiện đại, bản lĩnh nhưng không kém phần dịu dàng, thân thiện.
Tiên cho biết ngoài việc học và đi làm thêm, sắp tới cô sẽ tham gia vào một dự án hướng tới những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, để giúp đỡ nhiều hơn cho cộng đồng.
“Cuộc sống là vậy, cứ yêu những gì mình có, mang năng lượng tích cực đến với thế giới thì tự khắc thế giới sẽ mỉm cười lại thôi. Mình tin là như thế”, nữ sinh bộc bạch.
Thủ tướng gửi thư và hoa cho nữ sinh ung thư đi thi hoa khôi
Trên trang cá nhân, Thủy Tiên - cô gái mắc ung thư đi thi Duyên dáng Ngoại thương chia sẻ niềm vui khi bất ngờ nhận được thư động viên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
">Nữ sinh Ngoại thương mắc ung thư tái xuất xinh đẹp và đầy nghị lực
- Trưa 2/11, danh ca Ngọc Cẩm đã qua đời tại bệnh viện sau nhiều ngày phải cấp cứu vì sức khỏe đi xuống ở tuổi xế chiều. Gia đình cho biết sẽ an táng nghệ sĩ Ngọc Cẩm bên cạnh mộ chồng tại mảnh đất thuộc chùa Vĩnh Nghiêm ở quận Gò Vấp, TP.HCM. Cố nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết chồng bà đã qua đời năm 2002.
Danh ca Ngọc Cẩm có 8 người con và là mẹ của 2 ca sĩ Hồng Hạnh, Hồng Danh. Hai nữ ca sĩ thừa hưởng giọng ca truyền cảm của mẹ và thành công theo đuổi dòng nhạc trữ tình.
Danh ca Ngọc Cẩm qua đời ở tuổi 89. Danh ca Ngọc Cẩm sinh năm 1931, quê Phú Vang, Thừa Thiên - Huế, kết hôn với nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết vào năm 1948. Danh ca Ngọc Cẩm cùng chồng là cố nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết là cặp song ca ăn ý nổi tiếng làng nhạc Việt thời điểm trước năm 1975 không chỉ ở Sài Gòn mà còn ở nhiều tỉnh lẻ miền Nam. Cả 2 gắn bó với phong cách biểu diễn nhạc âm hưởng dân ca. Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết chơi đàn guitar với giọng ca xứ Huế của danh ca Ngọc Cẩm.
Với tiếng hát một trầm ấm, một cao vút trong trẻo, cặp vợ chồng đã để lại nhiều ký ức trong lòng người yêu nhạc Vàng với các ca khúc bất hủ Sơn nữ ca (Trần Hoàn), Bà mẹ quê, Bà mẹ Gio Linh (Phạm Duy), Có một đàn chim (Phan Huỳnh Điểu), Gạo trắng trăng thanh, Trăng rụng xuống cầu (Hoàng Thi Thơ)...,… Cặp vợ chồng không những được yêu quý vì tài năng trong âm nhạc mà còn được ngưỡng mộ vì tình nghĩa son sắt thủy chung.
Hương Giang
Diễn viên Ánh Hoa 'Đồng tiền xương máu' qua đời
Nghệ sĩ Ánh Hoa, người đóng vai mẹ của Trương Ngọc Ánh trong 'Đồng tiền xương máu' mất tại nhà riêng ở Quận 7, TP.HCM, hưởng thọ 79 tuổi.
">Danh ca Ngọc Cẩm qua đời ở tuổi 89