Thủ tướng: Cần thu hút và giữ chân các tập đoàn công nghệ lớn thế giới
TheủtướngCầnthuhútvàgiữchâncáctậpđoàncôngnghệlớnthếgiớkết quả đá bóng hôm nayo đó, tại cuộc họp, Thủ tướng đề nghị các đại biểu phân tích, dự báo tình hình tháng 3 và thời gian tới, những khó khăn, thuận lợi; những công việc cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, những nhiệm vụ cần triển khai để năm 2024 tăng tốc thực hiện mục tiêu của cả nhiệm kỳ, trong đó có những công việc cần làm để thu hút và giữ chân các tập đoàn, công ty lớn, uy tín trên thế giới trong lĩnh vực công nghệ. Điển hình như cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 2 tháng đầu năm 2024 đã thu hút nguồn đầu tư từ FDI đạt 4,29 tỷ USD, tăng 38,6%; vốn FDI thực hiện đạt 2,8 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ. Đến thời điểm hiện nay, Việt Nam có 39.553 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên 473 tỷ USD; tổng vốn thực hiện gần 300 tỷ USD.
Thời gian qua, việc thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ cao và thúc đẩy chuyển giao công nghệ tại Việt Nam đã đạt được một số kết quả tích cực. Việt Nam đã bước đầu đón dòng vốn đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ cao như Intel, Samsung... Việc các tập đoàn công nghệ toàn cầu đang đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực sản xuất công nghệ tại Việt Nam, khiến thị trường trong nước mở rộng nhanh chóng.
Cùng với đó, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng là nhân tố thúc đẩy doanh nghiệp trong nước cải thiện năng suất, đổi mới công nghệ thông qua áp lực cạnh tranh, áp dụng các mô hình sản xuất mới của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài để phát triển và thích ứng với bối cảnh toàn cầu hóa. Các doanh nghiệp trong nước đang từng bước được tham gia vào chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, khi số lượng nhà cung cấp cấp 1 và cấp 2 của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Samsung tăng gấp 10 lần, từ 25 doanh nghiệp vào năm 2014 lên 257 doanh nghiệp vào cuối năm 2022.
Năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã ký ban hành chỉ thị số 14 về một số nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài (FDI) trong giai đoạn mới.
Chỉ thị đánh giá việc thu hút FDI góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao trình độ, năng lực sản xuất, tăng thu ngân sách nhà nước, ổn định kinh tế vĩ mô; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất khung chính sách thử nghiệm và giải pháp đột phá để thu hút các tập đoàn công nghệ số hàng đầu thế giới vào Việt Nam.
Nghiên cứu cơ chế khu công nghệ thông tin tập trung nhằm hình thành các khu đạt tiêu chuẩn quốc tế; thu hút các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới vào đầu tư, nghiên cứu và phát triển.
Xây dựng hoặc đề xuất ban hành cơ chế khuyến khích cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam nghiên cứu và phát triển các phần mềm lõi, công nghệ nguồn. Phát triển hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin như phủ sóng mạng 5G, mạng lưới Internet cáp quang băng thông rộng tốc độ cao, siêu cao tới các khu công nghiệp, hạ tầng cáp quang Gigabit kết nối giữa các địa phương, các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước…