Người ta đầu tư chứng khoán phải nghiên cứu tình hình làm ăn kinh doanh và xem các chu trình lên xuống biểu đồ của mã “hàng”, đọc báo cáo tài chính, biến động của công ty… còn chị Ngọc mua theo phong trào, mua theo "hệ tâm linh". Chị thích mã nào hỏi hội chị em, nếu bạn bảo “được đấy” là chị vào lệnh, chờ khớp giá.

Từ từ, chị Ngọc lao vào cơn say chứng khoán lúc nào không hay. Chị rút thêm tiền tiết kiệm và mỗi lần đầu tư thêm một mã. Có thời điểm chị mua một mã lên tới 82,5 ngàn đồng/cổ phiếu. Chị mua 2.000 cổ phiếu, vài hôm sau mã này tăng tới 85 ngàn đồng nhưng chị không bán, chờ sóng đưa lên "đỉnh".

Thời điểm đó thị trường tăng tốt, các mã chị mua đều lãi cao nên chị Ngọc càng hăng. Những giờ nghỉ trưa, thay vì tám chuyện, chị Ngọc chỉ săn tìm cổ phiếu, trong team “Mê cổ” của chị có mã gì hay mọi người chia sẻ, sẵn tiền trong tài khoản, chị Ngọc lại đặt lệnh mua.

A
Cơn say chứng khoán cuốn trôi nhiều sổ tiết kiệm của các gia đình (Ảnh minh hoạ)

Chồng chị thấy vợ vui với chứng khoán, anh chỉ cười dặn: “đầu tư tý cho vui thôi nhé”. Anh không hề biết vợ đã "tất tay" số tiền tiết kiệm của hai vợ chồng. Qua mấy cơn biến động của thị trường chứng khoán, các mã đều giảm mạnh, thấy vợ hay than, anh nghĩ “thôi xem như mất tiền mua niềm vui".

Đến tháng 6 năm nay, anh được giao nhiệm vụ mới, chuyển đổi địa bàn quản lý, cần đi lại ngoại tỉnh mỗi tuần nên muốn rút tiền mua xe hơi. Khi ấy anh mới biết toàn bộ tiền vợ đã “ném” vào chứng khoán. Chị Ngọc khóc lóc, thành thật cho biết đã lỗ hơn 40% so với vốn bỏ ra, nên không dám bán cổ phiếu thu hồi tiền. Một mã bất động sản lúc mua giá 57 ngàn đồng/cổ phiếu thì hiện tại chỉ còn hơn 20 ngàn đồng. Mã cao nhất đầu tư lúc gần 70 ngàn đồng/cổ phiếu giờ còn được hơn 40 ngàn đồng.

Hai vợ chồng rầu rĩ bàn tính, cuối cùng họ chọn mua chiếc xe 7 chỗ khoảng 700 triệu đồng. Ngoài hơn 200 triệu đồng từ cuốn sổ tiết kiệm chồng chị giữ, chị Ngọc đứng ra vay mượn thêm người thân và ngân hàng.

Hai tuần nay, những biến động liên quan tới một tập đoàn bất động sản khiến thị trường chứng khoán tiếp tục lao dốc. Mỗi ngày, chị Ngọc tiếp tục tái mặt nhìn số tiền của mình “bốc hơi” qua những biểu đồ xanh đỏ, cạnh đó là nỗi lo “thắt lưng buộc bụng” trả nợ mỗi tháng gần 10 triệu đồng tiền mua xe cho ngân hàng. Chị mơ ngày thị trường chứng khoán vực lại, cho tài khoản của chị "về bờ" để bán hết số cổ phiếu rồi "giải nghệ", gỡ gạc chút tiền “mồ hôi công sức” bao năm.

Nhưng biết bao giờ mới tới ngày "về bờ" ấy, hay là không bao giờ?

Theo Phụ nữ TP.HCM

" />

Giấu chồng, vợ mang tiền đầu tư để rồi khóc hận vì thua lỗ chứng khoán

Chị Lê Thị Ngọc (nhân viên văn phòng tại TP.HCM) tâm sự đang “còng lưng” trả nợ. 

 Chồng làm phó phòng ở một công ty lớn nên thu nhập gia đình chị Ngọc ổn định. Hai vợ chồng chị trả hết nợ mua nhà,ấuchồngvợmangtiềnđầutưđểrồikhóchậnvìthualỗchứngkhoáxem lịch âm dương 2024 họ tính toán mua chiếc xe ô tô 7 chỗ để đi lại, cuối tuần cho con cái đi chơi xa.

Chị Ngọc là người “tay hòm” chìa khoá, tiền tiết kiệm của hai vợ chồng chị chọn gửi  tiết kiệm online để tiện thanh toán, đỡ mất công đi lại.

Năm ngoái, vợ chồng chị Ngọc mới dự định đặt cọc mua xe thì giai đoạn căng thẳng của dịch Covid-19 xảy đến. Suốt thời gian sau đó, chị Ngọc ở nhà không đi làm, lương công ty chỉ trả 1/3 “cầm hơi”.

Sốt ruột vì thu nhập giảm, chị Ngọc nghĩ đủ cách để kiếm thêm thu nhập cho mình. Nghe cô bạn thân nói đầu tư chứng khoán lời cao hơn gửi ngân hàng. Đặc biệt, nếu biết chọn mã tốt, sinh lợi nhanh chóng mà không cần chờ lâu. Có nửa tỷ trong tài khoản tiết kiệm, lãi thấp chẳng đủ tiền rau dưa, trong khi bạn bè đua nhau đầu tư, tiền đẻ ra tiền. Chị Ngọc hỏi chồng về đầu tư chứng khoán. Anh chồng cười bảo: “Mình không hiểu biết gì, chơi làm sao được!”. 

Chồng không hào hứng nhưng hội bạn thân ngày nào cũng “chém” về chứng khoán khiến chị Ngọc “sung”. Chị âm thầm bước vào giới đầu tư. Ban đầu chị rút 50 triệu đồng thử nhờ bạn mua giùm qua tài khoản của bạn theo kiểu mua chung.

Khi bán được, 3 ngày sau tiền về tài khoản, bạn chị Ngọc gửi cho chị cả gốc và lời. Góp 50 triệu đồng trong 3 tuần chị Ngọc lời được gần chục triệu. Thấy quá "ngon ăn", chị lập riêng một tài khoản chứng khoán để tự giao dịch.

Người ta đầu tư chứng khoán phải nghiên cứu tình hình làm ăn kinh doanh và xem các chu trình lên xuống biểu đồ của mã “hàng”, đọc báo cáo tài chính, biến động của công ty… còn chị Ngọc mua theo phong trào, mua theo "hệ tâm linh". Chị thích mã nào hỏi hội chị em, nếu bạn bảo “được đấy” là chị vào lệnh, chờ khớp giá.

Từ từ, chị Ngọc lao vào cơn say chứng khoán lúc nào không hay. Chị rút thêm tiền tiết kiệm và mỗi lần đầu tư thêm một mã. Có thời điểm chị mua một mã lên tới 82,5 ngàn đồng/cổ phiếu. Chị mua 2.000 cổ phiếu, vài hôm sau mã này tăng tới 85 ngàn đồng nhưng chị không bán, chờ sóng đưa lên "đỉnh".

Thời điểm đó thị trường tăng tốt, các mã chị mua đều lãi cao nên chị Ngọc càng hăng. Những giờ nghỉ trưa, thay vì tám chuyện, chị Ngọc chỉ săn tìm cổ phiếu, trong team “Mê cổ” của chị có mã gì hay mọi người chia sẻ, sẵn tiền trong tài khoản, chị Ngọc lại đặt lệnh mua.

A
Cơn say chứng khoán cuốn trôi nhiều sổ tiết kiệm của các gia đình (Ảnh minh hoạ)

Chồng chị thấy vợ vui với chứng khoán, anh chỉ cười dặn: “đầu tư tý cho vui thôi nhé”. Anh không hề biết vợ đã "tất tay" số tiền tiết kiệm của hai vợ chồng. Qua mấy cơn biến động của thị trường chứng khoán, các mã đều giảm mạnh, thấy vợ hay than, anh nghĩ “thôi xem như mất tiền mua niềm vui".

Đến tháng 6 năm nay, anh được giao nhiệm vụ mới, chuyển đổi địa bàn quản lý, cần đi lại ngoại tỉnh mỗi tuần nên muốn rút tiền mua xe hơi. Khi ấy anh mới biết toàn bộ tiền vợ đã “ném” vào chứng khoán. Chị Ngọc khóc lóc, thành thật cho biết đã lỗ hơn 40% so với vốn bỏ ra, nên không dám bán cổ phiếu thu hồi tiền. Một mã bất động sản lúc mua giá 57 ngàn đồng/cổ phiếu thì hiện tại chỉ còn hơn 20 ngàn đồng. Mã cao nhất đầu tư lúc gần 70 ngàn đồng/cổ phiếu giờ còn được hơn 40 ngàn đồng.

Hai vợ chồng rầu rĩ bàn tính, cuối cùng họ chọn mua chiếc xe 7 chỗ khoảng 700 triệu đồng. Ngoài hơn 200 triệu đồng từ cuốn sổ tiết kiệm chồng chị giữ, chị Ngọc đứng ra vay mượn thêm người thân và ngân hàng.

Hai tuần nay, những biến động liên quan tới một tập đoàn bất động sản khiến thị trường chứng khoán tiếp tục lao dốc. Mỗi ngày, chị Ngọc tiếp tục tái mặt nhìn số tiền của mình “bốc hơi” qua những biểu đồ xanh đỏ, cạnh đó là nỗi lo “thắt lưng buộc bụng” trả nợ mỗi tháng gần 10 triệu đồng tiền mua xe cho ngân hàng. Chị mơ ngày thị trường chứng khoán vực lại, cho tài khoản của chị "về bờ" để bán hết số cổ phiếu rồi "giải nghệ", gỡ gạc chút tiền “mồ hôi công sức” bao năm.

Nhưng biết bao giờ mới tới ngày "về bờ" ấy, hay là không bao giờ?

Theo Phụ nữ TP.HCM