您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Khooshe Talaee Saveh vs Darya Babol, 19h30 ngày 15/10
NEWS2025-01-26 17:30:56【Kinh doanh】5人已围观
简介ậnđịnhsoikèoKhoosheTalaeeSavehvsDaryaBabolhngàbảng xếp hạng đức Hư Vân - bảng xếp hạng đứcbảng xếp hạng đức、、
很赞哦!(71435)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Đồng Tháp vs Bình Phước, 16h00 ngày 24/1: Tin vào khách
- Tự tay bóp chết hôn nhân vì đối xử với vợ theo cách này
- Câu chuyện động trời về vị bác sĩ chữa hiếm muộn được hé lộ hơn 30 năm sau
- Đời 2018 nên mua Air Blade, PCX hay Vario?
- Nhận định, soi kèo Hà Tĩnh vs Hải Phòng, 17h00 ngày 24/1: Khó cho cửa trên
- Khoảnh khắc người phụ nữ nào cũng trải qua khi nuôi con
- Người đàn ông gánh 2 con, đi bộ 160km suốt 7 ngày để về quê
- Các điểm vui chơi Halloween ở Hà Nội và TP HCM
- Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Lyon, 0h45 ngày 24/1: Tự tin trên sân nhà
- Chồng đồng ý lo hương khói bố mẹ vợ với điều kiện khó tin
热门文章
站长推荐
Siêu máy tính dự đoán Man City vs Chelsea, 00h30 ngày 26/01
- "Bộ máy cồng kềnh khó khăn lắm, kìm hãm sự phát triển", ông nói tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội, góp ý xây dựng dự thảo Nghị quyết thí điểm chính quyền đô thị tại TP Hải Phòng, ngày 31/10.
Người đứng đầu Đảng khẳng định việc xây dựng thể chế, cơ cấu lại bộ máy quản lý Nhà nước hiệu lực, hiệu quả là vấn đề rất lớn. Chính quyền đô thị Hải Phòng và các địa phương nói chung phải tinh gọn, hiệu quả. "Không xây dựng bộ máy hình thức mà cần đi vào thực chất. Như HĐND phải có người tài và không kiêm nhiệm", ông nói.
- Tôi và chồng quen nhau khi đang học đại học. Tôi là con gái thành phố, anh là trai nông thôn nhưng vì trái tim lần đầu biết rung động nên tôi cứ yêu và không quan tâm đến điều kiện của gia đình anh.
Khi biết anh có hoàn cảnh khó khăn, bố lấy vợ hai, một mình mẹ anh nuôi 3 con trong căn nhà cũ, bố mẹ tôi đã phản đối.
Tôi vẫn bỏ ngoài tai những lời khuyên nhủ, phân tích của người thân, quyết lấy anh bằng được khi hai đứa vừa tốt nghiệp đại học.
Hôm cưới tôi vẫn nhớ, mẹ anh chỉ mua được cho chúng tôi một manh chiếu mới. Còn lại, toàn bộ tiền lo đám cưới, tôi phải xin bố mẹ đưa cho anh lo liệu.
Thời gian sau đó, tôi cũng phải chi rất nhiều tiền để sắm sửa, nuôi các em của anh ăn học. Bù lại, tôi được anh và cả nhà chồng thương yêu hết mực. Mẹ anh làm gì cũng hỏi qua ý kiến của tôi. Thậm chí, các em của anh thi cử, mẹ chồng cũng nhờ tôi khuyên bảo.
Về phần vợ chồng tôi, sau khi kết hôn, thấy cuộc sống nhà anh khó khăn, bố mẹ tôi đã đứng ra lo liệu công việc cho hai đứa. Ông bà còn mua cho vợ chồng tôi một căn nhà có vị trí tốt ở Hà Nội để chúng tôi tận dụng mở quán cà phê, kiếm thêm thu nhập.
Nhờ đó, dù gánh nặng nhà chồng trên vai nhưng chúng tôi không quá khó khăn. Điều duy nhất khiến hai đứa phải suy nghĩ là đã 9 năm trôi qua, tôi vẫn chưa thể mang thai.
Trước đó, anh vẫn động viên tôi, nói rằng hai vợ chồng còn trẻ, còn nhiều việc phải phấn đấu nên con đến muộn cũng là một điều hay. Thế nhưng, càng ngày, tôi càng nhận ra sự khao khát được làm bố của anh. Vì vậy, tôi đã đi nhiều nơi, cùng anh khám chữa ở nhiều bệnh viện. Ở đâu cũng nói, vấn đề thuộc về tôi…
Hai năm nay, anh không giục tôi đi chữa trị nữa. Nhưng tôi vẫn âm thầm theo bác sĩ. Cuối cùng, sự cố gắng của tôi cũng được đền đáp.
Vào một ngày đầu tháng Ba vừa qua, tôi nhận được tin vui. Thế nhưng, niềm vui ấy chưa trọn vẹn, đứa trẻ chưa ra đời thì tôi lại phát hiện bí mật động trời.
Một người phụ nữ đã đến tận nhà tôi và nói rằng, chồng tôi và mẹ chồng là những kẻ lừa dối. "Họ nói, nếu tôi sinh được con trai cho gia đình thì anh sẽ ly dị vợ, cưới tôi, cho tôi một cuộc sống sung sướng", cô ấy nói.
Thế nhưng, cô ấy đã sinh con trai được 1 năm, anh vẫn lần lữa không chịu đón hai mẹ con về. Gần đây, anh tuyên bố, không thể ly dị vợ nên chỉ có thể chu cấp tiền để cô ấy nuôi con.
Tôi nghe xong mà không tin vào tai mình. Một câu chuyện tưởng như chỉ có trong phim lại đang được thuật lại bởi một người phụ nữ ngồi trước mặt tôi. Cô ấy còn nói, nếu tôi không tin, có thể đưa đứa trẻ đi xét nghiệm ADN.
Tôi đã kiểm chứng và đó đúng là con anh. Vì thế, tôi đã thu dọn quần áo và bỏ về nhà bố mẹ đẻ. Trước khi đi, tôi chỉ để lại cho anh một mẩu tin nhắn nói anh hãy chuẩn bị thủ tục để chúng tôi ra tòa ly dị.
Ba hôm nay, trời Hà Nội có mưa nhưng tối nào anh cũng đến và đứng trước cổng nhà tôi suốt đêm. Mẹ tôi sốt ruột muốn tôi gặp anh một lần để nói chuyện cho rõ ràng, xem tôi có thể tha thứ được cho anh hay không? Tuy nhiên, trong lòng tôi bây giờ thấy trống rỗng.
Anh không chỉ phản bội tôi mà còn là người có dã tâm nên mới âm thầm chuẩn bị phương án riêng cho mình. Ngay cả mẹ anh cũng vậy. Lúc nào bà cũng nói thương tôi nhưng lại bao che để con trai làm điều sai trái với tôi.
Vậy thì làm sao tôi có thể chung sống với họ được nữa. Ly hôn lúc này là phương án tốt nhất cho chúng tôi, phải không?
Sau 1 tháng chăm mẹ, chồng trở về khiến vợ khóc nghẹn
Nghe tin mẹ ốm nặng, chồng tôi lập tức về quê. Gần 1 tháng sau trở lại, anh khiến tôi khóc dở mếu dở.
">Người phụ nữ đến nhà kể câu chuyện khiến vợ trẻ lập tức muốn ly dị
- Tại điểm cầu Trung ương với sự đồng chủ trì của Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu, Tổng Giám đốc Bưu điện Việt Nam Chu Quang Hào và thực hiện tiếp sóng tại 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố.
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu đánh trống phát động Lễ ra quân hưởng ứng Tháng Vận động triển khai BHXH toàn dân. Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu cho biết, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1676/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền BHXH; theo đó, lấy Tháng Năm là Tháng Vận động triển khai BHXH toàn dân.
Thứ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Phạm Anh Tuấn dự tại buổi lễ ra quân trực tuyến. Cụ thể, tổ chức Lễ ra quân trực tuyến tại điểm cầu Trung ương, thực hiện tiếp sóng tại 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố, đảm bảo giãn cách xã hội; đồng thời, tổ chức tuyên truyền lưu động với 708 đoàn diễu hành lưu động, tư vấn và phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên phạm toàn quốc, bằng phương tiện ô tô, xe máy có gắn các thông điệp truyền thông BHXH (với quy mô 01 đoàn diễu hành lưu động/ 01 quận, huyện, thị xã,…), đảm bảo quy định phòng, chống Covid-19 của Chính phủ, đảm bảo an toàn giao thông.
Với chủ đề “Chính sách BHXH - điểm tựa an sinh của người lao động và Nhân dân”, gắn với các nội dung truyền thông về vị trí, vai trò, ý nghĩa nhân văn của chính sách BHXH, đặc biệt nhấn mạnh về quyền và lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện, qua đó, truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa như: “Đảng và Nhà nước chăm lo cuộc sống Nhân dân thông qua chính sách BHXH”; “BHXH là chính sách bảo hiểm của Đảng và nhà nước, vì quyền lợi của NLĐ và Nhân dân”; “Đảng và Nhà nước quyết tâm thực hiện BHXH toàn dân”; “Hãy tham gia BHXH vì sự ổn định cuộc sống của bản thân và gia đình”… hướng tới nhóm đối tượng đích gồm người nông dân, người lao động tại khu vực phi chính thức.
Mục tiêu Lễ ra quân hướng tới: nhằm đảm bảo phát triển số người tham gia BHXH tự nguyện trong và sau Lễ ra quân, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2020; tiếp tục phát huy vai trò của cơ quan BHXH, Bưu điện các cấp trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, hoàn thành tốt các chỉ tiêu được giao...
Tiếp tục phát triển người tham gia BHXH tự nguyện
Từ khi Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW thì số người tham gia BHXH tự nguyện năm 2018 tăng là trên 277 nghìn người, tăng hơn 52.900 người, tương ứng tăng 23,6% so với năm 2017; và năm 2019 tăng lên gần 574 nghìn người, tăng 296.700 người, tương ứng tăng 107,1% so với năm 2018, chiếm 1,17% so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động.
Cán bộ tuyên truyền cơ quan bhxh Hà Tĩnh tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện cho bà con tiểu thương tại chợ. Đáng chú ý, số người tham gia BHXH tự nguyện tăng mới trong năm 2019 bằng tổng số người tham gia BHXH tự nguyện phát triển được của cả 11 năm trước cộng lại.
Với những kết quả gia tăng số người tham gia BHXH tự nguyện ấn tượng trong năm 2019 cho thấy, chính sách BHXH tự nguyện đang ngày một khẳng định vị trí, vai trò đảm bảo an sinh cho Nhân dân của Đảng, Nhà nước.
Tiểu thương chợ Hà Tĩnh nghiên cứu tờ rơi bhxh tự nguyện trong chương trình tuyên truyền lưu động. Hệ thống đại lý thu BHXH, BHYT và mạng lưới cộng tác viên được mở rộng, đến từng xã, phường, thị trấn, trải đều đến từng thôn, bản, tổ dân phố, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận chính sách và tham gia BHXH tự nguyện. Đến nay, BHXH Việt Nam đã có trên 12.400 đại lý thu BHXH, BHYT với trên 37.300 điểm thu và trên 52.200 nhân viên đại lý thu đảm bảo việc phục vụ người tham gia BHXH tự nguyện một cách kịp thời, linh hoạt nhất.
Ngay trong buổi sáng lễ phát động thu được hiệu quả của lễ ra quân, ông Trần Quang, 80 tuổi ở 43 Đồng tâm, Phường 4, TP Đà Lạt, đã đi bộ gần 2km để tham gia BHXH tự nguyện cho cho mình và 2 con với mức 138.600 đồng/người.
“Tôi không chỉ tham gia cho tôi mà còn tham gia cho con tôi nữa, gia đình chỉ có 2 vợ chồng già, và 2 con trai lớn đã lớn tuổi nhưng không có gia đình, vì muốn khi tôi mất con trai có nguồn chi phí”, ông Quang chia sẻ.
Ông Trần Quang - 80 tuổi. Bưu điện Việt Nam - một trong những đại lý thu BHXH hiệu quả
Năm 2019, sự vào cuộc của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam trong công tác tuyên truyền, vận động tham gia BHXH với vai trò là một trong những đại lý thu BHXH, BHYT của BHXH Việt Nam tiếp tục được phát huy ngày một tích cực, hiệu quả.
Cơ quan Bưu điện đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH các cấp tổ chức thành công 14.000 hội nghị tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện trực tiếp tới người dân, người lao động trong khu vực phi chính thức; qua đó, đã phát triển được trên 276 nghìn người tham gia BHXH tự nguyện trong năm 2019.
Riêng trong 4 tháng đầu năm 2020, kết quả triển khai phát triển người tham gia BHXH tự nguyện của hệ thống đại lý thu BHXH, BHYT Bưu điện là 48.012 người.
Thúy Ngà
">Lễ ra quân hưởng ứng Tháng Vận động triển khai BHXH toàn dân
Nhận định, soi kèo Al Rustaq vs Sohar Club, 22h45 ngày 23/1: Thất vọng chủ nhà
Họ hàng hai bên ngồi trước màn hình để chứng kiến lễ cưới đặc biệt của vợ chồng Trâm Anh. Ở Mỹ, Trâm Anh và chồng mặc đồ cô dâu chú rể, mua bánh kem, nhẫn cưới, hoa cưới… rồi làm lễ cưới cho mình tại nhà. Ở Hà Nội và TP.HCM, bố mẹ anh Khoa và nhà vợ cũng mặc váy áo chỉnh tề rồi mở máy tính, online chứng kiến giây phút trọng đại của các con.
‘Làm lễ cưới online, nhưng vợ chồng tôi có được ông bà, bố mẹ hai bên, bạn bè, người thân chứng kiến. Chúng tôi thấy rất ấm áp’, cô dâu Trâm Anh nói trong nước mắt. Đứng bên cạnh, anh Khoa ôm vợ động viên: ‘Đám cưới của chúng ta rất ý nghĩa’.
Trâm Anh và chồng nắm tay nhau cắt bánh cưới. Tiễn con gái đi lấy chồng trong hoàn cảnh đặc biệt, ông Triệu Tiến Thắng – bố cô dâu thấy rất trân trọng. Ông cho biết, ban đầu, gia đình ông và nhà trai tính đón các con về rồi tổ chức đám cưới, nhưng vì dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp nên không thể làm khác.
Bánh cưới của cặp đôi. Cặp đôi kết hôn sau 18 ngày quen trên mạng: Nhà gái bất ngờ hủy đám cưới
18 ngày nói chuyện qua mạng, 3 lần gặp gỡ ngoài đời và lần ra mắt đầu tiên cũng là ngày bàn chuyện cưới hỏi. Cặp đôi đến từ Phú Thọ được cho là có kế hoạch kết hôn 'thần tốc'.
">Cặp đôi Việt cưới ở Mỹ, hai họ chứng kiến qua tivi
Dù muốn, dù không thì chuyện cũ vẫn mãi nằm lại phía sau. (Ảnh: Han)
Người yêu cũ là định nghĩa về đoạn tình cảm không kết quả, là người từng trò chuyện thâu đêm suốt sáng, là người mà bây giờ đến câu chào hỏi cũng thật gượng gạo. Tất cả những ký ức về người yêu cũ bạn đừng đau đáu mang theo nữa, buông đi cho nhẹ lòng.
Tất nhiên, khi nhắc đến một mối tình hóa dĩ vãng, có một chút gì đó thật xót xa. Bởi, chúng ta đã bên nhau lâu như vậy, thế nhưng đến cuối cùng điều đọng lại có chăng chỉ là oán hận, là hối tiếc?
Bạn tôi kể, ngày này năm ấy, chỉ cần bạn than thở một chút là người ấy lo lắng, vội vã đến bên. Kỷ niệm như một thước phim tua chậm, dù cố cách nào thì từng mảng ký ức vẫn kéo về mỗi bận yếu lòng.
Bạn cũng buồn nhiều, khóc nhiều, oán hận, trách móc có đủ cả. Nhưng rồi, bạn không đủ sức để níu giữ tình yêu vỡ tan trong một chiều tưởng chừng yên ả.
Bạn nói, điều mà bạn không mong nhất lại xảy đến một cách bất ngờ. Trái tim đang hạnh phúc lại “sốc” đến độ không dám mở lòng yêu thêm một ai.
Nhắc đến người yêu cũ, bạn không biết dùng câu từ gì để diễn tả được đúng nhất. Người từng thương nay hóa người dưng, người từng hết lòng yêu nay lại ngược đường với nhau.
Khép lại một đoạn đường, biết đâu lại mở ra một chặng hạnh phúc mới. (Ảnh: Han)
Tôi khuyên bạn, tận cùng của nỗi buồn biết đâu lại là khởi đầu của một hạnh phúc mới. Chúng ta đang sống với hiện tại chứ không phải loay hoay ngược dòng về phía xưa cũ. Vết thương nào rồi cũng đến khi liền sẹo, không thể cứ mãi cố chấp bấu víu vào nỗi đau từ quá khứ nữa.
Cuộc đời này sẽ không vì bạn là con gái mà nâng niu nhẹ nhàng, nhưng rồi sẽ có một người, bởi vì thương bạn mà chở che và bảo vệ. Người ấy rồi sẽ xuất hiện, vào một thời điểm thích hợp nào đó mà thôi.
Tôi cũng từng có một tình yêu, một phần thanh xuân còn sót lại sau những năm tháng dài chai sạn yêu thương. Nhưng đáng tiếc, người ấy chỉ là người dưng để thương, mà lỡ thương rồi chỉ đành giấu kín một góc trong trái tim.
Mỗi người đều giữ cho riêng mình những câu chuyện, cảm xúc không giống nhau. Có người chọn cách đi qua tan vỡ trong lặng im, nhưng vết thương dằng dặc ấy lại có sức dày vò thật sâu.
Một số khác lại ngày ngày nói với cả thế giới rằng “tôi đang thất tình, tôi oán hận người yêu cũ”. Sự lặng thinh hay ồn ào sau chia tay ắt hẳn đều có lý do riêng của nó.
Đừng mãi nhắc tên một người đã không còn liên quan đến cuộc sống riêng của mình nữa. Người ấy từng là một câu chuyện ngọt ngào, nhưng đó là chuyện của ngày hôm qua, bây giờ đơn thuần còn lại một cái tên.
Thế nên, sau chia tay, đừng oán hờn, đừng trách cứ nhau nữa. Chúng ta sống cuộc đời của riêng mình đi thôi!
Tôi muốn chia tay người yêu khi mẹ anh ấy nói điều này
Mẹ bạn trai nói, tôi nên sớm dừng lại để đỡ rắc rối về sau, con trai bà không thể lấy một người như tôi.
">Chia tay rồi, mình tha thứ cho nhau được không?
- Theo khảo sát của VnExpress với hơn 230 người đã lập gia đình, 56,3% cho biết đang cùng lúc chăm sóc con nhỏ và cha mẹ già, 35,9% cảm thấy áp lực và mệt mỏi khi vừa phải phụng dưỡng cha mẹ già vừa chăm con. Quan niệm ''trẻ cậy cha, già cậy con'' hay ''con cái là của để dành'' vẫn tồn tại trong suy nghĩ của nhiều người Việt. Cũng vì thế, nhiều người con xem việc gửi tiền về cho cha mẹ bất chấp mình đang sống khổ sở là lẽ thường, vì chữ hiếu đè nặng. Nhiều người Việt trẻ đối diện với áp lực lớn phải báo đáp cha mẹ, gồng lên kiếm tiền, sinh ra mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của mình và tổ ấm nhỏ.
Đồng cảm với áp lực báo hiếu cha mẹ, độc giả Nguyen Anchia sẻ về chính trường hợp của mình:
Nhiều bậc cha mẹ nuôi con 18 năm nhưng bắt chúng phải báo hiếu, phụng dưỡng mình tới già cỗi, nhắm mắt xuôi tay. Bản thân tôi là con gái trong gia đình, dù đã đi lấy chồng, có gia đình nhỏ, cuộc sống riêng nhưng vẫn vô cùng áp lực khi phải gánh trên vai trách nhiệm với cả hai gia đình lớn hai bên nội ngoại.
Các bậc phụ huynh của vợ chồng tôi không áp lực chuyện phụng dưỡng cha mẹ già, nhất là bố mẹ ruột của tôi, nhưng họ lại vô cùng đòi hỏi, thường xuyên nhắc nhở, kể công chuyện sinh thành, nuôi dưỡng tôi tới ngày hôm nay. Thực tế, năm 18 tuổi, tôi đã cố gắng thoát ly dần khỏi gia đình, không cần đến sự hỗ trợ của bố mẹ. Còn bố mẹ tôi lại chỉ biết lo lắng mọi điều cho con trai.
Ấy thế mà họ ghi sổ không thiếu khoản tiền nào chu cấp cho tôi, thậm chí giữ toàn bộ phiếu chuyển tiền nuôi tôi học đại học. Lâu lâu họ lại lấy ra để kể công với tôi. Nhiều lần, tôi gửi tiền, gửi quà, biếu xén to nhỏ, nhưng cha mẹ chẳng bao giờ nhớ. Họ chỉ chì chiết tôi rằng "nuôi con gái lớn mà chẳng bao giờ cho gì bố mẹ".
>> 'U60 để tiền dưỡng già thay vì đem cho con cái'
Đến mức, nhiều lúc tôi cố tình chuyển khoản hẳn một số tiền lớn thay vì mua quà để lưu lại giao dịch làm bằng chứng đối chất với mẹ sau này nếu bị thắc mắc, đòi hỏi. Khi tôi lấy sao kê ngân hàng ra thì mẹ mới không nói được gì nữa.
Nhiều lúc, tôi thấy buồn vì bố mẹ lâu lâu mới gặp mà chẳng hỏi thăm con cháu đang sống như thế nào, chẳng giúp tôi trông con được bữa nào, ấy vậy mà chỉ đòi phải đóng góp tiền này tiền nọ để xây lăng, sửa nhà, mua ghế mát xa... Trong khi đó, nhà cửa để lại, con trai hưởng tất, tôi không lấy một thứ gì. Chính bố mẹ tôi tới giờ vẫn đang phải hỗ trợ gia đình con trai hết thứ này đến thứ khác, chứ cũng chưa được hưởng gì từ người con quý tử.
Bản thân tôi lớn lên chưa được trọn vẹn tình thương của gia đình, chỉ toàn nỗi buồn và tôi thấy không đáng. Thế nên, tôi luôn tỉnh táo để lo cho con của mình. Tôi cũng xác định, sau này khi con 18 tuổi cũng sẽ để con ra khỏi nhà và tự lập. Sau này, tôi chỉ giúp trông cháu và cho chúng ít tiền để khởi nghiệp, chứ không nuôi nấng, nuông chiều một mù quáng. Bên cạnh đó, tôi cũng sẽ không coi con cái là bảo hiểm tuổi già, bắt chúng phải có trách nhiệm báo hiếu mình.
Với tôi, con cái có hiếu là phước đức, chúng thương được mình bao nhiêu thì thương, cho bố mẹ được nhiều hay ít không quan trọng. Tôi sẽ luôn chủ động tiết kiệm để tự lo cho tuổi già, để con cái đỡ áp lực và trách tôi "đẻ con ra chỉ để làm sổ tiết kiệm".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
">Tôi như cuốn sổ tiết kiệm của cha mẹ già