简介ếtquảbóngđáWorldCupnữhôtin tức về câu lạc bộ bóng đá chelseaKết quả World Cup nữ 2023 hôm nay tin tức về câu lạc bộ bóng đá chelseatin tức về câu lạc bộ bóng đá chelsea、、
ếtquảbóngđáWorldCupnữhôtin tức về câu lạc bộ bóng đá chelsea
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang chịu sức ép từ nhiều phía
Bằng chứng mới nhất là quyết định của Thủ tướng Đức Angela Merkel không tham dự hội nghị G7, sự kiện mà Tổng thống Trump nôn nóng tổ chức ở Washington trong tháng 6 nhằm chứng tỏ dịch bệnh đang bị đẩy lui và thế giới đang dần trở lại bình thường.
Bà Angela Merkel viện dẫn mối đe dọa virus vẫn còn hiện diện. Tuy nhiên, một quan chức cấp cao của Đức giấu tên nói rằng nữ Thủ tướng có nhiều lý do để từ chối.
Trước hết, bà Merkel tin rằng những chuẩn bị ngoại giao chưa đầy đủ. Bà không muốn là một phần của màn phô diễn chống Trung Quốc. Bà cũng phản đối ý tưởng của ông Trump mời Tổng thống Nga Vladimir Putin, và bà không muốn bị coi là can thiệp vào chính trị nội bộ của Mỹ.
Bên cạnh đó, bà Merkel cũng bị sốc trước quyết định bất ngờ mới đây của ông Trump khi rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới.
Kể cả người phụ trách chính sách đối ngoại của EU, Josep Borrell Fontelles, cũng không ngại ngần bày tỏ châu Âu "sốc" trước vụ cảnh sát Mỹ giết George Floyd. Ông lên án sự "lạm quyền và vũ lực", kêu gọi Mỹ hãy hành động với "sự tôn trọng đầy đủ luật pháp và nhân quyền".
Sự chia rẽ giữa Tổng thống Mỹ và các đồng minh ở châu Âu ngày càng giãn rộng và tình trạng bạo loạn mấy ngày qua càng khiến sức ép mà ông phải đối mặt tăng cao.
Hôm 1/6, ông Trump gọi điện cho người đồng cấp Nga Vladimir Putin để bàn về virus corona chủng mới, thương mại và "tiến trình hướng tới họp G7". Theo Điện Kremlin, ông Trump đã mời ông Putin tới dự cuộc họp. Vị tổng tư lệnh Mỹ cũng gọi cho Tổng thống Brazil Jair Bolsonara.
"Tất cả cho thấy mức độ mất liên lạc của ông Trump với các đồng minh", báo trên dẫn lời Julianne Smith, một cựu quan chức Mỹ thời cựu Tổng thống Barack Obama. "Ông ấy đang cố gắng tìm kiếm bạn bè ở những nơi khác, điều đó cho thấy mối quan hệ với các đồng minh truyền thống rất tệ".
Trước kia, ông Trump không hề để tâm tới quan điểm của các đồng minh về những vấn đề như Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, hiệp ước khí hậu Paris, hoặc hiệp ước Bầu trời Mở. Và giờ ông tiếp tục khiến họ ngạc nhiên với quyết định về WHO.
Tuy nhiên, ông Trump không hề nao núng. Trước sự phản đối của một số thành viên G7 như Anh và Canada về việc mời Nga tái gia nhập, ông Trump quyết định hoãn họp G7 trong tháng 6, nói khối này đã "lỗi thời và không đại diện chính xác những gì đang diễn ra trên thế giới".
Ông bày tỏ ý định mời thêm Nga, Hàn Quốc, Australia và Ấn Độ tới hội nghị G7 mở rộng dự kiến vào mùa thu năm nay.
Về quyết định cắt đứt quan hệ với WHO, Tổng thống Mỹ viện dẫn cách thức tổ chức này xử lý Covid-19 và không thực hiện những cái cách mà ông nêu ra trong thư gửi Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus từ trước đó. Ông cáo buộc WHO bị Trung Quốc "gây áp lực".
Đối với tình hình trong nước, ông không kêu gọi người biểu tình bình tĩnh, mà đổ lỗi cho phe Dân chủ, và thúc giục các thị trưởng và thống đốc "mạnh tay hơn" với kẻ quá khích. Ông đe doạ sẽ can thiệp bằng "quyền lực không giới hạn của quân đội", thậm chí gợi ý những người ủng hộ ông hãy xuống đường phản đối biểu tình.
"Tôi có một thông điệp gửi tới tất cả các bạn: Tội ác và bạo lực đang dày vò đất nước của chúng ta sẽ sớm kết thúc", ông Trump tuyên bố.
Trên thực tế, nhiều người cũng đã lên tiếng bênh vực Tổng thống, yêu cầu phe Dân chủ cũng như truyền thông phải chịu trách nhiệm cho những gì đang xảy ra ở các thành phố Mỹ hiện nay.
Bên cạnh đó, một số nhà phân tích chỉ ra rằng, đại dịch Covid-19 đang tăng cường quyền lực cho các nhà cầm quyền và củng cố chủ nghĩa dân tộc quốc gia. Nhiều chính phủ đang và sẽ áp dụng các biện pháp khẩn cấp để xử lý khủng hoảng, từ việc đóng cửa biên giới, trưng dụng các cơ sở thiết yếu, buộc người dân ở nhà, thực thi cách ly xã hội đến việc triển khai các công nghệ theo dõi sâu rộng, giúp giám sát các cá nhân hiệu quả hơn trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành nhưng gây tranh cãi nảy lửa vào thời điểm "yên bình" hơn.
Chia sẻ với tạp chí Foreign Policy, Stephen M. Walt, giáo sư chuyên ngành quan hệ quốc tế thuộc Đại học Harvard (Mỹ) cảnh báo, một số chính phủ có thể sẽ không từ bỏ các quyền lực mới nói trên khi khủng hoảng kết thúc. Ông Walt cũng tin, đại dịch Covid-19 sẽ đẩy nhanh sự thay đổi cán cân quyền lực và ảnh hưởng từ Tây sang Đông.
Theo John Allen, Chủ tịch Viện nghiên cứu Brookings, như thông lệ, lịch sử thế giới sẽ do "những người chiến thắng" đại dịch Covid-19 viết tiếp. Các quốc gia vững vàng trước cơn khủng hoảng có quyền tự hào về hệ thống chính trị - kinh tế - xã hội - y tế cũng như sách lược ứng phó hiệu quả của họ, so với những nước phải lĩnh hậu quả thảm khốc hơn hoặc thậm chí bị "vỡ trận" vì dịch bệnh.
Cho tới thời điểm hiện tại, Hàn Quốc và Singapore có vẻ ứng phó tốt nhất, trong khi Trung Quốc dường như xoay chuyển tình thế thành công, khống chế được dịch. Ngược lại, phản ứng của Mỹ và châu Âu tỏ ra "chậm chạp, khó hiểu", khiến số ca tử vong vì virus corona chủng mới ở những nơi này gia tăng với tốc độ đáng báo động, làm lu mờ hào quang của sức mạnh phương Tây.
"Cơn sóng thần" Covid-19 đang càn quét khắp các châu lục cũng làm lộ rõ bản chất mâu thuẫn của nền chính trị thế giới. Giáo sư Walt lưu ý, các dịch bệnh trước đây, chẳng hạn như dịch cúm giai đoạn 1918 - 1919 đã không chấm dứt sự cạnh tranh giữa các cường quốc hay mở ra một kỷ nguyên mới trong hợp tác toàn cầu. Đại dịch Covid-19 nhiều khả năng cũng không phải ngoại lệ.
Trả lời phỏng vấn CNN hôm 29/3, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long bày tỏ lo ngại về mối quan hệ giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới trong bối cảnh dịch bệnh nghiêm trọng như hiện nay. "Tôi thấy quan hệ Mỹ - Trung đã rất phức tạp ngay cả trước khi có dịch. Nhưng nếu chúng ta muốn giải quyết virus corona chủng mới thì tất cả các nước cần phải hợp tác, nhất là Mỹ và Trung Quốc...".
Cùng quan điểm, Robin Niblett dự đoán, đại dịch Covid-19 có thể là đòn giáng mạnh đối với quá trình toàn cầu hóa. Khủng hoảng khiến các chính phủ, xã hội và doanh nghiệp phải tăng cường khả năng ứng phó trong thời gian tự cách ly kéo dài. Trong bối cảnh này, họ có thể cảm thấy không còn động lực để bảo vệ lợi ích chung của hội nhập kinh tế toàn cầu hay quay trở lại với ý tưởng về "toàn cầu hóa cùng có lợi" đã định hình giai đoạn đầu thế kỷ 21.
Trong mắt của nhiều nhà quan sát, nền kinh tế hàng đầu thế giới dưới thời Tổng thống Donald Trump là điển hình cho sự quay lưng với toàn cầu hóa khi theo đuổi chính sách “Nước Mỹ trên hết” và “biệt lập” trong đối ngoại. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Mỹ cũng không đứng ra lãnh đạo thế giới vượt qua cơn khủng hoảng như kỳ vọng của đông đảo dư luận.
Ngược lại, Trung Quốc không ngừng tìm cách gia tăng ảnh hưởng khắp thế giới và "soán ngôi" Mỹ ở mọi lúc, mọi nơi. BBC dẫn lời nhà bình luận John Kampfner nhấn mạnh, cách tiếp cận của Trung Quốc "mang tính dài hạn, chiến lược hơn". Ngay sau khi tuyên bố khống chế được dịch Covid-19, Trung Quốc đã viện trợ trang thiết bị y tế cũng như điều các chuyên gia tới giúp một số nước đang điêu đứng vì dịch.
Kishore Mahbubani, học giả uy tín đến từ Viện nghiên cứu châu Á thuộc Đại học quốc gia Singapore cũng cho rằng, bằng chiến lược hiệu quả, thế giới sau cơn khủng hoảng rốt cuộc có thể xoay trục nghiêng về phía Trung Quốc. Trong khi đó, mối quan hệ "cơm không lành, canh chẳng ngọt" giữa Mỹ và Trung Quốc càng bị khoét sâu, buộc các nước phải chọn đứng về một phía nhất định.
Dù tất cả các ý kiến trên đều mang tính phỏng đoán nhưng có một thực tế không thể phủ nhận là, đại dịch Covid-19 đang thử thách sự đoàn kết trong nội bộ xã hội, khả năng ứng phó với khủng hoảng của các chính phủ cũng như sự hợp tác quốc tế giữa họ nhằm cùng nhau vượt qua thời điểm khó khăn. Giới quan sát nhận định, đại dịch rốt cuộc có thể dẫn đến sự thay đổi vĩnh viễn về sức mạnh chính trị và kinh tế của các nước.