Truyện Bí Kíp Dưỡng Nhan
Thế giới
2025-01-16 11:02:36
0
1
Nơi chúng tôi ở là một ngôi làng nhỏ trên núi.
Không chỉ điều kiện vật chất nghèo nàn mà tư duy cũng lạc hậu.
Gia đình nào cũng muốn có con trai,ệnBíKípDưỡlịch nếu sinh con gái thì phần lớn chúng đều sẽ bị vứt bỏ.
Tôi là một người may mắn, là đối tượng mà tất cả cô gái trong làng hâm mộ.
Bọn họ dù cho không bị bỏ rơi thì cũng phải sống một cuộc sống tồi tệ, thường xuyên bị người nhà đánh đập, mắng mỏ, ai nấy đều gầy gò xanh xao.
Riêng gia đình tôi đối xử với tôi rất tốt, thậm chí không bao giờ bắt tôi làm ruộng.
Được nuôi nấng trong gia đình như thế, tôi xinh đẹp đầy đặn, mọi người đều khen tôi là cô gái đẹp nhất làng.
Cho đến một ngày cách đây ba năm, dì út từ nơi khác về.
Khi tôi mười sáu tuổi, đó là lần đầu tôi gặp dì ấy.
Dì ấy có đôi mắt trong vắt, hàm răng trắng đều, vô cùng xinh đẹp.
Trước nay tôi chưa từng gặp ai đẹp như vậy.
Dì ấy mỉm cười, đưa tay về phía tôi, trên tay có một chiếc kẹo xinh xắn.
Tôi đang định nhận thì mẹ đột nhiên kéo tôi ra sau, nhìn dì như thấy thần bệnh dịch, tuy nhiên bà ấy vẫn cố mỉm cười: "Em gái... Chào mừng em trở về."
Dì không hề giận, chỉ mỉm cười nhìn tôi rồi xoay người vào nhà.
Kể từ hôm đó, dì tôi ở lại.
2
Dì dành hết tiền tiết kiệm, còn đi vay mượn để xây dựng một trung tâm cứu hộ nhỏ nhằm tiếp nhận những đứa trẻ bị bỏ rơi trong làng.
Phần lớn trong số chúng đều là bé gái.
Ban đầu dân làng cho rằng dì tọc mạch nhưng dì ấy không hề bận tâm, ngày nào cũng ra ngoài tìm kiếm những đứa trẻ bị bỏ rơi.
Dần dần, số lượng trẻ được đưa vào trung tâm cứu hộ ngày càng nhiều, thậm chí bắt đầu có người chủ động đưa con cháu đến trước cửa.
Nhưng càng nhiều trẻ thì tiền càng nhiều, số tiền dì quyên góp cũng bị tiêu hết nhanh chóng.
Gia đình chúng tôi không giàu có, tất cả tiền trong nhà đều tiêu hết rồi.
Dì ấy đi gõ cửa từng nhà trong làng nhưng không ai muốn giúp đỡ.
Tiếng khóc của những đứa trẻ chờ được bú ngày càng vang vọng, trung tâm cứu hộ gần như không cầm cự nổi nữa.
Có điều không hiểu sao dì tôi bỗng có tiền, rất nhiều tiền là đằng khác.
Dì ấy mở rộng trung tâm, lũ trẻ được ăn uống ngon hơn.
Dì thậm chí còn thuê bảo mẫu đến chăm sóc cho chúng, tất cả đều là người trên thành phố.
Hơn nữa không biết có phải do tôi tưởng tượng hay không nhưng hình như mỗi lúc dì ấy một xinh đẹp.
Dì ấy có vẻ đã quên rằng trước đây mình từng bị dân làng quay lưng, ngược lại còn mang quà cáp đến từng nhà thăm hỏi.
Sau này tôi nghe kể dì đã có thỏa thuận với họ.
Dì ấy nói nhân lực ở trung tâm cứu hộ có hạn, không thể chăm sóc tất cả trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trong khu vực, chỉ cần dân làng có thể đưa chúng về nhà, họ sẽ được nhận những phần thưởng hậu hĩnh.
Không ai chê tiền.
Nhìn biểu cảm điên cuồng trên khuôn mặt của họ, tôi vô cùng hoang mang.
Ngôi làng này không có nhiều người, đâu ra lại có nhiều trẻ sơ sinh bị bỏ rơi như vậy?
Về sau tôi mới biết là có, thậm chí là rất nhiều, thậm chí là có nguồn trẻ bị bỏ rơi đều đặn.
3
Tôi xách thùng gỗ đựng sữa đậu nành tươi, mùi thơm của đậu thoang thoảng bốn phía.
Một vài đứa bé ở trung tâm cứu hộ đã cai sữa nên dì tôi thay bằng sữa đậu nành.
Bố tôi có tài làm sữa đậu nành nên dì giao việc này cho gia đình tôi.
Loại sữa này tôi đã uống từ khi còn nhỏ, tối nào mẹ cũng cho tôi uống một ly. Kể cả khi đi học, tôi cũng đổ vào chai nước khoáng lớn rồi mang đến trường.
Trước đây bố luôn là người đi giao sữa, không may hôm nay mẹ sốt cao, phải lên thị trấn khám bệnh, vậy nên nhiệm vụ giao sữa rơi vào tay tôi.
"Giao sữa xong thì về ngay, đừng ở lại đó lâu." Hiếm khi bố nghiêm túc yêu cầu tôi như vậy.
Nơi chúng tôi ở là một ngôi làng nhỏ trên núi.
Không chỉ điều kiện vật chất nghèo nàn mà tư duy cũng lạc hậu.
Gia đình nào cũng muốn có con trai,ệnBíKípDưỡlịch nếu sinh con gái thì phần lớn chúng đều sẽ bị vứt bỏ.
Tôi là một người may mắn, là đối tượng mà tất cả cô gái trong làng hâm mộ.
Bọn họ dù cho không bị bỏ rơi thì cũng phải sống một cuộc sống tồi tệ, thường xuyên bị người nhà đánh đập, mắng mỏ, ai nấy đều gầy gò xanh xao.
Riêng gia đình tôi đối xử với tôi rất tốt, thậm chí không bao giờ bắt tôi làm ruộng.
Được nuôi nấng trong gia đình như thế, tôi xinh đẹp đầy đặn, mọi người đều khen tôi là cô gái đẹp nhất làng.
Cho đến một ngày cách đây ba năm, dì út từ nơi khác về.
Khi tôi mười sáu tuổi, đó là lần đầu tôi gặp dì ấy.
Dì ấy có đôi mắt trong vắt, hàm răng trắng đều, vô cùng xinh đẹp.
Trước nay tôi chưa từng gặp ai đẹp như vậy.
Dì ấy mỉm cười, đưa tay về phía tôi, trên tay có một chiếc kẹo xinh xắn.
Tôi đang định nhận thì mẹ đột nhiên kéo tôi ra sau, nhìn dì như thấy thần bệnh dịch, tuy nhiên bà ấy vẫn cố mỉm cười: "Em gái... Chào mừng em trở về."
Dì không hề giận, chỉ mỉm cười nhìn tôi rồi xoay người vào nhà.
Kể từ hôm đó, dì tôi ở lại.
2
Dì dành hết tiền tiết kiệm, còn đi vay mượn để xây dựng một trung tâm cứu hộ nhỏ nhằm tiếp nhận những đứa trẻ bị bỏ rơi trong làng.
Phần lớn trong số chúng đều là bé gái.
Ban đầu dân làng cho rằng dì tọc mạch nhưng dì ấy không hề bận tâm, ngày nào cũng ra ngoài tìm kiếm những đứa trẻ bị bỏ rơi.
Dần dần, số lượng trẻ được đưa vào trung tâm cứu hộ ngày càng nhiều, thậm chí bắt đầu có người chủ động đưa con cháu đến trước cửa.
Nhưng càng nhiều trẻ thì tiền càng nhiều, số tiền dì quyên góp cũng bị tiêu hết nhanh chóng.
Gia đình chúng tôi không giàu có, tất cả tiền trong nhà đều tiêu hết rồi.
Dì ấy đi gõ cửa từng nhà trong làng nhưng không ai muốn giúp đỡ.
Tiếng khóc của những đứa trẻ chờ được bú ngày càng vang vọng, trung tâm cứu hộ gần như không cầm cự nổi nữa.
Có điều không hiểu sao dì tôi bỗng có tiền, rất nhiều tiền là đằng khác.
Dì ấy mở rộng trung tâm, lũ trẻ được ăn uống ngon hơn.
Dì thậm chí còn thuê bảo mẫu đến chăm sóc cho chúng, tất cả đều là người trên thành phố.
Hơn nữa không biết có phải do tôi tưởng tượng hay không nhưng hình như mỗi lúc dì ấy một xinh đẹp.
Dì ấy có vẻ đã quên rằng trước đây mình từng bị dân làng quay lưng, ngược lại còn mang quà cáp đến từng nhà thăm hỏi.
Sau này tôi nghe kể dì đã có thỏa thuận với họ.
Dì ấy nói nhân lực ở trung tâm cứu hộ có hạn, không thể chăm sóc tất cả trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trong khu vực, chỉ cần dân làng có thể đưa chúng về nhà, họ sẽ được nhận những phần thưởng hậu hĩnh.
Không ai chê tiền.
Nhìn biểu cảm điên cuồng trên khuôn mặt của họ, tôi vô cùng hoang mang.
Ngôi làng này không có nhiều người, đâu ra lại có nhiều trẻ sơ sinh bị bỏ rơi như vậy?
Về sau tôi mới biết là có, thậm chí là rất nhiều, thậm chí là có nguồn trẻ bị bỏ rơi đều đặn.
3
Tôi xách thùng gỗ đựng sữa đậu nành tươi, mùi thơm của đậu thoang thoảng bốn phía.
Một vài đứa bé ở trung tâm cứu hộ đã cai sữa nên dì tôi thay bằng sữa đậu nành.
Bố tôi có tài làm sữa đậu nành nên dì giao việc này cho gia đình tôi.
Loại sữa này tôi đã uống từ khi còn nhỏ, tối nào mẹ cũng cho tôi uống một ly. Kể cả khi đi học, tôi cũng đổ vào chai nước khoáng lớn rồi mang đến trường.
Trước đây bố luôn là người đi giao sữa, không may hôm nay mẹ sốt cao, phải lên thị trấn khám bệnh, vậy nên nhiệm vụ giao sữa rơi vào tay tôi.
"Giao sữa xong thì về ngay, đừng ở lại đó lâu." Hiếm khi bố nghiêm túc yêu cầu tôi như vậy.