Có con trai đang học cấp 3 tại huyện Nam Từ Liêm,ữngthầycôtrốnnhậnquàcủaphụhuynhhọliverpool – chelsea Hà Nội, chị Nguyễn Thị Khuyên nhớ mãi cô giáo dạy thêm của con hồi cấp 2.
Cô tên Tố Lê, một giáo viên trẻ, giỏi, đầy nhiệt huyết. Con chị Khuyên và 2 bạn cùng lớp bắt đầu theo học cô từ lớp 8 để ôn luyện cho kỳ thi vào 10. Mỗi buổi học, theo thông lệ là 2 tiếng, nhưng có khi kéo dài tới 3-4 tiếng vì cô muốn dạy cho từng học sinh hiểu cặn kẽ và sau này tự giải được các bài tương tự.
“Bọn trẻ ‘sợ’ vì cô nghiêm, đến lớp không làm bài tập thì ra về luôn nhưng cũng yêu quý và nể phục cô hết mực”, chị Khuyên kể.
Chị cho biết, từ ngày học cô, con trai chị không chỉ thay đổi rõ nét về kết quả và cách học mà còn trở nên trách nhiệm hơn, có ý chí rèn luyện để đạt mục tiêu, kiên trì và kỷ luật trong mọi việc mình làm.
Dịp lễ năm đó, chị Khuyên cùng 2 phụ huynh mua một giỏ trái cây mang tới nhà cô tặng để thể hiện tình cảm và lòng biết ơn. Lúc ấy, đúng khi cô chuẩn bị có tiết dạy nên việc trao - nhận diễn ra nhanh chóng.
Nhưng tới khuya, chị Khuyên nhận được tin cô nhắn: “Em rất cám ơn tấm lòng của các chị nhưng những lớp em dạy ở trường hay trung tâm, em đều quán triệt ngày lễ, Tết không tặng quà cáp phong bì, không được đến nhà cô, ai không nghe thì sau em không dạy nữa. Bố mẹ đã rất vất vả nuôi các con rồi, bao nhiêu thứ phải lo, không cần bận lòng tốn kém mất thời gian đến nhà cô thêm nữa đâu ạ...”.
Cô chia sẻ thêm: “Em sẽ hết lòng vì các con, đó là lời hứa danh dự khi làm nghề giáo của em và mong phụ huynh đồng hành đốc thúc các con, sự tiến bộ của các con là món quà quý giá nhất với em”.
Đọc được những dòng này, chị Khuyên càng trân quý cô giáo trẻ. Sau này, khi con đã đỗ cấp 3 và không còn theo học cô nữa, có lần, vào ngày 20/11, chị nhắn tin chúc mừng, đồng thời gửi biếu cô một khoản tiền nhỏ, đơn thuần thể hiện tấm lòng tri ân nhưng cô lại từ chối thẳng thừng.
Có con từng học tại một trường THCS tại Đống Đa, Hà Nội, chị Bích Phượng chia sẻ, từ khi con lớp 6 tới lớp 9, cô giáo chủ nhiệm chưa lần nào nhận quà của gia đình gửi tới. “Cô chỉ vui vẻ nhận những bức tranh, tấm thiệp con tặng và nói lời cảm ơn", chị Phượng kể.
Biết nhà chị có 3 con, hoàn cảnh khó khăn, cô giáo vận động chị cho con lớn đi học thêm để bổ trợ kiến thức và không thu học phí. Lần lớp tổ chức đi dã ngoại, cô cũng gọi cho chị nói cứ để con tham gia cùng cả lớp cho vui, cô tặng suất đi đó, mẹ không cần đóng tiền.
“Chính ra, con và gia đình toàn được nhận ‘quà’ của cô giáo. Cô tặng con kiến thức, tấm lòng nhân ái, cảm giác được gắn bó, hòa đồng với tập thể và động lực vươn lên”, chị Phượng bày tỏ.
Cũng từng bị cô giáo từ chối quà vài lần hồi cấp 3, Nhật Mai, hiện là sinh viên năm nhất tại một trường đại học ở Hà Nội, chia sẻ, khi mới vào lớp 10, em cùng nhiều bạn trong lớp không thích cô vì thấy cô giáo rất khắt khe. Nhưng dần dần, cả lớp nhận ra, cô thực sự tận tâm trong nghề và hết lòng vì học trò.
Khi được nhiều phụ huynh đề nghị dạy thêm, cô trả lời rằng những kiến thức cần thiết cô đã truyền đạt hết trên lớp, nếu có bạn nào chưa hiểu có thể nhắn Zalo, cô hướng dẫn thêm chứ không mở lớp dạy bên ngoài.
Có lần, khi đang ôn thi học sinh giỏi, Mai không hiểu một bài toán, nhắn tin cho cô, cô đã hướng dẫn trả lời tỉ mỉ tới 1h đêm.
“Suốt 3 năm chúng em ở THPT, cô không nhận bất cứ món quà nào của phụ huynh học sinh. Nếu bạn nào trong lớp cùng phụ huynh mang quà đến nhà, cô đã từ chối mà không chịu mang về, hôm sau cô sẽ mang tới lớp trả, bảo bạn cầm về. Sau nhiều lần bị như vậy, tất cả phụ huynh không ai nghĩ tới việc tặng quà nữa”, Nhật Mai nhớ lại.
Cô giáo Đinh Thị Như, giáo viên một trường tiểu học ở Hoàng Mai, Hà Nội chia sẻ, cô không muốn nhận quà 20/11 và đã thẳng thắn chia sẻ với cha mẹ học sinh rằng, thay vì tặng quà, mong phụ huynh dành thời gian hỗ trợ con trong việc học, sẵn sàng lắng nghe khi cô trao đổi để giúp con tiến bộ.
“Việc dạy dỗ con trẻ là một quá trình cần liên tục và mỗi ngày từng chút một nên rất cần sự thấu hiểu, và đồng hành của cha mẹ - đó là món quà tuyệt vời với cô. Phụ huynh cứ mang quà tới rồi ‘trăm sự nhờ cô’ thì món quà ấy thực sự quá nặng”, cô giáo bày tỏ.
Thầy Đỗ An Phú, giáo viên Ngữ văn THCS tại quận 1, TPHCM cho biết, bản thân anh đôi khi không muốn nhận quà 20/11 nhưng từ chối lại ngại cha mẹ học sinh suy nghĩ.
Theo thầy, chuyện tặng, nhận quà nhân ngày 20/11 không xấu bởi đó là tấm lòng của phụ huynh, học sinh, đúng truyền thống văn hóa, nhưng “của cho không bằng cách cho” và mỗi giáo viên có thể có nguyên tắc riêng về việc này.
Bản thân thầy thường chỉ nhận quà của cá nhân, từ chối quà 20/11 từ tập thể chung của lớp vì không muốn phụ huynh dùng quỹ lớp vào việc quà cáp cho giáo viên. “Khi nhận quà, tôi thường cố quên ai tặng để có thể công bằng với tất cả học sinh. Nhiều lúc, sau khi nhận quà 20/11, tôi lại tìm cách mua đồ cho các con liên hoan tại lớp luôn”, thầy giáo sinh năm 1984 chia sẻ.
Từng định bỏ học, một câu nói của nữ tiến sĩ đã thay đổi cuộc đời tôiSau này, gặp không ít học sinh có khó khăn khi học Toán, tôi vẫn thường nói lại lời của cô năm nào: "Hãy trả lời thành thật, em có thực sự muốn học không? Nếu em muốn, thầy hứa sẽ hỗ trợ hết mình".