您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Nhận định, soi kèo Stoke City vs Sheffield United, 02h00 ngày 26/4: Hoàn thành nhiệm vụ
NEWS2025-04-28 08:50:34【Thế giới】8人已围观
简介 Linh Lê - 24/04/2025 21:05 Nhận định bóng đá mg zsmg zs、、
很赞哦!(81)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Slavia Sofia vs Hebar Pazardzhik, 21h30 ngày 25/4: Bảo vệ ngôi đầu
- Làm bánh thì liên quan gì đến tình yêu?
- BTC Tài năng DJ bác bỏ lời tố bóp méo hình ảnh DJ
- MC Hoa khôi Áo dài kém duyên trên sóng trực tiếp
- Nhận định, soi kèo Feyenoord vs PEC Zwolle, 02h00 ngày 26/4: Không được phép mất điểm
- Bi kịch của những cụ ông tuổi cao hám 'của lạ'
- Triển lãm 'Không gia Di sản văn hóa Việt Nam 2018'
- Ca sĩ Tim ở tuổi 32
- Nhận định, soi kèo Vestmannaeyjar vs Fram, 23h00 ngày 24/4: Khách hoan ca
- Người Nhật ngày càng ít ăn cơm
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Alaves vs Sociedad, 2h30 ngày 24/4: Thoát hiểm
LTS: Từ những gánh hàng rong, phở Nam Định đã nổi danh toàn cầu. Việc làm nên thương hiệu và giữ được vị thế của phở Nam Định là một hành trình dài, không ít gian nan.
VietNamNet giới thiệu tuyến bài về chuyện của phở Nam Định để độc giả hiểu thêm về món ăn đặc sản này.
Phở bò Nam Định - món ăn nức tiếng làm mê mẩn bao thực khách. Ảnh: Thạch Thảo Tôi có anh bạn sang Đức từ những năm 1990, có nhà hàng lớn ở Berlin. Mỗi lần về Việt Nam, bữa sáng anh chọn luôn là phở. Đêm hôm khuya khoắt, dù đã ăn tiệc, nhậu nhẹt linh đình vẫn lọ mọ lùng phở. Khu anh ở mỗi khi về Việt Nam có đủ các hàng phở nổi tiếng, nhưng quán anh chọn luôn là phở Nam Định.
Cái ngon của phở Nam Định không cần phải bàn cãi, bởi bao nhiêu năm, món ăn đã làm mê mẩn biết bao thực khách khó tính.
Nổi danh nhất trong nhóm phở Nam Định là dòng phở Cồ (phở của những người mang họ Cồ). Nhiều thực khách cho rằng, người họ Cồ tạo ra món phở nức tiếng này. Tuy nhiên, đây là câu chuyện chưa hoàn toàn ngã ngũ. Chỉ biết rằng, dòng họ Cồ có nguồn gốc từ làng Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ngôi làng này có nhiều dòng họ và người dân ở đây có nghề bán phở từ rất lâu đời.
Những gánh hàng rong lúc nông nhàn
Tại đền Vân Cù - nơi tương truyền người dân trước khi đi xa bán phở đều đến chào và ngày trở về thường đến lễ tạ - có tài liệu ghi chép rằng, những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khi người Pháp tới xây dựng nhà máy Dệt Nam Định, người dân làng Vân Cù đã tranh thủ lúc nông nhàn đến đây bán hàng ăn sáng.
Ban đầu là các gánh hàng bán bánh đa cua, bún xáo... Về sau, để đáp ứng nhu cầu của thực khách, những người bán hàng đã cải tiến cách chế biến món ăn, tạo ra phở bò.
Khi bát phở hình thành, người làng Vân Cù không chỉ gánh đi bán ở những bến đò, xóm công nhân xung quanh nhà máy Dệt. Họ còn gánh đi bán ở các tỉnh thành và phát triển rực rỡ ở Hà Nội.
Từ những gánh hàng rong, món ăn đã nổi danh toàn cầu nhờ những bí quyết riêng của người Nam Định. Ảnh: Thạch Thảo Những người bán phở đầu tiên ở làng là cụ Phó Huyến, cụ Phó Tắc, cụ Lý Thử… Đến giai đoạn 1920 - 1930, làng Vân Cù có 2 người nổi danh ở Hà Nội là cụ Cồ Như Thấn và cụ Cồ Hữu Vặng.
Cụ Cồ Hữu Vặng mở lò làm bánh phở tại Hà Nội từ năm 1930. Lò này chính là nơi quy tụ những người dân làng Vân Cù lên ở nhờ rồi đi bán phở gánh.
Mỗi ngày, từ lúc 5h sáng, mỗi người lại gánh một chiếc bếp lò đỏ lửa cùng 5-10 lít nước dùng, bánh phở, thịt, gia vị và một chồng bát loại trôn nhỏ, miệng loe đi các ngõ phố.
Nói là phở gánh nhưng người Nam Định không đi bán rong. Mỗi người đều tìm cho mình một chỗ ngồi quen thuộc để bán cho khách quen. Tới khoảng 9h sáng, mọi người lại tất tả quay về nhà chung, cùng nhau chuẩn bị đồ cho chuyến phở chiều rồi bán tới 21- 22h khuya.
Dần dần, những người bán phở gánh Nam Định tự tìm thuê một địa điểm để mở cửa hàng, có bàn ghế, có quầy. Trong đó, tiêu biểu nhất là ông Cồ Như Chiêu con ông Cồ Như Thấn mở cửa hàng ở 48 Hàng Đồng từ năm 1945.
Anh Cồ Văn Tuyên bồi hồi nhớ lại kỷ niệm khi làm ở quán phở 48 Hàng Đồng. Ảnh: An Thành Đạt Anh Cồ Văn Tuyên (SN 1973) - cháu của ông Chiêu lên bán hàng giúp bác từ năm 1989 - cho biết: “Khi đó, giá mỗi bát phở khoảng 1.000 đồng, chỉ nhà có điều kiện mới ăn phở. Cửa hàng của bác tôi khách nườm nượp. Người dân xếp hàng tới mua. Sau đó bác mở thêm cửa hàng ở phố Thuốc Bắc, phố Ngõ Gạch. Cửa hàng nào cũng đông khách”, anh Tuyên nhớ lại.
Những thế hệ làm vang danh phở Nam Định
Tiếp bước cha ông, những thế hệ tiếp theo của làng Vân Cù góp phần làm thương hiệu phở Nam Định nói chung và phở Vân Cù nói riêng phát triển mạnh mẽ trên khắp dải đất hình chữ S.
Anh Cồ Như Đồi (SN 1974, cháu nội của ông Cồ Như Đát - thợ bán phở ‘mậu dịch’ ở Lương Văn Can, Tạ Hiện, Hà Nội những năm 1950) cho biết, bản thân anh đã được chứng kiến những giai đoạn cực thịnh của phở Nam Định.
Gần 40 năm trôi qua, anh Đồi vẫn nhớ như in những ngày niên thiếu nghỉ hè được ông nội đưa lên Hà Nội phụ bán phở. Ảnh: An Thành Đạt “Từ sáng sớm, khách đã xếp thành 2 hàng ngay ngắn để mua phở. Bên ngoài quán có một người đứng phát xu (khách muốn mua bát phở gầu người này đưa đồng xu tròn, khách mua bát phở chín người này đưa nửa đồng xu…). Sau đó, khách mang đồng xu vào quầy. Trong quầy có 3 người đứng nhận xu. Chỉ cần đưa xu là chủ hàng biết và sẽ mang đúng món khách yêu cầu. Trung bình mỗi ngày, hệ thống cửa hàng của ông nội bán 5-6 tạ bánh phở”, anh Đồi nhớ lại.
Lúc đó, anh Đồi mới 15 tuổi nhưng đã được ông nội tín nhiệm cho đứng thái thịt bò. Đây cũng là điều khiến anh rất tự hào vì thông thường, người mới vào nghề sẽ được ông bố trí làm công việc đơn giản.
Các đầu bếp chế biến phở bò tại Ngày hội phở, tháng 12/2022. Ảnh: Ngọc Vượng “Người mới thường được ông cho chạy bàn. Khi đã làm quen và ông nhận thấy có sự chăm chỉ, khéo léo thì mới được nâng cấp lên làm những công việc đòi hỏi kỹ thuật cao như thái thịt… Miếng thịt xếp vào bát phở phải to bản và mỏng”, anh Đồi chia sẻ.
Được ông nội hướng dẫn nên từ bé anh Đồi đã có kỹ thuật thái thịt bò điêu luyện. Hiện tại, kỹ thuật thái thịt của anh đã đạt đến độ, có lúc không cần nhìn dao vẫn thái được miếng thịt bò đúng chuẩn để xếp vào bát phở.
Miếng thịt được thái to bản và mỏng. Ảnh: Thạch Thảo Quán vài chục mét vuông, khách đứng, ngồi ăn vội
Giai đoạn 2001 - 2004, anh Đồi tự mở một quán phở bò ở Ngã Tư Sở. Quán nhỏ, chỉ vài chục mét vuông nhưng đông khách tới mức mỗi ngày anh bán hơn 2 tạ bánh phở (trung bình mỗi cân bánh phở, anh Đồi chia được 6 bát).
Nhiều khách xếp hàng chờ đến lượt mua. Có khách không có chỗ ngồi còn bê phở đứng ăn rồi vội đi làm.
Việc làm ăn khấm khá nên anh Đồi càng say nghề. Có hôm, anh chỉ ngủ được vài tiếng vì cửa hàng đông khách: “2h sáng tôi mới đi ngủ, nhưng 4h sáng đã dậy để chuẩn bị phở bán ngày mới”.
Bánh phở được người Nam Định làm thủ công. Ảnh: Ngọc Vượng Anh Đồi không nhớ được hết các vị khách thường xuyên đến quán. Nhưng có một kỷ niệm khiến anh bất ngờ và hạnh phúc nên đến giờ vẫn nhớ như in.
“Đó là năm 2002, tôi đi du lịch Trung Quốc. Đang ở điểm du lịch thì một người đàn ông nhìn tôi rồi reo lên: Ôi, sao ông Cồ lại ở đây. Tôi ngớ người hỏi lại: Ơ, sao anh biết em? Người đó nói: Anh ăn phở nhà em suốt nên nhận ra ngay”, anh Đồi nhớ lại, vẻ mặt hãnh diện.
Sau này, cũng nhờ nghề bán phở mà anh Đồi cũng như nhiều người làng Vân Cù có cơ hội phát triển. Có người nhờ bát phở mà gặp được ý trung nhân.
Kỳ tới: Cú sốc của phở và chuỗi ngày kinh hoàng của các ông chủ ở Hà Nội
Rosé BlackPink: Tớ muốn ăn phở Việt
Trong tập 7 chương trình, khi cả nhóm BlackPink có ngày nghỉ, Rosé và Lisa đi trải nghiệm bắn cung. Trên đường đi, khi nhìn thấy tấm biển hiệu Phở Việt Nam, Rosé liên tục nói "tớ đói quá", "tớ muốn ăn phở" để thuyết phục đồng đội.">Cả làng kéo nhau đi bán hàng rong tạo ra món ăn nổi tiếng toàn cầu
Một người có mẹ chồng mắc bệnh ung thư, tham gia NLG với kỳ vọng chữa khỏi bệnh nên đã bài trừ bác sĩ. Để làm rõ hơn câu chuyện NLG có thực sự chữa được ung thư như tin đồn, PV đã tìm đến anh Nguyễn Tiến Minh (TP.HCM) - người từng được cho là “đệ tử chân truyền” của chú Phúc. Cách đây gần 3 năm, anh Minh nổi tiếng là người truyền năng lượng đến đâu khỏi đau đến đấy và được chú Phúc nhiều lần tín nhiệm cử đi truyền NLG cho một số người bệnh. Trong suốt 1 năm tham gia, anh Minh đã truyền NLG cho hàng trăm người, trong đó 90% là bệnh nhân ung thư.
“Tôi không hiểu sao ban đầu nó hiệu quả nhưng về sau họ dần dần chết hết, chứ không có ai sống được cả”.
Vài tháng sau khi một ca bệnh ở Đắk Lắk được anh truyền năng lượng qua đời, anh Minh dừng hẳn mọi hoạt động liên quan tới NLG. “Hồi ấy, công an cũng tới gặp tôi để tìm hiểu sự việc. Bẵng đi một thời gian, tôi không còn liên lạc với ai ở đó nữa, cũng không ngờ là họ vẫn còn hoạt động mạnh đến thế”.
Anh Minh cho biết, ông Phúc “sử dụng” câu chuyện của các bệnh nhân ung thư để quảng bá cho NLG. Cụ thể, có một trường hợp bé gái ung thư anh vẫn nhớ là “gia đình bé điều trị ở bệnh viện mất rất nhiều tiền, còn lên cả báo chí xin ủng hộ”. Mẹ bé có tham gia NLG mong chữa bệnh cho con. Trong lúc bé vẫn còn duy trì được sự sống, ông Phúc đưa mẹ bé lên chia sẻ cho các học viên lớp 2 để làm minh chứng về sự kỳ diệu của NLG. “Ông ấy cũng gom những trường hợp như thế vào để làm cơ sở xin giấy phép hoạt động. Nhưng sau 1 năm, bé cũng mất”.
“Các cụ nhà mình thấy hiệu quả ban đầu thì tin lắm vì toàn ‘đánh’ vào những người đang có bệnh mà. Ai cũng sợ chết, sợ này sợ nọ. Nhưng có một cái nguy hiểm là thấy nó có hiệu quả lại không tin vào bác sĩ nữa, thành ra những người có bệnh lại càng nhanh chết”.
Truyền năng lượng chữa ung thư?
Về “truyền thuyết” chữa khỏi bệnh ung thư, trong cộng đồng NLG hay rỉ tai nhau câu chuyện của một nhân vật nổi tiếng có tên là Đặng Thập Nương. Bà Nương từng là phát ngôn viên của “chú Phúc” và vẫn đang là một thành viên rất tích cực của nhóm này.
Bà Đặng Thập Nương - thành viên trong ban phụng sự của "chú Phúc".
Theo chia sẻ công khai của bà Nương, bà phát hiện ung thư phổi giai đoạn 4 vào tháng 5/2019. Nhờ may mắn hợp với thuốc miễn dịch nên bệnh của bà dần khỏi chỉ sau 1 năm dùng thuốc.
Đến tháng 5/2020, bà bị đau vai gáy và cánh tay phải. Lúc này, bà bắt đầu tiếp xúc với NLG. Bà đi khám lại thì cơ thể cũng không còn tế bào ung thư nữa.
Như vậy, việc bà Nương hiện khoẻ mạnh, không còn tế bào ung thư là nhờ thuốc miễn dịch của y học hiện đại. Tuy nhiên, câu chuyện của bà được kể lại một cách không rõ ràng giữa việc điều trị tại bệnh viện và tập NLG khiến nhiều người hiểu rằng NLG đã giúp bà khỏi bệnh.
Hiện tại, bà Nương vẫn đang dẫn dắt một nhóm NLG, hằng ngày truyền năng lượng cho các bệnh nhân mắc đủ thứ bệnh, kể cả ung thư. “Bản thân tôi từng là bệnh nhân ung thư nên khi thấy tôi khỏi bệnh, rất nhiều bệnh nhân ung thư và người nhà của họ đã tìm đến tôi” - người phụ nữ từng là giảng viên đại học không ngần ngại thừa nhận.
Bà không quên nhắc nhở các học viên “nên theo y lệnh của bác sỹ”. Thế nhưng, ngay lập tức, bà lại lấy ví dụ về một trường hợp mắc bệnh ung thư, mặc dù bà đã khuyên nên theo điều trị của bác sĩ nhưng bệnh nhân này không nghe theo, chỉ theo NLG mà đến giờ sức khoẻ vẫn ổn định, khoẻ mạnh.
Dường như, bà đang ngầm gửi đi thông điệp rằng: NLG có khả năng chữa khỏi ung thư mà không cần tới bác sĩ. Trong khi đó, nhiều người chỉ nhìn ở góc độ: bệnh nhân ung thư trước sau gì cũng chết, tại sao bà Nương lại sống khoẻ mạnh được thời gian dài như vậy, cơ thể cũng không còn tế bào ung thư xuất hiện lại như nhiều trường hợp? Từ đó, họ tin tưởng tuyệt đối rằng NLG đã giúp bà Nương chữa khỏi ung thư.
Đang ngồi xe lăn, bỗng đứng dậy đi một vòng sân khấu
Một kịch bản quen thuộc mà nhóm NLG thường xuyên diễn đi diễn lại trong các buổi hội thảo ở nước ngoài, đó là: chú Phúc truyền năng lượng khiến những người ngồi liệt hàng chục năm bỗng dưng đứng dậy đi lại vòng quanh sân khấu.
Một màn biểu diễn "đang ngồi xe lăn đứng dậy đi lại được" trên sân khấu của nhóm NLG Một trong những người từng lên sân khấu là người phụ nữ tên Đ.V.N.T (Hà Đông, Hà Nội). Theo đó, chị T. xuất hiện trong chương trình hội thảo diễn ra hồi tháng 2/2023 và được giới thiệu rằng đã bị liệt mười mấy năm nay, ngồi xe lăn hoàn toàn. Nhưng chỉ sau một vài ngày truyền năng lượng, chị T. bỗng dưng đứng dậy và chầm chậm đi từng bước vòng quanh sân khấu, xuống dưới hội trường trong tiếng vỗ tay rầm rầm của hàng nghìn học viên tham gia.
Để làm rõ thực hư câu chuyện này, PV đã tìm đến khu phố nơi chị T. sinh sống cùng bố mẹ đẻ và con trai. Chia sẻ với PV, bà Vũ Thị Dung - cụm trưởng tổ dân phố số 13, phường Quang Trung (Hà Đông), cũng là hàng xóm đối diện nhà chị T. cho biết, việc chị T. bị bệnh mười mấy năm nay là đúng. Chị mắc một căn bệnh từ hồi thanh niên, dần gặp khó khăn trong việc đi lại. Nhờ có điều trị y tế mà chị T. vẫn duy trì đi lại được, chứ không phải ngồi liệt một chỗ.
“Cô ấy có đi lại được, đi được cả xe đạp nhưng run run tay chứ không đi nhanh được như người bình thường. Nếu không dùng thuốc thì có khi cũng phải ngồi liệt một chỗ đấy. Nhưng cô ấy có dùng thuốc nhiều năm nay. Tuy không khoẻ mạnh như người bình thường nhưng vẫn đi lại được” - bà Dung nói.
Khi PV trao đổi trực tiếp với chị T. để hỏi ngọn nguồn câu chuyện, người phụ nữ này cho biết, chị cảm thấy rất bất công khi bị hội nhóm người nhà những học viên đi theo NLG chỉ trích và lên án là lừa đảo.
“Tôi chỉ là một người bệnh, với mong muốn chữa khỏi bệnh, chứ không phải giả bệnh đi lừa đảo hay quảng cáo cho NLG. Sang Thái Lan tham gia hội thảo, tôi cũng phải đóng tiền như bao người khác, không ai cho tôi đồng nào” - chị T. chia sẻ, sau đó cho PV xem hình ảnh các giao dịch đã nộp tiền để đi Thái Lan tổng cộng 28,7 triệu đồng.
Giải thích về việc có đúng là nhờ "chú Phúc" truyền năng lượng nên mới đứng dậy đi lại được hay không, chị T. cho biết: “Tôi phát hiện mắc bệnh xơ cứng rải rác thần kinh từ năm học lớp 10. Đặc điểm của căn bệnh này là cứ tái phát rồi lại thuyên giảm, lặp đi lặp lại nhiều lần. Mỗi lần phát bệnh, chân tôi không đi lại được hoặc đi lại rất khó khăn. Nhưng khi đến bệnh viện hoặc các phòng khám tư, được truyền thuốc, chân tôi lại đi được, mặc dù không khoẻ mạnh như người bình thường”.
Chị T. kể, có khoảng thời gian dài nhất là 6 năm bệnh của chị không tái phát. Chị có thể sinh hoạt và đi học đại học như bình thường. Còn lại, xen kẽ từ ngày đó đến nay, căn bệnh tái đi tái lại vài lần và gia đình chị đã cố gắng chạy chữa khắp nơi, kể cả tìm đến những yếu tố tâm linh.
Chị nói, trong lần tái phát gần nhất vào năm 2021, sau khi truyền thuốc không đỡ nhiều, chị đã tìm đến với NLG. Chị học online hết lớp 1, 2, 3, sau đó đi nhận năng lượng trực tiếp ở nhà một học viên gần nhà. Chị cho rằng, sau thời gian học NLG, chân chị khoẻ hơn, sau đó có thể đi lại trong nhà, vừa đi vừa vịn tường.
Khi được người dẫn dắt rủ sang Thái Lan để "chú Phúc" truyền trực tiếp sẽ hiệu quả hơn, chị T. tin và đồng ý đi. Trước khi sang Thái Lan, chị đã có thể đi lại trong nhà có vịn tay và đi xe đạp được. Chị cho biết, bệnh này đôi khi đạp xe được nhưng lại không đi bộ được vì đi bộ cần nhiều sức ở chân hơn.
Nhưng khi sang Thái Lan, chị vẫn ngồi xe lăn vì không tự tin đi lại mà không có vịn tay, không thể đi được đoạn đường dài. Chị cho rằng, có lẽ đây là lý do mọi người nói chị lừa đảo, vì ở nhà vẫn đi lại được mà sang Thái lại ngồi xe lăn vờ như không đi được.
Xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2015, nhóm Năng lượng gốc (NLG) quảng cáo có khả năng chữa bách bệnh, kể cả ung thư, giúp con người trở lại tuổi thanh xuân, thậm chí giải quyết được các vấn đề môi trường, nông nghiệp, hoà bình thế giới…
NLG đã lôi kéo được hàng chục ngàn người tham gia. Nguy hiểm hơn, các chiêu trò của NLG khiến nhiều người bệnh dừng điều trị y tế, bài trừ bác sĩ.
Nhiều gia đình đổ vỡ vì mâu thuẫn quan điểm về NLG. Họ cùng có chung một câu hỏi: Tại sao NLG vẫn ngang nhiên hoạt động, thách thức các cơ quan hành pháp? Tại sao một người đàn ông đang sống ở Mỹ có thể điều khiển và “móc túi” được hàng ngàn người Việt?
Nhóm PV
Không được cấp phép hay công nhận, bị nạn nhân và người nhà nạn nhân lên án là lừa đảo, phản khoa học… nhưng nhiều năm nay, nhóm Năng lượng gốc của ông Lê Văn Phúc vẫn ngang nhiên hoạt động và phát triển, thu hút hàng chục ngàn người tham gia.
Hơn lúc nào hết, hoạt động của nhóm này cần được các cơ quan chức năng rà soát và đưa ra kết luận. Mời độc giả đón đọc bài 5: Năng lượng gốc chữa bệnh: Cơ quan chức năng ra tay dẹp ngay lừa đảo
Tiến sĩ, bác sĩ làm ‘chân rết’, tung hô năng lượng gốc
Để điều hành mạng lưới học viên của Năng lượng gốc, ông Lê Văn Phúc - một người Mỹ gốc Việt - đã nhận sự trợ giúp đắc lực của ban phụng sự gồm nhiều trí thức tại Việt Nam.">Đang ngồi xe lăn bỗng đi lại: Có thực năng lượng gốc chữa ung thư, bại liệt?
Vợ chồng bà Láng và con gái út Lê Thị Bé Thu.
“Từ hàng trăm năm trước, tổ tiên tôi vượt biển đến định cư nơi đây. Bề ngoài của họ so với người dân bản địa đã khác trội. Họ đều cao lớn, vạm vỡ khác thường. Đến đời cha tôi, ông cao hơn 2m, nặng gần 100kg, được mệnh danh là người “bự con nhất Bạc Liêu”.
Có lần, công tử Bạc Liêu (Trần Trinh Huy) biết tiếng, đã cho người gọi cha tôi tới, cùng đi tham dự cuộc đấu xảo (hội chợ, triển lãm – PV) trên Sài Gòn. Trong hội chợ ấy, có phần thi ai là người cao to nhất. Lần ấy, cha tôi thua cuộc bởi khi đo chiều cao, do quen lao động nặng nhọc, lưng cha tôi gù đi, không thẳng lên được, bị thua người ta có 1cm”, bà Láng nhớ lại.
Bà kể rằng, ông Trần Văn Hên, cha bà, sinh được 8 người con, tất cả đều có chiều cao “ngoại cỡ”. Trong số những anh, chị em của mình, bà Láng dù có chiều cao khoảng 2,1m, vẫn được xem là “thấp bé nhẹ cân” nhất nhà.
Chiến tranh loạn lạc, cuộc sống khó khăn khiến anh, chị em của bà tản mát mỗi người một nơi. Đến giờ, bà vẫn không biết những người “ruột thịt” của mình sinh sống như thế nào.
Người em thứ tư Trần Văn Khén, sống cùng huyện là bà còn biết đến. Cuộc sống của ông Khén cũng rất đáng thương. Thời trai trẻ, ông hãnh diện vì thân hình đồ sộ, tráng kiện của mình, thì mấy chục năm về sau, cuộc đời ông đày ải trên giường bệnh vì sự nông nổi “cậy sức khỏe”.
Một lần, chấp nhận đánh cược, ông vác chiếc thùng phuy chứa 300 lít dầu đưa lên vai. Nhưng bỏ xuống sai tư thế, sức nặng khiến ông bị chấn thương cột sống, nằm liệt một chỗ mấy chục năm ròng.
Ngôi nhà nhỏ vợ chồng bà lão nghèo cất nhờ tiền vay mượn, nay còn nợ lãi hơn 2 triệu đồng chưa trả được
Lận đận tình duyên và đòi tự tử vì mặc cảm… khổng lồ
Kể xong chuyện người em, bà lại ho khùng khục khi kể chuyện đời mình. Mấy chục năm trước, thời con gái, vì thân hình “ngoại cỡ”, chuyện yêu đương của bà cũng gặp nhiều trắc trở. Trước chiều cao của bà, đám trai làng chỉ dám đứng từ xa, chứ không dám lại gần vì mắc cỡ bởi chỉ đứng đến vai bà.
Tới năm 19 tuổi, đi về “chưa có người đón đưa”, qua mai mối, cha mẹ bà ưng gả bà cho chàng trai nghèo Lê Văn Sụa. Bà tâm sự, vợ chồng bà vốn là một cặp đặc biệt trời sinh. Ông Sụa tuy lớn hơn bà 3 tuổi, nhưng lại thấp hơn bà tới 40cm. Mỗi khi có dịp ra đường, vợ chồng bà thường bị trêu trọc là “hai chị em”.
Vợ chồng bà sinh được 8 mặt con, 4 trai, 4 gái. Trong số đó, 4 người con có chiều cao trung bình giống cha, 4 người có chiều cao “ngoại cỡ” giống mẹ. Không được may mắn như bà, những người con mang thân hình quá khổ của bà cũng có tình duyên long đong, chẳng được thuận chèo mát mái.
Ông Sụa ngồi trên chiếc giường tạm bợ đóng bằng cành cây
Thương nhất là Lê Văn Lem, 30 tuổi, con thứ 5 của bà. Lem từng yêu một người con gái ở Vĩnh Hưng (Bạc Liêu). Thấy anh to khỏe, lao động khỏe gấp đôi người thường, gia đình cô gái gọi anh lại ở, với lời hứa chịu làm công trong 3 năm sẽ gả con gái cho.Vì cuộc sống nghèo khổ, ăn uống kham khổ, vợ chồng bà Láng mang nhiều chứng bệnh trong người.
Sau 3 năm làm quần quật, Lem nhắn gia đình vay mượn mang lễ vật tới cầu hôn, gia đình nhà gái lật lọng chối từ. Từ đó, Lem bỏ về quê theo ghe tàu, làm thuê biền biệt ngoài biển. Thỉnh thoảng, anh ghé về nhà đưa cho cha mẹ ít tiền để thuốc thang khi đau ốm.
Bề ngoài “cao lớn vượt trội” đã khiến các thành viên gia đình bà Láng sống trong nhiều mặc cảm. Con gái út Lê Thị Bé Thu cao tổng ngổng, cứ thấy người lạ là trốn ngặt vào buồng, chẳng dám hé mặt ra.
Trong số những đứa con khổng lồ nhưng nhút nhát ấy, đáng thương nhất là Lê Văn Lắm (32 tuổi, con thứ 4) là người khiến vợ chồng bà lo lắng, thấp thỏm âu lo từng ngày.
Con trai Lê Văn Lắm bỏ đi biệt tích, chưa biết sống chết ra sao.
Lắm cao trên 2m, thân hình lực lưỡng như một gốc đại thụ. Chính vì thế, các gánh hát địa phương hay lợi dụng thân hình “kinh kông” của anh để thu hút sự chú ý của khán giả.
Tuy nhiên, hay “diễn xuất” trước công chúng, nhưng Lắm bị chứng “tự ái”, hễ có ai trêu chọc là y rằng anh đòi… tự tử. Nhiều lần Lắm tự tử, may nhờ người dân phát hiện cứu sống kịp thời.
Có lần “giận khán giả”, anh ta lội bộ 7 ngày từ TP. Cần Thơ về tới Bạc Liêu. Trước tết, Lắm bỏ nhà đi biệt xứ, vợ chồng bà Láng thương con mà không có lộ phí đi tìm, vả lại với sức khỏe “đi không vững” của vợ chồng bà lúc này, muốn đi tìm con cũng “lực bất tòng tâm”. Mỗi lần, nghe tin đâu đó có xác chết, vợ chồng bà lại giật mình thon thót lo cho đứa con trai “trời đày”.
Một ngày ăn hết 6kg gạo
Trong khi bà Láng khật khừ kể chuyện, bên chiếc giường đối diện, ông Sụa cũng rên rỉ mệt mỏi. Mấy ngày nay, trở trời, ông lão 65 tuổi hết đau lưng, lại nhức 2 bàn chân. Có đêm đau quá, ông không tài nào chợp mắt.
Bà Láng bảo, nhà bà bệnh tật hết trơn. Ngày xưa, vì con cái nheo nhóc, có đận đói ăn quá, bà đi bán máu lấy tiền mua gạo. Cứ tuần 1 lần bán máu. Về già, sức khỏe suy kiệt, cuộc sống của các con bấp bênh, ăn bữa nay lo bữa mai khiến vợ chồng bà khôn nguôi lo lắng.
Ông Sụa than thở: “Tội nghiệp lũ con tôi lắm, cái nghèo, cái đói cứ bám riết lấy gia đình tôi. Vợ chồng nghèo, chẳng nuôi nổi các con ăn học. Duy nhất, có con bé Ánh Hồng (Nguyễn Thị Ánh Hồng, con thứ 2- PV) là được học hết lớp 3. Số con bé cũng khổ, hồi nhỏ vợ tôi sinh con ra, người ta thấy tay, chân nó dài khác thường liền xúi vợ chồng tôi cho con đi, không thì xui xẻo. Rồi nghe theo nhà tôi cho con bé cho vợ chồng họ Nguyễn trong huyện, may mà năm 24 tuổi nó tìm về với vợ chồng tôi…”.
Trong số những người con “dị thường” của mình, vợ chồng bà Láng mới dựng vợ, gả chồng được cho 3 người. 5 người còn lại vẫn sống chung với ông, bà trong căn nhà chật hẹp, chẳng có nổi một thứ gì đáng giá.
Hàng ngày, các thành viên trong gia đình bà đi làm thuê, mần mướn. Cô gái út ngày ngày đi giặt đồ thuê, làm cỏ thuê kiếm vài chục ngàn đồng. 4 người con trai còn lại, thì Lê Văn Lắm tính tình thất thường, đã bỏ nhà đi biệt tích, chưa biết sống chết ra sao. 3 người con trai còn lại làm thuê cho các chủ ghe.
Bà Láng than thở: “Mấy đứa con tôi ăn khỏe lắm, mỗi ngày hết 6kg gạo lận. Chúng làm thuê thu nhập thất thường lắm! Mùa tháng 6, tháng 7 hay gió bão, thường phải nhịn đói 1, 2 ngày”.
Trước đây, ngôi nhà của gia đình bà là một chiếc chòi “tí hon” rách nát. Tháng 4/2012, căn chòi quá dột nát, gia đình bà chạy vạy vay mượn khắp nơi được hơn chục triệu đồng cất lại căn nhà hiện tại.
Bà Láng tâm sự, đến nay, bà vẫn mang khoản nợ hơn 2 triệu đồng, mỗi ngày đóng 20 ngàn đồng tiền lãi. “Vợ chồng tôi già yếu, mần hết nổi rồi. Mấy đứa con thì thất học, công việc bấp bênh làm hoài không đủ ăn, nợ nần biết bao giờ trả nổi” – bà Láng cho biết.
Vợ chồng bà lão nghèo đến mức “mảnh đất cắm dùi” cũng không có, nền đất căn nhà bà đang ở cũng là đất chân đê. Cán bộ đê điều nhắc nhở nhiều lần, rồi mủi lòng không nỡ đuổi…
(Theo GĐ&CS)
">Nỗi buồn của gia đình có thân hình khổng lồ ở miền Tây
Nhận định, soi kèo PSM Makassar vs Bali United, 19h00 ngày 25/4: Kết quả hài lòng
– Đêm liveshow 3 Hoa khôi Áo dài đã khép lại đã để lại ồn ào không đáng có. Có thông tin thí sinh Quỳnh Châu bị Ban giám khảo ‘chèn ép’, trong khi thí sinh Yến Nhi bị tố cáo được giám khảo Hà Anh ưu ái.
Đêm liveshow 3 cuộc thi Hoa khôi Áo dài vừa khép lại với nhiều tình huống bất ngờ. Thí sinh Giang Anh bất ngờ tuyên bố xin rút lui vì cảm thấy ‘không đủ tiêu chuẩn’để trở thành hoa hậu. Qua đó, cô đã nhường quyền đi tiếp cho thí sinh Thu Quyên và chấp nhận trở thành thí sinh đầu tiên dừng bước tạiLâu đài sắc đẹp.
Nhưng câu chuyện lùm xùm về liveshow thứ 3 của cuộc thi Hoa khôi Áo dài vẫn chưa dừng lại ở đó khi khán giả lần lượt tố cáo những ồn ào của Ban giám khảo xung quanh việc ‘chèn ép – thiên vị’ các thí sinh trong Lâu đài Sắc đẹp.
Theo đó, kết quả 2 thí sinh xuất sắc nhất liveshow thứ 3 của chương trình được công bố thuộc về thí sinh Anh Thư và Thanh Khoa. Kết quả này không khiến cho khán giả hài lòng vì trên trang chủ của cuộc thi bất ngờ nổi lên một làn sóng bênh vực thí sinh Quỳnh Châu.
Thí sinh Chế Nguyễn Quỳnh Châu.
Nhiều khán giả cho rằng Quỳnh Châu là một thí sinh xuất sắc, từng là người mẫu chuyên nghiệp và lọt vào top 15 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam. Trong đêm liveshow vừa qua, Quỳnh Châu đã có hai phần trình diễn nổi bật hơn hẳn so với các thí sinh khác. Thậm chí, trong các buổi học tuần vừa qua, cô cũng được ghi nhận là có sự học hỏi và tiếp thu nhanh chóng.
Làn sóng lên tiếng Ban tổ chức ‘xử ép’ thí sinh Quỳnh Châu trên trang chủ cuộc thi.
Khán giả Thu Giang thắc mắc: ‘Không hiểu sao tuần trước thì không cộng vương miện (số điểm của thí sinh – PV), tuần này lại cộng vương miện. nếu tuần trước cộng vương miện thì chỉ có Quỳnh Châu xuất sắc nhất thôi!’. Một khán giả khác tỏ ra tiếc nuối: “Tại sao tuần này chị Quỳnh Châu lai không được lọt vào top thi sinh xuất sắc chứ? So với các thí sinh còn lại chị có phần trình diễn trên sấn khấu rất tốt và hoàn thiện, kết quả rèn luyện trong tuần cũng tốt nữa mà”.
Trong khi đó, có người hâm mộ lên tiếng thắc mắc vì sao bình chọn cho Quỳnh Châu thì hệ thống lại báo lỗi, qua đó càng dấy lên nghi án cô bị Ban tổ chức ‘xử ép’. Bạn khán giả đặt câu hỏi ngay trên trang chủ của chương trình:“Em muốn hỏi chương trình một chút: Tại sao em bình chọn cho chị Quỳnh Châu mà không được cứ báo lỗi là sao?”.
Thí sinh Yến Nhi (trái) và Thanh Khoa (phải).
Câu chuyện không dừng lại ở đó khi hai thí sinh là Yến Nhi và Thanh Khoa bất ngờ bị tố là ‘gà cưng’ của giám khảo Hà Anh. Theo đó, ở liveshow 2, Yến Nhi lọt vào Top 3 thí sinh xuất sắc nhất trong khi Thanh Khoa là một trong hai thí sinh cao điểm nhất tuần này.
Lý giải về nghi án này, một khán giả cho biết, Yến Nhi từng dự thi Miss Global năm 2015 tại Philippines do Hà Anh làm giám khảo và đã lọt vào top 20 chung cuộc.
Nhiều khán giả bày tỏ bức xúc vì giám khảo Hà Anh ‘thiên vị’.
Một khán giả tỏ ra bức xúc: “Thực sự Yến Nhi rất thường, không có gì đặt biệt. Thanh Khoa có nét nhưng ứng xử còn chưa khéo. 2 bạn này luôn được ưu ái vì là gà cưng của Host Hà Anh từ trước khi cuộc thi bắt đầu. Năm trước Yến Nhi đã từng đại diện VN ở Miss Global năm 2015 tại Philippines và Yến Nghi vào được top 20, Hà Anh là một thành viên trong dàn BGK. Thử hỏi như vậy trong cuộc thi năm nay có công bằng cho các thí sinh khác như Diệu Ngọc và Quỳnh châu. Vốn luôn bị quăng cục lơ và không được ưu ái, mặc dù đã thể hiện khá tốt và rất cố gắng. Cảm thấy đáng thương cho các bạn”.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng người hâm mộ thí sinh Quỳnh Châu đã ‘chuyện bé xé ra to’ và khuyên họ hãy tập cách công nhận sự cố gắng của các thí sinh khác.
Bảo Bảo
Lan Khuê khoe hình selfie với minh tinh Jessica Chastain ở Singapore">Dậy sóng vì tin đồn 'xử ép
Ảnh cưới đẹp long lanh của các cặp đồng tính nữ
Trong tư duy của những người lãnh đạo chẳng coi văn hóa là trọng.
Liên tiếp các sự kiện tiêu cực liên quan đến di sản xảy ra tại Hà Nội, PV trao đổi với ĐBQH Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử, về tầm nhìn di sản của thủ đô.
Mộ cổ trăm tuổi lăn lóc giữa đường">Quản lý di sản theo nhiệm kỳ