Hôm nay, ngày 21/9/2017, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến cho dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số (CKS) và dịch vụ chứng thực CKS.

Nhấn mạnh sự cần xây dựng và ban hành Nghị định thay thế Nghị định 26/2007/NĐ-CP (NĐ 26), bà Phùng Thị Anh, đại diện Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (NEAC) - Bộ TT&TT cho biết, ra đời cách đây 10 năm, trong bối cảnh dịch vụ chứng thực CKS tại Việt Nam chưa hình thành, NĐ 26 được xây dựng chủ yếu dựa trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là Hàn Quốc. Quá trình triển khai, NĐ 26 đã hai lần được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2011 và 2013.

“Qua 2 lần sửa đổi, thực tiễn triển khai NĐ 26 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Vì thế, việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế NĐ 26 là cần thiết để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ chứng thực CKS, góp phần đẩy mạnh ứng dụng CKS trong các hoạt động kinh tế xã hội và trong cơ quan nhà nước, đảm bảo an toàn cho các giao dịch điện tử”, bà Anh cho hay.

Đề cập về những nội dung được sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Nghị định mới so với NĐ 26 và các Nghị định sửa đổi, bổ sung NĐ 26, theo đại diện NEAC, bên cạnh việc sửa đổi quy định về điều kiện cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực CKS công cộng (Điều 13), dự thảo Nghị định mới cũng sửa đổi, bổ sung các quy định về hồ sơ, thủ tục cấp phép (Điều 14, 15, 16); tạm đình chỉ và thu hồi giấy phép (Điều 17, 18); dịch vụ cấp dấu thời gian (Điều 30); quy chế chứng thực của CA công cộng (Điều 31); nghĩa vụ của CA công cộng…

Đơn cử như, về hồ sơ, thủ tục cấp phép, trong dự thảo Nghị định mới, quy định về hồ sơ được tổ hợp lại theo hướng liệt kê các văn bản chứng minh đúng và đủ điều kiện cấp phép tại Điều 12; bỏ quy định về Phiếu lý lịch tư pháp số 2.

Cùng với việc bỏ quy định đối với thủ tục gia hạn giấy phép, dự thảo Nghị định thay thế NĐ 26 cũng quy định giảm thời gian xử lý với thủ tục thay đổi nội dung giấy phép, cấp lại giấy phép từ 60 ngày làm việc xuống 10 ngày làm việc đối với trường hợp thay đổi nội dung giấy phép, 7 ngày với trường hợp xin cấp lại giấy phép.

Đồng thời, dự thảo Nghị định mới cũng bổ sung thêm trường hợp bị tạm đình chỉ, thu hồi giấy phép khi không thực hiện nghĩa vụ thu phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số; bổ sung quy định về giải quyết sau khi CA công cộng bị tạm đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép…

" />

Đề xuất “nới” thời gian gia hạn giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số

Hôm nay,nớilàm đẹp ngày 21/9/2017, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến cho dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số (CKS) và dịch vụ chứng thực CKS.

Nhấn mạnh sự cần xây dựng và ban hành Nghị định thay thế Nghị định 26/2007/NĐ-CP (NĐ 26), bà Phùng Thị Anh, đại diện Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (NEAC) - Bộ TT&TT cho biết, ra đời cách đây 10 năm, trong bối cảnh dịch vụ chứng thực CKS tại Việt Nam chưa hình thành, NĐ 26 được xây dựng chủ yếu dựa trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là Hàn Quốc. Quá trình triển khai, NĐ 26 đã hai lần được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2011 và 2013.

“Qua 2 lần sửa đổi, thực tiễn triển khai NĐ 26 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Vì thế, việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế NĐ 26 là cần thiết để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ chứng thực CKS, góp phần đẩy mạnh ứng dụng CKS trong các hoạt động kinh tế xã hội và trong cơ quan nhà nước, đảm bảo an toàn cho các giao dịch điện tử”, bà Anh cho hay.

Đề cập về những nội dung được sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Nghị định mới so với NĐ 26 và các Nghị định sửa đổi, bổ sung NĐ 26, theo đại diện NEAC, bên cạnh việc sửa đổi quy định về điều kiện cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực CKS công cộng (Điều 13), dự thảo Nghị định mới cũng sửa đổi, bổ sung các quy định về hồ sơ, thủ tục cấp phép (Điều 14, 15, 16); tạm đình chỉ và thu hồi giấy phép (Điều 17, 18); dịch vụ cấp dấu thời gian (Điều 30); quy chế chứng thực của CA công cộng (Điều 31); nghĩa vụ của CA công cộng…

Đơn cử như, về hồ sơ, thủ tục cấp phép, trong dự thảo Nghị định mới, quy định về hồ sơ được tổ hợp lại theo hướng liệt kê các văn bản chứng minh đúng và đủ điều kiện cấp phép tại Điều 12; bỏ quy định về Phiếu lý lịch tư pháp số 2.

Cùng với việc bỏ quy định đối với thủ tục gia hạn giấy phép, dự thảo Nghị định thay thế NĐ 26 cũng quy định giảm thời gian xử lý với thủ tục thay đổi nội dung giấy phép, cấp lại giấy phép từ 60 ngày làm việc xuống 10 ngày làm việc đối với trường hợp thay đổi nội dung giấy phép, 7 ngày với trường hợp xin cấp lại giấy phép.

Đồng thời, dự thảo Nghị định mới cũng bổ sung thêm trường hợp bị tạm đình chỉ, thu hồi giấy phép khi không thực hiện nghĩa vụ thu phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số; bổ sung quy định về giải quyết sau khi CA công cộng bị tạm đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép…