您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhận định, soi kèo Zaglebie Lubin vs Puszcza Niepolomice, 23h00 ngày 2/8: Cửa dưới đáng tin
NEWS2025-04-26 05:00:16【Thể thao】6人已围观
简介 Hư Vân - 02/08/2024 04:30 Nhận định bóng đá g điểm ngoại hạng anhđiểm ngoại hạng anh、、
很赞哦!(99)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Kashiwa Reysol vs Albirex Niigata, 12h00 ngày 26/4: Tin vào Kashiwa Reysol
- Không cần chọc ối, xét nghiệm máu mẹ bầu có thể phát hiện hàng loạt dị tật
- Phổ điểm thi THPT quốc gia 2018 bài thi Giáo dục công dân
- Facebook lại để lộ dữ liệu người dùng
- Kèo vàng bóng đá Atletico Madrid vs Vallecano, 02h30 ngày 25/4: Khó thắng cách biệt
- Nhiều tỷ phú gia nhập đội ngũ Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump
- Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM tạm ngừng tăng học phí
- Nỗi đau đớn ám ảnh lúc 6 tuổi của hoa hậu Thùy Tiên
- Nhận định, soi kèo Machida Zelvia vs Shonan Bellmare, 17h00 ngày 25/4: Tìm lại niềm vui
- 10.000 bệnh nhi mắc bệnh tim được cứu sống trong 12 năm
热门文章
- Nhận định, soi kèo Urawa Reds vs Sanfrecce Hiroshima, 17h30 ngày 25/4: Khách thất thế
- Mỗi năm 500 trang giáo án và kế hoạch, giáo viên khó thấy hạnh phúc với nghề
- Sao Việt 28/12: Trịnh Kim Chi tình tứ bên chồng, Phương Oanh ngắm tuyết rơi
- Biểu tượng gợi cảm Y Phụng hé lộ loạt ảnh hiếm gần 30 năm trước
站长推荐
Nhận định, soi kèo Tokyo Verdy vs Cerezo Osaka, 17h00 ngày 25/4: Khách ‘tạch’
Các thành phố thông minh Trung Quốc đang ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại để trở nên thông minh hơn. (Ảnh: Shutterstock) Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến và Hàng Châu đang dẫn đầu Trung Quốc trong ứng dụng công nghệ tiên tiến và cách tiếp cận sáng tạo đối với quy hoạch và quản lý đô thị.
Hơn 500 thành phố khác cho biết đang thúc đẩy phát triển thành phố thông minh, theo truyền thông địa phương.
Tờ SCMP đã có chuyến thăm quan Quảng Châu để tìm hiểu những công nghệ và mạng lưới được triển khai trong chiến lược thành phố thông minh của địa phương này.
Vạn vật kết nối (IoT)
Tại Techphant, nhà cung cấp thiết bị và giải pháp IoT, một màn hình lớn hiển thị thời gian thực về cây cối được trồng tại Quảng Châu. Độ ẩm của đất được theo dõi thông qua các cảm biến và thông tin tải lên một hệ thống quản lý thông minh giúp cây được chăm sóc đúng cách.
Trong mạng lưới IoT, các vật dụng hàng ngày, bao gồm xe cộ và thiết bị gia dụng, được kết nối với Internet và có thể “nói chuyện” với nhau.
Chúng có khả năng xử lý và trao đổi dữ liệu để tối ưu hóa cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn, trong gia đình, mọi người điều khiển bình nóng lạnh hay hệ thống chiếu sáng ngay từ ứng dụng trên smartphone để tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng.
Song, công nghệ này có thể được mở rộng sang một mạng lưới rộng hơn nhiều. Chẳng hạn, trước đây, một công nhân phải đi từ nhà này sang nhà khác để thu thập chỉ số đồng hồ đo xăng, nhưng bây giờ một đồng hồ đo khí thông minh sẽ đảm nhận công việc và thậm chí còn kích hoạt thanh toán tự động.
Từ nâng cao hiệu quả trong sản xuất và vận chuyển đến tăng cường chăm sóc sức khỏe và tự động hóa gia đình, tác dụng của công nghệ IoT đang trở nên rõ ràng hơn trong việc giúp hợp lý hóa quy trình, giảm chi phí và cải thiện việc ra quyết định trong việc phát triển các thành phố thông minh của Trung Quốc.
Khi nhiều thứ được kết nối với nhau, chúng ta sẽ bước vào giai đoạn kết nối thông minh, điều này sẽ cải thiện hiệu quả và giảm đầu vào lao động, Giám đốc công nghệ của Techphant, Zheng Lin, cho biết.
Nhận diện khuôn mặt
Công nghệ nhận diện khuôn mặt khá phổ biến ở Trung Quốc vì được triển khai ở phòng chờ sân bay, khách sạn… Nó ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn trong cơ sở hạ tầng thành phố thông minh.
Pcitech - nhà cung cấp công nghệ và sản phẩm AI, bao gồm nhận dạng khuôn mặt và công nghệ dữ liệu lớn thông minh – đang đóng vai trò lớn trong phát triển các hệ thống giao thông thông minh ở Quảng Châu và Trường Sa sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt tiên tiến, cho phép hành khách trả tiền vé tàu điện ngầm chỉ bằng cách quét khuôn mặt.
Dù vậy, công nghệ không giới hạn ở vận tải. Nó còn được ứng dụng trong lĩnh vực an ninh để thu thập dữ liệu thời gian thực, bảo đảm an toàn công cộng.
Công ty áp dụng các thuật toán nhận dạng 3D để khớp chính xác hơn và công nghệ thậm chí phát hiện danh tính của một người khi bị khuất một phần. Nó cũng có thể phân tích hình dạng cơ thể và màu sắc quần áo để xác định ai đó và giúp cảnh sát dự đoán hành vi có nguy cơ cao dựa trên các chuyển động, chẳng hạn như ẩu đả.
Nhà máy thông minh
Màn hình hiển thị tình trạng làm việc theo thời gian thực của công nhân và thiết bị tại các nhà máy xây dựng và dây chuyền sản xuất khác nhau trên toàn quốc.
Các nhà máy thông minh, cơ sở sản xuất tự động hóa và số hóa cao ngày một phổ biến ở Trung Quốc nhờ sử dụng các công nghệ tiên tiến như IoT, phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và robot để tối ưu hóa quy trình sản xuất và nâng cao hiệu quả.
Kế hoạch “Made in China 2025” nhằm biến Trung Quốc từ một trung tâm sản xuất chi phí thấp thành một nhà lãnh đạo toàn cầu về công nghệ sản xuất tiên tiến cũng thúc đẩy sự phát triển của nhà máy thông minh trong nước. “Made in China 2025” khuyến khích áp dụng các công nghệ sản xuất thông minh và hỗ trợ phát triển một ngành công nghiệp công nghệ cao mạnh mẽ trong nước.
Bằng cách tích hợp các công nghệ sản xuất thông minh và nền tảng kỹ thuật số, các nhà máy Trung Quốc đặt mục tiêu đạt được mức độ tự động hóa, năng suất và tính linh hoạt cao hơn đồng thời giảm chi phí và chất thải.
Chúng thường là một phần của các khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp lớn hơn, cung cấp hạ tầng, hậu cần và các dịch vụ hỗ trợ khác để giúp các nhà sản xuất áp dụng các công nghệ thông minh và cải thiện khả năng cạnh tranh.
Tương lai của nông nghiệp
Người trồng vải thiều ở ngoại ô Quảng Châu không còn cần phải làm công việc nặng nhọc trong đồn điền. Thay vào đó, họ có thể sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc trừ sâu và bón phân nhờ hệ thống nông nghiệp thông minh từ XAG, nhà cung cấp máy bay không người lái, robot, trí tuệ nhân tạo và IoT trong sản xuất nông nghiệp.
Nhờ giải pháp quản lý trang trại thông minh, các hộ sản xuất nhỏ và chủ trang trại có thể giảm chi phí lao động và cải thiện tính bền vững. Nhật ký giám sát và các công cụ canh tác chính xác cũng giúp việc quản lý sản xuất trở nên tỉ mỉ hơn.
Mạng lưới cơ sở hạ tầng canh tác kỹ thuật số rộng khắp do công ty xây dựng có thể kết nối với các công cụ viễn thám và thiết bị IoT nông nghiệp, giúp nông dân tăng hiệu quả canh tác, quản lý kế hoạch sản xuất và đạt được mục tiêu.
Tính đến cuối năm 2022, các sản phẩm nông nghiệp thông minh của XAG có diện tích 966.666 km2, phục vụ 194 triệu người. Các thiết bị không cần can thiệp của con người, như hệ thống phun và kiểm soát dòng chảy tự động, đã tiết kiệm được 520 triệu lít nhiên liệu và hơn 49,08 triệu tấn nước, giảm lượng khí thải carbon từ sản xuất nông nghiệp xuống 1,4 triệu tấn.
"Trong lĩnh vực nông nghiệp, việc áp dụng AI chỉ mới bắt đầu", Qian Shuting, Giám đốc thương hiệu cấp cao của XAG nhận xét.
(Theo SCMP)
Công nghiệp thép Trung Quốc trên 'con đường màu xanh'Quá trình chuyển đổi số ở Trung Quốc dưới thời kỳ Chủ tịch Tập Cận Bình đang chuyển hướng, tập trung nhiều hơn vào bảo vệ môi trường với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính một cách nghiêm ngặt.">Một vòng thăm thành phố thông minh Quảng Châu
Được biết sau khi tuyển sinh xong, năm học 2022-2023, Trường Mầm non Hoàng Liệt có hơn 1.200 trẻ (tăng 164 trẻ so với năm ngoái).
Trường phải tổ chức thành 27 lớp học tại 4 cơ sở, vượt 7 lớp so với quy định của Bộ GD-ĐT tại Điều lệ trường mầm non. Để đáp ứng, trường phải chuyển 7 phòng chức năng để làm 7 lớp học.
Theo đó, đối với lớp mẫu giáo bé (3 tuổi), số trẻ là 245 chia làm 6 lớp, trung bình 41 trẻ mỗi lớp (vượt 16 trẻ/lớp so với quy định tại Điều lệ trường mầm non).
Đối với mẫu giáo nhỡ 4 tuổi, có 360 trẻ chia 8 lớp, trung bình 45 trẻ/lớp (như vậy, vượt 15 trẻ/lớp).
Số trẻ 5 tuổi là 597 chia làm 13 lớp, trung bình mỗi lớp 46 trẻ, vượt 11 trẻ/lớp nếu chiếu theo Điều lệ trường mầm non.
Xem clip màn bốc thăm kịch tính giành suất học công lập ở Trường Mầm non Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội:
Năm học 2022-2023, trường cũng phải ký hợp đồng lao động với 6 giáo viên để đảm bảo đủ giáo viên cho 27 lớp và tối thiếu 2 giáo viên/lớp.
UBND quận Hoàng Mai cho hay, đây là nỗ lực cố gắng của nhà trường để đáp ứng cao nhất trong khả năng có thể về nhu cầu gửi con em của nhân dân trên địa bàn.
Những trẻ không trúng tuyển vào Trường Mầm non Hoàng Liệt năm học 2022-2023 sẽ đăng ký học tại 5 trường tư thục và 79 nhóm lớp độc lập trên địa bàn. Trong năm học tiếp theo, nhà trường sẽ lưu hồ sơ và bố trí tiếp nhận toàn bộ số trẻ 4 tuổi đăng ký năm nay vào học.
Trung bình mỗi lớp tiểu học có 48 học sinh
Có dân số đông nhất trong các quận, huyện tại Hà Nội, quận Hoàng Mai đang đối diện với áp lực lớn về trường, lớp cho gần 100 nghìn học sinh trên địa bàn. Không chỉ ở riêng Trường Mầm non Hoàng Liệt, sĩ số lớp quá đông là tình trạng chung ở hầu hết các trường học trên địa bàn quận này.
UBND quận cho biết năm học 2022-2023, quận có 89 trường (trong đó 48 trường mầm non, 23 trường tiểu học và 18 trường THCS), với 2.048 lớp học, tăng 79 so với năm ngoái.
Tổng số học sinh là hơn 98.558 (tăng 1.760 học sinh so với năm học trước), trong đó hơn 79.600 học sinh học công lập (tăng gần 3.800 so với năm ngoái).
Phụ huynh bế theo con nhỏ đi bốc thăm giành suất học công lập của Trường Mầm non Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai. Ảnh: Thanh Hùng Cụ thể, ở cấp học mầm noncó 22 trường công lập và 26 trường ngoài công lập; 370 nhóm, lớp mầm non độc lập. Số trẻ mầm non khoảng 31.300. Đối với các trường công lập, bình quân mỗi lớp là 38,5 học sinh.
Ở cấp tiểu học, toàn quận có 20 trường công lập và 3 trường ngoài công lập. Số học sinh bậc học này khoảng 43.600 (tăng 1.847 học sinh so năm ngoái) , trong đó số học tiểu học công lập là gần 41.600 (tăng 1.445 học sinh), bình quân số học sinh mỗi lớp là 48 em.
Ở cấp THCS, quận này có 17 trường công lập và 1 trường ngoài công lập. Số học sinh bậc học này là gần 24.000 (tăng 1.086 học sinh), trong đó hơn 23.700 học công lập, bình quân số học sinh/lớp là 46.
Như vậy, sĩ số bình quân mỗi lớp ở các trường công lập tại quận Hoàng Mai đều vượt quá mức quy định của Bộ GD-ĐT.
Với tổng số hơn 79.600 học sinh mầm non, tiểu học và THCS theo học công lập năm học 2022-2023, nếu chiếu theo quy định, toàn ngành giáo dục quận Hoàng Mai còn thiếu 36 trường (mầm non thiếu 22 trường, tiểu học thiếu 13 trường và THCS thiếu 1 trường).
Đã giao 59 ô đất xây trường nhưng chủ đầu tư chưa làm
Theo báo cáo của quận Hoàng Mai, năm học 2021-2022, quận đã xây mới, đầu tư, cải tạo sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị cho 18 trường (10 trường mầm non, 3 trường tiểu học, 5 trường THCS) với tổng mức đầu tư trên 900 tỷ đồng; hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng 4 trường (Tiểu học Hoàng Mai, Tiểu học Linh Đàm, THCS Hoàng Mai, THCS Linh Đàm).
Quận cũng thực hiện rà soát các ô đất quy hoạch trường học, báo cáo đề xuất thành phố loại hình đầu tư và phân kỳ đầu tư theo các giai đoạn.
Cụ thể giai đoạn 2021-2025 có 56 ô quy hoạch (công lập 40, ngoài công lập 16). Giai đoạn 2026-2030 có 79 ô quy hoạch (công lập 60, ngoài công lập 19).
Qua rà soát, các quỹ đất quy hoạch trường học trên địa bàn quận còn nhiều, đã được thành phố giao chủ đầu tư. Tuy nhiên, các chủ đầu tư chưa thực hiện đúng thời gian xây dựng trường, để kéo dài trong nhiều năm. Số ô đất quy hoạch trường học đã giao chủ đầu tư nhưng chưa được đầu tư xây dựng là 59.
Riêng phường Hoàng Liệt, hiện có 33 ô đất quy hoạch có chức năng trường học (mầm non 20, tiểu học 5, THCS 5, THPT 3) trong đó đã đầu tư 15 ô, hiện còn 18 ô chưa được đầu tư xây dựng (mầm non 11, tiểu học 2, THCS 3, THPT 2).
Màn bốc thăm kịch tính giành suất học mầm non ở Hà Nội
Qua những lá thăm may rủi, sáng nay, các phụ huynh đã xác định được suất học cho con vào Trường Mầm non Hoàng Liệt (Hà Nội). Có người mừng vui, nhưng cũng có phụ huynh trầm ngâm.">Thiếu 36 trường công lập, học sinh Hoàng Mai ngồi 48 em/lớp
- Ủy ban Nhân dân TP.HCM vừa ra Quyết định công nhận Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen đối với PGS.TS Trần Đan Thư.Trường ĐH Hoa Sen đề xuất hiệu trưởng mới">
Trường ĐH Hoa Sen công bố hiệu trưởng mới
Soi kèo phạt góc Real Betis vs Valladolid, 2h30 ngày 25/4
413 xe máy, xe máy điện bị Công an huyện Lạng Giang, Bắc Giang ra quyết định tịch thu sẽ được đưa ra đấu giá (Ảnh minh họa: Cục CSGT).
Cá nhân, tổ chức có nhu cầu tham gia đấu giá cần mua hồ sơ, đặt trước số tiền 24 triệu đồng. Địa điểm xem tài sản tại kho cất giữ phương tiện thuộc trụ sở Công an huyện Lạng Giang.
Theo thông báo, cuộc đấu giá được tiến hành trực tiếp bằng lời nói, phương thức trả giá lên, vào sáng ngày 21/12 tại số 136 đường Phạm Văn Đồng, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Tùy thuộc vào số lượng người tham gia và tình hình triển khai cuộc đấu giá, Công ty Đấu giá hợp danh Văn Lang có thể thay đổi thời gian, địa điểm tổ chức đấu giá cho phù hợp với tình hình và sẽ thông báo đến các khách hàng tham gia đấu giá.
">Đấu giá hơn 400 xe máy, xe máy điện bị công an tịch thu
"Con mình còn đóng 2,6 triệu/tháng chưa tính các khoản phụ thu đầu năm, dồn vào cũng giống như con anh Huy. Cũng hệ dân lập mà sao Hà Nội thu ít hơn Hải Phòng vậy nhỉ? Mình đi làm lo cho con không nổi luôn..."- Độc giả ở Hải Phòng chia sẻ.
Một độc giả khác cho hay năm nay con vào lớp 10, đầu năm đóng 5 triệu đồng trong đó bảo hiểm hơn 500 nghìn, quỹ lớp 200 nghìn, quỹ phụ huynh 500 nghìn..., còn học thêm chưa tính. "Có phụ huynh trong lớp con tôi còn đưa ra ý kiến đóng quỹ 1 triệu nhưng không được tán đồng...".
Ở góc nhìn khác, độc giả Minh Lê cho rằng là trường dân lập tự túc 100%, lại ở nội thành mức thu như vậy là thấp. "Có trường quốc tế còn vài trăm triệu lận. Học công lập xong đi học thêm cũng quá vậy".
Độc giả Bách Hà phân tích: "Trường dân lập (với học phí cao) cũng là cơ sở giáo dục chịu sự điều chỉnh của các quy định của Bộ GD-ĐT. Trong các khoản được thu Bộ quy định không có khoản bắt buộc cho cơ sở vật chất (chi cho vệ sinh lớp, trường...). Nhưng tình trạng thu tăng các khoản trong đó có khoản cơ sở vật chất trung bình từ 2-5 triệu đồng/năm đang nở rộ. Kiến nghị Sở GD-ĐT Hà Nội vào cuộc, rà soát các quy định, tránh Hà Nội thành một điển hình cho sự bất bình đẳng trong giáo dục".
Độc giả Ngọc Dung thì nên quan điểm khi họp phụ huynh, mọi người nên cùng nhau thỏa thuận. Nếu thấy bất hợp lý không chấp nhận đóng các khoản nhà trường đưa ra thì cho con em mình đi vào trường khác học hoặc báo với ngành chức năng xử lý...
Các khoản thu đầu kì I năm học 2022-2023 tại Trường THPT dân lập Văn Lang (Hà Nội) Còn bạn Cao Hùng nêu thực trạng: "Trường THPT (cấp 3) thì không xây thêm, đất nội đô cứ xây chung cư, biệt thự liền kề, trung tâm thương mại, dịch vụ, ăn chơi... thì mọc lên nhanh như nấm. Vào khu Tây Hồ Tây, ngoại giao đoàn (Bắc Từ Liêm, sát Cầu Giấy, Tây Hồ) mênh mang đất, đang thành một thành phố mới nhưng không có 1 cái trường cấp 3 nào mới. Bên Hà Đông rồi Long Biên, Thanh Trì... cũng vậy".
"Tự chủ giáo dục là thế đấy! Chỉ thương các cháu gia đình lao động khó khăn, con đi học mà cha mẹ lấn bấn chuyện tiền nong"- độc giả Tự Minh chia sẻ.
"Sau khi học sinh "ván đã đóng thuyền" thì các phí sẽ tung ra với nhiều cấp độ theo quốc tế, dân lập... Nếu không có ai quản lý các khoản thu này thì chỉ có học sinh và giáo viên là người chịu ảnh hưởng, mà ảnh hưởng lâu dài là người dân..."- là quan điểm của độc giả Nguyễn Khánh Toàn.
Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng, việc thu học phí đối với trường nằm trung tâm Hà Nội như vậy là điều hết sức bình thường. Độc giả Lê Minh Sơn bình luận: “Mức phí trung bình 2 triệu/tháng là thấp so với mặt bằng các trường trung tâm TP Hà Nội rồi. Đi học mầm non giờ tháng còn 3-4 triệu, chưa kể trường đã thông báo cụ thể từng mục vậy để phụ huynh nắm được con mình được hưởng những dịch vụ gì”.
Hay độc giả Mỹ Hạnh bày tỏ quan điểm chỉ cần thu đúng, công khai là chấp nhận được: “Thu đúng và công khai minh bạch là được. Hệ thống trường tư, dân lập họ phải tự chi trả và cạnh tranh nên chỉ tính đủ chứ không thể lạm thu. Phụ huynh cũng phải thông cảm, đầu tư cho con, tránh tư tưởng bao cấp, ỉ lại, dần thích nghi với kinh tế thị trường”.
Cần bảng giá công khai trước khi tuyển sinh
Không ít độc giả dề xuất việc trường thu những khoản nào cần có bảng giá công khai trước khi tuyển sinh.
Độc giả Đoàn Quang Phúc cho rằng: “Quan trọng là công khai ngay từ đầu, chứ đăng ký, vào học rồi mới đưa ra bảng thu vậy thì không chuẩn”.
Độc giả Lê Trân cũng đồng quan điểm: “Trường dân lập là trường tư, nên có thể xem như là dịch vụ đào tạo. Vì vậy, nhà nước cần quy định trường phải có bảng giá công khai trước khi tuyển sinh để phụ huynh và nhà trường thống nhất để tránh tranh chấp các khoản thu.
Có lúc nào bạn đi ăn mà bị thu tiền cơ sở vật chất, tiền vệ sinh, tiền điện cho quán ăn không? Các giá trị cần thu cần phải tính 1 lần vào học phí. Ngay cả tiền giáo trình, đồng phục cũng có thể tính một lần hay đưa ra bảng giá từ đầu để tránh tranh chấp từ đầu. Giá cao hay thấp lúc đó sẽ phụ huynh sẽ chọn trường phù hợp.
Cũng theo bạn Lê Trân, trường công cũng nên công khai như vậy nhưng có tiêu chuẩn chung, có giá quy định và điều kiện học tập theo quy định chung.
"Không nên chia trường trọng điểm trường không, trường tốt trường xấu dễ xảy ra tình trạng chạy trường, chạy chỗ. Trường chưa đạt thì nhà nước phải đầu tư cho đủ. Nhà nào muốn con học trong điều kiện tốt nhất thì đi học trường tư. Trường công chỉ cần yêu cầu theo mức độ chung của xã hội để tiến tới miễn phí 100% cho học sinh trường công”.
Một độc giả khác cũng mong muốn có quy định đối với những trường ngoài công lập: “Tôi thấy không hài lòng với những "chiêu trò" của các trường dân lập nhằm mục đích tận thu như vậy. Tôi mong nhà nước có quy định đối với khối giáo dục tư nhân về các khoản thu có nhiều phần vô lý, lợi dụng lợi thế của mình để ép buộc gia đình học sinh.
Ví dụ như khoản đóng góp xây dựng trường. Trường thì xây cách đây nhiều năm, mỗi năm không biết bao nhiêu học sinh đóng góp và nhiều năm như vậy vẫn yêu cầu đóng. Không biết bao nhiêu thì đủ?”.
“Phụ huynh không cần miễn phí nhưng mọi thứ đều phải có giới hạn - sự thông cảm - tôn trọng của đôi bên. Không có cái lý không được cấp kinh phí nên đè đầu phụ huynh lấy tiền. Càng không có cái lý đã lấy tiền đầu tháng lại còn đẻ thêm các khoản lẻ tẻ trong tháng. Trường học không phải là nơi gom tiền tận thu như vậy”- độc giả có tên Phát bày tỏ quan điểm.
Đóng thêm 500 nghìn/tháng, phụ huynh bức xúc trường 'đòi' bớt một nửa làm việc khác
Mới đây, một số phụ huynh có con theo học tại Trường Mầm non Cự Khê (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội) bất bình về việc trường tính dùng số tiền thu thêm của lớp để chi cơ sở vật chất của trường.">Tranh luận gay gắt xung quanh các khoản thu đầu năm của trường ngoài công lập
- Mới 29 tuổi nhưng chị Nguyễn Thị Hồng (thôn Phú Hạ, xã Tân Phú, Quốc Oai, Hà Nội) đã có 8 lần sinh nở. Con đầu 12 tuổi, con nhỏ nhất chưa đầy tháng.>> Bộ Y tế: Sinh bao nhiêu con là quyền người dân">
29 tuổi, sòn sòn đẻ 8 con ở Hà Nội