Bộ Tư pháp Mỹ (DoJ) đã buộc tội một nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học California,ànghiêncứuTrungQuốcbịbắtvìnghingờtrộmphầnmềmcôngnghệMỹbong da 24h.com Los Angeles vì cáo buộc phá hủy bằng chứng liên quan đến cuộc điều tra liên bang về khả năng chuyển giao bất hợp pháp công nghệ của Mỹ cho Trung Quốc.
Người bị buộc tội là Guan Lei, bị cáo buộc đã ném một ổ cứng vào một thùng rác gần nơi ở của anh ta ở Mỹ trước khi cố gắng lên chuyến bay đến Trung Quốc.
Ổ cứng đã được Cục Điều tra Liên bang (FBI) thu hồi sau khi Guan Lei từ chối yêu cầu của cơ quan tình báo kiểm tra máy tính của anh ta khi anh ta định lên một chuyến bay đến Trung Quốc. Hiện tại anh ta đã bị các cơ quan chức năng Mỹ giữ lại để điều tra.
Nhà nghiên cứu Trung Quốc bị bắt vì nghi ngờ trộm phần mềm công nghệ Mỹ |
Theo một bản báo cáo do FBI đệ trình để làm bằng chứng cho cáo buộc cho thấy, ổ cứng bị hư hỏng không thể sửa chữa được và tất cả dữ liệu trước đây liên quan đến ổ cứng dường như đã bị xóa một cách có chủ ý và bằng vũ lực.
FBI kể từ đó đã bắt đầu một cuộc điều tra về việc liệu Guan có thể chuyển phần mềm hoặc dữ liệu kỹ thuật nhạy cảm của Mỹ cho Đại học Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc (NUDT) hay đã giả từ chối sự liên kết với quân đội Trung Quốc khi anh ta xin thị thực vào năm 2018 hay không, DoJ cho biết.
Theo một phần của cuộc điều tra, Guan thừa nhận rằng anh ta đã tham gia huấn luyện quân sự và thỉnh thoảng mặc quân phục khi anh ta học tại NUDT trước đó nhưng khẳng định anh ta là một sinh viên bình thường.
Ngoài bị cáo buộc tiêu hủy bằng chứng, Guan còn bị cáo buộc che giấu thiết bị lưu trữ kỹ thuật số với các nhà điều tra và nói dối về việc có bất kỳ liên hệ nào với lãnh sự quán Trung Quốc trong thời gian ở Mỹ.
Nếu bị buộc tội, Guan có thể phải đối mặt với mức án tối đa là 20 năm tù ở nhà tù liên bang.
Guan là công dân Trung Quốc mới nhất bị điều tra vì có thể chuyển giao trái phép công nghệ của Mỹ cho Trung Quốc, trước đó một người khác cũng đã bị kết án hai năm tù vào đầu năm nay vì ăn cắp công nghệ pin thế hệ tiếp theo từ một công ty xăng dầu của Mỹ.
Đồng thời, Huawei hiện đang phải đối mặt với cáo buộc đánh cắp thông tin trên một robot kiểm tra điện thoại T-Mobile có tên là Tappy để tạo ra phiên bản của riêng mình.
Theo Giám đốc FBI - Christopher Wray thì đã có sự gia tăng trong các cuộc điều tra này kể từ năm 2018, khi DoJ khởi động chiến dịch Sáng kiến Trung Quốc nhằm chống lại và điều tra hoạt động gián điệp kinh tế của Bắc Kinh.
Vào đầu năm nay, Wray cho biết: “FBI đã thực hiện khoảng một nghìn cuộc điều tra tại tất cả 56 văn phòng khu vực của chúng tôi ở tất cả mọi ngành và lĩnh vực liên quan đến việc Trung Quốc cố gắng đánh cắp công nghệ của Mỹ”.
Phan Văn Hòa (theo ZDnet)
Bản cáo trạng xác định 2 tin tặc không những thực hiện nhiệm vụ tình báo cho chính quyền Trung Quốc, mà còn trộm "hàng trăm triệu USD" vì mục đích cá nhân.