您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Ném bạn gái vào thùng rác vì phát hiện cặp bồ
NEWS2025-04-02 01:08:17【Thời sự】2人已围观
简介Một chàng trai người Nga tức giận ném bạn gái vào thùng rác sau khi phát hiện cô này cặp bồ.Playgiá sh 2020giá sh 2020、、
Một chàng trai người Nga tức giận ném bạn gái vào thùng rác sau khi phát hiện cô này cặp bồ.

很赞哦!(8341)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Barca vs Osasuna, 03h00 ngày 28/3: Củng cố ngôi đầu
- Ba người ở Kon Tum tử vong sau khi ăn chung mâm cỗ
- 'Hiện không có dấu hiệu cho thấy tiêm vắc xin Covid
- Dota 2: Valve lên tiếng xin lỗi, dự kiến tổ chức TI10 vào tháng 8 năm sau tại Stockholm
- Nhận định, soi kèo Xorazm Urganch vs Buxoro, 18h45 ngày 27/3: Ngựa ô xuất hiện
- Điều Samsung luôn vượt mặt Apple
- Mười một điều Hải Dương cần làm để chống dịch Covid
- Thủng dạ dày vì nuốt tăm xỉa răng dài 5 cm sau khi ăn
- Nhận định, soi kèo Sunderland vs Millwall, 22h00 ngày 29/3: Thất vọng cửa trên
- Suzuki hợp tác Lalamove, chủ xe tải nhẹ hưởng lợi lớn
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Leeds vs Swansea, 22h00 ngày 29/3: Điểm tựa Elland Road
SCTV chỉ được bán dịch vụ truyền hình analog của HCATV
Thời gian qua đang nổi lên vụ việc Công ty Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV) bị khiếu nại là không được cấp phép cung cấp dịch vụ truyền hình cáp analog ở Hà Nội, nhưng SCTV "lách luật" bằng cách sử dụng hợp đồng liên kết với Công ty CP Dịch vụ Truyền thanh - Truyền hình Hà Nội (BTS) để cung cấp dịch vụ truyền hình cáp analog tại nhiều quận, huyện của Hà Nội.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Tổng giám đốc BTS cho biết, theo thỏa thuận hợp đồng giữa hai bên, SCTV được đầu tư hạ tầng ở một số địa bàn sau đó BTS cung cấp tín hiệu để SCTV cung cấp dịch vụ truyền hình HCATV cho khách hàng. Với thỏa thuận này, BTS đang cung cấp những kênh truyền hình analog nào thì SCTV phải cung cấp đúng những kênh truyền hình đó cho khách hàng.
Ông Dũng khẳng định, việc hợp tác liên kết giữa SCTV và BTS là hoàn toàn đúng pháp luật và hết sức bình thường trong lĩnh vực truyền hình cáp. BTS cho SCTV vào đầu tư hạ tầng và khai thác dịch vụ ở những địa bàn mà BTS đã được cấp phép nhưng phát triển còn chậm. Còn việc SCTV có cung cấp dịch vụ đúng với thỏa thuận với BTS hay không thì phải chờ cơ quan thanh tra đưa ra kết luận.
Trước đây, SCTV đã từng cho ICTnews biết, BTS ủy quyền cho SCTV được đầu tư 100% mạng cáp analog và kỹ thuật số tại khu vực Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Thường Tín và Chương Mỹ. BTS cũng ủy quyền cho SCTV trực tiếp ký hợp đồng cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong những khu vực này.
SCTV cũng khẳng định: "Việc SCTV liên kết với BTS cung cấp dịch vụ truyền hình cáp analog là điều pháp luật không cấm". Hợp đồng giữa SCTV và BTS được ký kết 6 tháng trước khi Bộ TT&TT cấp phép cho SCTV được triển khai hạ tầng mạng trên toàn quốc và có thời hạn 10 năm.
Theo một lãnh đạo Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (đề nghị không nêu tên), trong trường hợp này cần xác định rõ chủ hợp đồng cung cấp dịch vụ truyền hình analog tới khách hàng là ai? Nếu SCTV trực tiếp là chủ hợp đồng thì SCTV vi phạm, còn nếu chủ hợp đồng là BTS thì SCTV không vi phạm. Vị lãnh đạo này cho biết thêm: "SCTV phải cung cấp dịch vụ analog của BTS tại những địa bàn liên kết, còn nếu SCTV cung cấp dịch vụ analog của SCTV cũng bị vi phạm".
">Sẽ có kết luận vụ SCTV có vi phạm khi 'lấn sân' ra Hà Nội hay không
-Tình trạng sốt ảo đất nền vừa qua trở thành đề tài nóng của dư luận. TP.HCM cũng đã có những động thái chấn chỉnh để khắc phục. Trong đó, việc đề nghị cơ quan công an điều tra xử lý 'cò' đất lừa đảo, thổi giá đất nền, là một trong những chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo thành phố về vấn đề này.
UBND TP.HCM đã công bố về những dự án, thông tin, được xem có tác động lớn đến chuyện “sốt ảo” thời gian gần đây.
TP.HCM chấn chỉnh nạn cò đất thổi giá đất nền
Trong đó, dự án xây cầu Bình Khánh nối huyện Nhà Bè với huyện Cần Giờ mới có chủ trương của Thủ tướng Chính phủ. Dự án 13.000ha lấn biển Cần Giờ, đến nay vẫn chưa có quy hoạch cụ thể. Dự án đường trên cao từ huyện Củ Chi về trung tâm mới chỉ là ý tưởng của một doanh nghiệp, chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện. Ngoài ra, các huyện: Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn chưa đáp ứng đủ tiêu chí lên quận.
Theo ông Lê Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, cần chấn chỉnh tình trạng “sốt ảo” bằng nhiều giải pháp đồng bộ như: Công khai thông tin đến người dân; tăng cường quản lý tình trạng phân lô bán nền; các ngân hàng thương mại quản lý chặt chẽ các chế độ cho vay bất động sản...
Bên cạnh đó, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang, cũng đề nghị công an thành phố và công an các quận, huyện bám sát tình hình, theo dõi, điều tra và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với những “cò” đất có dấu hiệu lừa đảo, thổi giá đất để trục lợi.
Quang Nam
Theo số liệu của Trung tâm công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia, trong ngày 16/9, ngày đầu tiên Hà Nội bắt buộc các cơ sở kinh doanh được hoạt động trở lại phải tạo điểm quét QR Code khi mở cửa để quản lý thông tin người ra vào, số lượng điểm quét mã QR tạo mới là 8.327 điểm, tăng gấp 4,5 lần số điểm tạo mới của ngày 15/9, đưa tổng số điểm quét QR Code trên địa bàn toàn thành phố lên 264.054 điểm.
Cũng trong ngày 16/9, số điểm quét mã QR có ghi nhận hoạt động đã tăng thêm 2.600 điểm, gấp 2 lần số điểm tăng thêm trong 15/9, nâng tổng số điểm quét mã QR để quản lý thông tin người vào ra có hoạt động trên địa bàn thành phố lên 20.224 điểm.
Cùng với đó, số lượt và số người ra vào các địa điểm tại Hà Nội có quét mã QR cũng đều tăng hơn gấp đôi so với ngày 15/6, lần lượt tăng 61.000 và 40.000 lượt.
Thống kê cũng cho thấy, cao điểm về phát sinh các điểm quét mã QR mới, lượt ra vào và số người ra vào là ở quận Cầu Giấy, với hơn 1.100 điểm mới, 17.000 lượt ra vào và 12.000 người ra vào.
“Dự kiến trong ngày hôm nay và ngày mai sẽ là thời gian cao điểm về mức độ tăng của các chỉ số về điểm quét QR, số lượt và số người vào ra các địa điểm công cộng, cơ sở kinh doanh mở cửa trở lại”, đại diện Trung tâm công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia dự báo.
Trong đợt thứ 4 dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, để có dữ liệu phục vụ khoanh vùng dịch, phát hiện nhanh các ca nhiễm, nghi nhiễm bằng công nghệ, ngay trong Chỉ thị 17 ngày 23/7 về giãn cách xã hội toàn Hà Nội, lãnh đạo UBND thành phố đã yêu cầu các cơ sở kinh doanh, dịch vụ thiết yếu được phép hoạt động trong thời gian giãn cách, cần kiểm soát toàn bộ người đến mua hàng, sử dụng dịch vụ và khai báo y tế bằng cách quét mã QR.
Thời gian qua, Hà Nội là một trong những địa phương đã triển khai tốt, ứng dụng và khai thác hiệu quả nền tảng khai báo y tế điện tử và quét mã QR ghi nhận vào ra địa điểm công cộng, thông qua việc giám sát, xử lý các khai báo, phản ánh về triệu chứng ho, sốt, khó thở… của người dân.
Cụ thể, qua thông tin khai báo 13.579 trường hợp ho, sốt qua ứng dụng Bluezone và tokhaiyte.vn, cơ quan y tế của Hà Nội đã xác định 95 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 (chiếm 0,7%); truy vết tiếp xúc và tiếp tục xét nghiệm các trường hợp liên quan, đã phát hiện thêm 691 ca mắc tại cộng đồng thuộc chùm ho sốt thứ phát. Tổng số F0 phát hiện được từ hoạt động giám sát người có triệu chứng nghi ngờ chiếm gần 40% số ca mắc ghi nhận của toàn thành phố.
Khai báo y tế và kiểm soát người vào ra địa điểm bằng quét mã QR được nhận định là một trong những giải pháp công nghệ cốt lõi để đảm bảo duy trì ổn định và an toàn cho trạng thái bình thường mới, khi các địa phương nới lỏng giãn cách và đưa một bộ phận nhất định trong xã hội hoạt động trở lại trong trạng thái bình thường mới.
Các chủ địa điểm và người dân có thể xem hướng dẫn tạo điểm, quét mã QR cho tất cả khách hàng trên trang web của Trung tâm Công nghệ phòng, chống Covid-19 quốc gia tại đây.
Với những người dân không có điện thoại thông minh cài ứng dụng Bluezone, có thể sử dụng mã QR in trên Căn cước công dân (mẫu mới) và Thẻ Bảo hiểm y tế để người kiểm soát tại địa điểm quét khi ra vào.
Vân Anh
Quán ăn, nhà sách tại Hà Nội bắt buộc phải tạo điểm quét mã QR khi mở cửa
Từ 12h ngày 16/9, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, văn phòng phẩm, sửa chữa điện tử… tại 19 quận, huyện, thị xã của Hà Nội được hoạt động. Tuy nhiên, các điểm này bắt buộc phải tạo điểm quét mã QR khi mở cửa.
">Thêm 8.327 điểm quét mã QR sau khi Hà Nội buộc cơ sở kinh doanh quản lý vào ra
Vào năm 2008, khi Blockchain lần đầu tiên được công bố trên website chuyên nghiên cứu tác động của Công nghệ mạng đồng đẳng (Peer-to-Peer) tới xã hội, đã được giới thiệu về mục đích mang nhiều kỳ vọng vào việc thay đổi các hạn chế từ mạng Internet. Giúp quản lý, lưu thông thuận tiện mọi dữ liệu từ thông tin đến tài sản được trao đổi, giao dịch hoặc lưu trữ trên toàn cầu được nhanh chóng và bảo mật cao nhất có thể.
Để rồi sau hơn 1 thập kỷ trôi qua, Blockchain đã từng bước chứng minh được những giá trị vô hình lẫn hữu hình cực kỳ lớn đối với thế giới, góp phần trực tiếp vào sự thúc đẩy phát triển kinh tế của nhiều quốc gia hàng đầu.
Riêng tại Việt Nam, Blockchain vẫn còn là một cái gì đó “nghe lạ nhỉ!?” với đại đa số người Việt vì nhiều rào cản về thông tin và hạn chế bởi mặt công nghệ. Tuy nhiên trong khoảng 3 năm trở lại đây, Blockchain đã dần xuất hiện nhiều hơn tại Việt Nam thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng và chính sự hiệu quả mang tính đột phá mà Blockchain mang lại đã thôi thúc sự quan tâm của nhiều người trẻ đam mê công nghệ dấn thân khám phá và đông đảo nhất là cộng đồng đầu tư tài chính.
Về mặt lý thuyết thì đây là một tín hiệu mừng cho ngành công nghệ số, nhưng trên thực tế lại khá đáng buồn khi nhiều người lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một số cá nhân, tổ chức về công nghệ mới này để kiếm lợi riêng, gây nên nhiều hiểu lầm không đáng có về Blockchain tại Việt Nam.
Vì một tương lai “trong lành”, không còn sự tách biệt
Đối với những người chuyên nghiên cứu, đặc biệt là dẫn đầu trong việc phát triển ứng dụng Blockchain tại Việt Nam và quốc tế, ông Phan Đức Trung - Chủ tịch tổ chức đầu tư Decom Holdings vừa chính thức ký kết hợp tác với KardiaChain – nền tảng Blockchain mở với khả năng kết nối đa chuỗi đầu tiên tại Đông Nam Á, đã có những chia sẻ đầy tâm tư về lĩnh vực này tại Việt Nam.
Lãnh đạo Decom Holdings và KardiaChain tham gia ký kết thỏa thuận hợp tác. Theo đó ông Trung cho biết, việc phát triển cộng đồng Blockchain trước đây chỉ bắt nguồn nhiều từ các nhóm trade hướng tới cộng đồng quan tâm tới tiền mã hóa. Chính định hướng này đã tạo nên một cộng đồng đông đảo những người không nắm kiến thức mà chỉ chạy theo lợi nhuận, để rồi xảy ra các vấn đề mất mát tài sản, sang chấn tâm lý và có cả những hệ lụy xã hội.
“Nhận thức được thực trạng này, chúng tôi định hướng nghiên cứu và phát triển cộng đồng Blockchain “mới” với kiến thức và sự hiểu biết là nền tảng cơ bản nhất trước khi muốn dấn thân vào bất cứ lĩnh vực nào liên quan. Tại cộng đồng này sẽ tập hợp những lập trình viên, các nhà tư vấn, nhà bảo mật hay những người hiểu kinh tế truyền thống nhưng yêu thế giới Blockchain. Tập hợp những cộng đồng đa chiều, đa kiến thức, đa ngôn ngữ và muốn nó phát triển đúng đắn, đem lại lợi ích bài hạn cho xã hội là đòi hỏi một chi phí. Chi phí này không thể trông chờ vào chính phủ hay kinh doanh tại cộng đồng đó. Đồng thời cũng khuyến khích các bạn vào cộng đồng có thể lấy mọi kiến thức, chỉ cần tôn trọng ghi tên tác giả và được sự đồng ý của tác giả”, ông Phan Đức Trung cho biết.
Để đi xa và bền vững hơn trong tương lai, ông Trung cho biết phía KardiaChain và Decom Holdings sẽ trích lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh để hỗ trợ cộng đồng như một trách nhiệm bắt buộc.
“Chúng tôi sẽ dùng quỹ thời gian và nguồn lực này để thúc đẩy không chỉ các hoạt động kiến thức cộng đồng, mà còn thúc đẩy các trường đào tạo, các trường đại học cũng như mọi tổ chức có nhu cầu phát triển kiến thức và nguồn nhân lực”, ông Trung khẳng định.
Từ trái qua phải: Huy Nguyễn - Trung Phan - Trí Phạm Tháng 7/2021, Decom Holdings thông qua cộng đồng học thuật Diễn đàn Phổ cập Blockchain, quy tụ nhiều chuyên gia trong lĩnh vực: Tài chính, Bảo mật, Công nghệ,… để cùng nghiên cứu CBDC nói riêng hay các ứng dụng giải pháp Blockchain trong tương lai, từ đó tìm ra một giải pháp khả thi CBDC cho Việt Nam để đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế số cho đất nước. Ngoài ra việc truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp từ Startup đến các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực có khả năng ứng dụng công nghệ Blockchain cũng được phía công ty Decom Holdings và KardiaChain chú trọng rất nhiều trong thời gian tới với mục tiêu rút ngắn khoảng cách công nghệ với các nước trong khu vực.
Ông Huy Nguyễn - Đồng sáng lập kiêm CTO KardiaChain chia sẻ: “Tôi tin rằng trong 5 - 10 năm tới, công nghệ Blockchain sẽ là một trong những ngành công nghệ chủ đạo, tạo các bước đột phá trong phát triển kinh tế giống như cách AI, Machine Learning hay Cloud Computing đã được chứng minh rộng rãi trong suốt thập niên vừa qua”.
Phạm Trang
">Blockchain Việt Nam với một tương lai “trong lành”, không còn sự tách biệt