您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Bên trong biệt thự 10 triệu đô của 'thiên thần bóng tối' Jessica Alba
NEWS2025-01-26 17:13:47【Nhận định】6人已围观
简介Sau khi có thêm thành viên mới,êntrongbiệtthựtriệuđôcủathiênthầnbóngtốxếp hạng ngoại hạng anh 2024 nxếp hạng ngoại hạng anh 2024xếp hạng ngoại hạng anh 2024、、
Sau khi có thêm thành viên mới,êntrongbiệtthựtriệuđôcủathiênthầnbóngtốxếp hạng ngoại hạng anh 2024 nữ diễn viên Jessica Alba và chồng đã tìm một không gian mới để tốt cho sự phát triển của các con. Họ đã không ngại chi 10 triệu USD để mua một căn biệt thự thân thiện với thiên nhiên tại Los Angeles (Mỹ). |
Alba và chồng có con gái đầu lòng, Honor, vào năm 2008. Con gái thứ hai tên Haven được sinh vào năm 2011, và con trai Hayes được sinh vào đêm giao thừa năm 2017. |
Không gian phòng khách rộng được trang trí bởi bộ ghế sofa đẹp mắt, nhã nhặn. Toàn bộ ghế được bọc bởi vải lanh của Bỉ.
|
Sân sau là nơi cả gia đình tổ chức những bữa tiệc thân mật. Họ có thể dựng trại, ăn uống với những người bạn. Cả hai chia sẻ đây thực sự là ngôi nhà mơ ước của gia đình.
|
Việc cải tạo mất 18 tháng và nhiều hơn sơn mới. Cặp đôi mong muốn mọi thứ trong ngôi nhà đều phải là những vật liệu tốt nhất và hữu ích nhất.
|
Phòng ăn dành cho 5 người được trang trí bởi một tấm thảm có nguồn gốc từ thế kỷ 18.
|
Không gian chơi của các con nữ diễn viên cũng được chú trọng vô cùng. |
Hà Lan
Sau 12 năm đóng "Nhật ký Vàng Anh", dàn hot girl, hot boy giàu có nức tiếng
Hoàng Thùy Linh là diễn viên được nhắc đến nhiều nhất sau bộ phim "Nhật ký Vàng Anh". Sau 12 năm, sự nghiệp phát triển hơn trước cả về lĩnh vực diễn xuất lẫn ca hát.
很赞哦!(235)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Dortmund vs Werder Bremen, 21h30 ngày 25/1: Rắn không đầu
- AVAKids tài trợ phẫu thuật nụ cười miễn phí cho 107 trẻ Gia Lai
- 45 tuổi Lý Hùng mới đi thi hát
- Diễn viên Diệu Hương: Cô gái số nhọ nhất màn ảnh Việt
- Nhận định, soi kèo Bournemouth vs Nottingham, 22h00 ngày 25/1: Đôi công hấp dẫn
- Hồng Quế, Lâm Chí Khanh tham gia Điệp vụ tuyệt mật
- Nguyễn Đinh Khoa và những trang viết của một thanh xuân tuyệt vời
- 9X Nghệ An thường bị nhầm là 'mẹ trẻ' khi đi với em ruột kém 18 tuổi
- Nhận định, soi kèo Al Wahda vs Al Bataeh Club, 22h59 ngày 23/1: Cận kề nguy hiểm
- Dàn nghệ sĩ 'quan chức' của Táo quân
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Al Karma vs Al Karkh, 21h00 ngày 23/1: Thất vọng cửa dưới
- Lý Tử Thất - cựu DJ người Trung Quốc khiến khán giả trầm trồ trước những video chia sẻ về khu vườn tràn ngập các loại hoa, trái cây và cách nấu nướng.
Nữ điều dưỡng xinh đẹp đổ gục trước chàng trai Hưng Yên cao 1m78">Cuộc sống thôn quê của hot girl Tứ Xuyên khiến dân mạng thích thú
Con mong mẹ trông cháu chứ đừng giữ cháu. Ảnh minh họa. Nguồn: Sohu Con biết, chồng con kính trọng bố mẹ và con cũng chưa từng quên điều đó. Dù là con dâu nhưng lúc nào con cũng đặt địa vị của mình vào vị trí của chồng con để nghĩ về bố mẹ.
Từ ngày ra riêng, chúng con thường xuyên cho cháu về thăm ông bà. Khoảng cách hơn 10km không phải xa nên con luôn cố gắng mỗi tuần. Nhưng cuộc sống của chúng con cũng có những kế hoạch riêng, không thể lúc nào cũng đợi đến cuối tuần để về thăm bố mẹ. Con muốn con mình được đi chơi đây đó, được mở mang tầm nhìn.
Mẹ bắt đầu buông lời trách cứ, nói con dâu có nhà riêng thì không coi bố mẹ chồng ra gì. Đó là suy nghĩ của mẹ, con không nói vậy.
Mẹ bắt chồng con phải mang cháu về để an ủi ông bà tuổi già. Mẹ bảo cháu còn nhỏ, không cần phải đưa đi học sớm. Mẹ cũng không cho chúng con thuê giúp việc trông cháu. Con ghi nhận tình cảm của mẹ dành cho cháu và cũng chiều lòng gia đình chồng nên cho cháu về với ông bà một thời gian.
Nhưng mẹ ơi, con không hiểu rằng mẹ trông cháu hay mẹ chỉ giữ cháu?
Mỗi lần về nhà, nhìn mẹ cho cháu ăn, con đứt từng khúc ruột. Cháu không muốn ăn, mẹ kẹp chặt chân cháu, giữ hai tay cháu rồi ép cháu, đút thức ăn vào miệng. Nhìn cảnh tượng ấy con không đành lòng. Con phản ứng thì mẹ nói: “Không chăm con được ngày nào mà ra vẻ”. Thưa mẹ, đâu phải con không muốn chăm con, đó là vì mẹ muốn giành phần chăm cháu.
Lần nào con về nhà, cũng thấy mẹ bật tivi cho cháu xem. Dù là ông bà ngồi ngay bên cạnh, rảnh rỗi nhưng cũng không bày trò chơi cho cháu. Lúc mẹ nấu cơm, mẹ lại ném cho cháu cái điện thoại, cháu tự chơi, tự cười một mình. Con nói mẹ bận thì nhờ bố trông nhưng mẹ nói bố còn bận sang hàng xóm tám chuyện và đi thể dục.
Con ngại nên nhắc khéo mẹ nhiều lần. Nhưng câu trả lời con nhận được từ mẹ rất vô lý: “Xem điện thoại, tivi nhiều nó mới hiểu biết. Thời đại công nghệ cao, cần phải tiếp xúc công nghệ”. Con không biết suy nghĩ đó của mẹ ở đâu mà có nhưng con thấy rõ rằng, con của con đang chậm phát triển mỗi ngày.
Con nói chồng đưa cháu lên đi học mầm non, mẹ khóc lóc, ăn vạ, nói chúng con ác với mẹ. Rằng các con không thương ông bà, để ông bà cô quạnh. Con lại cắn răng để cháu ở với ông bà thêm vài tháng.
Bây giờ, con trai con gần 3 tuổi vẫn không có đứa trẻ hàng xóm nào là bạn. Tối ngày mẹ chỉ giữ cháu ở trong nhà làm bạn với chiếc tivi.
Hôm nay con nói với chồng quyết định đưa cháu lên, không cho ở quê nữa. Mẹ không trông được cháu thì mẹ để chúng con thuê giúp việc, xin mẹ đừng giữ cháu như vậy. Chúng con không ích kỉ, cũng không phải không thương bố mẹ. Chúng con chỉ mong bố mẹ hiểu rằng tất cả đều vì tốt cho con, cho cháu mà thôi!
Cuối tuần nếu rảnh, chúng con sẽ cho cháu về chơi với ông bà. Con mong bố mẹ hiểu!
Độc giả giấu tên
Con trai ngã từ chung cư tầng 5, người mẹ Mỹ có hành động ai cũng ủng hộ
"Là mẹ đơn thân nuôi người con cần sự chăm sóc đặc biệt, tai nạn lần này với tôi giống như một cơn ác mộng. Trái tim tôi vỡ vụn thành hàng triệu mảnh", mẹ cậu bé ngã từ căn hộ chung cư tầng 5 cho biết.">Tâm sự câu chuyện mẹ không trông được cháu thì để con thuê giúp việc
- - Với chủ đề “Đồng dao mùa hạ”, triển lãm mỹ thuật của hai họa sĩ Lê Tuấn Anh và Trần Thanh Thục trưng bày những tác phẩm lộng lẫy về vùng cao hay dịu dàng tôn vinh vẻ đẹp của làng quê, với cánh đồng, dòng sông, những lũy tre xanh, giếng làng.
Ở triển lãm lần này, hai họa sĩ Lê Tuấn Anh và Trần Thanh Thục mang tới trên 40 bức tranh được sáng tác trong hai năm: 2015 – 2016.
Hai họa sĩ, hai phong cách hội họa khác nhau. Người thiên về tạo hình, mảng miếng trong những tác phẩm chất liệu tổng hợp; người tinh tế với nhiều chi tiết và đầy nữ tính trong những bức tranh cắt vải. Tuy nhiên, họ lại cùng gặp nhau ở một điểm: đó là tình yêu thiên nhiên, ngợi ca vẻ đẹp cuộc sống.
Với “Đồng dao mùa hạ”, công chúng có thể thấy một Trần Thanh Thục tỉ mỉ với những vụn vải để kết thành những tác phẩm lộng lẫy về vùng cao hay dịu dàng tôn vinh vẻ đẹp của làng quê, với cánh đồng, dòng sông, những lũy tre xanh, giếng làng; cũng có thể gặp một Lê Tuấn Anh gửi gắm những suy nghiệm về làng Việt, với “nhân vật chính” là đời cây sen lúc bừng nở lộng lẫy, khi lặng lẽ ẩn mình đầy tâm tư, trầm lắng.
Xem tranh của Trần Thanh Thục và Lê Tuấn Anh, dù là cắt vải hay dùng chất liệu tổng hợp, là cuộc trở về với thiên nhiên trong lành, ở đó có những giai điệu mùa hạ cất lên, thân thuộc và ám ảnh.
Đây là triển lãm chung lần thứ hai của hai họa sĩ – hai người bạn nghề lâu năm. Triển lãm chung đầu tiên mang tên “Mùa thu” được tổ chức năm 2014.
Một số tác phẩm trưng bày tại triển lãm:
Triễn lãm mỹ thuật “Đồng dao mùa hạ” sẽ khai mạc vào lúc 17h ngày 23/5/2016 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt và mở cửa tự do đến hết ngày 29/5/2016.
T.Lê
Giới DJ phẫn nộ vì bị bôi nhọ hình ảnh trên sóng truyền hình">Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của vùng cao vào hạ
Nhận định, soi kèo Al Nasr vs Al Nahda, 20h30 ngày 23/1: Khó tin cửa dưới
Thiền viện Tuệ Quang. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Xây chùa để tròn đạo hiếu với mẹ
Được biết, tiền thân của thiền viện là ngôi chùa nhỏ có tên Huỳnh Võ. Người xưa kể rằng, Huỳnh Võ tự được xây dựng từ nỗi ân hận vì chưa tròn đạo hiếu với mẹ của người từng làm quan trấn thủ ở vùng Thủ Đức xưa.
Câu chuyện cảm động trên hiện vẫn được ông Mã Thành Công (79 tuổi), pháp danh Thông Hiểu lưu giữ, kể lại mỗi khi có cách viếng thăm thiền viện. Ông Công là cháu rể của ông Huỳnh Hữu Nho, người xây chùa Huỳnh Võ xưa kia.
Ông Công kể, tiền nhân của dòng họ Huỳnh là ông Huỳnh Văn Chừng theo chúa Nguyễn Ánh vào Nam lập nghiệp tại vùng Thủ Đức. Sau này, ông Chừng trở về Huế làm quan.
Trong khi đó, người cháu đời thứ ba của dòng họ là cụ Huỳnh Văn Đức vẫn ở lại Thủ Đức tiếp tục khai hoang, lập nghiệp. Về sau, ông tìm được mảnh đất có phong thủy tốt tại thôn Linh Xuân (nay là phường Linh Xuân) làm đất thổ mộ cho dòng họ.
Ông Công kể: “Chuyện xây chùa bắt đầu từ đời thứ sáu của dòng họ Huỳnh. Người này tên Huỳnh Hữu Nho. Ông Nho là ông ngoại của vợ tôi. Ông vốn là con cháu đời sau của ông Huỳnh Văn Đức, người được tương truyền khai phá ra vùng đất Thủ Đức”.
Ông Nho nổi tiếng hiền đức, hiếu thảo nên được người dân trong vùng mến mộ, tin yêu. Khi già yếu, cha mẹ ông Nho có ý định để lại hết điền sản cho ông. Tuy nhiên, ông đã khước từ quyền thừa kế vài trăm mẫu ruộng. Ông để lại hết số điền sản trên cho các chị, em gái của mình.
Ông chỉ xin giữ lại mảnh đất thổ mộ, nơi chôn cất, thờ phụng những người trong dòng họ. Ông Công chia sẻ: “Ngôi chùa Huỳnh Võ được ông Nho xây cất trên đất này sau khi mẹ ông mất được 3 tháng. Ông cụ xây chùa là để báo hiếu với mẹ”.
Nơi đây là một trong những cơ sở khôi phục Thiền tông Việt Nam và phát triển tinh thần dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. (Ảnh: Nguyễn Sơn) “Cụ ghi lại rằng: “Khi mẹ tôi còn tại thế cứ ao ước có một kiểng chùa cạnh đất thổ mộ để mẹ tôi đi chùa lễ Phật và thăm viếng ông bà. Mẹ tôi còn sống, tôi chưa làm được thì nay mẹ tôi khuất bóng lòng tôi ân hận, tự cho mình chưa tròn đạo hiếu với mẹ hiền, nên tôi quyết chí cất ngôi chùa cho mẹ tôi được ngậm cười nơi chín suối”, ông Công kể thêm.
Ba tháng sau khi cụ bà Võ Thị Sô (mẹ cụ Nho) mất, ông Huỳnh Hữu Nho xin phép xây chùa và đặt tên là Huỳnh Võ tự. Ông lấy họ cha và họ của mẹ ghép lại thành tên chùa với ý nghĩa đây là thiền môn của họ Huỳnh, họ Võ.
Hiến tất cả điền sản xây thiền viện
Thiền viện luôn rợp bóng cây xanh cùng những tiểu cảnh được bố trí một cách hài hòa. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Sau khi xây cất xong Huỳnh Võ tự, cụ Nho đến Thiếu Lâm tự ở ấp Linh Chiểu Tây thuộc làng Linh Đông xưa để điều đình, thỉnh các tượng A Di Đà, Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, Hộ Pháp… về chùa Huỳnh Võ.
Tuy nhiên, sau này, Huỳnh Võ tự chỉ giữ lại đại hồng chung, trống bát nhã. Tất cả các tượng thỉnh về, chùa đều cúng cho Hòa Thượng Thích Trí Đức ở chùa Huê Nghiêm đem về chùa Bửu Thiền trên núi Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ông Công cũng cho biết, vì là chùa nhà nên Huỳnh Võ tự rất nhỏ, đơn sơ, lọt thỏm trong khu đất rộng bao la. Xung quanh ngôi chùa là các mộ phần của những người trong dòng họ Huỳnh.
Theo ông Công, mặc dù xây chùa để báo hiếu mẹ nhưng cụ Nho có tâm nguyện ngôi chùa Huỳnh Võ là nơi hoằng pháp, lợi sanh. Do đó, theo di nguyện của cha, năm 1967, con gái cụ là bà Huỳnh Thị Nga (sau này xuất gia là Sư cô Thích nữ Huệ Định) phát tâm cúng dường ngôi chùa Huỳnh Võ và toàn bộ khu đất để xây dựng Pháp Bảo Viện.
“Khi đó, khu đất có chùa Huỳnh Võ rộng hơn 47000m2. Ý tưởng của bà Nga là cúng dường khu đất này để xây dựng Pháp Bảo Viện, nơi các đại lão Hòa thượng sẽ phiên dịch Tam Tạng kinh điển. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, việc xây dựng Pháp Bảo Viện không thành”, ông Công chia sẻ.
Năm 1990, bà Nga cho tu bổ lại toàn bộ ngôi chùa Huỳnh Võ và xây dựng thêm phần Ni xá. Tuy nhiên, sau đó 3 năm, Nhà nước có kế hoạch xây dựng Khu chế xuất Sài Gòn-Linh Trung. Toàn bộ khu đất và chùa Huỳnh Võ đều nằm trong quy hoạch nên phải giải tỏa.
Tháp chứa tro cốt những người trong dòng họ Huỳnh, dòng họ xây dựng chùa Huỳnh Võ- tiền thân của thiền viện Tuệ Quang. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Ông Công kể thêm: “Lúc này, chúng tôi đã dời chùa về khu đất mới tại phường Linh Trung ngày nay. Sau khi xây dựng xong chùa, hoàn tất các công trình phụ… gia đình chúng tôi lại cúng ngôi chùa cùng toàn bộ khu đất cho Hòa thượng Thích Thanh Từ để làm cơ sở khôi phục Thiền tông Việt Nam và phát triển tinh thần dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử”.
Sau này, Hòa thượng Thích Thanh Từ cho thay thế danh hiệu chùa Huỳnh Võ thành thiền viện Tuệ Quang. Theo ông Công, việc này được Thành hội Phật Giáo TP.HCM chấp thuận, ban hành QĐ số 702/QĐ/THPG ngày 19/11/2001 và công bố trong buổi lễ khánh thành lầu chuông, trống ngày 30/1/2002.
Sau khi hiến toàn bộ khu đất và chùa Huỳnh Võ, vợ chồng ông Công cũng xuất gia quy y tại thiền viện Tuệ Quang. Ông Công được đặt pháp danh Thông Hiểu. Tuy nhiên, hiện ông chỉ tu tập chứ không giữ bất cứ vị trí gì ở thiền viện.
Ông Công tâm sự, tro cốt, mộ phần của một số thành viên dòng họ Huỳnh đã được di dời về thiền viện Tuệ Quang như một cách tri ân người người xưa khai phá vùng đất Thủ Đức, xây chùa Huỳnh Võ. Tuy nhiên, ông vẫn tỏ ra tiếc nuối vì không thể lưu giữ được nhiều mộ chí của tiền nhân dòng họ.
Ông nói, trong chùa cũ có mộ phần của ông bà xưa. Mộ bằng đá xanh rất đẹp, nhưng không dời về thiền viện được. Bây giờ, những mộ phần ấy không còn nữa. Mộ ông Huỳnh Văn Đức trước đây nằm ở trong khu chế xuất Linh Trung.
“Lúc khu đất chưa giải tỏa để làm khu chế xuất, chúng tôi có ý cải táng, bốc mộ ông. Nhưng khi bốc mộ thì không còn gì, mọi thứ hóa đất cát cả. Còn chăng chỉ là ngôi mộ được xây cất bằng đá xanh trạm trổ những hoa văn tinh xảo. Sau này, mộ phần ấy cũng thất lạc hết”, ông Công nói trong tiếc nuối.
Cảnh đẹp cùng không gian thanh tịnh khiến thiền viện được nhiều khách đến viếng thăm, ngắm cảnh. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Ngôi chùa có 80 lớp học ngoại ngữ miễn phí ở Sài Gòn
Nằm sâu trong con hẻm nhỏ đường Quang Trung, phường 14, quận Gò Vấp, TP.HCM, Trung tâm ngoại ngữ và bồi dưỡng văn hoá miễn phí Thiện Nhơn do chùa Lá mở ra đã hoạt động được hơn 10 năm nay.
">Gia đình Sài Gòn cúng toàn bộ điền sản để xây thiền viện Tuệ Quang
- "'Chửi' ai chưa biết nhưng khi dựng vở, ngoài việc muốn xem hay, hấp dẫn, có thông điệp, đôi chút lãng mạn thì đặc biệt khán giả thích vở của chúng tôi phải 'chửi', 'chửi' theo kiểu phê phán một cái gì đó thật mạnh mẽ, dù báo chí đã làm mạnh lắm rồi", NSƯT Chí Trung chia sẻ.
Chí Trung trong chương trình Táo quân Nhà hát Tuổi trẻ vừa hoàn thành và cho ra mắt vở diễn "Lời nói dối cuối cùng", kịch bản của cố nhà văn Lưu Quang Vũ và công bố dự án "Chắp cánh niềm tin - kết nối tương lai" - mang vở diễn tới tất cả các tỉnh thành trên cả nước với kinh phí lên tới 4 tỷ đồng. Nhân dịp này NSƯT Chí Trung đã có những chia sẻ rất thật xung quanh chuyện làm nghề và quá trình dựng vở.
"Lời nói dối cuối cùng" vở kịch do đạo NSND Phạm Thị Thành dàn dựng cho lớp diễn viên tài năng của Nhà hát Tuổi trẻ ngày ấy như Lê Khanh, Lan Hương, Chí Trung, Đức Hải... được công diễn vào tháng 12/1985 và được khán giả đón nhận mạnh mẽ.
Cảnh trong 'Lời nói dối cuối cùng'. Hỏi NSƯT Chí Trung lý do tại sao hay chọn kịch bản của Lưu Quang Vũ để dựng, có phải bởi cái tên Lưu Quang Vũ đã là vé đảm bảo để vở diễn được chú ý ngay từ đầu?
Anh chia sẻ: "Khi đọc kịch bản, dù đã hơn 30 năm nhưng vở diễn với những thông điệp vẫn đúng, đủ bởi bản thân trong vở diễn đã hội đủ tính thông điệp, dự báo. Đặc biệt vở diễn kết cấu chặt chẽ, nhân vật xuất hiện có số phận, có sự tươi sáng, cái kết mang lại hạnh phúc đủ đầy cho người xem và người diễn. Ngày xưa khán giả cái gì cũng xem, miễn là của Lưu Quang Vũ và của Nhà hát Tuổi trẻ. Nhưng bây giờ khán giả khó tính hơn nhiều. Họ có nhiều lựa chọn, kể cả ngồi nhà không mặc gì họ cũng xem được cả thế giới. Nên tôi rất hiểu khán giả trẻ của tôi hiện nay, họ không chỉ muốn xem hay, hấp dẫn, có thông điệp, đôi chút lãng mạn và đặc biệt là họ muốn chúng tôi 'chửi', 'chửi' ai không biết nhưng cứ phải 'chửi', kiểu phê phán một cái gì đó thật mạnh mẽ, mặc dù báo chí đã làm.
Kịch bản văn học rất hay, từng lời văn có thơ mà từng lời thơ hàm ý văn học, giàu tính biểu tượng. Nói thế thôi, hay thì rất hay nhưng khi bắt tay vào làm lại khó vô cùng. Vì là vở cổ, với câu chuyện cổ xoay quanh nhân vật Cuội, Bờm, Lụa. Mà những câu chuyện cổ bây giờ đâu tiếp cận được với khán giả, nhất là khán giả trẻ. Chưa kể áp lực với tôi là phải giữ nguyên được nguyên tác. Thực ra là tôi tự gây áp lực cho mình. Tôi luôn muốn giữ hết mức nguyên tác của tác phẩm chứ không như nhiều đạo diễn khác là xé toang tác phẩm ra, chỉ lấy cái tên. Nên vấn đề đưa những thứ hấp dẫn khác, có điểm nhấn vào tác phẩm khiến tôi đau đầu. Lần này tôi đã nhớ tới nhạc sĩ Quốc Trung phụ trách âm nhạc dân gian cho tôi, anh đã đưa hip hop, rap vào", NSƯT Chí Trung chia sẻ.
Vẫn là Chí Trung với lối dàn dựng tác phẩm như một 'nồi lẩu thập cẩm' nhưng các vị đưa vào đều hài hòa? - PV hỏi. Đạo diễn Chí Trung cho biết: "Tôi luôn luôn lắng nghe xem khán giả của mình thích gì, tôi làm chiều theo khán giả. Hôm sơ duyệt, khán giả 600 người không ai bỏ về, duy chỉ có một cặp vợ chồng trẻ, tôi chạy ra hỏi ngay, lý do họ về là con họ khóc quá. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Những bài đồng dao kiểu Bờm, Cuội nhạc sĩ Quốc Trung đã biến thành đọc hip hop. Nếu cứ để khán giả xem một vở cổ mà không đưa hơi thở thời đại vào thì làm sao giữ chân được họ lâu. Phần âm nhạc cũng được đầu tư nhiều nhất với tác phẩm sân khấu, bình thường chỉ 30 triệu đồng nhưng tôi đầu tư lên tới 50 triệu đồng".
"Lời nói dối cuối cùng" sẽ ra mắt ngày 17/9 tại Nhà hát Tuổi trẻ.
T.Lê
Lời nói dối cuối cùng
- Chương trình "Ân tình Ví, Giặm" nhân kỷ niệm 2 năm Dân ca, Ví Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa đại diện nhân loại sẽ vinh danh những người nông dân hát.
Nhân kỷ niệm 2 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa đại diện của nhân loại, Hội đồng hương tỉnh Nghệ An tại Hà Nội sẽ tổ chức chương trình giao lưu âm nhạc với chủ đề “Ân tình Ví, Giặm” vào 19h30 ngày 12/11 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội.
Chương trình có sự góp mặt của khoảng 80 nghệ sĩ, ca sĩ, nghệ nhân, trong đó có NSND Thu Hiền, NSND Hồng Lựu, Phương Thanh, Đăng Thuật, Lê Mận, các nghệ sĩ Trung tâm bảo tồn và Phát huy di sản Dân ca xứ Nghệ; các nghệ nhân xuất sắc nhất tại các CLB Ví, Giặm 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh; các giọng ca nhí đặc sắc nhất đại diện cho thế hệ tương lai tiếp tục phát triển di sản văn hóa của quê hương.
Cũng tại chương trình, khán giả Thủ đô sẽ được thưởng thức các điệu ví, giặm cổ như Giặm xay lúa, giã bạn, ví phường cấy, ví phường vải, ví trèo non, hát đối đáp… ; những ca khúc được sáng tác trên nền điệu ví, giặm như Đêm đò đưa nhớ Bác, Câu đợi câu chờ, Khúc hát song quê, Giận mà thương… Với hàng chục tiết mục đặc sắc, công phu và chất lượng, “Ân tình Ví, Giặm” kỳ vọng sẽ là đêm biểu diễn nghệ thuật tinh tế, đặc sắc chạm đến mọi cung bậc cảm xúc của khán giả.
Theo BTC, toàn bộ số tiền bán vé được sẽ gửi tới quỹ để hỗ trợ các nghệ nhân và CLB dân ca Ví, Giặm tại 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh nhằm phát triển và lan tỏa loại hình nghệ thuật này.
T.Lê
">Ân tình Ví giặm