Nhiều dự án xây dựng “giậm chân tại chỗ” làm lãng phí nguồn đầu tư,ệlụytừnhữngdựándangdởtrênđịabànHàNộtin tức bóng đá ngoại hạng anh gây mất mỹ quan và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người dân trong khu vực.
Cùng với tình trạng xây dựng không phép, sai phép, các công trình “vừa khởi công đã dừng lại” đang trở thành vấn đề “nóng” trong quản lý đô thị trên địa bàn Hà Nội thời gian qua. Sự dang dở của các dự án tại những vị trí “đất vàng” đang để lại nhiều hệ lụy.
Dự án Sky Garden Towers Định Công từng được quảng cáo rầm rộ nhưng phía sau cánh cổng đóng kín là khối bê tông sắt thép hoen gỉ. |
Bức xúc là tâm trạng của người dân cũng như chính quyền cơ sở khi nói đến những dự án triển khai dang dở mà chưa biết khi nào hoàn thành trên địa bàn Hà Nội. Trong đó, có thể kể đến Dự án đại siêu thị Ciputra (quận Tây Hồ); Dự án Sky Garden Towers phường Định Công, quận Hoàng Mai; Dự án 189B Tây Sơn, Đống Đa…
Tại Dự án Sky Garden Towers phường Định Công, quận Hoàng Mai, sau 5 năm thi công là một khối bê tông, sắt thép khổng lồ hoen gỉ phơi mưa, phơi nắng. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “đắp chiếu” dự án 28 tầng này là do năng lực tài chính của chủ đầu tư hạn chế. Cùng với đó là những sai phạm trong quá trình triển khai dự án. Hàng trăm khách hàng đã lâm vào cảnh “tiền mất tật mang” khi ký hợp đồng tham gia góp vốn, đóng tiền mua căn hộ, nhưng 4 năm nay không thể liên lạc được với chủ đầu tư dự án.
Ông Nguyễn Thăng Long, Chủ tịch UBND phường Định Công, quận Hoàng Mai cho biết, từ khi dự án này bị dừng, người dân sống xung quanh phải sống trong cảnh bụi bẩn. Trong khi đó cẩu tháp vẫn để nguyên mà không có đơn vị quản lý, tiềm ẩn nguy cơ cho người dân, đặc biệt là chuẩn bị đến mùa mưa bão và đường giao thông chủ đầu tư sử dụng bị xuống cấp rất nhiều.
Tại quận Đống Đa là 2 dự án “nhem nhuốc” tại 131 Thái Hà và 198B Tây Sơn. Dự án khu dịch vụ, văn phòng và nhà ở 131 Thái Hà được cấp giấy phép xây dựng từ năm 2005, với 2 tầng hầm, 11 tầng nổi, nhưng đã dừng thi công từ năm 2010.
Tương tự, Dự án “Trung tâm thương mại, siêu thị văn phòng giao dịch và văn phòng cho thuê” 198B Tây Sơn, sau 6 năm triển khai, kết quả của dự án đầy tham vọng này là một khối bê tông sừng sững ngay tại một trong những ngã tư sầm uất bậc nhất Hà Nội (Thái Hà, Chùa Bộc, Tây Sơn).
Tháng 6 năm ngoái, khi trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Chi, Giám đốc Công ty TNHH đầu tư bất động sản Hòa Bình, chủ đầu tư khẳng định, dự án sẽ được tái khởi động vào tháng 9/2015. Tuy nhiên, đến nay tại hiện trường, dự án này vẫn “án binh bất động”.
Ông Hà Anh Tuấn, Trưởng phòng quản lý đô thị quận Đống Đa cho biết, các dự án triển khai kéo dài đã ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị, tạo ra những khu vực không đồng bộ. Bên cạnh đó nó cũng phát sinh các vấn đề khác như môi trường, an ninh trật tự xung quanh khu vực dự án.
Sky Garden Towers Định Công, Dự án 131 Thái Hà, 198B Tây Sơn chỉ là số ít trong rất nhiều dự án ở Hà Nội đang “rơi” vào tình trạng “thi công nửa chừng rồi phơi mưa phơi nắng”. Các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản cho rằng, đây là bài học cho các nhà quản lý, nhất là trong thẩm định dự án, năng lực tài chính của chủ đầu tư.
Thực tế cho thấy, không ít dự án chưa được bàn giao đất, nhưng chủ đầu tư đã quảng cáo rầm rộ. Có dự án được giao đất, nhưng chưa khởi công, chưa có hạ tầng đã rao bán, huy động tiền của khách hàng…Những dự án dang dở này không chỉ để lại hệ lụy về mặt cảnh quan, văn minh đô thị, mà còn thiệt hại rất lớn về kinh tế.
Ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam cho rằng, việc hàng loạt dự án chậm tiến độ trên địa bàn Hà Nội đang “chôn” một số vốn khổng lồ, đó là chưa kể thiệt hại về lãi suất, chi phí bất động sản.
“Rất nguy hiểm cho nền kinh tế khi “chôn” một nguồn vốn rất lớn vào đó mà không có hiệu quả gây nên hậu quả xã hội rất lớn. Thêm nữa, bản thân chủ đầu tư cũng “ngắc ngoải”, xã hội nhìn vào công trình nhếch nhác. Nhiều dự án lúc nào cũng chỉ thấy sắt thép hoen gỉ, khung sườn dơ xương. Ví dụ như trên đường Láng-Hòa Lạc là mấy chuồng nuôi chim để không hoặc để không từ 5-6 năm nay tạo ra hệ lụy xã hội rất lớn”, ông Hùng cho biết.
Nhằm giải bài toán thực trạng “Dự án ngắc ngoải”, Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam đề nghị cần làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong việc thẩm định năng lực nhà đầu tư. Cách tiếp cận là xử lý từng dự án một, thậm chí là thu hồi để lấy đất thực hiện mục đích khác.
Theo VOV
Những dự án nhà ở xã hội “bặt vô âm tín”