您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhận định, soi kèo Udinese vs Bologna, 23h30 ngày 28/4: Hướng về Top 3
NEWS2025-04-30 23:14:26【Thể thao】0人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 28/04/2025 09:12 Nhận định bóng vo dich ducvo dich duc、、
很赞哦!(671)
相关文章
- Kèo vàng bóng đá Liverpool vs Tottenham, 22h30 ngày 27/4: Anfield mở hội
- Thú vị ảnh kỷ yếu tái hiện thời bao cấp
- Hà Nội: Đường nghìn tỷ biến thành nơi phơi quần áo, “đại công trường” xây dựng
- Đưa Khá bảnh vào đề thi học sinh giỏi
- Nhận định, soi kèo Kayserispor vs Rizespor, 23h00 ngày 27/4: Cởi mở
- Mỹ tài trợ 6,4 tỷ USD để Samsung sản xuất bán dẫn trong nước
- Hơn 50 cán bộ được đào tạo an toàn thông tin miễn phí tại Đại học Nha Trang
- Bình Phước phát triển hệ sinh thái ngân hàng số an toàn cho khách hàng
- Nhận định, soi kèo Umm Salal vs Al Markhiya, 23h00 ngày 28/4: Trận đấu sống còn
- Nhóm làm clip hài hước về thi THPT quốc gia đăng đàn xin lỗi
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Istra vs Slaven Belupo, 22h00 ngày 28/4: Chủ nhà ‘ghi điểm’
Bị kẹt trong bàn học vì quá béo, cô gái quyết tâm giảm cân bằng mọi giá
Cô giáo Trần Thị Dung và 35 học sinh lớp 10 Chuyên Sinh, Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc, vừa kết thúc bài tập thực hành được làm trong vòng 3 tuần.
Những cô bé, cậu bé vừa thực hiện thí nghiệm "mắng" lọ cơm Bài tập mà cô Dung giao cho những cô cậu học sinh lớp mình làm chủ nhiệm như sau: lấy cơm (ấm nóng, từ cùng một nồi, cùng thời điểm) đưa vào 2 lọ sạch giống nhau, được đậy nắp kín. Sau đó, mỗi lọ để ở một góc phòng cách xa nhau để không bị lẫn tạp âm của nhau. Một lọ ngày nào cũng được nghe những lời yêu thương, một lọ ngày nào cũng nghe những lời bực dọc - coi như đó là nơi trút giận mỗi ngày. Khi nói, học sinh không được mở nắp lọ, và các em chụp ảnh lại sau mỗi tuần.
Ban đầu, học sinh cười bảo cô "Em làm thí nghiệm này bố mẹ lại bảo em có vấn đề”.
Để rồi, sau khi có kết quả, các em vô cùng ngạc nhiên, không giải thích tại sao lại kì diệu như thế.
Kết quả thí nghiệm của học sinh “Sở dĩ, tôi cho học sinh làm thí nghiệm này vì tình cờ đọc được một thí nghiệm "cái cây bị mắng chửi nhiều đã chết" và nghe chia sẻ từ một cô đồng nghiệp về thí nghiệm "bát cơm hạnh phúc".
Kết quả ở đây là thí nghiệm sau 3 tuần. Về xử lý số liệu, không phải học sinh nào cũng có kết quả rõ ràng như vậy, có bạn ra kết quả 2 lọ rất khác nhau, nhưng có bạn kết quả 2 lọ không khác nhau về mặt cảm quan.
Với thí nghiệm này, mục đích chính của tôi là kiểm tra lại những điều mình đã đọc, đã nghe xem có ra kết quả như vậy không” – cô Dung cho biết.
Theo cô Dung, độ tin cậy về khoa học của thí nghiệm này là không khái quát được. Nhưng cô Dung không quá chú ý vấn đề đó.
"Tôi chỉ tập trung vào các trường hợp kết quả rõ ràng để truyền thông điệp tới các em và phụ huynh học sinh. Đó là phụ huynh thấy được ảnh hưởng của ngôn từ đối với con em họ và trở thành những người cha, người mẹ luôn đồng cảm với các con".
Cô giáo Trần Thị Dung – giáo viên môn Sinh học của Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc - là 1 trong 7 giáo viên xuất sắc trong cả nước giành được học bổng Fulbright TEA để tham dự khóa học trao đổi 6 tuần tại Mỹ vào năm 2021 Thí nghiệm này cũng là cách cô Dung tự nhắc mình phương châm khi làm giáo dục: Sự yêu thương và tôn trọng, động viên kịp thời dành cho học sinh.
“Điều này, từ ngày bắt đầu đi dạy, tôi đã đã luôn làm thế. Có những học sinh đã gửi email rất dài cho tôi về tình trạng của em ấy và xin lời khuyên, mong muốn nhận được lời động viên từ cô để có thêm động lực. Cũng có những học sinh cũng gửi email rất dài chỉ để chúc mừng sinh nhật cô vì một tin nhắn thì không nói hết được… Và còn rất nhiều điều khác nữa có thể nói lên sức mạnh của ngôn từ".
Cô Dung còn vui vẻ chia sẻ rằng hàng tháng, cô đều tổ chức sinh nhật cho các bạn trong lớp, tặng các em những quyển sách ý nghĩa. "Tôi cũng mua cây hoa tặng học sinh để các bạn chăm sóc, cho tâm hồn đẹp hơn, yêu đời hơn, giống… cô giáo chúng nó”.
Một trường học ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã tiến hành thí nghiệm với hai chậu cây xanh.
Cả hai chậu cây đều được đặt trong lồng kính, được chăm sóc nghiêm ngặt giống nhau với cùng lượng nước, phân bón và ánh sáng mặt trời.
Họ kêu gọi học sinh, sinh viên của ngôi trường này tới dọa nạt, mắng chửi, chê bai một chậu cây trong khi dành những lời khen ngợi, thể hiện tình yêu thương với chậu cây còn lại.
Những lời nói của các em được ghi lại và sau đó phát đi phát lại bên “tai” của hai cái cây.
Những lời mắng chửi cái cây, chính là “bạo lực bằng lời nói”, ví dụ như: “Bạn là đồ bỏ đi, đồ vô dụng!”, “Bạn không xanh tươi chút nào!”, “Bạn trông giống như sắp héo đến nơi rồi”, “Bạn không được ai yêu thích, chẳng có công dụng gì!”...
Cái cây được yêu thương, ca ngợi thì được nghe những lời như thế này: “Tôi thích bộ dáng của bạn lắm!”, “Tôi rất vui khi nhìn thấy bạn”, “Bạn thật sự rất đẹp!”, “Thế giới này thay đổi vì bạn”, “Bạn thật tuyệt!”..
Cứ như vậy, thí nghiệm này kéo dài trong 30 ngày.
Và kết quả, 30 ngày sau, sự sống của hai chậu cây là khác biệt rõ rệt. Chậu cây bên trái bị dọa nạt trở nên héo úa, còn chậu cây bên phải được yêu thương phát triển xanh tươi.
Sau 30 ngày, chậu cây bên trái bị dọa nạt trở nên héo úa, còn chậu cây bên phải được nghe lời yêu thương thì phát triển xanh tươi Ngân Anh
Hà Ánh Phượng: Tôi chỉ là giáo viên bình thường bước ra từ vườn chuối
Từng bị bạn bè can ngăn “Mày tụt hậu là cái chắc” khi muốn quay trở về quê làm một cô giáo trường làng, giờ đây, cô Phượng đang tích cực đi lan tỏa mô hình lớp học xuyên biên giới tới cộng đồng giáo viên trên khắp Việt Nam.
">Cô giáo cho 35 học sinh ‘trút giận’ vào lọ cơm
Nội dung quảng cáo khiêu dâm đang trở thành công cụ tiếp cận người dùng đắc lực của tin tặc. Trong chiến dịch tấn công, tin tặc sử dụng các công cụ hợp pháp để phát tán quảng cáo trực tuyến và chèn các liên kết bị nhiễm mã độc vào các nội dung quảng cáo thông thường.
Để thu hút sự chú ý của người dùng, chúng tích cực sử dụng các hình ảnh mang tính khiêu dâm. Thậm chí, một số hình ảnh khiêu dâm là sản phẩm do trí tuệ nhân tạo (AI)tạo ra.
Trong chiến dịch được Bitdefender phát hiện, tin tặc đã sử dụng ít nhất 10 tài khoản đã bị xâm nhập của các tổ chức để chạy quảng cáo và phát tán mã độc tới người dùng Facebook thông thường, trong đó chủ yếu là nam giới trên 40 tuổi đến từ châu Âu, châu Phi và Nam Mỹ.
Với mỗi cú nhấp chuột vào quảng cáo, thiết bị điện tử sẽ lập tức khởi động quy trình tải một tệp lệnh xuống thiết bị của nạn nhân. Các nhà nghiên cứu ước tính có gần 100.000 người dùng đã tải xuống phần mềm độc hại chỉ trong 10 ngày tiến hành theo dõi.
Hiện chưa rõ nhóm tin tặc nào đứng sau chiến dịch này. Tuy nhiên, các cuộc tấn công bằng mã độc NodeStealer được ghi nhận chủ yếu nhắm vào các tài khoản Facebook Messenger của doanh nghiệp.
NodeStealer là một mã độc tương đối mới, cho phép tin tặc đánh cắp cookie trình duyệt của nạn nhân và chiếm lấy tài khoản Facebook. Biến thể NodeStealer được phát hiện trong chiến dịch tấn công mới đây có các tính năng cho phép tin tặc truy cập vào nền tảng Gmail, Outlook và tự động tải bổ sung các thành phần độc hại.
Khi tin tặc giành được quyền truy cập vào cookie trình duyệt của người dùng thông qua NodeStealer, chúng có thể chiếm đoạt tài khoản Facebook và có quyền truy cập vào thông tin nhạy cảm của nạn nhân.
Sau đó, tin tặc có thể thay đổi mật khẩu và kích hoạt các biện pháp bảo mật bổ sung trên tài khoản để chặn hoàn toàn quyền truy cập của chủ sở hữu hợp pháp và cho phép chúng tiếp tục thực hiện hành vi lừa đảo mà không bị phát hiện.
(theo Securitylab)
">Quảng cáo khiêu dâm trên không gian mạng là công cụ đắc lực của tin tặc
Trình duyệt là gì?
Để khởi động trình duyệt, bạn bấm vào biểu tượng có dạng chữ e trong vùng khởi động nhanh. Nếu không thấy biểu tượng như vậy trong vùng khởi động nhanh, bạn tìm biểu tượng chữ e trên hình nền, kéo nó vào vùng khởi động nhanh, thả nó ở đó, rồi bấm vào biểu tượng đó một phát.
Khi cửa sổ trình duyệt hiện ra, bạn chú ý dòng chữ Address ở gần cạnh trên cửa sổ. Bên phải dòng chữ đó có một ô trắng, gọi là ô địa chỉ. Đó là nơi bạn ghi địa chỉ của trang mạng mà bạn muốn xem. Để thử, bạn bấm vào ô địa chỉ, gõ dòng chữ nhanong.net và gõ phím Enter. Chờ chút xíu, bạn thấy trang mạng "Nhà Nông" hiện ra. Trang mạng trông như trang báo, có thể rất dài. Thử lăn bánh xe của chuột, bạn thấy trang mạng trượt lên trên, giúp bạn thấy phần bên dưới của trang.
">Trình duyệt là gì?
Theo Trung tâm Khí tượng Quốc gia của Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAERCN), công nghệ làm mưa nhân tạo này, có tên gọi "gieo hạt lên mây", đã được áp dụng để đối phó với điều kiện thời tiết mùa hè khắc nghiệt ở quốc gia Vùng Vịnh.
Ngày 18/7, Dịch vụ Thời tiết quốc gia UAE đã công bố đoạn video ghi lại cảnh những trận mưa như trút nước ở thành phố Dubai.
Theo báo Independent, công nghệ "gieo hạt lên mây" là một phần trong sứ mệnh tạo ra lượng mưa lớn hơn ở UAE, nơi vốn chỉ ghi nhận lượng mưa trung bình hơn 101 milimét. Công nghệ này được thực hiện bằng cách điều khiển máy bay phóng các chất hóa học, như bạc iodide, vào các đám mây để kích thích khả năng tạo mưa của chúng.
Những trận mưa nhân tạo "như trút nước" ở Dubai hôm 18/7. Video: Dịch vụ Thời tiết quốc gia UAE
Từ năm 2017, UAE đã đầu tư tới 15 triệu USD vào 9 dự án tạo mưa khác nhau. Trong số này, có dự án nghiên cứu việc sử dụng thiết bị bay không người lái phóng điện vào các đám mây để tăng lượng mưa. Dự án này đang được chỉ đạo bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Reading (Anh). Giáo sư Maarten Ambaum, người làm việc trong dự án, nói với BBC hồi tháng 3 rằng UAE có đủ mây để tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm mưa nhân tạo.
"Cách thức này giúp cho các giọt mưa được hợp nhất và dính lại với nhau khi được một xung điện kích thích, giống như các sợi tóc khô bị dính vào một chiếc lược", Giáo sư Ambaum cho biết. “Khi các giọt mưa được hợp nhất có đủ độ lớn, chúng sẽ tự rơi xuống mặt đất để tạo thành các cơn mưa”.
Theo Independent, việc áp dụng phương pháp tạo mưa bằng cách phóng điện lên các đám mây được giới chức UAE ưa chuộng hơn, vì nó không đòi hỏi việc sử dụng hóa chất.
Việt Anh
Bể lặn sâu nhất thế giới chứa cả thành phố dưới nước
Không chỉ sở hữu tòa nhà chọc trời cao nhất và trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới, Dubai mới đây vừa khai trương một địa điểm hấp dẫn đạt kỷ lục khác, đó là bể lặn sâu nhất thế giới.
">Dubai tự tạo mưa để đối phó với cái nóng hơn 50 độ C
Sự việc xảy ra tại khu đánh bóng rổ Đất Lành, Lê Đức Thọ, phường 15 – quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Học sinh C và em H., Trường THPT Gò Vấp, quận Gò Vấp cùng anh họ đi đánh bóng rổ thì bị nhóm học sinh Trường THPT Nguyễn Trung Trực đánh hội đồng.
Học sinh bị chìa khóa xe máy đâm vào đầu
Do nhóm học sinh của Trường THPT Nguyễn Trung Trực sử dụng mã tấu, tuýp sắt và một số dụng cụ nguy hiểm khác nên hai em C. và H. bị thương nặng. Trong đó, em H. bị một chiếc chìa khóa xe máy đâm vào đầu.Người dân địa phương thấy hai nhóm học sinh hỗn nhau, đã báo cho Công an đồng thời chuyển tới Bệnh viện Gò Vấp chữa trị. Ngay trong đêm Bệnh viện quận Gò Vấp chuyển cả hai học sinh đến Bệnh viện Chợ Rẫy.
Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Gò Vấp và Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực, quận Gò Vấp cho biết, hiện đã nắm được thông tin ban đầu của vụ việc. Hiện cả 2 trường đang chờ báo cáo của cơ quan Công an địa phương, để tiến hành xử lý vụ việc.
Lê Huyền
Cô giáo "không nói gì" lại bị đình chỉ vì ném vở học sinh
- Cô Trần Thị Minh Châu - giáo viên từng "không nói gì" ở Trường THPT Long Thới, Nhà Bè, TP.HCM - tiếp tục bị tạm đình chỉ công tác giảng dạy vì ném vở học sinh.
">Hỗn chiến ngoài trường một học sinh bị chìa khóa xe đâm thẳng vào đầu
PGS.TS Phạm Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm Hợp tác đào tạo và Bồi dưỡng, Trường ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội chia sẻ tới các sinh viên. Trong số này, mạng xã hội và so sánh bản thân là nguồn áp lực mà rất nhiều bạn trẻ gặp phải.
“Nhưng những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, nếu chúng ta càng đắm chìm vào mạng xã hội, nỗi sợ cô đơn càng lên đỉnh điểm. Càng nhiều bạn trên Facebook, TikTok, Zalo,... sự cô đơn càng nhiều hơn. Chúng ta có thể tham gia vào những cuộc trò chuyện, bình luận, đóng góp ý kiến trên những nền tảng đó, với những người có thể chẳng bao giờ nhìn thấy mặt nhưng khi cần một người bên cạnh để chia sẻ, an ủi trực tiếp lại không có”, ông Hà nói.
Bên cạnh đó, hiện nay, không ít thanh niên có hiện tượng sống “phông bạt”. “Lúc nào cũng phải hoành tráng, làm gì cũng phải ghê gớm như tổng giám đốc, tổng tài, đại gia... Họ thích thể hiện điều đó, vì sao? Bởi tự ti với chính bản thân mình, cảm thấy kém cỏi so với người khác. Bởi lên mạng, ai cũng “phông bạt”, nhưng chúng ta không biết đâu là thật, đâu là giả. Chúng ta thấy họ có những bức ảnh đẹp chụp cảnh ngồi ở những nhà hàng đắt tiền, ăn chơi ở những nơi sang chảnh, đi những chiếc xe giá trị hàng chục tỷ, hay kiếm nhiều tiền... Những điều đó làm cho các em tự so sánh mình với người khác. Thậm chí sự so sánh đó bỗng làm các em trở nên đau khổ, đôi khi khiến các em sai lầm khi tìm mọi cách để được giống những người đó. Nhiều bạn trẻ ngày nay đã phải trả giá sau song sắt nhà tù chỉ vì làm rất nhiều điều chỉ để giống những ‘người giàu có ở trên mạng’”, ông Hà chia sẻ.
Theo ông Hà, chính mạng xã hội cũng làm cho các bạn trẻ gặp phải một vấn đề tâm lý rất phổ biến hiện nay là tâm lý “sợ bỏ lỡ”. “Tức là lúc nào các em cũng cảm thấy lo sợ bị lỡ thông tin, lạc hậu so với người khác, dẫn đến tự bản thân cảm thấy căng thẳng. Cứ thế, về đến nhà hay rời bàn học là các em phải “ôm” điện thoại xem rằng có thông tin gì để tham gia vào bình luận, nói chuyện. Hội chứng sợ bỏ lỡ này làm cho các bạn trẻ luôn ở trong trạng thái phụ thuộc điện thoại và mạng xã hội”.
Những dấu hiệu cho thấy sức khỏe tinh thần đang bị ảnh hưởng gồm: mất hứng thú trong sinh hoạt và học tập; hiệu suất trong công việc, học tập suy giảm; khó hoặc mất ngủ thường xuyên,...
Do đó theo ông Hà, các bạn trẻ cần quan tâm đến việc cải thiện sức khỏe tinh thần như: xây dựng thói quen ngủ lành mạnh, tập thể dục đều đặn, duy trì chế độ sinh hoạt (ăn uống, vui chơi, học tập) cân bằng,...
Đặc biệt cần quan tâm, chăm sóc giấc ngủ của chính mình. Khi đi ngủ cần tuyệt đối bỏ xa những thứ có thể gây ảnh hưởng như điện thoại, truyện,...
Các em có thể “quản lý stress” thông qua việc phát triển sở thích và đam mê, hạn chế sử dụng mạng xã hội, nuôi dưỡng các mối quan hệ xã hội.
“Để cải thiện sức khỏe tâm thần, cần thực hành một số việc như: tìm kiếm hỗ trợ chuyên môn (người tin cậy để chia sẻ; trị liệu), học cách đặt mục tiêu và quản lý thời gian, giới hạn tiếp xúc với thông tin tiêu cực, thực hành lòng biết ơn,.., ông Hà nói.
Ông Vũ Văn Thắng, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - ĐH Quốc gia Hà Nội chia sẻ tại chương trình. Ảnh: Dương Triều. Ông Vũ Văn Thắng, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - ĐH Quốc gia Hà Nội cho hay, thực tế cho thấy, các học sinh, sinh viên - những người trẻ đang ở vào độ tuổi thể chất sung mãn nhất lại đang phải đối diện với nhiều vấn đề về sức khỏe hơn thế hệ trước, trong đó có sức khỏe tinh thần.
Để hỗ trợ tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho các em, Trung tâm hỗ trợ sinh viên - ĐH Quốc gia Hà Nội đã phối hợp với Bệnh viện Trường ĐH Y dược và Bệnh viện ĐH Quốc gia Hà Nội triển khai chương trình “Tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho học sinh, sinh viên”.
Theo đó, các chuyên gia đến từ 2 bệnh viện này sẽ tư vấn miễn phí cho học sinh, sinh viên thông qua số hotline và trực tiếp tại bệnh viện.
Cùng đó, cung cấp ưu đãi trong công tác khám, chữa bệnh đối với các dịch vụ ngoài Bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên.
Chương trình cũng nhằm mục đích nâng cao nhận thức, kiến thức, thái độ, hiểu biết và kỹ năng thực hành tự chăm sóc sức khỏe của học sinh, sinh viên; kịp thời phát hiện, giải đáp, đưa ra lời khuyên, hỗ trợ khám, chữa bệnh, giúp tăng cường sức khỏe toàn diện cho các em.
Học sinh thi Hội khỏe Phù Đổng nửa năm chưa nhận thưởng, Sở GD-ĐT Hà Nội nói gì?
Dù Hội khỏe Phù Đổng TP Hà Nội lần thứ X - năm 2024 đã kết thúc từ cuối tháng 4/2024 nhưng đến nay, nhiều phụ huynh cho hay, vẫn chưa nhận được giấy chứng nhận và tiền thưởng.">Không ít người trẻ đang có biểu hiện sống phông bạt, chuyên gia lý giải