您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhận định, soi kèo Erbil vs Al Shorta, 23h30 ngày 28/4:
NEWS2025-05-03 11:55:43【Thể thao】2人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 28/04/2025 09:17 Nhận định bóng bảng xếp hạng vô địch đứcbảng xếp hạng vô địch đức、、
很赞哦!(4)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Super Nova Riga vs Riga FC, 17h00 ngày 1/5: Tưng bừng bắn phá
- 3 cách ‘đẩy’ dịch bệnh ra khỏi cửa nhà
- Cận cảnh những hồ nước sắp bị lấp ở Hà Nội để làm dự án nhà ở
- Người vô gia cư Sài thành không bị bỏ rơi nhờ món quà trong đêm
- Nhận định, soi kèo Super Nova Riga vs Riga FC, 17h00 ngày 1/5: Tưng bừng bắn phá
- Nỗi lòng của người vợ sớm 'đầu hàng' chồng
- Ghép đôi thần tốc online: Cô gái được mai mối với 2 chàng CEO đẹp trai
- 27 tuổi bị 'đá' vì lương 10 triệu và chuyện chọn chồng của con gái thời nay
- Nhận định, soi kèo Mes Rafsanjan vs Persepolis, 22h45 ngày 1/5: Chủ nhà có điểm
- Bức thư của nữ sinh sau khi hết cách ly: Con biết ơn và trân trọng!
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Platense vs Talleres Cordoba, 5h00 ngày 30/4: Không dễ cho cả hai
Triển lãm Phương tiện di chuyển bền vững - Vietnam Sustainable Mobility Show 2024 (gọi tắt Triển lãm xe bền vững Việt Nam 2024) sẽ diễn ra vào ngày 7-8/12 tại Công viên Yên Sở. Đến với sự kiện này, hãng xe Nhật Subaru trưng bày "ngôi sao" mới ra mắt Crosstrek hybrid, bên cạnh đó là Forester - mẫu xe chủ lực mang lại doanh số cho hãng và mẫu xe cá tính Outback.
">Subaru mang Crosstrek hybrid tới Triển lãm xe bền vững Việt Nam 2024
Khi chàng thủ khoa Dershem bước lên bục giảng trong buổi lễ tốt nghiệp của trường trung học tại bang New Jersey (Mỹ), cậu muốn kể về cuộc vật lộn với sức khỏe tâm lý trở nên trầm trọng hơn do đại dịch Covid-19.
Dershem mặc chiếc áo choàng màu hạt dẻ và khoác trên vai lá cờ tự hào. Cậu gửi lời cảm ơn đến cha mẹ, thầy cô và bạn bè trên khán đài. Sau đó, cậu bắt đầu với câu chuyện come out vào năm nhất của mình.
Khi Dershem vừa dứt câu, micro bỗng mất tiếng.
Hiệu trưởng của trường Trung học khu vực miền Đông bước tới bục giảng và lấy đi bài phát biểu Dershem đã chuẩn bị. Thay vào đó, cậu được chỉ đạo đọc đoạn diễn văn không đề cập đến xu hướng tính dục hay sức khỏe tâm lý của mình.
"Ông ấy bảo tôi chỉ được đọc bài phát biểu này. Khi đó, tôi chẳng biết làm gì. Nước mắt cứ trực trào ra. Tôi không hiểu tại sao mình không thể bộc lộ con người thật", nam sinh nói với Washington Post.
Bài phát biểu của Bryce Dershem bị cắt ngang sau khi kể về lần come out. Ảnh: Washington Post.
Cuối cùng, Dershem quyết định hoàn thành bài phát biểu dựa vào trí nhớ.
Cậu kể với các bạn cùng khóa về những lớp học trực tuyến kéo dài đến tận tháng 5 đã ảnh hưởng nặng nề đến tình trạng sức khỏe tâm lý của mình. Trong năm cuối cấp, Dershem mất 6 tháng để điều trị chứng rối loạn ăn uống và vượt qua ý định tự tử.
Nam sinh hy vọng việc chia sẻ của cậu sẽ truyền cảm hứng cho mọi người tin tưởng bản thân dù gặp nhiều thách thức khi học tập từ xa trong đại dịch.
"2021 là năm của sự đấu tranh. Nó đã trở thành một phần bản sắc của chúng ta. Dù vậy, mọi người vẫn ở đây, cố gắng thích nghi với những điều mình chưa từng ngờ tới”, cậu nói với các bạn cùng khóa từ trên sân khấu. Dershem muốn chia sẻ thông điệp tích cực về sự đa dạng và niềm hy vọng.
"Mọi người cần biết rằng họ xứng đáng được là chính mình. Không ai nên bị gạt ra rìa hay áp bức”, cậu khẳng định.
Dershem tin rằng ban giám hiệu đã cố tình tắt tiếng micro để ép cậu đọc bài phát biểu họ chuẩn bị. Nam sinh cho biết cậu đã bị yêu cầu viết lại bài phát biểu nhiều lần trước đó. “Họ bảo tôi rằng: 'Đây là bài phát biểu, không phải buổi trị liệu của cậu'", Dershem kể lại.
Ban giám hiệu yêu cầu cậu làm việc với trưởng khoa tiếng Anh của trường để viết lại bài phát biểu. Sau nhiều lần chỉnh sửa, nhà trường vẫn không hài lòng. Cuối cùng, Dershem quyết định dùng bản thảo mình đã soạn.
“Tôi xứng đáng được kể câu chuyện của mình và đưa ra thông điệp về sự đa dạng. Tôi không thấy việc đó có gì sai trái”, cậu nói.
Robert Cloutier, giám đốc của Học khu miền Đông hạt Camden, nói với NBC Philadelphiarằng ban giám hiệu luôn làm việc với học sinh để chỉnh sửa bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp.
“Hàng năm, những học sinh lên phát biểu đều được hỗ trợ xây dựng bài diễn văn. Tất cả phải được phê duyệt và đặt trong sổ đóng gáy trên bục giảng trước buổi lễ”, Cloutier khẳng định. Ông cũng phủ nhận việc Dershem bị yêu cầu không nói về xu hướng tính dục của mình.
“Học sinh không bao giờ bị yêu cầu xóa bỏ danh tính cá nhân trong bài phát biểu”, Cloutier nói với NBC News.
Dù có những tranh cãi trên với ban giám hiệu, các bạn của Dershem đều ủng hộ cậu dùng bài diễn văn của mình. Sau khi Dershem phát biểu, một giáo viên tại trường đã tới gặp cậu. Con trai cô đã mất vì tự tử trong khoảng thời gian cách ly.
“Cô ôm tôi và kể về con trai mình. Cô nói rằng bài phát biểu của tôi rất ý nghĩa. Cô chỉ ước con mình cũng nghe được những lời đó”, cậu kể lại.
“Khi đó, tôi nghĩ mình đã giúp một người cảm thấy bớt cô đơn. Vậy là đủ rồi", Dershem xúc động.
Theo Zing
Nghi ngờ giới tính bạn trai, cô gái mạnh dạn 'thử' và nhận hạnh phúc bất ngờ
Yêu thích màu hồng, Minh Trường bị Thanh Vy hiểu nhầm là đồng tính nam. Nhưng chỉ sau một lần say và vào khách sạn, cặp đôi đã quyết định về chung một nhà.
">Học sinh đồng tính ở Mỹ bị cắt ngang khi phát biểu tại lễ tốt nghiệp
Bà Trần Thị Thu Thủy (áo xanh) đang trao đồ ăn cho những người khó khăn trong khu phố.
Từ ngày 27/4, đợt dịch Covid-19 lần thứ tư bắt đầu bùng phát ở TP.HCM. Giữa tháng 6 vừa qua, tại hẻm 162, đường 42 của phường có một ca F0 nên chính quyền địa phương tiến hành phong tỏa con hẻm này. Khu vực phong tỏa có 42 hộ gia đình và những người ở trọ. Cuộc sống của họ rất thiếu thốn, khó khăn.
Một điểm phong tỏa ở phường Bình Trưng Đông, TP Thủ Đức, TP.HCM. Bà Thủy cùng các chị em trong Hội phụ nữ đã tổ chức nấu ăn, tiếp tế cho người dân và lực lượng tham gia phòng chống dịch tại đây. Các suất ăn hoàn toàn miễn phí. Con hẻm này hiện đã được dỡ phong tỏa.
Bước qua tháng 7, phường Bình Trưng Đông có thêm 11 điểm phong tỏa do liên quan đến các ca F0. Bà Thủy cho biết, những ngày qua, nhóm của bà chia nhau mỗi lần 5 người tổ chức nấu cơm để vừa đảm bảo giãn cách, vừa để việc làm thiện nguyện không bị gián đoạn. Họ chia nhau, người nấu cơm, người cho vào hộp, người mang đồ ăn đến điểm phong tỏa, người thống kê sổ sách, tiếp nhận ủng hộ của các mạnh thường quân.
“Mỗi ngày, nhóm chúng tôi nấu hơn 2.000 suất ăn, đưa đến các điểm phong tỏa. Để mọi người ăn ngon miệng, chúng tôi sẽ thay đổi món liên tục”, người sáng lập bếp ăn tình thương chia sẻ.
Bà Thủy cho biết, chi phí và nguyên liệu để nấu ăn do các mạnh thường quân đóng góp. Người ủng hộ 10 triệu, người 5 triệu, có người 100-500 ngàn đồng, người khác lại đóng góp gạo, cá, thịt, nước mắm, đường… Tất cả đều được bà cập nhật đầy đủ trên trang facebook cá nhân, để vừa gửi lời cảm ơn vừa đảm bảo tính công khai, minh bạch.
Bà Thủy ghi chi tiết tiền, vật chất do mạnh thường quân ủng hộ lên bảng và facebook cá nhân để cảm ơn và công khai, minh bạch các khoản thu chi. Các món ăn được nhóm bà Thủy thay đổi liên tục. Nếu hôm nay, họ nấu thịt kho trứng, hôm sau sẽ là cá kho, đồ xào... Các túi thực phẩm được chuyển đến khu phong tỏa gửi cho người dân. Các chị em của bếp mỗi người một công việc và ngồi cách nhau 2m nhằm đảm bảo phòng chống dịch bệnh. Việc nấu ăn được đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm và thực hiện đúng các nguyên tắc phòng chống dịch. Những phần ăn được đóng gói rồi gửi đến các khu phong tỏa cho các hộ dân và lực lượng tham gia phòng chống dịch. Mỗi ngày, nhóm của bà Thủy sẽ có 5 người nấu ăn và sẽ luân phiên nhau để các chị em vừa làm tốt việc nhà, vừa có thể tham gia thiện nguyện. Một người bán vé số đến nhận gạo tại bếp tình thương. Một em bé đại diện bố mẹ đến bếp ăn tình thương nhận thực phẩm. Bà Thủy cho biết, trong những ngày TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nhóm của bà nhận được nhiều đồ cứu trợ như: Gạo, mì tôm, rau củ...ở các nơi gửi về. Ngoài dùng để nấu, nhóm của bà chia ra các phần, gửi đến các điểm phong tỏa phát cho các hộ dân. Đây là bún thịt nướng được nhóm bà Thủy dùng để thay đổi món, tạo sự đa dạng cho bữa ăn. Tú Anh
Sài Gòn giãn cách không xa cách: Ồ ạt chuyển quà vào xóm trọ trước giờ G
Lo sợ người lao động nghèo, vô gia cư thiếu thực phẩm trong thời gian thành phố giãn cách, nhiều nhóm thiện nguyện ồ ạt chuyển quà, thực phẩm vào xóm trọ, khu cách ly.
">Gom thịt, cá... do 'mạnh thường quân' ủng hộ để nấu cơm tặng người nghèo
Nhận định, soi kèo Barcelona vs Inter Milan, 2h00 ngày 1/5: Quá khó cho khách
Xung quanh câu chuyện "Người Việt xa xứ ngại về ăn Tết", nhiều độc giả VnExpress chia sẻ kinh nghiệm của bản thân mỗi dịp về quê:
Tôi về Việt Nam giờ chẳng mua quà gì, cho mỗi nhà chú một hộp bánh, nhà bác một hộp là hết. Trong nhà bác lại chia ra làm mấy nhà con bác thì cứ tự chia nhau. Lì xì thì cứ 20-50 nghìn, không hơi đâu mà sĩ cho lắm, người ta lại ỷ lại ấy chứ.
Le Thuy
Hôm nay kinh tế đã tốt hơn xưa rất nhiều. Có những người sống trong nước có điều kiện tốt hơn người thân tha hương rất nhiều. Chúng ta phải thông cảm và luôn hoan nghênh Việt kiều về quê mà không cần quà cáp. Tôi là một trong số đó, 'mặt dày' về quê đây.
Quang Tran
Tôi là người sống ở nước ngoài trên 28 năm nhưng năm nào cũng về ăn Tết rất vui vẻ, không thấy phiền lòng. Bởi vì không quà cáp nhiều, không mang vác, không cần tỏ ra sĩ diện. Nội ngoại quà bố mẹ đầy đủ, anh em, các cháu làm bữa ăn thế là vui vẻ.
Anh Ngô
Tôi sống ở Sài Gòn, năm về 2-3 lần chơi với bố mẹ. Quà chỉ người thân vài người. Tôi cũng không mua quà Sài Gòn ra chi cho vướng bận. Tôi cứ về nhà mình trước, sau đó đi siêu thị chọn mua bánh kẹo, trái cây hay gì đó rồi qua chơi mấy nhà bà con thân thích. Tôi qua nhà người thân thấy họ khó khăn sẵn sàng cho tiền. Nhưng nhiều người giàu "nứt vách" thì việc quà cáp của các bạn cũng chẳng đáng là gì với họ, việc gì phải cố chứng minh mình có tiền trong khi thực tế họ ở biệt thự, còn mình căn chung cư nhỏ xíu.
Về một tuần thì chỉ mất hai ngày đi chúc Tết còn lại chỉ ở nhà cơm nước, chơi với bố mẹ. Mình về với bố mẹ mình, không có nhu cầu thỏa mãn những cái hư danh với người khác. Các bạn đừng nói bố mẹ nghe hàng xóm nói này nọ. Chính các bạn đang tạo tiền lệ xấu cho họ thôi. Vì lý do đó mà mỗi năm tôi và các con có thể về 2-3 lần thăm bố mẹ, nếu sắp xếp được thời gian, chứ không phải vài năm mới về một lần. Nhìn bé đồng nghiệp làm cùng mà ngao ngán. Hai mẹ con làm việc Sài Gòn, hai năm trời tiết kiệm tiền chỉ để về chơi Tết, dù về sau Tết nhưng tính toán mất vài chục triệu chi phí đi lại, quà cáp các khoản mà nản. Sao phải khổ vậy?
HongBui
Theo tôi, các bạn nên mạnh dạn bỏ quà cáp. Về nhà mời người thân đi ăn một bữa là được rồi. Đôi khi do thói quen, cũng có khi là lo lắng thái quá chứ chưa chắc người ở nhà đã trông quà như các bạn nghĩ đâu. Thấy các em họ tôi về mang rất nhiều kẹo để phát cho mỗi nhà một túi, thực lòng là tôi rất áy náy, chẳng nhẽ không nhận thì phụ công em.
Lien
">Tôi 'mặt dày' tay không về quê ăn Tết
Vụ việc xảy ra vào 5 giờ sáng thứ Tư (ngày 23/6), chú chó 8 tháng tuổi đã cứu sống A.Vimala (53 tuổi), người chồng bị liệt nửa người của bà (58 tuổi) và ba đứa con (từ 18 đến 23 tuổi).
Kể lại sự việc, Vimala cho biết đám cháy bùng phát khi bà đang ngủ say trong phòng khách của ngôi nhà một tầng, trong khi chồng đang ngủ ở phòng cuối cùng gần bếp.
Chú chó 8 tháng tuổi đã báo động để gia đình 5 người thoát khỏi đám cháy. “Tôi cảm thấy tóc mình bị giật mạnh, sau đó mặt và tai bị cắn và quần áo cũng bị giật liên hồi. Tôi nhận ra đó là con chó của mình và nghĩ nó đang khát nước. Thay vì bỏ đi, nó bắt đầu kéo mạnh hơn vào quần áo của tôi, vì vậy tôi tỉnh dậy và bị sốc khi thấy nhà mình đang bốc cháy”, bà nói.
Vimala hoảng hốt hét lớn gọi mọi người chạy ra khỏi nhà. Khi lửa bắt đầu bốc lên dữ dội, Vimala nhận ra chồng mình vẫn đang ở bên trong. “Con trai út của chúng tôi sau đó đã lao vào trong để giải cứu cha mình. Toàn bộ ngôi nhà bị phá hủy trong thời gian ngắn trước khi lính cứu hỏa đến”, nữ chủ nhà nói.
Chồng của Vimala N.Marimuthu cho biết ông rất biết ơn vì chú chó đã cứu tất cả gia đình họ. “Anandaveli rất thân với vợ tôi. Nó sẽ chỉ ngủ bên cạnh và đợi bà ấy về nhà hàng ngày”, ông chia sẻ.
Ông Terence Naidu, chính trị gia ở Perak, cho biết tổng thiệt hại của vụ cháy ước tính khoảng 270 triệu đồng. Ông sẽ kêu gọi hỗ trợ tài chính và các khoản dự phòng cho gia đình bị nạn.
“Tôi sẽ giúp họ xin viện trợ từ quỹ cứu trợ thiên tai cũng như chỗ ở tạm thời”, ông nói. Chính trị gia này cũng nhấn mạnh thêm rằng chó là người bạn tốt nhất của con người vì vậy chúng ta nên đối xử tốt với động vật.
Ngọc Trang(Theo The Star)
Chú ngựa sở hữu nụ cười 'gây sốt' mạng xã hội
Điệu cười khoái chí của chú ngựa ở Mỹ xuất hiện trong một bức ảnh đã nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội. Nhiều người bình luận hình ảnh này đã khiến tâm trạng họ vui vẻ hơn.
">Chú chó cứu gia đình 5 người khỏi đám cháy một cách ngoạn mục
- Trong thời điểm giá vàng tăng chóng mặt, vẫn có những bà mẹ chồng chi mạnh taymua hàng chục cây vàng để tặng con dâu làm của hồi môn vào ngày cưới. Nhưng cũngtừ những món quà "nặng ký" này, có biết bao chuyện cười ra nước mắt.Tận mắt xem "siêu đám cưới" ở Hà Tĩnh
Đám cưới quê mời cả Mr Đàm, Phi Nhung...
Những đám cưới gây choáng về độ... chịu chơi
">Những cô dâu 'gãy cổ' ... vì vàng