您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Vừa dùng vừa sạc điện thoại, nam thanh niên 16 tuổi nát tay phải cắt cụt
NEWS2025-04-01 17:42:40【Thể thao】3人已围观
简介TS Vũ Văn Khoa,ừadùngvừasạcđiệnthoạinamthanhniêntuổináttayphảicắtcụlịch thi đấu bóng đa hôm nay khoalịch thi đấu bóng đa hôm naylịch thi đấu bóng đa hôm nay、、
TS Vũ Văn Khoa,ừadùngvừasạcđiệnthoạinamthanhniêntuổináttayphảicắtcụlịch thi đấu bóng đa hôm nay khoa Khám xương và Điều trị ngoại trú, BV Việt Đức cho biết, khoa vừa tiếp nhận nam bệnh nhân Nguyễn Tiến Đạt, 16 tuổi ở Thanh Hoá bị chấn thương nghiêm trọng do điện thoại phát nổ trong lúc sạc.
Gia đình cho biết, trong lúc đang sử dụng, điện thoại của Đạt bị hết pin nên vừa cắm vào sạc dự phòng vừa dùng tiếp. Được một lúc, điện thoại bất ngờ phát nổ.
Bàn tay nam thanh niên dập nát quá nhiều, buộc bác sĩ phải cắt bỏ
Bệnh nhân được chuyển đến viện cấp cứu trong tình trạng đa vết thương phần mềm, vết thương hàm mặt, ngực, đùi phải, dập nát toàn bộ bàn tay trái.
Do bàn tay nam thanh niên bị dập nát quá nhiều nên không thể bảo tồn, bác sĩ buộc phải cắt cụt 1/3 dưới cẳng tay.
Sau mổ, tình trạng sức khỏe của Đạt đã ổn định nhưng tâm lý không khỏi lo lắng, bàng hoàng vì mình đã mất đi 1 phần cánh tay.
TS Khoa cho biết, thời gian gần đây cơ sở y tế tiếp nhận nhiều ca chấn thương do nổ điện thoại trong lúc sạc pin. Với những chấn thương dập nát do nổ, rất khó có thể bảo tồn được chi thể, hầu hết sẽ chỉ định cắt cụt.
Do đó mọi người không nên vừa sạc nguồn vừa dùng điện thoại, đồng thời nên sử dụng các sản phẩm công nghệ chính hãng và đầy đủ kiểm duyệt an toàn để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Thúy Hạnh

Điện thoại phát nổ trong lúc sạc pin, thanh niên Quảng Ngãi tử vong
- Trong lúc sử dụng điện thoại khi đang sạc pin, bất ngờ điện thoại phát nổ khiến nam thanh niên Quảng Ngãi tử vong trên giường ngủ.
很赞哦!(5)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Unirea Slobozia vs Petrolul Ploiesti, 22h30 ngày 28/3: Khách tự tin
- Nàng dâu khéo đối phó khi bị mẹ chồng nhắc chuyện sắm Tết
- Bí mật động trời phía sau đứa con trai nuôi 5 tuổi của vợ
- Người phụ nữ bị chồng xô xuống vách đá, đòi hơn 100 tỷ đồng mới chịu ly hôn
- Nhận định, soi kèo Leverkusen vs Bochum, 2h30 ngày 29/3: 'Virus FIFA' tàn phá
- Người phụ nữ mắc bệnh ăn cắp vặt ở Nhật Bản
- Nhà vô địch Olympia: Bí quyết là sự gan lì và chiến thuật thông minh
- Chuyện ly kỳ về báu vật cây thị thiêng nghìn năm tuổi ở Hà Nội
- Nhận định, soi kèo Kukesi vs Apolonia Fier, 20h00 ngày 27/3: Tin vào khách
- Ngày gặp lại của hai chị em thất lạc suốt 53 năm dù sống gần nhau
热门文章
站长推荐
Soi kèo góc Sydney FC vs Melbourne City, 13h00 ngày 29/3
Trương Bảo Anh, cựu học sinh trường THPT chuyên Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, giành học bổng chính phủ Trung Quốc (CSC) hồi cuối tháng 7. Nữ sinh hiện là sinh viên ngành Ngôn ngữ và Văn học Trung Quốc của Viện Xã hội, Đại học Bắc Kinh. Theo xếp hạng đại học QS 2025, trường đứng thứ 14 thế giới và số một Trung Quốc.
Gần ba tuần kể từ khi nhập học, Bảo Anh chưa nguôi nỗi nhớ nhà, ngày nào cũng gọi về cho mẹ. Nữ sinh vẫn đang làm quen với cách học ở môi trường mới. Xác định tâm lý sẽ có những khoảng cách về kiến thức với các sinh viên bản địa, nhưng khi học cùng, Bảo Anh mới thấy rõ sự khác biệt.
Nữ sinh cho biết các bạn được học rất sâu văn học, lịch sử từ năm cấp ba. Dù đọc nhiều sách truyện tiếng Trung từ nhỏ, Bảo Anh vẫn thấy choáng ngợp, cảm thấy chưa hiểu sâu. Vì thế, em phải tìm đọc nhiều sách, tài liệu về các triều đại lịch sử, cũng như các tác phẩm văn học cổ Trung Quốc.
"Em khá áp lực", nữ sinh nói.
">Đam mê phim cổ trang đưa nữ sinh đến đại học số một Trung Quốc
Ảnh minh họa
Bác cũng hay lam hay làm nhưng tính tình, cách hành xử có nhiều điểm khiến vợ chồng tôi khó chịu. Không biết mẹ chồng tôi có trả thêm tiền công cho bác ghi nhớ và tường thuật nhật ký của gia đình tôi không mà tối nào bác ấy cũng gọi điện cho mẹ hơn 30 phút, kể rành rọt hôm nay nhà tôi ăn gì, con dâu cho cháu bà ti bao nhiêu lần, thằng bé đi phân rắn hay lỏng, chồng tôi đi làm về mấy giờ.
Những chuyện bình thường thì bác ấy nói giọng đủ nghe nhưng có những chuyện tế nhị thì bác ấy tự dưng cất giọng cao vóng lên để mở đầu "bà có biết hôm nay", rồi hạ xuống nói thầm thì vào điện thoại.
Tôi rất ghét tật mách lẻo đó. Dù không nghe rành rọt, tôi thừa biết bác ấy đang kể chuyện vợ chồng tôi cãi nhau, hay chồng tôi bóp chân, massage cho vợ, hay "vợ chồng nó tập cho con ngủ cũi, mặc cho thằng bé gào khản cổ".
Chồng tôi có lần bực quá góp ý bác đừng tối nào cũng nói thầm nói thì với mẹ cháu, bọn cháu nghe hết đấy. Bà có vẻ sợ. Nhưng hôm sau dường như được mẹ chồng tôi tiếp thêm động lực, sức mạnh gì đó, bác giúp việc còn mắng lại vợ chồng tôi là láo toét, người lớn nói chuyện mà ý kiến.
Bác ấy nấu ăn cũng không hợp khẩu vị hai vợ chồng. Bác nấu mặn và ít thức ăn dù chúng tôi đưa tiền đi chợ đều đặn. Kể từ khi chồng tôi tự đi mua sắm lấy thì tủ lạnh luôn đầy. Cũng vì thế bác hay kiếm cớ mời họ hàng lên ăn uống để "dọn tủ lạnh". Bác bảo người thân của bác thì cũng là anh chị em họ của bố chồng chúng mày chứ có ai xa lạ.
Mẹ con tôi đang ở cữ, cần yên tĩnh và nghỉ ngơi thế mà cứ dăm bữa nửa tháng bác lại đón tiếp một vài vị khách từ quê lên rồi bày biện ăn uống ồn ào. Tôi có nhắc bác thì còn bị dọa ngược lại là sẽ về kể cho họ hàng dưới quê về "lòng hiếu khách" của nàng dâu.
Vậy mà lúc bố mẹ và chị gái của tôi đến thăm, bác chỉ nấu vài món đơn giản, lèo tèo, nhìn đi ngó lại chẳng biết gắp cái gì. Tôi giận quá, đợi lúc người nhà ra về thì trách bác ấy không biết ý, người nhà mình lên thì bày cỗ bàn ê hề, bố mẹ ruột tôi đến thăm lại nấu không đủ ăn. Thế là bác khóc bù lu bù loa lên, dọn đồ đòi về.
Vợ chồng tôi thấy thế thì mừng quá, biếu bác ấy thêm 500 nghìn đi đường rồi mời bác về luôn nhưng không biết bác lại tỉ tê gì với mẹ chồng tôi mà mẹ gọi điện mắng chúng tôi là hỗn láo.
Thế rồi mẹ chồng đến tận nơi khuyên bác ấy ở lại và còn động viên "vợ chồng nó mà làm gì không phải với bác thì bác cứ gọi tôi".
Tôi thật không biết làm cách nào "trị" được bà giúp việc đặc biệt này.
Giận con gái 8 năm xa cách, bố tặng căn nhà 100m2 cho bà giúp việc
Trước khi qua đời vì căn bệnh ung thư, người đàn ông hơn 60 tuổi đã quyết định giao tài sản duy nhất là căn nhà 100m2 cho nữ giúp việc. Điều này khiến con gái ruột vô cùng bức xúc.
">Bác giúp việc như 'mẹ thiên hạ' nhưng không thể đuổi
Huỳnh Hiểu Minh biểu diễn trong sự kiện, còn Diệp Kha (váy đen) giao lưu và chụp ảnh với khách mời hồi tháng 9. Ảnh: Sohu. China Times còn đưa tin về những nghi vấn đáng chú ý xoay quanh Diệp Kha. Nhiều người cho rằng cô có liên quan đến các khóa đào tạo "săn đại gia" khi phân tích cách cô tạo dáng, chụp ảnh, lựa chọn trang phục và địa điểm check-in. Những yếu tố này được cho là mang nhiều đặc điểm tương đồng với các học viên từ những "lò đào tạo" này.
Đối mặt với chuỗi ồn ào không ngừng, Huỳnh Hiểu Minh đã có những phát ngôn đầy ẩn ý tại một sự kiện gần đây. "Nếu chuyện của tôi có thể khiến mọi người vui vẻ thì đó cũng là một điều hạnh phúc. Cuộc sống cũng chỉ là tôi cười người khác, người khác cười tôi mà thôi. Thế nên chúng ta hãy cùng nhau cố gắng nhé," nam diễn viên chia sẻ.
Thông tin về khoản phí chia tay khổng lồ nhanh chóng trở thành chủ đề nóng trên nền tảng Weibo, thu hút hàng triệu lượt tìm kiếm và bình luận. Nhiều cư dân mạng bày tỏ sự hoài nghi về mối quan hệ này và cho rằng đây có thể là một chiêu trò PR. Một số khác lại tỏ ra thông cảm với Huỳnh Hiểu Minh, cho rằng anh đang phải trả giá đắt cho việc công khai hẹn hò quá sớm sau cuộc hôn nhân đổ vỡ với Angelababy.
Hiện tại, cả Huỳnh Hiểu Minh và Diệp Kha vẫn chưa chính thức lên tiếng về thông tin này. Công chúng đang chờ đợi phản hồi từ hai phía để làm sáng tỏ sự việc.
Huỳnh Hiểu Minh hát 'Bến Thượng Hải':
Minh Nghĩa
Huỳnh Hiểu Minh bị bắt gặp qua đêm ở nhà AngelababyHuỳnh Hiểu Minh và Angelababy bị đồn tái hợp sau tuyên bố ly hôn hồi đầu năm.">Diệp Kha yêu cầu hơn 900 tỷ đồng phí chia tay từ Huỳnh Hiểu Minh?
Nhận định, soi kèo Sociedad vs Valladolid, 20h00 ngày 29/3: Chưa thể khá hơn
Nghiêm Tiến Viễn - 1 trong 3 người sáng lập ứng dụng GoStream.
Như một "đài truyền hình thu nhỏ"
Doanh thu 15 tỷ, lợi nhuận ròng 4,5 tỷ tính riêng năm 2020, đội ngũ 45 nhân viên và cộng tác viên, 10.000 người dùng thực hiện live-stream bán hàng mỗi ngày… là một số thành tựu mà Nghiêm Tiến Viễn và các cộng sự đạt được sau 3 năm phát triển ứng dụng GoStream.
Nói nôm na, GoStream là một công cụ live-stream giúp hỗ trợ cho công việc kinh doanh online hiệu quả hơn. Qua GoStream, các nhà bán hàng dễ dàng tạo nên các kênh bán hàng online với chi phí từ 100 nghìn đồng/tháng trở lên, dựa trên hạ tầng các mạng xã hội phổ biến trên thế giới như Facebook, YouTube, Twitter.
Ra mắt từ năm 2017, thời điểm thương mại điện tử bắt đầu phát triển mạnh mẽ, GoStream đã nắm bắt được cơ hội đó và tiếp cận bài toán theo một cách rất khác những sản phẩm cùng thời.
“Thay vì phải xây dựng một nền tảng live-stream riêng biệt - một việc rất tốn thời gian và nhiều chi phí duy trì, chúng tôi đã chọn cách đồng hành cùng những mạng xã hội lớn như Facebook và Youtube.
Hướng đi này có nhiều cái lợi, thứ nhất là lợi cho GoStream khi không phải xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng đồ sộ phục vụ cho việc truyền dẫn video live-stream mà sử dụng ngay hệ thống của các ông lớn một cách miễn phí.
Lợi ích thứ 2 là lợi cho khách hàng khi không phải thu hút người xem vào một nền tảng mới mà sử dụng ngay lượng ‘follow’ đã có trên mạng xã hội. Nhờ hướng đi khác biệt này mà GoStream đã tạo ra doanh thu ngay từ khi ra mắt và phát triển mạnh mẽ cho đến hiện nay” - người sáng lập GoStream cho hay.
Đội ngũ của công ty gồm hầu hết là những người trẻ. Viễn cho biết, ứng dụng GoStream giống như một “đài truyền hình thu nhỏ” với đầy đủ các chức năng giúp cho người dùng tạo ra một buổi live-stream chuyên nghiệp mà không cần nhiều máy móc đắt tiền.
Ví dụ, người dùng có thể chèn logo, hình ảnh, chữ chạy lên màn hình live-stream như thường thấy trên truyền hình; có thể mời một người ở xa cùng tham gia vào live-stream như cầu truyền hình; có thể sử dụng nhiều điện thoại đặt ở nhiều góc khác nhau để buổi phát trực tiếp không bị nhàm chán.
Với những tính năng này, khách hàng của GoStream đã ứng dụng live-stream vào các lĩnh vực như bán hàng, dạy học, trình diễn, giải trí… Quan trọng nhất, Viễn cho rằng một yếu tố quan trọng giúp “start-up” của cậu tiến tới thành công, đó là ứng dụng do người Việt sáng tạo, vì thế cách sử dụng dễ dàng với bất cứ ai có khả năng sử dụng điện thoại di động.
“Đây là thứ mà người dùng ở Việt Nam rất cần, do các phần mềm tương tự đều của nước ngoài và khó sử dụng. Phần mềm GoStream đi theo hướng dịch vụ, không cần phải cài đặt gì lên máy tính mà chỉ cần vào website của chúng tôi là sử dụng được ngay”.
Vươn ra thị trường thế giới
Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Nghiêm Tiến Viễn từng có 2 năm đi làm thuê cho một công ty chuyên về lĩnh vực streaming nội dung media.
Tích lũy được một số kinh nghiệm cộng với tinh thần khởi nghiệp “đã ngấm vào máu”, Viễn quyết định quay về Nghệ An để làm start-up. Gia đình lúc đầu chưa hiểu lý do cũng như mong muốn của cậu khi muốn thành lập công ty riêng.
Bố mẹ cậu bất ngờ và khuyên không nên ra ngoài làm hoặc có thể làm cả 2 bên cùng lúc để tránh rủi ro. Tuy nhiên, Viễn cho rằng một khi đã làm là phải làm bằng 100% sức lực của mình, nếu không thì sẽ hỏng cả hai.
Những ngày đầu tiên, Viễn và người bạn cùng lớp, cùng quê là Nguyễn Trọng Hoàn cùng nhau xây dựng kế hoạch. Sau đó, cả hai nhận thấy mình đều xuất thân kỹ thuật, không có nền tảng cũng như kiến thức về bán hàng, về sale, marketing cũng như các mối quan hệ.
Vì thế, họ đã tìm đến anh Phạm Ngọc Duy Liêm thông qua một người bạn chung để bù đắp phần thiếu hụt này.
Ba người đầu tiên gây dựng lên GoStream. “Ba chúng tôi tuy có lúc bất đồng quan điểm nhưng cuối cùng vẫn đi đến sự thống nhất. Mỗi người đều có thế mạnh riêng để bổ trợ cho nhau và đặc biệt là hoàn toàn tin tưởng nhau. Vì thế tôi cho rằng, chữ "hòa" trong nhân hòa là quan trọng nhất để xây dựng nên một GoStream như ngày hôm nay” - Viễn chia sẻ.
Nhớ lại giai đoạn đầu khởi nghiệp, khi đó sản phẩm còn chưa hoàn thiện và có nhiều lỗi, 3 người sáng lập phải làm việc không lương và tự mình vừa phát triển sản phẩm vừa chăm sóc khách hàng.
“Nhiều khi đang ăn cũng phải mở máy tính ra để sửa lỗi và hướng dẫn cho khách hàng sử dụng. Tuy có chút vất vả nhưng những ngày tháng đó, chúng tôi không thể quên và rất vui vì sản phẩm của mình giúp được cho công việc kinh doanh của nhiều người”.
Nhưng khó khăn nhất vẫn là thời điểm ứng dụng bị tấn công bởi các đối thủ ở Việt Nam. Đó là thời gian rất mệt mỏi và căng thẳng với đội ngũ sáng lập. “Tuy nhiên, chúng tôi đã xác định sẽ luôn cạnh tranh công bằng với các đối thủ bằng dịch vụ chất lượng cao chứ không cần các chiêu trò”.
Hiện người dùng GoStream đang tăng trưởng 20% mỗi tháng. Để tiếp nối đà tăng trưởng này, Viễn và các cộng sự đang có kế hoạch mở rộng sang thị trường nước ngoài.
Cụ thể, trong năm nay, ứng dụng sẽ tập trung vào thị trường Đông Nam Á trước bởi vì ở đây có môi trường kinh doanh tương tự Việt Nam. Trong năm sau, Viễn dự định tiếp cận những thị trường khó tính hơn như châu Âu và Mỹ. “Mong muốn của chúng tôi là đưa sản phẩm Việt Nam chinh phục thị trường quốc tế”.
“Ở những thị trường này, đã có những sản phẩm tương tự, tuy nhiên qua khảo sát, chúng tôi tin rằng mình hoàn toàn đủ năng lực để cạnh tranh với những sản phẩm này, cả về công nghệ và giá thành” - Viễn tự tin khẳng định.
Trong năm sau, GoStream sẽ "tấn công" các thị trường khó tính hơn như châu Âu và Mỹ. Hiện tại, khó khăn lớn nhất của công ty là vấn đề nhân sự. Người sáng lập 30 tuổi cho biết, nhân sự chuyên ngành IT ở Vinh (Nghệ An) rất yếu và hiếm.
Do đó, để xây dựng được đội ngũ như ngày hôm nay, GoStream đã phải rất vất vả để vừa tuyển dụng vừa đào tạo. Doanh nghiệp trẻ này cũng đưa ra những chính sách tốt để thu hút người từ các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM về Nghệ An.
“Ngoài ra, chúng tôi cũng rất chú trọng đến việc gây dựng phong trào học tập công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Chúng tôi đã tổ chức các cuộc thi như Hackathon, tài trợ cho các câu lạc bộ lập trình ở địa phương để tạo sân chơi cho học sinh, sinh viên”.
Chia sẻ về khởi nghiệp, Viễn cho rằng làm start-up hay đi làm thuê đều có những ưu nhược điểm riêng. “Startup không phải là màu hồng nhưng ở đó, mình được sống với đam mê, có mục tiêu, lý tưởng riêng. Tôi đã xác định là mình cần vượt qua vùng an toàn của mình để có những đột phá mới trong công việc cũng như cuộc sống”.
Thành tích của GoStream
- Tháng 9/2019: Là 1 trong 4 start-up đã nhận được đầu tư ở vòng seeding từ VinaCapital Ventures.
- Hoàn thành vòng gọi vốn thành công tại Zone Startups Việt Nam.
- Năm 2019: Được Facebook đưa vào danh sách 30 nền tảng được sử dụng để live-stream nhiều nhất trong 30 ngày trên thế giới.
- Quán quân Techfest 2020
- Giải nhất cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” tỉnh Nghệ An năm 2019
- Giải Nhì Nhân tài đất Việt năm 2019 lĩnh vực CNTT
- Top 100 Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2019
- Là 1 trong 7 Startup xuất sắc nhất Việt Nam sang Mỹ tham dự Techfest 2019, tại Silicon Valley.
- Đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi khởi nghiệp Startup World Cup 2021 tổ chức tại Mỹ.
Nghiêm Tiến Viễn nằm trong top 20 đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2021. Mời độc giả bấm vào đây để bình chọn cho các đề cử.
Xem thêm video: Doanh nhân Bỉ khởi nghiệp từ nước dừa Bến TreNguyễn Thảo
Vì yêu hoa, nữ giáo viên khởi nghiệp bằng vườn hồng 2.000 gốc
Vốn xuất thân là giáo viên Vật lý của một trường cao đẳng ở Thái Nguyên, tình yêu với hoa hồng khiến cuộc đời chị rẽ sang một hướng đi hoàn toàn khác.
">9X Nghệ An sáng lập ứng dụng lọt top được live
Tang Guanhua, người sáng lập Southern Life Community, nằm trên đống cỏ khô, ở vùng nông thôn Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
Mặc một chiếc áo hoodie màu xám và đi đôi giày thể thao hàng hiệu, Li rõ ràng không phải là chuyên gia khi nói đến công việc đồng áng. Xuất thân từ siêu đô thị phía nam Quảng Châu, anh đã dành phần lớn thập kỷ qua để làm đại diện bán hàng cho một công ty thương mại quốc tế.
Nhưng một tháng trước, kiệt sức vì công việc và cảm thấy lạc lõng giữa thành phố, anh bỏ việc, nhảy lên xe và lái 10 giờ dọc theo những con đường quê quanh co đến những góc xa xôi của tỉnh Phúc Kiến, bên bờ biển đông nam Trung Quốc.
Chán nản với áp lực của cuộc sống thành thị, một bộ phận người trẻ Trung Quốc đã thành lập một nhóm rủ nhau lên sống trên sườn đồi cằn cỗi. Nhưng liệu họ có thể tồn tại mà không có những tiện nghi đã từng giúp họ lớn lên?
Li đã tham gia Southern Life Community - một trong những cộng đồng của người Hoa đang gia tăng nhanh về số lượng. Ở đây, các thành viên tự xây dựng các khu định cư dựa trên các giá trị chung, trong đó cuộc sống chủ yếu là tự cung tự cấp.
Được xây dựng trên một sườn đồi gồ ghề, cây cối rậm rạp, khu định cư này chỉ có 2 ngôi nhà, 1 nhà kho xiêu vẹo và 1 cấu trúc hình lều tuyết mà cư dân gọi là “The Dome”. Ngoài ra còn có 6 con gà và 1 nhà vệ sinh ủ phân sử dụng mùn cưa thay vì xả nước.
Tuy nhiên, điều kiện khắc nghiệt đã không ngăn cản Li và hàng chục người khác sống ở đó. Các thành viên của nhóm, hầu hết ở độ tuổi 20 đến 30, nói rằng họ cam kết tạo ra một xã hội mới không có “đặc quyền hoặc thứ bậc”.
Và họ không đơn độc. Trong những năm gần đây, giới trẻ Trung Quốc ngày càng mệt mỏi với sự cạnh tranh gay gắt ở các thành phố lớn của đất nước.
Theo Peter Yang, một nghiên cứu sinh tại Đại học Chicago, các cộng đồng như Southern Life Community đã nhận được thêm động lực từ cuộc khủng hoảng Covid-19. Nhiều người Trung Quốc đang xem xét lại các ưu tiên của họ và đặt câu hỏi về sự tập trung quá mức của xã hội vào tăng trưởng kinh tế.
Người trẻ thành thị tìm cách sinh tồn
Quang cảnh từ chân núi - nơi cộng đồng tọa lạc Kể từ khi chuyển đến Southern Life Community, Li đã dành phần lớn thời gian để làm vườn, đồ thủ công mỹ nghệ và cải tạo các cơ sở của cộng đồng. Đối với anh, nơi này mang đến một cái nhìn thoáng qua về một xã hội hoàn toàn khác.
“Đó là một liệu pháp chữa bệnh đối với tôi”, Li nói. “Không giống như những người trong thành phố, mọi người ở đây luôn rất chân thành và sẵn sàng giúp đỡ”.
Ở đây, các thành viên không bắt buộc phải thực hiện nhiệm vụ hay chia sẻ tài sản của mình, nhưng đôi khi họ tụ tập để ăn tối, hát hoặc đọc thơ.
Tang Guanhua, người sáng lập Southern Life Community, nói: “Chúng tôi muốn hiểu những gì chúng tôi thực sự cần và phát triển mối quan hệ mật thiết với nhau”.
Dáng người gầy với mái tóc dài và chiếc quần bông rộng thùng thình, Tang là một người kỳ cựu trong phong trào cộng đồng của Trung Quốc. Từng là nhà thiết kế đồ họa tự do, khi anh vỡ mộng với cuộc sống ở thành phố phía đông Thanh Đảo, anh bắt đầu nghĩ về một lối sống thay thế vào cuối những năm 2000.
Tang nói: “Công việc của tôi là làm cho các sản phẩm trông như mong muốn, đưa ra khẩu hiệu và hiệu ứng hình ảnh để thu hút mọi người tiêu dùng chúng. “Nhưng tôi thực sự không biết liệu bản thân các sản phẩm có mang lại lợi ích hay không. Điều gì sẽ xảy ra nếu những gì tôi đã quảng cáo hóa ra lại có hại cho người khác?”.
Tang cho rằng, nếu mọi người đều có thể sống tự túc, điều đó sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề của xã hội - xóa bỏ các rào cản về giai cấp và giới, thúc đẩy hoàn thiện bản thân và loại bỏ cạnh tranh xã hội.
Năm 2010, Tang quyết tâm chuyển đến một túp lều nhỏ ở Lào Sơn, một ngọn núi cách Thanh Đảo khoảng 30km. Lúc đầu, người đồng hành duy nhất của anh là một người phụ nữ mảnh khảnh, đeo kính cận tên là Xing Zhen, người mà Tang đã gặp tại một triển lãm nghệ thuật 2 năm trước.
Xing, người luôn nghi ngờ về sự nghiệp phân tích chứng khoán của mình, bị hấp dẫn bởi tầm nhìn phóng túng của Tang. Cô đến thăm Lào Sơn 2 lần một tuần để hỗ trợ tinh thần cho anh. Cuối cùng, cô cũng bỏ việc và cùng Tang lên núi. Cặp đôi này sau đó đã kết hôn.
Cả hai đều lớn lên ở thành phố, hầu như không có bất kỳ kỹ năng sinh tồn nào. Tang nhớ lại, họ thậm chí không thể phân biệt được đâu là cỏ dại, đâu là rau. Nhưng nhờ có quyết tâm, họ từng bước xây dựng cuộc sống cho mình.
Quang cảnh núi phản chiếu qua chiếc gương Thông qua việc đọc các hướng dẫn trên mạng, họ đã học cách làm xà phòng, dệt quần áo và đúc gang. Họ tạo ra điện bằng cách sử dụng một chiếc xe đạp có giàn phơi. Cặp đôi cũng ghi lại cuộc sống của mình thông qua một blog, sau đó biên soạn thành một hướng dẫn sinh tồn và phát hành miễn phí.
Xing nói: “Nó mang lại cho bạn sự tự tin khi bạn biết mình có thể làm ra mọi thứ bằng chính tay mình. Ngay cả khi một ngày nào đó chúng ta bị ném lên một hòn đảo, chúng ta sẽ có thể biến nó thành nhà của mình”.
Sáng kiến của cặp đôi - mà họ gọi là “tương lai của nền văn minh nhân loại” - nhanh chóng thu hút sự chú ý của giới truyền thông. Một số nhà bình luận chế giễu Tang và Xing là "ảo tưởng". Một bộ phận khác cho rằng họ đang sống một cuộc sống mộc mạc, lành mạnh. Họ bắt đầu nhận được một lượng khách truy cập ổn định.
Tuy nhiên, vào năm 2015, các nhà phát triển bất động sản đã để mắt đến Lào Sơn và cặp đôi này bắt đầu gặp khó khăn. Chỉ nhờ sự giúp đỡ từ Quỹ Zhenro - một tổ chức phi lợi nhuận về môi trường có trụ sở tại tỉnh Phúc Kiến, Tang và Xing mới có thể tiếp tục thử nghiệm của mình, thành lập Cộng đồng Cuộc sống phương Nam trên mảnh đất rộng 202 ha được quỹ trả tiền vài tháng sau đó.
Kinh nghiệm này đã dạy cho cặp vợ chồng giá trị của việc có một mạng lưới hỗ trợ mạnh mẽ để họ tập trung vào việc phát triển cộng đồng mới của mình. Để thu hút thêm thành viên, họ cho phép những cư dân mới lựa chọn cách họ muốn sống tự túc.
Người trẻ đang cố gắng đạt được điều gì?
Từ chỉ một số ít những người theo chủ nghĩa tự nhiên, khu định cư đã mở rộng đến mức cao nhất với khoảng 30 cư dân. Họ cũng truyền cảm hứng cho một số dự án sinh hoạt cộng đồng khác ở Trung Quốc, bao gồm cả tập thể thanh niên 706 người.
Nhiều thành viên mới chỉ ở lại vài tuần, và họ hiếm khi sống hoàn toàn ngoài lưới điện. Trên núi có kết nối internet và cư dân thường mua thực phẩm từ một ngôi làng gần đó. Một số thậm chí còn đặt hàng thông qua các ứng dụng giao hàng phổ biến của Trung Quốc.
Mặc dù các cửa hàng địa phương rất vui khi có thêm hoạt động kinh doanh, nhưng dân làng nhận thấy cộng đồng mới này có nhiều khó khăn. Lin, một người về hưu ở địa phương, nói rằng ông thường tự hỏi những người trẻ này đang cố gắng đạt được điều gì.
“Họ gọi đây là ‘trải nghiệm’, nhưng tôi không biết họ đang trải nghiệm những gì”, ông nói. “Họ không làm gì cả. Bạn có thấy không? Đất đai bây giờ hầu như cằn cỗi”.
Tang thỉnh thoảng nói chuyện với những người mới đến về việc sống bền vững hơn, nhưng thuyết giảng không phải là phong cách của anh ấy. Tang nói: “Mọi thứ đã không đạt đến mức lý tưởng mà tôi mong đợi. “Tôi chưa gặp bất kỳ ai cam kết với lối sống mà tôi đã có khi ở trên núi. Nhiều người chỉ dừng lại sau một vài lần thử”.
Tuy nhiên, những người mới đến có ý đồ của riêng họ. Nhiều người chỉ muốn trốn chạy cuộc sống trước đây của tầng lớp trung lưu và cố gắng tìm ra những gì họ thực sự muốn.
Fan Yueyi, cô gái vừa tốt nghiệp đại học, thư giãn sau khi đã dành cả ngày để nấu rượu. Fan Yueyi, một sinh viên mới tốt nghiệp ở độ tuổi 20, cho biết cô đến đây vì chán nản với những áp lực không ngừng để leo lên các nấc thang xã hội.
“Thế hệ của tôi có thể dễ dàng hiểu được ý thức hệ (đằng sau Southern Life Community). Chúng tôi được nuôi dạy với cùng một mục tiêu: thi cử, vào đại học, chọn một chuyên ngành hứa hẹn để mang lại cho chúng tôi những công việc lương cao. Nhưng ảo tưởng đó tan vỡ sau khi học xong đại học, khi chúng tôi nhận thấy có nhiều lựa chọn hơn những gì chúng tôi đã được dạy bảo trước đây”.
Khi còn nhỏ, Fan từng mơ về việc mở một quán trà sữa, nhưng mẹ cô nói rằng nghề như vậy chỉ phù hợp với những người giàu có hoặc thất học. Vì thế, cô đã học hành rất tốt, ra trường và làm công việc giảng dạy.
Tuy nhiên, ở trường mẫu giáo mà cô đang dạy, cô đã bị sốc khi thấy bọn trẻ bị “nhồi nhét” những giá trị về sự cạnh tranh, khắc nghiệt giống như cha mẹ cô đã cố gắng truyền cho cô. Cô từng chứng kiến một đứa trẻ 6 tuổi nhận được cuốn sách giáo khoa luyện thi như một món quà sinh nhật từ mẹ của mình. Đối với Fan, đó là một dấu hiệu mà cô cần phải thoát ra.
Kể từ khi đến với Southern Life Community vào tháng trước, cô gái thành phố này đã học cách nuôi gà, trồng hoa và nấu rượu. Fan cũng bớt lo lắng hơn về việc đưa ra quyết định của riêng mình.
Tuy nhiên, việc lựa chọn một lối sống như vậy sẽ phải trả giá đắt. Bạn bè và gia đình xem quyết định gia nhập nhóm của họ là không thể hiểu được, hoặc thậm chí là một sự phản bội - lãng phí nhiều năm trời học tập đắt đỏ. Theo Tang, anh đã mất một số bạn bè thân thiết khi nói với họ lý do anh rời thủ đô.
Yang, một nhà nghiên cứu ở trường đại học cho biết: “Rất khó để nhiều người rời khỏi con đường truyền thống. Việc bỏ qua các kỳ vọng và giá trị chủ đạo không chỉ là một quyết định kinh tế mà còn là một quyết định đạo đức”.
Tuy nhiên, Fan muốn xem con đường mới này sẽ đưa cô đến đâu. Giống như một số cư dân ở đây, cô không chắc mình có thể ở Phúc Kiến bao lâu, vì cô đang sống bằng tiền tiết kiệm. Nhưng ngay cả khi cô rời đi, cô biết mình sẽ không đi lâu.
Fan nói: “Tôi cần thêm thời gian để suy nghĩ về cách mà tôi có thể tự nuôi sống bản thân ở đây. Việc quyết định chính xác khi nào tôi rời khỏi đây là vấn đề nhỏ vì tôi biết mình sẽ quay lại. Tôi chắc chắn sẽ đến đây để uống thứ rượu mà tự tay tôi đã làm”.
Những cặp vợ chồng bỏ phố lên rừng, sống cuộc đời bình yên
Chán cảnh phố thị ồn ào, nhiều người trẻ đã chọn cuộc sống yên bình, tự cung tự cấp ở những miền quê xa xôi.
">Người trẻ bỏ phố lên rừng: Khao khát tự do hay chạy trốn thực tại?
Năm nay, do sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19, bố mẹ chồng nói rằng, mọi người trong họ đã thống nhất sẽ không đến nhà nhau chúc Tết như mọi khi. Do đó, tôi không phải mua sắm nhiều nữa.
Tôi nghe mà thấy nhẹ nhõm trong lòng. Ở quê chồng tôi, vào ngày Tết, anh em trong họ đều lần lượt đến nhà nhau.
Khi đến, ai cũng mang một hộp bánh, kẹo hoặc gói mỳ chính, cân đường để chúc Tết chủ nhà. Nhà nào đông anh em họ hàng thì càng phải sắm sửa, đi chúc Tết nhiều.
Tôi còn nhớ, năm đầu tiên về làm dâu, mẹ chồng giao cho tôi nhiệm vụ mua bánh kẹo để chúc Tết họ hàng. Theo danh sách mẹ đưa, tổng cộng, tôi mua gần 50 hộp bánh kẹo các loại.
Tết đến, hai vợ chồng lại phải nhận nhiệm vụ đi chúc Tết. Để tiết kiệm thời gian, chúng tôi bảo nhau chỉ ngồi mỗi nhà 5 phút.
Bánh kẹo mang đi, chồng tôi treo quanh xe máy. Thế nhưng, chỉ đi chúc Tết được một lúc, số bánh kẹo trên xe đã hết. Hai vợ chồng lại phải về nhà lấy thêm. Đến sáng mùng 3, gần 50 hộp bánh kẹo tôi mua đã không còn.
Để đi chúc tiếp, chồng tôi phải ra cửa hàng, mua thêm một ít nữa. Tôi hỏi chồng, sao phải phức tạp thế. Nhà nọ mang bánh đến nhà kia rồi nhà kia lại đến chúc lại, thành ra cả đôi bên cùng tốn kém. Nhưng chồng tôi bảo, đó là phong tục ở quê, bao năm nay vẫn thế nên không bỏ được.
Tôi biết, ngày Tết họ hàng đến nhà nhau là rất quý. Nhưng việc đến nhà ai cũng phải mua bánh kẹo là rất lãng phí.
Ví như nhà tôi, để mua 50 hộp bánh, tôi tốn hơn 3 triệu đồng. Sau Tết, số bánh kẹo bố mẹ tôi nhận về cũng khoảng 50 hộp. Mẹ không mang ra hiệu bán vì sợ người làng đàm tiếu, các thành viên trong nhà cũng không ăn nhiều nên để lay lắt mãi. Mẹ phải mang dần cho hàng xóm láng giềng.
Năm vừa rồi cũng vậy, mẹ bảo, may có mấy anh thợ đến xây bếp nên mỗi ngày đều ăn một vài hộp bánh. Lúc trên tủ không còn hộp nào, mẹ mới thở phào như trút được gánh nặng. Tôi thấy vậy mà xót của, chỉ ước sau đợt dịch Covid-19 này, mọi người sẽ thay đổi được quan điểm, dần bỏ được những thủ tục rườm rà của Tết cũ.Thay vào đó, ngày Tết, mọi người nghỉ ngơi, quây quần bên gia đình. Họ hàng gần gũi thì gặp gỡ, ăn với nhau bữa cơm, hoặc đến nhà nhau uống chén trà, thảnh thơi mà vui vẻ.
Xem thêm video: Màn bắn pháo hoa đón năm mới 2021:
Tết thời Covid, hãy đoàn tụ online
Tốn kém, mệt mỏi và nguy cơ làm lây lan dịch Covid-19 là nguyên nhân khiến các độc giả đồng tình rằng, Tết thời Covid, hãy ngừng tụ tập, chúc tụng nhau.
">Chúc Tết như thế nào cho ý nghĩa?