您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Nhận định, soi kèo Erzeni Shijak vs Korabi Peshkopi, 20h00 ngày 27/3: Nỗi lo xa nhà
NEWS2025-04-01 02:16:50【Giải trí】3人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 27/03/2025 11:09 Nhận định bóng tin tức bóng đá hôm naytin tức bóng đá hôm nay、、
很赞哦!(4)
相关文章
- Soi kèo góc Sydney FC vs Melbourne City, 13h00 ngày 29/3
- Dân văn phòng Hàn Quốc sợ quay lại chỗ làm
- Mệt vì gái Nam về làm dâu Bắc
- Thương nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng
- Soi kèo góc Macarthur vs Newcastle Jets, 15h35 ngày 28/3: Thế trận hấp dẫn
- Sau giãn cách, nhiều người dân TP.HCM giữ thói quen đi chợ online
- Mbappe: Từ thất bại Real Madrid đến vấn đề tuyển Pháp
- 'Cấm xe máy, hạn chế ôtô để không còn khổ vì tắc đường'
- Kèo vàng bóng đá nữ Barcelona vs nữ Wolfsburg, 00h45 ngày 28/3: Khó tin chủ nhà
- So sánh tốc độ kết nối thực tế của 5G và 4G
热门文章
站长推荐
Kèo vàng bóng đá nữ Barcelona vs nữ Wolfsburg, 00h45 ngày 28/3: Khó tin chủ nhà
Chung tay đảm bảo điều kiện sống cho đồng bào dân tộc
Sa Pa là thị xã vùng cao của vùng núi Tây Bắc với phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, kinh tế nông thôn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Những năm qua, mặc dù được quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội nhưng cơ sở hạ tầng trên địa bàn thị xã vẫn chưa đồng bộ, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn.
Theo thống kê, hiện nay, thị xã Sa Pa vẫn còn 117 tuyến đường ngõ xóm, 984 tuyến đường liên gia và 1.235 nhà nền đất chưa được hỗ trợ cứng hóa, đặt ra yêu cầu về khối lượng vật tư xây dựng, nhất là nhu cầu về xi măng là rất lớn.
Nhằm chung tay cùng chính quyền và người dân thị xã Sa Pa trong việc cứng hóa các tuyến đường liên gia, ngõ xóm và nền nhà; đồng thời giúp các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các thôn bản đảm bảo điều kiện sống, Tập đoàn T&T Group đã quyết định hỗ trợ địa phương 2.000 tấn xi măng với tổng trị giá trên 3 tỷ đồng. Theo đó, số xi măng này sẽ được thị xã Sa Pa phân bổ cho 10 xã là Tả Van, Hoàng Liên, Bản Hồ, Mường Bo, Liên Minh, Trung Chải, Mường Hoa, Ngũ Chỉ Sơn và 2 phường Sa Pả, Ô Quý Hồ.
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group trao tặng 2.000 tấn xi măng cho ông Vương Trinh Quốc - Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa Phát biểu tại buổi tiếp nhận, ông Vương Trinh Quốc - Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa ghi nhận và cảm ơn Tập đoàn T&T Group đã ủng hộ, tài trợ 2.000 tấn xi măng cho nhân dân các dân tộc của thị xã Sa Pa. Sự hỗ trợ thiết thực này không chỉ giúp các hộ dân có được ngôi nhà mới khang trang hơn, việc đi lại thuận lợi hơn, mà còn góp phần phục vụ công tác bảo vệ môi trường tại địa phương và giúp người dân thị xã Sa Pa có được những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo trong thời gian tới.
Đại diện nhà tài trợ, ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group cho biết, trong thời gian vừa qua, Tập đoàn T&T Group đã có nhiều hoạt động tài trợ, ủng hộ, quan tâm đến công tác an sinh xã hội tại tỉnh Lào Cai nói chung và thị xã Sa Pa nói riêng. Thông qua việc tài trợ thiết thực lần này, Tập đoàn T&T Group hy vọng sẽ giúp đảm bảo điều kiện sống tối thiểu cho bà con các dân tộc tại địa phương, phục vụ giao thông đi lại thuận lợi, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
“Tập đoàn T&T Group cam kết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục đồng hành trong công tác chăm lo đời sống người dân và phát triển kinh tế xã hội địa phương”, ông Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.
2.000 tấn xi măng do T&T Group trao tặng thị xã Sa Pa sẽ giúp cứng hóa nền nhà và làm đường, đảm bảo điều kiện sống cho bà con các dân tộc thiểu số tại địa phương Cũng trong ngày 10/10, thị xã Sa Pa đã khởi công xây dựng tuyến đường liên gia thôn Tả Van Dáy I, xã Tả Van nhằm tạo điều kiện đi lại thuận tiện cho người dân; từng bước hoàn thiện, cứng hóa mạng lưới giao thông nông thôn trên địa bàn thị xã.
Các đại biểu thực hiện nghi lễ khởi công xây dựng tuyến đường liên gia thôn Tả Van Dáy I, xã Tả Van, thị xã Sa Pa Đóng góp hơn 1.100 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch
Lấy triết lý “phát triển doanh nghiệp gắn với trách nhiệm xã hội” làm kim chỉ nam trong mọi hoạt động, trong hành trình hình thành và phát triển, Tập đoàn T&T Group luôn quan tâm đến đời sống người dân cả nước, thường xuyên tài trợ, hỗ trợ kinh phí để các địa phương thực hiện chương trình an sinh xã hội.
Trước đó, T&T Group cũng trao tặng 1.000 căn nhà tình nghĩa cho người nghèo, người có công của tỉnh Hà Giang với tổng kinh phí xây dựng ước tính khoảng 60 tỷ đồng.
Đặc biệt, năm 2020, chương trình “Vững tin Việt Nam” do T&T Group tổ chức với tổng giá trị hơn 20 tỷ đồng đã đến với hàng chục nghìn hộ nghèo tại 28 tỉnh, thành phố trên cả nước, trực tiếp trao những phần quà hỗ trợ kịp thời giúp người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống, vượt qua khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Mới đây, T&T Group cũng đã trao tặng 100.000 suất quà tổng giá trị 30 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo trên địa bàn TP.HCM. Tại Hà Nội, trong đợt dịch bùng phát cao điểm vừa qua, hàng nghìn hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại các quận Hoàn Kiếm, Hoàng Mai… cũng đã nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ tập đoàn.
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại nước ta từ đầu năm 2020 đến nay, tổng số tiền mà T&T Group, Ngân hàng SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái tập đoàn đã ủng hộ, đóng góp cho công tác phòng, chống dịch lên tới trên 1.100 tỷ đồng. Trong đó, T&T Group đã ủng hộ tỉnh Lào Cai nhiều trang thiết bị và vật tư y tế với tổng trị giá gần 16 tỷ đồng.
Minh Ngọc
">T&T Group hỗ trợ thị xã Sa Pa 2.000 tấn xi măng làm đường và nền nhà
Ảnh minh họa
Ngày 2/9/2014, trong một lúc đỡ mệt và tỉnh táo, Thúy Anh nói một câu dài mạch lạc, là câu nói mạch lạc cuối cùng: “Em cảm ơn anh vì hạnh phúc cả cuộc đời anh đã dành cho em. May làm sao đời em lại gặp được anh. Trong cuộc sống có lúc có điều không phải với anh, anh tha lỗi cho em”.
Tôi ứa nước mắt: “Anh cũng cảm ơn em vì hạnh phúc đời người mà em đã mang lại cho anh. Em chẳng có lỗi gì cả. Trái lại chỉ có đôi lần trong đời, anh gắt với em, nhưng gắt xong là anh hối hận ngay. Em có biết không?”. Thúy Anh trả lời trong nước mắt: “Em biết chứ!”
Ngày 3/9/2014, hai vợ chồng ngồi lẳng lặng nhìn nhau như mọi ngày. Tôi hỏi: “Em nhìn anh có thấy rõ không?” Thúy Anh trả lời: “Nhìn không rõ”. Tôi hỏi tiếp: “Anh nói, em nghe có rõ không?”. Thúy Anh nói: “Nghe rõ nhưng không hiểu!”. Tôi đau đớn đến lạnh người, chạy ra gọi các con: “Nguy rồi các con ơi! Gọi ngay Hà xuống đây!”
Ngày 4/9/2014, hôm nay Thúy Anh mệt lắm rồi, phải thở oxy liên tục.
Khoàng 9 giờ chú em Nhã đến thăm chị. Anh Trí dẫn vào, hai chị em chào nhau, rồi anh kéo Nhã ra ngoài nói chuyện để chị được nghỉ.
Thúy Anh ra hiệu gọi cô Thoa giúp việc đến và nói nhỏ: “Cô ra chuẩn bị một hộp sữa bột to gói cho chú mang về biếu thím”. Và nhắc: “Dặn ông nhớ biếu chú tiền cho thím bồi dưỡng” (Ngày hôm trước Thúy Anh đã nói: “Chú Nhã ra, anh nhớ biếu chú 1 triệu”)
Và cũng hôm qua đã nói với tôi: “Anh chuẩn bị tiền và sữa biếu chị Phương để khi cháu Ninh đến thăm để cháu mang về biếu chị”.
Ngay chiều 4/9/2014, chị Ban đến chơi vừa ngồi bóp chân cho cô em, vừa ríu rít truyện trò.
Thúy Anh lúc đó đã mệt lắm, vẫn nửa nằm nửa ngồi lim dim mắt và ậm ừ đáp lại. Một lúc sau Thúy Anh nói: “Chị về đi! Để cháu Hương còn kịp nấu cơm cho chị ăn”.
Đây là những cử chỉ tình nghĩa cuối cùng mà Thúy Anh dành cho đời, cho những người thân thiết.
Đêm 4/9/2014, buổi tối sau khi ăn cháo, đánh răng, Thúy Anh bảo cô Thoa dìu vào nhà tắm rửa ráy sạch sẽ, thay quần lót áo lót, quần ngoài, rồi lên giường nằm ngủ.
11 giờ đêm, thấy tiếng động lục cục tôi ngồi dậy. Thúy Anh đã ngồi dậy thò tay ra bàn nước lấy viên thuốc ngủ để sẵn cho vào miệng và run run định cầm cốc nước. Tôi bước sang nhấc cốc nước đưa lên miệng cho Thúy Anh uống viên thuốc ngủ. Trông chừng nuốt có vẻ khó khăn. Xong, Thúy Anh ra hiệu đi tiểu. Tôi đỡ cho vợ đi tiểu xong, mặc lại quần, đỡ lên giường. Như mọi khi Thúy Anh sẽ tự chống tay nhích mình lên đến chỗ có gối cao thì nằm xuống, nhưng lần này là nằm ngay ra giường. Tôi gọi cô Thoa sang cùng nâng cho Thúy Anh nằm lại ngay ngắn, nhưng cô Thoa kêu lên: “Bà…! Bà đi rồi!”.
Và Thúy Anh nhắm mắt, đinh ninh ngủ đến sáng sẽ dậy. Nhưng đau đớn thay! Không bao giờ dậy nữa!
Lúc đó là 11 giờ 45 phút đêm 4/9/2014.
Cuộc đời hạnh phúc lứa đôi của chúng tôi: Trí và Thúy Anh chấm dứt từ đây. Chúng tôi đã sống trọn vẹn với nhau hai vạn hai ngàn hai trăm mười sáu ngày, chỉ còn ba mươi tư ngày nữa là tròn 22250 ngày (sáu mươi năm).
Sao kiếp người lại có những lúc đau đớn cùng cực đến thế này. Một người thân nhất trên đời, gắn bó với nhau từng hơi thở suốt sáu mươi năm, nay xa nhau và không bao giờ gặp lại nhau được nữa.
Thương em!
Em về đón anh đi với em ơi!
">Rớt nước mắt về nhật ký của chồng viết cho vợ trong 5 ngày cuối đời
Các diễn giả tại tọa đàm. Kỳ họp lần thứ 36 (năm 2011) của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã thông qua Tuyên ngôn Quốc tế về Tài liệu lưu trữ (Universal Declaration on Archives), ghi nhận vai trò của tài liệu lưu trữ trong việc cung cấp bằng chứng xác thực về mọi mặt hoạt động, bảo đảm nền hành chính minh bạch cũng như gìn giữ ký ức chung của xã hội loài người.
"Đảng và Nhà nước ta cũng khẳng định, tài liệu lưu trữ quốc gia là di sản của dân tộc, có giá trị đặc biệt đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Do đó, tôi hy vọng việc thay đổi cách tiếp cận, nhận thức về di sản nói chung, tài liệu lưu trữ nói riêng và về Luật Lưu trữ sẽ gợi mở giải pháp và định hướng hợp tác vì mục đích chung là nâng cao nhận thức của giới trẻ về bảo tồn, phát huy giá trị tài liệu lưu trữ và di sản tư liệu.
Di sản tư liệu là minh chứng hùng hồn để thế hệ trẻ có được niềm tự hào rằng mình trưởng thành từ một dân tộc anh hùng, từ đó bồi đắp khát vọng xây dựng đất nước hùng cường", ông Tùng bày tỏ.
Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, bà Trần Thị Mai Hương đã chia sẻ những quan điểm và chương trình mà nhiều năm qua Trung tâm thực hiện nhằm mục đích “đánh thức” di sản, đồng thời lan tỏa và phát huy giá trị của di sản đến công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Bà Nguyễn Thu Hoài, Phó Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia I đánh giá, di sản tư liệu là một trong những loại hình di sản quan trọng của quốc gia do thế hệ cha ông để lại. Nhưng không giống với các loại hình di sản khác, di sản tư liệu luôn có tính chất và đặc điểm riêng biệt, thường là các loại tài liệu lưu trữ mang tính chất ghi chép thông tin, ký ức nên công chúng ít được biết đến hơn các di sản khác. Đặc biệt là giới trẻ càng ít có cơ hội tìm hiểu loại hình di sản này.
Ngành lưu trữ nói chung và Trung tâm Lưu trữ quốc gia I đang nỗ lực tìm ra nhiều hình thức, phương pháp phổ biến để công chúng hóa các tài liệu lưu trữ giúp giới trẻ dễ dàng tiếp cận và nghiên cứu. Qua đó, góp phần nâng cao kiến thức về lịch sử, nâng cao giá trị của di sản tài liệu quốc gia và lan tỏa rộng rãi hơn nữa các giá trị đến với công chúng trong nước và quốc tế.
Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám thường xuyên diễn ra các hoạt động nhằm giới thiệu di sản của cha ông tới giới trẻ. Không diễn giải lịch sử theo cách truyền thống cho giới trẻ
Chia sẻ về các hoạt động tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đang được tổ chức với những cách thức sôi nổi và đạt hiệu ứng tích cực, bà Đường Ngọc Hà, Trưởng Phòng Giáo dục Truyền thông, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khẳng định: “Chúng tôi đã tổ chức các hoạt động thu hút người xem như triển lãm trưng bày kết hợp hình thức kể chuyện tránh sự khô khan; tổ chức tour đêm Văn Miếu... Đặc biệt còn áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin, không diễn giải lịch sử theo cách truyền thống mà trình chiếu các nội dung về lịch sử theo cách hiện đại. Từ đó, dần dần chiếm được sự quan tâm của các bạn trẻ".
Theo TS. Cam Anh Tuấn, Trưởng Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, tài liệu lưu trữ là di sản văn hóa đặc biệt của dân tộc gồm di chỉ khảo cổ, hiện vật bảo tàng, công trình khoa học… Vấn đề cốt lõi là tài liệu đó phải có giá trị thực tiễn với xã hội.
“Với sự phát triển của khoa học công nghệ, bất kỳ điều gì chúng ta viết ra đều có thể là di sản của một thời kỳ. Nhận thức được điều đó, các bạn trẻ sẽ có trách nhiệm hơn với những gì mình phát ngôn trong cuộc sống hay trên mạng xã hội”, ông Tuấn nói.
TS Cam Anh Tuấn cho rằng cần nâng cao nhận thức và có cách tiếp cận đa dạng để đưa giới trẻ tìm về văn hóa cội nguồn: “Trong lúc tìm hiểu, thực hành di sản, người trẻ sẽ tự tìm ra cách ứng xử phù hợp với di sản, cũng như phát huy giá trị di sản cho những thế hệ sau nữa. Điều này giống như một ngọn đuốc được truyền từ tay người này sang tay người khác”.
Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt NamHội nghị toàn quốc đầu tiên về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 24/12/2023.">Gắn kết giới trẻ với di sản văn hóa của cha ông
Nhận định, soi kèo Aluminium Arak vs Tractor, 22h45 ngày 28/3: Đả bại chủ nhà
Hình ảnh Mai và cu Tí cả ngày ngồi ở công viên 23/9 để bán kẹo cao su vào 2 tháng trước.
Khi thấy Mai và cu Tí lúc ấy chỉ 2 tháng tuổi ngồi lê lết trước nhà vệ sinh công cộng, ông Nguyễn Kỳ Nhiên, 55 tuổi, tài xế xe ôm tại công viên 23/9 cùng những bác xe ôm, các chị bán cafe dạo, chú bảo vệ... mỗi người góp một ít tiền để giúp hai mẹ con Mai sống qua ngày
Mai và cu Tí đã sống trong tình thương của mọi người như thế, đến nay đã gần hai năm. Dù một người Mỹ ngỏ ý muốn trả số tiền 1.500 USD để nhận nuôi em bé, nhưng những "cha mẹ nuôi" của em nhất quyết từ chối.
Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn ghé thăm hai mẹ con. Cu Tí càng lớn càng thông minh, lanh lẹ, bé đang bập bẹ tập gọi mẹ, tập nói. Những khi có người đến thăm hỏi, Mai không nói nhiều, chỉ cười xuề xòa với mọi người. Hỏi em đã ăn uống gì chưa, Mai nói: "Mọi người có mua quà bánh gì, thì khỏi đi, mua sữa cho con em thôi".
Ông Nhiên, người đã cưu mang hai mẹ con Mai suốt thời gian qua.
Ngày 19/9, chúng tôi cũng đến thăm Mai và cu Tí. Nhưng Mai bỗng trở nên cáu gắt với mọi người, miệng thì lầm bầm. Ông Nhiên và hai bác bảo vệ khác nói: "Nó mới bị thằng chồng đánh bầm mặt, mọi người phải can dữ lắm!". Vừa dứt lời, một thanh niên trẻ, áo thun trắng với gương mặt bặm trợn tiến đến chỉ vào mặt Mai và chửi lớn: "Mày coi chừng tao!".
Mai quay mặt vào trong trạm thông tin xe buýt, nức nở. Ông Nhiên bế cu Tí trên tay, khuyên can người thanh niên này. Rồi ông quay sang kể với chúng tôi: "Thằng đấy là chồng con Mai đó, nó mới được ra tù là về kiếm con Mai, bảo ăn ngủ lại với nó, nó thương. Mai về ở với nó được 2 ngày, rồi hai đứa cãi nhau, nó đánh đập con Mai, cu Tí thì thấy vậy cứ khóc thét lên. Rồi Mai nó... thôi luôn, không chịu về với thằng này nữa. Lại tiếp tục ra đây sinh sống, nhưng thằng này nó không để yên, cứ đến kiếm chuyện chửi hai mẹ con rồi bỏ đi. Chúng tôi cũng chỉ biết khuyên can hai đứa vậy thôi ...".
Từ khi người chồng trở về, thường xuyên hành hạ, đánh đập, Mai lầm lì hơn hẳn và cáu gắt với tất cả mọi người.
Mọi người bảo: "Thằng đấy phải thương con Mai, Mai đã hy sinh vì nó bao nhiêu thứ, sao giờ lại nhận cay đắng như vậy?". Chúng tôi hỏi, thì ông Nhiên cũng thở dài, kể về hoàn cảnh nghiệt ngã của Mai.
Năm 18 tuổi, Mai đã nảy sinh tình cảm với người chồng này nhưng mối quan hệ của cả hai không đến được đâu vì bố Mai khi ấy bị suy tim nặng, không có tiền điều trị sẽ chết. Người cô ruột của Mai đã bán em qua Malaysia làm gái bán dâm để có tiền cho bố điều trị bệnh. Mai qua đó chỉ được vài tháng thì nhớ bố, nhớ người chồng của mình nên quyết định trốn về.
Về đến Việt Nam, Mai tiếp tục bị ép "tiếp khách" để trả nợ cho cô và để bố có tiền điều trị. Nhưng chỉ sau một thời gian, bố của Mai cũng mất, người chồng cũng không được bao lâu thì bị bắt vào tù. Lúc đó, Mai đã sinh cu Tí và cũng không được ở với gia đình chồng nên lại tiếp tục cảnh lang thang kiếm sống.
Đang trò chuyện thì Mai giục: "Chở con đi bán giùm, ngồi đây rồi thằng đấy nó lại đến kiếm cớ đánh con nữa", ông Nhiên xin phép chúng tôi chở Mai và cu Tí đến phố Tây Bùi Viện để tiếp tục bán kẹo cao su đến khuya.
Mai con trẻ, cu Tí còn nhỏ, ông Nhiên cũng đã già yếu, ba con người họ đèo nhau trên chiếc xe ôm cũ kỹ hướng ra phố Tây. Mai đã chịu nhiều đau khổ, đắng cay trong quá khứ để được ở bên người đàn ông em yêu nhất. Nhưng số phận trêu ngươi em, không ai biết khi nào Mai lại bị người chồng hung ác ấy tìm đến gây sự và đánh đập. Giữa công viên ấy, nhiều người sẽ muốn bảo vệ Mai, nhưng có bảo vệ được em suốt cuộc đời này?!...
(Theo MASK Online)">Bi kịch cuộc đời của mẹ em bé 'nghìn rưỡi đô không bán'
Phiên phúc thẩm vẫn dự kiến kéo dài 4 ngày, khoảng 30 luật sư đăng ký tham gia bào chữa.
Hai bị cáo kháng cáo kêu oan là Hoàng Văn Hưng (cựu trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an), án sơ thẩm phạt tù chung thân; Trần Minh Tuấn (Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hòa), án sơ thẩm 18 năm tù.
19 người còn lại kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, trong đó có cựu thứ trưởng Tô Anh Dũng, án sơ thẩm 16 năm tù; Trần Văn Tân, cựu phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam án sơ thẩm 6 năm tù, và 3 người bị tuyên án chung thân: Nguyễn Thị Hương Lan (cựu cục trưởng Lãnh sự, Bộ Ngoại giao); Phạm Trung Kiên (cựu thư ký Thứ trưởng Y tế) và Vũ Anh Tuấn (cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an)...
Trong 33 người không kháng cáo có cựu trợ lý phó thủ tướng Nguyễn Quang Linh, án sơ thẩm 7 năm tù; cựu phó chủ tịch UBND Hà Nội Chử Xuân Dũng, án sơ thẩm 3 năm tù; hai cựu đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản và Angola, ông Vũ Hồng Nam và Vũ Ngọc Minh, cùng 30 tháng tù... Các cựu quan chức này đều bị kết tội Nhận hối lộ.
>>Mức án sơ thẩm của 54 bị cáo tại phiên sơ thẩm
">Dời lịch xét xử phúc thẩm đại án 'chuyến bay giải cứu'
Tôi mang vấn đề này hỏi giáo sư của mình và được ông trả lời như sau: “Chúng tôi thừa nhận một sự thật là cái ác đã, đang và sẽ luôn song hành với cái thiện chừng nào nhân loại còn tồn tại. Chúng tôi biết là không có một giải pháp nào có thể giải quyết được mọi mục đích đặt ra. Do đó, khi soạn luật chúng tôi xem xét các mục đích rồi xác định thứ tự ưu tiên cho các mục đích đó. Đối với vấn đề tội phạm, ưu tiên của chúng tôi là làm cho những người dân yên tâm là họ được bảo vệ và nhờ đó các nguồn lực, thay vì được dùng để biến mỗi căn nhà thành một pháo đài thì sẽ được đầu tư cho lực lượng thực thi luật pháp. Nói cách khác, chúng tôi làm luật không vì một nhóm nhỏ người xấu mà vì đa số người tốt. Sự an tâm và phát triển của những người dân sẽ mang lại nguồn lực cho việc bảo vệ pháp luật. Cái anh nhìn thấy là kết quả của triết lý lập pháp đó”.
Khi quan sát những trao đổi qua lại trên Quốc hội về quyền im lặng của những người là đối tượng của điều tra hình sự, tôi tự hỏi các đại biểu Quốc hội nghĩ thế nào về mục đích của quy định về quyền im lặng và thứ tự ưu tiên của các mục đích đó. Các vị đại biểu Quốc hội có quân hàm tướng trong lực lượng công an thì cho rằng, quyền im lặng sẽ ngăn trở việc phá án của lực lượng này. Họ cũng cho rằng, với điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng và dân trí của Việt Nam hiện nay chưa phù hợp với việc quy định im lặng. Một vị luật sư là đại biểu khi phản bác lại thì cho rằng: "Quyền không khai báo các nước làm hết, còn mình lại không làm là hạ thấp quyền của người dân Việt Nam”. Tôi nhận thấy các cuộc trao đổi như vậy không đề cập tới mục đích của quyền im lặng là gì và thứ tự ưu tiên nào trong các mục đích nên được áp dụng.
Quyền của một người được tự bảo vệ đối với các hoạt động tố tụng hình sự chống lại mình là một quyền cơ bản mà có lẽ không có ai trong chúng ta nghi ngờ. Quyền đó được cụ thể hoá trong các quyền khác của người bị điều tra: quyền cung cấp bằng chứng để chứng minh sự vô tội của mình, quyền có luật sư và hỗ trợ về pháp lý, quyền khi ra toà được đề nghị thay đổi hội đồng xét xử khi thấy rằng hội đồng xét xử đó có định kiến sẵn với mình và quan trọng nhất là quyền im lặng.
Tại sao quyền im lặng lại quan trọng? Trong quá trình điều tra có sự không tương xứng giữa cơ quan điều tra và người bị điều tra. Sự bất tương xứng này thể hiện ở nhân lực, phương tiện, các thông tin được thu thập, kiến thức chuyên môn, thậm chí là cả khả năng sử dụng bạo lực của mỗi bên. Các cán bộ điều tra có các phương tiện để thu thập bằng chứng, có quyền không cho người bị điều tra biết được các thông tin mà họ đã có, có kiến thức chuyên sâu về pháp lý hình sự và kỹ thuật thẩm vấn... Ngược lại, người bị điều tra, luôn yếu thế hơn cán bộ điều tra vì trong nhiều trường hợp, họ bị giam cách ly khỏi thế giới bên ngoài, không có các kiến thức pháp lý về hình sự, và không biết liệu các kỹ thuật dẫn dụ trong hỏi cung liệu có đúng pháp luật không.
Ở giai đoạn đầu tiên tại Anh (nơi sinh ra quyền này), mục đích của quyền là nhằm ngăn chặn việc sử dụng tra tấn để cưỡng ép người bị điều tra khai báo để chống lại chính mình. Dù hiện nay nguy cơ bị tra tấn không còn hiện hữu nhiều ở các nước phương Tây thì quyền này vẫn có ý nghĩa rất quan trọng như lúc ban đầu. Lý do là vì người điều tra có thể dùng nhiều kỹ thuật không công bằng để chứng minh tội của người bị điều tra. Ví dụ, việc trích dẫn một câu nói không đầy đủ, tách rời hoàn toàn khỏi ngữ cảnh nói có thể khiến câu bị trích có nghĩa ngược hoàn toàn với nguyên bản. Cách thức này đang được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống từ chính trị, ngoại giao, báo chí, đến mạng xã hội chứ không chỉ bó hẹp trong phạm vi điều tra hình sự.
Người bị điều tra có thể chống lại việc đó bằng nhiều cách, tuy nhiên cách nào cũng đòi hỏi những kiến thức và kỹ năng nhất định. Trong tất cả các cách để bảo vệ mình, im lặng tới khi có sự tham gia của luật sư là cách thức bảo vệ đơn giản nhất và có thể áp dụng cho mọi người, mọi tầng lớp dân trí, ở mọi nơi, với mọi cơ sở hạ tầng đang có. Do đó, theo quan điểm của tôi, càng ở các nước điều kiện hạ tầng và dân trí còn nhiều bất cập như Việt Nam thì quyền im lặng lại càng cần thiết vì nó là công cụ bảo vệ dễ được áp dụng nhất cho mọi người. Và thực tế đã chứng minh là quyền này được các quốc gia khác bắt đầu áp dụng từ thế kỷ 16 với điều kiện kinh tế và dân trí thấp hơn Việt Nam hiện nay rất nhiều.
Vấn đề thứ hai là thứ tự ưu tiên nào cho các mục đích mà chúng ta nhắm tới khi lập pháp về vấn đề này: bảo vệ người vô tội khỏi các oan sai hay tìm ra một người chịu trách nhiệm về tội ác đó. Chúng ta biết rằng một người phạm tội thì chỉ có một, nhưng những người bị tình nghi và điều tra sẽ rất nhiều. Sau khi điều tra hết những nghi can đó, chúng ta có 50% khả năng tìm ra một ai đó chịu trách nhiệm. Nhưng không có gì là chắc chắn rằng người chịu trách nhiệm đúng là người thực sự đã gây tội ác. Như vậy, số người vô tội cần được bảo vệ trong một vụ điều tra hình sự lớn hơn nhiều so với kẻ phạm tội phải bị bắt.
Nếu như tôi có quyền, và nếu các đại biểu Quốc hội lắng nghe lời một cử tri, tôi sẽ đặt việc bảo vệ người vô tội khỏi các oan sai lên hàng đầu. Nói một cách khác, tôi ủng hộ việc áp dụng quyền im lặng cho những người bị điều tra vì quyền đó là công cụ đơn giản nhất mà bất kể một người nào, dù trình độ văn hoá hay địa vị xã hội ra sao, dù ở đâu và với phương tiện nghèo nàn đến mấy cũng áp dụng được. Vì sao lại như vậy? Vì tôi tin rằng số người tốt đông hơn rất nhiều những kẻ xấu và những người tốt, những người vô tội xứng đáng được luật pháp bảo vệ. Tất nhiên, quyền im lặng không bao giờ là tuyệt đối, người bị điều tra có quyền im lặng tới khi họ có được các công cụ bảo vệ khác mà pháp luật cung cấp hoặc tạo điều kiện cho họ.
Thái Bảo Anh
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn">Quyền im lặng