- NTK Hoàng Hải vừa thực hiện show thời trang riêng tại Cannes với sự góp mặt của Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh,ànHoahậuÁhậunổibậttrongshowthờitrangởlịch thi đấu ngoại hạng anh 2023 Hoa hậu hoàn vũ Riyo Mori, Á hậu Thanh Tú.
Dàn Hoa hậu, Á hậu nổi bật trong show thời trang ở LHP Cannes


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Turan Tovuz vs Qarabag, 22h30 ngày 28/3: Củng cố ngôi đầu -
Tỉ lệ trúng tuyển thấp hơn nhiều so chỉ tiêu đào tạo tiến sĩQuy định về ngành và mã ngành đào tạo còn bất cập khi một số chuyên ngành được xếp ngang hàng với ngành đào tạo; một số mã ngành hẹp, mặc dù rất cần thiết nhưng nhu cầu số lượng không nhiều lại kén người học nên rất khó tuyển sinh. Nhiều ngành có nguy cơ phải đóng mã ngành vì không tuyển được nghiên cứu sinh sau thời gian 5 năm theo quy định.
Quy mô ngành đào tạo của các cơ sở còn khá nhỏ và phân tán. Có tới trên 70,1% cơ sở đào tạo đang tổ chức đào tạo dưới 5 mã ngành/chuyên ngành, trong đó có tới 32% chỉ mới đào tạo 1 mã ngành. 8 cơ sở hiện có trên 20 mã ngành đào tạo, chiếm tỉ lệ 4,12%.
Theo báo cáo, về quy mô tuyển sinh và đào tạo, giai đoạn 2000-2022, các cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ đã thực hiện tuyển mới 32.517 nghiên cứu sinh. Tỉ lệ tuyển mới tăng gần 5,5 lần (từ 303 nghiên cứu sinh năm học 2000-2001 lên 1.661 người năm học 2021-2022). Quy mô đào tạo tăng gần 6 lần vào thời điểm cao nhất (năm học 2017-2018) và hiện gấp khoảng 3,5 lần so với thời điểm năm học 2000-2001. Số lượng nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình, được công nhận trình độ và cấp bằng tiến sĩ hằng năm ở giai đoạn này cũng tăng hơn 10,5 lần.
Tuy nhiên, tỉ lệ thí sinh trúng tuyển thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu, trung bình những năm gần đây chỉ đạt khoảng trên 32%, dẫn tới nhiều nơi không có sự cạnh tranh, nảy sinh sự dễ dãi trong tuyển chọn đầu vào, đặc biệt là về năng lực nghiên cứu chuyên môn.
Bên cạnh đó, cơ cấu ngành nghề trong tuyển sinh, đào tạo trình độ tiến sĩ có sự mất cân đối. Tỉ lệ nghiên cứu sinh đang học tập tại các cơ sở đào tạo tập trung nhiều vào các ngành thuộc khối ngành VII, các ngành Kinh doanh và quản lý thuộc khối ngành III và các ngành Kỹ thuật, Máy tính và công nghệ thông tin thuộc khối ngành V.
Trong khi đó, các ngành đào tạo lĩnh vực nghệ thuật (khối ngành II) và một số ngành khoa học (khoa học sự sống, khoa học tự nhiên, nông lâm thủy sản…) gặp nhiều khó khăn trong tuyển sinh, mặc dù đây là những ngành truyền thống, thế mạnh của nhiều cơ sở đào tạo có uy tín và rất cần cho phát triển kinh tế - xã hội.
Tính đến năm 2022, toàn hệ thống có 196 cơ sở đào tạo được phép đào tạo trình độ tiến sĩ, tăng 1,66 lần so với năm học 2014-2015, trong đó, 39 viện nghiên cứu, trường của tổ chức chính trị, lực lượng vũ trang và trường của bộ, ngành với tổng số 267 ngành và 1.110 lượt ngành đào tạo trình độ tiến sĩ. Báo cáo cũng chỉ ra rằng quy mô đào tạo trình độ tiến sĩ của Việt Nam hiện còn nhỏ; việc thu hút nghiên cứu sinh quốc tế còn rất hạn chế. Tỉ lệ tiến sĩ của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0.05% dân số, chưa bằng 1/3 so với Malaysia, Thái Lan, bằng 1/2 so với Singapore, Philippines. Xét về tỉ trọng, đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam chỉ chiếm xấp xỉ 0,6% tổng quy mô đào tạo các trình độ giáo dục đại học, thấp hơn nhiều so với các nước OECD (4%) và Khối liên minh Châu Âu EU (4%).
Về tổ chức và quản lý đào tạo trình độ tiến sĩ, việc xây dựng quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ của một số cơ sở đào tạo còn có thiếu sót, chưa cụ thể hóa đầy đủ các nội dung theo yêu cầu. Chương trình đào tạo nhiều nơi chưa được thường xuyên cập nhật; chưa có sự đổi mới mạnh mẽ theo hướng thực tiễn, hiện đại, hội nhập. Hầu hết các chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ hiện chưa được kiểm định.
Công tác quản lý hoạt động đào tạo có nơi còn chưa tốt. Tỉ lệ nghiên cứu sinh không hoàn thành chương trình, kế hoạch học tập, nghiên cứu trong khoảng thời gian 3 năm của đa số các cơ sở đào tạo còn cao.
Báo cáo cho rằng phát triển đội ngũ tiến sĩ với tư cách là bộ phận tinh hoa trong đội ngũ nhân lực chất lượng cao, luôn được xác định là nhiệm vụ, giải pháp chiến lược.
Để nâng cao số lượng và chất lượng đào tạo tiến sĩ, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội định hướng cần quán triệt quan điểm coi đào tạo tiến sĩ là đào tạo tinh hoa. Từ đó, quan tâm phát triển về số lượng và chất lượng trong đào tạo tiến sĩ; kiểm soát chất lượng đầu vào, nâng cao tiêu chuẩn chất lượng đầu ra.
Ngoài ra, chúng ta cần cơ chế, chính sách ưu tiên đào tạo trình độ tiến sĩ ở các ngành, lĩnh vực phục vụ trực tiếp cho thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các ngành công nghệ cao, công nghệ cốt lõi.
Cùng đó, tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng; Thực hiện tốt các chính sách thu hút, phát triển đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên có năng lực. Nâng cao tiêu chuẩn, tiêu chí và ràng buộc trách nhiệm của người hướng dẫn, người phản biện và người tham gia hội đồng đánh giá chất lượng luận án.
"Ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước cho các ngành khoa học cơ bản, các lĩnh vực nghiên cứu cần thiết mà Nhà nước có nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng khó thu hút người học. Xây dựng chính sách hỗ trợ học bổng, hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học cho nghiên cứu sinh có kết quả nghiên cứu, học tập xuất sắc, những đề tài/ luận án có tính ứng dụng cao.
Tập trung đầu tư cho các đơn vị đào tạo có uy tín, chất lượng, tránh tình trạng dễ dãi trong tổ chức tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ, nâng cao chất lượng đào tạo", báo cáo đề xuất.
"> -
Chuyển nhầm số tiền lớn vào tài khoản VETC, khách hàng có lấy lại được không?Việc nhiều người chuyển nhầm số tiền lớn sang tài khoản VETC là khá phổ biến. (Ảnh: Đăng Mạnh) "Do số tiền quá lớn, có dùng cả chục năm cũng không hết nên chị tôi muốn lấy lại số tiền đã chuyển nhầm trên. Tuy vậy, nhiều lần gọi điện vào đường dây nóng của VETC đều bận, còn chat hỗ trợ trên ứng dụng zalo thì cũng vẫn nói gọi điện qua cho tổng đài để được giải quyết. Tôi đang không biết có lấy lại được số tiền này hay không",anh Mạnh chia sẻ.
Trên thực tế, việc chuyển nhầm tiền với mệnh giá lớn vào tài khoản thu phí tự động không dừng như trên là khá phổ biến.
Anh Phạm Thành Luân ở Hà Nội vào tháng trước cũng chuyển nhầm tiền vào tài khoản VTEC từ 500 nghìn thành 5 triệu đồng. Sau khi liên hệ với tổng đài nhờ tư vấn, anh thấy các thủ tục lấy lại tiền khá rườm rà và bản thân số tiền không phải là quá lớn nên đã quyết định thôi, không lấy lại nữa.
"Chuyển từ app ngân hàng trên điện thoại nên rất dễ bị thừa 1-2 số '0'. Đầu tiên là tự trách mình vì không chú ý và kiểm tra lại, nhưng cũng mong muốn phía VETC có cơ chế linh hoạt và đơn giản hoá việc hoàn tiền cho khách hàng hơn. Theo tôi tốt nhất là nên tích hợp luôn vào tài khoản ngân hàng cho đỡ bị chuyển nhầm", anh Luân nói.
Anh Luân được nhân viên VETC hướng dẫn xử lý qua ứng dụng zalo. (Ảnh NVCC) Trao đổi với VietNamNet, đại diện lãnh đạo công ty TNHH Thu phí tự động VETC khẳng định, khi khách hàng lỡ chuyển nhầm số tiền lớn vào tài khoản thu phí không dừng của VETC hoàn toàn có thể được giải quyết để lấy lại tiền đó.
"Do chính sách bảo mật và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng nên buộc chủ tài khoản VETC phải đến trực tiếp các điểm giao dịch chính thức của VETC để giải quyết, khi đi có mang theo giấy tờ tuỳ thân.
Khi xác minh xong, số tiền sẽ được chúng tôi chuyển lại vào đúng tài khoản đã chuyển nhầm ban đầu của khách hàng trong vòng 15 phút. Tuy nhiên, số tiền này không nhiều hơn số dư đang có trong tài khoản VETC", đại diện VETC nói.
Chủ xe cần tính toán số tiền nạp vào tài khoản thu phí tự động sao cho phù hợp với tần suất di chuyển của mình. (Ảnh minh hoạ) Vị này chia sẻ thêm, việc khách hàng chuyển nhầm số tiền lớn vào tài khoản của VETC là khá phổ biến, mỗi tuần ước tính có hàng chục nghìn trường hợp khách hàng gọi điện đến tổng đài để hỏi và nhờ tư vấn làm các thủ tục hoàn tiền.
Do vậy, đại diện VETC khuyên khách hàng khi sử dụng dịch vụ chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng vào tài khoản VETC cần chú ý kỹ số tiền hiển thị, nạp vừa đủ và phù hợp với tần suất di chuyển của phương tiện, tránh việc nạp quá nhiều dẫn tới lãng phí (do chưa sử dụng được ngay) và mất thời gian để làm thủ tục rút lại.
Theo Bộ GTVT, đến nay toàn quốc đã có hơn 3,2 trong tổng số 4,5 triệu phương tiện ô tô dán thẻ dịch vụ thu phí tự động không dừng, đạt hơn 71%.
Hiện tại, dịch vụ ETC tại Việt Nam có hai đơn vị cung cấp là công ty TNHH Thu phí tự động (VETC) với tem ETC thương hiệu eTag và công ty CP Giao thông số Việt Nam (VDTC) thuộc tập đoàn Viettel với tem ETC thương hiệu ePass.
Hoàng Hiệp
"> -
"Vợ muốn chồng chia đôi việc nhà thì hãy chia đôi tiền điện, nước, bảo hiểm, gốc và lãi mua nhà, tiền học cho con... như vậy mới là công bằng, bình đẳng". Nghe những tư tưởng như vậy, là một người phụ nữ, tôi thấy thật đáng sợ. Chồng tôi cũng là trụ cột kinh tế của gia đình, kiếm tiền tốt hơn tôi, nhưng anh chưa bao giờ so đo thiệt hơn khi làm việc nhà. Chồng luôn chủ động san sẻ việc nhà với tôi. Thậm chí, anh toàn giành phần việc về mình nhiều nhất có thể. Tư tưởng 'việc nhà là chuyện đàn bà'Không phải vì tôi tốt đẹp gì hơn người, mà chỉ đơn giản là tại suy nghĩ của chồng tôi hơn nhiều người đàn ông khác. Chồng tôi từ bé đã được cha mẹ rèn thói quen tốt nên luôn yêu thích lao động chứ không lười nhác. Đấy là chồng còn được cưng chiều từ tấm bé nên giờ không biết tự làm nhiều thứ. Tôi phải động viên khích lệ mãi chồng mới thay đổi, giờ rất thích làm việc nhà vì nó giúp giảm stress. Còn em chồng thậm chí còn được cho làm từ nhỏ nên đến giờ chú ấy vô cùng siêng năng, gì cũng biết làm.
Đừng nói đàn ông chỉ làm chuyện to tát, nặng nhọc, chỉ ra ngoài kiếm tiền. Xin thưa bây giờ có nhiều ông chồng cả đời ngồi chơi không, chờ mãi vẫn chưa có chuyện gì to tát, xứng tầm để làm cả. Đâu phải đàn ông ngày nào cũng bổ củi, sửa chữa nhà cửa. Vợ đi chợ về nấu cơm thì chồng có thể tranh thủ lau nhà, quét nhà. Vợ dọn cơm cho con ăn thì chồng rửa bát. Cớ sao vợ đang quần quật không hết việc, còn chồng lại ngồi chơi không? Cả hai cũng làm thì cái "tổ" mới "ấm" được.
>> 'Phụ nữ Việt đỡ khổ hơn phụ nữ Hàn, Nhật'
Đàn ông trong họ nhà tôi được dạy từ bé là "việc nhà không phải làm, toàn chuyện đàn bà", nên giờ các ông đều lười. Thậm chí chuyện sửa chữa nhà cửa, điện nước cũng đi kêu thợ ngoài về làm. Mà nhà cửa đã khang trang rồi, có phải ngày nào cũng cái cần sửa đâu. Thế thì thử hỏi cần đàn ông trong nhà làm gì?
Nhà tôi hai vợ chồng cùng đi làm, 17h30 là về tới nhà. Chúng tôi cùng nhau nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa. Hai đứa con cũng phụ giúp cha mẹ việc nhà như nhặt rau, cắm cơm, rửa chén bát... Nhờ đó mà 19h là cả nhà tôi có thể quây quần bên bàn ăn. Gia đình đúng nghĩa nên là như vậy.
Lúc trước, tôi hay tự ôm đồm nhiều việc, không san sẻ cho chồng con, nghĩ lại cũng thấy rất mệt mỏi. Chồng tôi giờ lại yêu thích làm công việc nhà cùng với vợ con, anh cũng biết nấu món nọ, món kia mặc dù con tôi chê bố nấu không ngon bằng mẹ. Anh bảo "hóa ra làm việc nhà cũng là một cách thư giãn nhẹ nhàng". Làm việc nhà cũng là trách nhiệm, nhiệm vụ với gia đình của mỗi người, không phải ai phụ giúp ai cả.
Tôi thấy đàn ông hay phụ nữ bây giờ đều chịu "tiêu chuẩn kép". Xã hội hiện đại hơn, kinh tế rủng rỉnh hơn thì sắm thêm cái robot lau nhà, cái máy hút bụi, cái lò nướng, máy giặt sấy... cũng đỡ tốn thời gian vào việc nhà cửa bếp núc. Thời gian đó cả gia đình quây quần bên nhau vui chơi, tán gẫu. Chứ đừng có đi làm về rồi tắm rửa sạch sẽ, rồi ngồi gác chân xem tivi, chờ cơm vợ nấu.
Nghin NTT
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
">