您现在的位置是:Kinh doanh >>正文
Nóng trên đường: Những pha xử lý 'khù khoằm' rất khó hiểu của tài xế
Kinh doanh421人已围观
简介Dưới đây là một số tình huống vừa được ghi nhận trong thời gian qua:Xe con chuyển liền 3 làn trên ca...
Dưới đây là một số tình huống vừa được ghi nhận trong thời gian qua:
Xe con chuyển liền 3 làn trên cao tốc
(Nguồn video: Đỗ Tuấn Anh)
Tình huống khá nguy hiểm nhưng cũng rất hay gặp vừa được ghi lại vào sáng 11/7 trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. TheóngtrênđườngNhữngphaxửlýkhùkhoằmrấtkhóhiểucủatàixếtrận đấu al-nassro đoạn video từ camera hành trình, một chiếc xe Toyota Corolla Cross màu trắng đang đi ở làn trong cùng sát dải phân cách (cho phép di chuyển với tốc độ 120 km/h) thì bất ngờ chuyển sang làn phải để rẽ vào lối ra.
Ở tốc độ hơn 100 km/h, lái xe có gắn camera hành trình buộc phải phanh gấp để giảm tốc độ và gần như dừng xe lại để tránh pha va chạm với chiếc xe trên.
Xe con luồn lách, "không thích" đi đường bình thường
(Nguồn video: Otofun)
Đoạn video được camera hành trình ghi lại trên tuyến Vành đai 3 trên cao (Hà Nội) mới đây cho thấy, một chiếc xe con hiệu KIA K3 màu đỏ di chuyển rất nhanh, liên tục chuyển làn, đè vào vạch "xương cá" và đi cả vào làn khẩn cấp trên đường.
Dù không gây va chạm cho phương tiện nào nhưng kiểu đi xe "trái khoáy" của tài xế chiếc xe này khiến những phương tiện cùng di chuyển không khỏi lắc đầu ngao ngán.
Nắp capo xe Toyota Altis bật mở, che toàn bộ kính lái
(Nguồn video: OFFB)
Tình huống diễn ra vào trưa ngày 6/7 trên Đại lộ Thăng Long và được camera hành trình của xe chạy phía sau ghi lại. Theo đó, chiếc xe con hiệu Toyota Corolla Altis đời cũ đang "bon bon" trên làn đường cho phép chạy 100 km/h thì đột nhiên nắp capo của xe bật dựng lên, che hoàn toàn kính lái rất nguy hiểm.
Nhiều người nhận định, chủ xe có thể đã cố tình không đóng nắp capo cho mát máy, nhưng lại khiến nắp capo có nguy cơ lật ngược lên khi đi với tốc độ cao.
Ô tô tải lấn làn vượt ẩu khiến xe con phải phanh cứng
(Nguồn video: Hoàng Lio)
Tình huống vượt ẩu của xe tải được camera hành trình của ô tô con ghi lại trên QL27, đoạn qua huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng vào sáng 13/7 vừa qua.
Khi chiếc ô tô con đang di chuyển trên đường thì bất ngờ ở phía đối diện có một chiếc xe tải mang BKS 49E-01.804 băng qua vạch liền, lấn hẳn sang làn ngược chiều. Ngay lập tức, tài xế xe có gắn camera hành trình phải phanh cứng để tránh được cú va chạm.
Xe máy vượt khuất tầm nhìn húc đầu ô tô sang đường
(Nguồn video: HLX)
Tình huống "dở khóc dở cười" trên được camera hành trình của xe container ghi lại hôm 10/7 trên đường Nguyễn Văn Bá (TP. Thủ Đức, TP. HCM), ngay trước cửa đại lý Hyundai Đông Sài Gòn.
Khi một chiếc xe hiệu Hyundai Creta (có thể là xe lái thử) đi ra từ cổng đại lý và rẽ trái thì bất ngờ chiếc xe máy do một người đàn ông điều khiển vượt lên. Do khuất tầm nhìn nên xe máy này đã tông thẳng vào đầu của chiếc Creta. Sau đó, hai bên mất hồi lâu để cự cãi đúng sai ngay trên đường.
(Tổng hợp)
Bạn đã từng gặp tình huống thót tim khi lái xe? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nóng trên đường: Thót tim với những kiểu nhập làn như muốn tự sátĐi ra từ làn dừng khẩn cấp trên cao tốc, chiếc Toyota Yaris nhập làn mà không quan sát, cũng không hề có tín hiệu xi nhan khiến xe container phải phanh dúi dụi.Tags:
相关文章
Siêu máy tính dự đoán AS Monaco vs Aston Villa, 0h45 ngày 22/1
Kinh doanhHoàng Ngọc - 21/01/2025 04:45 Máy tính dự đoá ...
阅读更多Cổ phiếu VNG hồi sinh ngoạn mục, một mã lương thực tăng trần liên tục
Kinh doanhCổ phiếu VNG hồi sinh ngoạn mục, một mã lương thực tăng trần liên tụcMai Chi (Dân trí) - Giữa bối cảnh thị trường chung tích cực hơn, cổ phiếu AGM có phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp trên HoSE trong khi VNZ cũng tăng kịch biên độ UPCoM sau nhiều phiên bị bán mạnh.
Thị trường khả quan hơn trong phiên sáng nay (12/9). Các chỉ số trên toàn thị trường đều ghi nhận trạng thái tăng điểm. VN-Index tăng 4,83 điểm tương ứng 0,39% lên 1.258,1 điểm; HNX-Index tăng 0,75 điểm tương ứng 0,32% lên 232,2 điểm và UPCoM-Index tăng 0,23 điểm tương ứng 0,25% lên 92,55 điểm.
Thanh khoản thị trường rất thấp. Theo đó, trong khi những người cầm tiền vẫn thận trọng và tiếp tục đứng ngoài quan sát thì áp lực bán đã giảm rất nhiều, nguồn cung cổ phiếu đã cạn dần.
AGM của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex), doanh nghiệp được mệnh danh "vua gạo" một thời, vẫn gây chú ý khi tăng trần ngay thời điểm mở cửa.
Mã này tăng kịch biên độ sàn HoSE lên 3.470 đồng, khớp lệnh khiêm tốn với 71.000 đơn vị, trắng lệnh bán và có dư mua giá trần tới 361.800 cổ phiếu, vượt xa khối lượng khớp lệnh. Phiên này là phiên thứ 3 liên tục mã này tăng trần.
AGM vừa bị đưa vào diện kiểm soát theo quyết định của HoSE do lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp. Công ty cho biết đang tích cực thực hiện tái cơ cấu toàn diện, bao gồm tối ưu hóa bộ máy quản lý, tinh gọn nhân sự, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, tăng cường đôn đốc thu hồi nợ khó đòi đồng thời thanh lý tài sản, cơ cấu dần các khoản nợ để tạo lợi nhuận, giảm lỗ lũy kế.
Phía Angimex cho hay tiếp tục tìm kiếm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp để tiến hành thủ tục phát hành cổ phiếu riêng lẻ nhằm tăng quy mô vốn chủ sở hữu đó, qua đó bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một phương án nữa cũng được công ty đề cập là phát hành cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi nợ trái phiếu thành cổ phiếu. Trong những tháng cuối năm, doanh nghiệp này sẽ thanh lý một số tài sản, vốn góp hoặc phát hành cổ phiếu riêng lẻ để có nguồn lực hoạt động, tạo lợi nhuận bù đắp lỗ lũy kế sao cho không vượt vốn điều lệ.
Thị trường phiên sáng nay, cổ phiếu ngành thực phẩm và đồ uống nhìn chung khởi sắc. Ngoài diễn biến tăng trần tại AGM thì các mã khác cũng tăng giá khá tích cực: LSS tăng 2,6%; SBT tăng 2%; BAF tăng 1,6%; CMX tăng 1,5%; SAB tăng 1,1%; MCM, VHC, DBC, IDI, MSN, FMC, VNM, ASM, NAF, ANV đều bật sắc xanh.
Trên sàn UPCoM, cổ phiếu VNZ của Công ty cổ phần VNG hôm nay "hồi sinh" ngoạn mục, tăng trần lên 409.600 đồng, trắng lệnh bán và có dư mua giá trần. Mức tăng của mỗi đơn vị cổ phiếu VNZ hôm nay là 53.400 đồng.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng hầu hết tăng và đã góp phần nâng đỡ VN-Index, giúp chỉ số hồi phục. Đáng chú ý là các mã lớn như VCB, BID, TCB, SHB, VPB, ACB, MBB, TPB, SSB đều tăng giá. Nhiều cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính đồng pha. Một loạt mã chứng khoán tăng nhẹ: AGR, CTS, FTS, VND, VCI, BSI, EVF, VIX.
Loạt cổ phiếu đầu ngành trong rổ VN30 cũng có diễn biến khá tích cực. FPT tăng 0,8%; GVR tăng 2,1%; POW tăng 1,2%; SAB tăng 1,1%; MSN, VNM, GAS, VJC cũng tăng.
Ngành bất động sản phân hóa. Trong đó, phái tăng có sự góp mặt của QCG với mức tăng 4,3%; CCL tăng 4,8%; DTA tăng 3,8%; TLD tăng 3,8%. VHM, VRE, HDG tăng. Ngược lại, NVL tiếp tục giảm sâu, mất 3,4% còn 11.450 đồng, khớp lệnh 11,8 triệu đơn vị. NVT, VRC, NBB, NTL, DXS, VIC giảm.
">...
阅读更多Mệnh danh "vua cà phê", Trung Nguyên đứng thứ mấy về xuất khẩu?
Kinh doanhMệnh danh "vua cà phê", Trung Nguyên đứng thứ mấy về xuất khẩu?Thanh Thương (Dân trí) - Trong niên vụ cà phê 2023-2024, công ty của ông Đặng Lê Nguyên Vũ chỉ xếp thứ 16 về xuất khẩu cà phê.
Niên vụ 2023-2024 thị trường cà phê Việt Nam và thế giới chứng kiến cơn bão giá chưa từng có, lập kỷ lục cao nhất trong vòng hơn 30 năm qua. Điều này khiến sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam giảm 12,7% về lượng nhưng tăng 33% về giá trị so với niên vụ trước đó.
Theo báo cáo của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa), trong niên vụ này (kéo dài từ tháng 10/2023 đến tháng 9/2024), Việt Nam xuất khẩu 1,46 triệu tấn cà phê, kim ngạch đạt gần 5,43 tỷ USD, giảm 12,1% về lượng nhưng tăng 33,1% về giá trị so với niên vụ 2022-2023.
Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu khoảng 138.922 tấn cà phê với kim ngạch trên 526,84 triệu USD, tăng khoảng 36,1% về khối lượng và tăng khoảng 75,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Vicofa, 10 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê có kim ngạch trên 10 triệu USD trong giai đoạn 10/2023-9/2024 là Vĩnh Hiệp, Intimex Group, Louis Dreyfus, Tuấn Lộc Commodities, Simexco Đắk Lắk, Nestlé Việt Nam, Intimex Mỹ Phước, Olam, Volcafe và Sucafina. Trong đó, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp dẫn đầu với kim ngạch đạt hơn 520 triệu USD.
Đáng chú ý, được mệnh danh là "vua cà phê" nhưng Chi nhánh Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên - Nhà máy cà phê Sài Gòn của ông Đặng Lê Nguyên Vũ chỉ đứng thứ 16 với kim ngạch đạt hơn 114 triệu USD.
Riêng về xuất khẩu cà phê rang xay, hòa tan, trong tháng 9, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp này đạt hơn 9,3 triệu USD, đứng thứ 4 về xuất khẩu.
Trước đó, trong niên vụ 2022-2023, Chi nhánh Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên - Nhà máy cà phê Sài Gòn cũng chỉ đứng thứ 4 trong 10 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê rang xay, hòa tan lớn nhất Việt Nam với lượng cà phê xuất khẩu hơn 14.700 tấn, giá trị gần 74,6 triệu USD.
Hiệp hội đánh giá niên vụ cà phê 2023-2024 là một niên vụ có biến động giá cao và nhanh nhất trong các niên vụ cà phê từ trước đến nay. Nguồn hàng xuất khẩu đã thiếu từ cuối vụ 2022-2023 khiến giá tăng cao liên tục từ đầu vụ. Từ đầu tháng 9/2023 giá đã lên khoảng 63.000 đồng/kg. Thời điểm cao nhất trong niên vụ, giá cà phê đạt ở mức 125.000 đồng/kg.
"Vì vậy đây là một niên vụ gây nhiều khó khăn và rủi ro cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu", Vicofa đánh giá.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu từ Tổng cục Hải quan cho biết theo ước tính trong tháng 9, giá bình quân xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt mức 5.469 USD/tấn, tăng 65,2% so với tháng 9/2023. Tính chung 9 tháng, giá bình quân xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 3.897 USD/tấn, tăng 56% so với cùng kỳ năm ngoái.
"Hãng tư vấn Hedgepoint dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 của Brazil sẽ đạt 63 triệu bao, giảm 3 triệu bao so với niên vụ trước. Trong khi đó, sản lượng cà phê của Việt Nam ước tính khoảng 27 triệu bao, thấp hơn dự báo trước đó", Cục Xuất nhập khẩu cho biết.
Thị trường cà phê toàn cầu có thể thâm hụt năm thứ 4 liên tiếp, do sự sụt giảm sản lượng tại Việt Nam và Brazil, đồng thời hãng này nhận định giá cà phê sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản trong thời gian tới.
Theo cơ quan quản lý, sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 nhiều khả năng sẽ vẫn giảm do yếu tố thời tiết không thuận lợi. Dù vậy, ngành hàng cà phê Việt Nam sẽ được hưởng lợi về giá.
"TheoBloomberg, giá cà phê Robusta toàn cầu sẽ biến động theo xu hướng tăng mạnh và kéo dài do lo ngại nguồn cung khan hiếm từ Việt Nam. Còn theo Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), thế giới có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu cà phê Robusta lên tới 35 triệu bao (60kg/bao) vào năm 2040", Cục Xuất nhập khẩu cho biết.
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), diện tích cà phê của Việt Nam là 709.041ha. Tuy nhiên, những năm gần đây (trước 2022) giá cà phê xuống quá thấp nên người nông dân một số vùng đã chuyển đổi cây trồng sang sầu riêng và các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
">...
阅读更多
热门文章
- Soi kèo góc Benfica vs Barcelona, 3h00 ngày 22/1
- Hà Nội FC lên tiếng về việc Quang Hải sang La Liga tu nghiệp
- Bỏ phố về quê làm bột rau, 8X Hải Phòng thu tiền tỷ mỗi năm
- Shark Thủy và những lần đầu tư không mấy mát tay
- Nhận định, soi kèo Farul Constanta vs UTA Arad, 22h00 ngày 20/1: Vượt mặt đối thủ
- Việt Nam lên tiếng về diễn biến chính trị ở Hàn Quốc
最新文章
-
Soi kèo phạt góc Shakhtar Donetsk vs Brest, 00h45 ngày 23/01
-
Xấp xỉ 32.000 tỷ đồng đổ vào thị trường chứng khoánMai Chi (Dân trí) - Mặc dù áp lực chốt lời khiến VN-Index điều chỉnh nhưng dòng tiền hỗ trợ rất mạnh, thanh khoản toàn thị trường được đẩy lên xấp xỉ 32.000 tỷ đồng.
Tình trạng chốt lời trong phiên hôm nay (14/3) đã khiến chỉ số chính VN-Index điều chỉnh 6,25 điểm tương ứng 0,49% về còn 1.264,26 điểm.
Sàn HoSE có 292 mã giảm giá so với 193 mã tăng. Trong đó, riêng rổ VN30 có 22 mã giảm và chỉ có 4 mã tăng giá. Chỉ số VN30-Index giảm 11,96 điểm tương ứng đánh rơi 0,94%, thiệt hại lớn hơn so với VN-Index.
Nhà đầu tư đang tìm cơ hội tại những mã cổ phiếu nhỏ. Bằng chứng là trong khi các mã lớn giảm thì chỉ số VNSML-Index đại diện cho cổ phiếu penny vẫn tăng 13,86 điểm tương ứng 0,93%. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index tăng 1,48 điểm tương ứng 0,62% và UPCoM-Index nhích nhẹ 0,09 điểm tương ứng 0,1%.
Mặc dù độ rộng sàn HoSE nghiêng về phía các mã giảm giá nhưng thị trường đang được hỗ trợ bởi dòng tiền mạnh. Không một mã nào trên sàn HoSE rơi vào trạng thái giảm sàn phiên hôm nay. Chỉ cần giá cổ phiếu điều chỉnh lập tức đã thu hút tiền chực chờ đổ xô vào mua.
Kết phiên, khối lượng giao dịch sàn HoSE vượt mốc 1 tỷ cổ phiếu, giá trị giao dịch lên tới 27.962 tỷ đồng. Trên HNX, khối lượng giao dịch ở mức 162,8 triệu đơn vị tương ứng 3.446,8 tỷ đồng và con số này ở UPCoM là 465, triệu cổ phiếu tương ứng 561,9 tỷ đồng. Tính chung, tiền đổ vào mua cổ phiếu xấp xỉ 32.000 tỷ đồng.
Bão thanh khoản tiếp tục nổi lên tại nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán. SHS dẫn đầu khớp lệnh toàn thị trường với khối lượng khớp lệnh tới 63,4 triệu đơn vị. Mã này đóng cửa tăng 3,2%. Bên cạnh đó, VIX cũng giao dịch tới 46,8 triệu cổ phiếu, giá tăng 3,5%.
Một số mã khác mặc dù điều chỉnh nhưng hoạt động mua bán vẫn rất sôi động. VND khớp lệnh gần 40,2 triệu cổ phiếu, giảm 1,1%; SSI khớp lệnh 39,4 triệu cổ phiếu, giảm nhẹ 0,3%.
Cổ phiếu HPG của Hòa Phát phiên này giảm 1,5% và khớp lệnh cũng ở mức cao, đạt 30,8 triệu đơn vị. Một số mã cùng ngành khác cũng điều chỉnh, như SMC giảm 2,4%; POM giảm 1,5%; HSG giảm 1,5%; TLH giảm 1,4%..
Ngành ngân hàng bị chốt lời và nhuốm đỏ bảng điện, tuy vậy mức điều chỉnh không lớn. CTG điều chỉnh mạnh nhất HoSE, đánh rơi 2%. OCB, MSB, MBB, BID cùng giảm 1,7%.
Chiều ngược lại, một số cổ phiếu bất động sản có diễn biến tích cực: IJC tăng trần, khớp lệnh 11,6 triệu cổ phiếu; KBC tăng 3,2%, khớp lệnh 24,5 triệu đơn vị; HDC tăng 2,1%; HDG tăng 2,1%; VIC tăng 2,1%; CRE tăng 1,9%; DIG tăng 1,9% và khớp lệnh 35,3 triệu đơn vị.
Giao dịch trên thị trường chứng khoán sôi động trong bối cảnh sáng nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
" alt="Xấp xỉ 32.000 tỷ đồng đổ vào thị trường chứng khoán">Xấp xỉ 32.000 tỷ đồng đổ vào thị trường chứng khoán
-
Novaland lên tiếng vụ bà Trương Mỹ Lan đòi 2.500 tỷ đồng, NVL ngược dòngMai Chi (Dân trí) - Cổ phiếu NVL sáng nay hồi phục nhẹ từ vùng đáy lịch sử sau khi Novaland chính thức lên tiếng về vụ bà Trương Mỹ Lan đòi tiền. Thị trường chung điều chỉnh với thanh khoản xuống thấp.
Trạng thái giằng co, rung lắc vẫn chủ đạo trong phiên sáng nay (4/10). Phần lớn thời gian, VN-Index vận động dưới vùng tham chiếu và tạm kết phiên sáng tại 1.275,26 điểm, ghi nhận mức điều chỉnh 2,84 điểm tương ứng 0,22%.
Trên HNX, chỉ số giảm 0,52 điểm tương ứng 0,22% còn trên UPCoM, mức điều chỉnh của chỉ số đại diện là 0,38 điểm tương ứng 0,42%.
Thanh khoản co hẹp mạnh so với phiên hôm qua cho thấy sự thận trọng của giới đầu tư. Khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 266,79 triệu cổ phiếu tương ứng 5.773,16 tỷ đồng. Các con số này trên HNX là 24,91 triệu cổ phiếu tương ứng 586,97 tỷ đồng và trên thị trường UPCoM là 20,76 triệu cổ phiếu tương ứng 253,64 tỷ đồng.
Độ rộng thị trường nghiêng về phía các mã giảm với 443 mã giảm giá, 18 mã giảm sàn so với 252 mã tăng, 22 mã tăng trần trên cả 3 sàn. Riêng sàn HoSE có 107 mã tăng, 246 mã giảm.
Cổ phiếu ngân hàng vẫn đang được giao dịch mạnh nhất, song nhịp độ giao dịch đã trầm lắng hơn các phiên gần đây. Mã được khớp mạnh nhất là VPB với khối lượng đạt 17,4 triệu cổ phiếu; TPB khớp 11,2 triệu cổ phiếu.
Ngoài VPB và OCB đạt trạng thái tăng thì các mã ngân hàng khác bị điều chỉnh, mức giảm không lớn. Một số mã có mức điều chỉnh trên 1% là EIB, STB, MSB, CTG, MBB.
Nhóm dịch vụ tài chính cũng nhuốm sắc đỏ tại nhiều mã cổ phiếu như ORS, APG, TVS, VCI, VIX, DSE, VDS, SSI, TVB. Số ít mã vẫn giữ được trạng thái tăng là BSI, HCM, CTS và FTS.
Đang có tình trạng phân hóa ở nhóm ngành bất động sản. Trong khi nhiều mã chịu áp lực điều chỉnh như LGL giảm 5,1%; VRC giảm 4,4%; SGR giảm 2,7%; FIR giảm 1,1%; BCM giảm 1%; VRE, VHM, VIC và VHM cùng giảm nhẹ thì chiều ngược lại, PDR tăng 1,9%; TDC tăng 1,6%; NTL tăng 1,2%.
Cổ phiếu NVL trong sáng nay hồi phục, tăng 0,5% lên 10.900 đồng. Khớp lệnh tại NVL là 2,8 triệu cổ phiếu. Phiên hôm qua, mã này điều chỉnh nhưng mức giảm cũng chỉ ở mức 1,81%, dù vậy, khối lượng khớp lệnh phiên hôm qua khá cao, đạt 14,6 triệu cổ phiếu. Mức giá của NVL đang ở vùng đáy lịch sử với mức giá thấp nhất năm thiết lập hôm qua, ở mức 10.850 đồng.
Chiều qua (3/10), Novaland đã đăng thông tin khẳng định không liên quan đến dự án Việt Phát và Công ty Tân Thành Long An mà trước đó tại tòa bà Trương Mỹ Lan (Vạn Thịnh Phát) đã nêu.
Novaland nhấn mạnh rằng, doanh nghiệp này luôn đặt việc tìm kiếm và mở rộng quỹ đất lên hàng đầu và đây là một trong những trọng tâm hoạt động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững.
Trong quá trình mở rộng hoạt động kinh doanh, năm 2022, Novaland đã hợp tác với Công ty cổ phần Đầu tư Tân Thành Long An phát triển dự án Khu công nghiệp và Khu đô thị Việt Phát. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án, Công ty Tân Thành Long An đã có yêu cầu tạm dừng việc phát triển dự án.
"Novaland xin khẳng định không nhận được bất kỳ ủy quyền nào từ Công ty Tân Thành Long An để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh khác, bao gồm cả việc phát hành trái phiếu. Do đó, việc bà Trương Mỹ Lan đề cập đến việc đàm phán với Tập đoàn Novaland trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (ngày 1/10) là hoàn toàn không có cơ sở" - thông báo của Novaland nêu.
Theo Novaland, trên thực tế, Novaland chỉ đóng vai trò là đơn vị phát triển dự án Việt Phát. Novaland cũng khẳng định không liên quan đến việc phát hành và sử dụng hay nhận chuyển nhượng dự án liên quan đến gói trái phiếu An Đông, chuỗi khách sạn Liberty.
Trước đó, trong phiên xét xử ngày 1/10, bà Trương Mỹ Lan đã đề nghị Novaland thanh toán 2.500 tỷ đồng bằng tiền mặt liên quan đến dự án Tân Thành Long An để khắc phục hậu quả của vụ án.
" alt="Novaland lên tiếng vụ bà Trương Mỹ Lan đòi 2.500 tỷ đồng, NVL ngược dòng">Novaland lên tiếng vụ bà Trương Mỹ Lan đòi 2.500 tỷ đồng, NVL ngược dòng
-
Nhận định SLNA vs Nam Định 17h00, 27/04 (V
-
Nhận định, soi kèo Foolad vs Nassaji Mazandaran, 20h30 ngày 21/1: Tin vào chủ nhà
-
Tuấn Anh sẽ giải nghệ sớm nếu không thoát khỏi vận đen