|
Lực lượng hai bên
Nhắc đến các đại gia smartphone Bắc Mỹ, chúng ta chỉ có 2 cái tên đình đám là Apple của Mỹ và BlackBerry của Canada. Trong khi đó, khi nhắc đến những ông lớn di động tại thị trường châu Á, trong đầu bạn lập tức có thể kể ra đến gần chục cái tên: Samsung, LG, Sony, Huawei, Oppo, Xiaomi, Lenovo, Asus, Vivo, HTC.
Vậy xét về số lượng, châu Á “ăn đứt” Bắc Mỹ:
Bắc Mỹ 0 – 1 Châu Á
Thị phần
Hãy lấy số liệu từ báo cáo thị phần smartphone gần đây nhất, quý 2/2016. Cũng giống như quý trước, Samsung tiếp tục thống lĩnh ngôi vương khi sản xuất được số lượng smartphone nhiều hơn bất kỳ nhà cung cấp nào khác, thậm chí còn vượt qua số lượng smartphone của hai hãng đứng thứ 2 và thứ 3 là Apple và Huawei cộng lại. Dưới đây là bảng số liệu thống kê Top 5 nhà bán lẻ smartphone, doanh số, thị phần, tăng trưởng cùng kỳ năm ngoái do IDC cung cấp (đơn vị tính: triệu).
Theo bảng tổng kết này, tổng thị phần của các hãng sản xuất châu Á trong top 5 cộng lại bao gồm Samsung, Huawei, Oppo và Vivo lên tới 47,5%. Tức là đã cao hơn hẳn so với 11,9% của Apple (11,8%) và BlackBerry (0,1%, theo số liệu thống kê đăng trên trang statista) cộng lại. Đó là còn chưa kể đến con số của các hãng sản xuất châu Á không được nhắc đến ở đây (nhưng cũng không phải quá nhỏ) như LG, Lenovo hay Asus. Phép tính này quá đơn giản:
47,5% > 11,9%
Vậy có nghĩa là:
Bắc Mỹ 0 – 2 Châu Á
Những đối thủ đuối sức trong cuộc đua
BlackBerry
Thị phần của BlackBerry trong quý 2 vừa rồi rớt xuống chỉ còn 0,1%. Nói một cách đơn giản, cứ 1.000 người dùng smartphone thì chỉ có 1 người dùng BlackBerry. Với thị phần èo uột như vậy, các nhà phát triển phần mềm rất dè dặt khi được đề nghị làm ứng dụng cho BlackBerry vì số tiền thu lại từ người dùng trả phí không đáng là bao so với iOS hay Android. Hiện các nhà phát triển ứng dụng Facebook và WhatsApp đã nói không với BlackBerry. Một smartphone không có ứng dụng phần mềm là một smartphone chết. Nhận ra tình hình đó, hãng đã kịp chuyển sang nền tảng Android với mẫu Priv và sắp tới là hai model mới.
Thế nhưng, khi nhìn vào những gì BlackBerry làm được với Priv, chúng ta lại càng tin tưởng vào một tương lai trong thị trường smartphone không còn dấu vết của "dâu đen". BlackBerry Priv ra mắt tại thị trường Việt Nam vào tháng 11/2015 với mức giá 18,5 triệu đồng. Nhìn vào những sản phẩm Android có mức giá cao đến vậy và quay lại nhìn Priv, bạn sẽ hiểu vì sao chẳng ai mua chiếc điện thoại này. Phần cứng không hoàn chỉnh, phần mềm cũng lai tạo và nhiều khiếm khuyết với mức giá “đắt đến khó tin”. Vẫn trung thành với thương hiệu lịch sử, công ty này cách đây không lâu vừa khẳng định sẽ tiếp tục cho ra đời thêm 2 sản phẩm nữa với mức giá tâm trung và đồng thời giảm giá Priv xuống mức không thể thấp hơn. Mới đây BlackBerry tung thêm sản phẩm ở tầm trung DTEK50 được quảng cáo là siêu bảo mật đối với các smartphone chạy hệ điều hành Android. Tuy nhiên, sản phẩm này có giúp BlackBerry lật ngược thế cờ hay không thì đó vẫn là điều còn nhiều nghi ngờ.
Sony
Từ lâu mảng di động của Sony đã hết sức nhạt nhòa với những sản phẩm mà người dùng chẳng phân biệt được loại nào vào với loại nào. Thiết kế không đột phá, cách đặt tên cũng không có gì ấn tượng, không sở hữu công nghệ thực sự cách tân trong sản phẩm, Sony được cho là sẽ tự sớm rút khỏi làng di động thời gian sắp tới.
Hãng cũng tìm cách thâm nhập vào thị trường smartphone tầm trung một cách tích cực hơn bằng việc mở rộng danh mục sản phẩm ở phân khúc này. Dẫu vậy, tất cả vẫn là chưa đủ bởi chỉ tính riêng sự cạnh tranh đến từ các hãng sản xuất Trung Quốc với tôn chỉ “giá rẻ, chất lượng tốt” cũng đủ làm Sony khốn đốn.
Theo báo cáo tài chính mới đây nhất, mảng di động của Sony đang có dấu hiệu phục hồi dù còn chậm. Trong quý 2/2016, mảng di động của Sony cũng làm ăn có lãi cho dù ít ỏi. Cụ thể, quý 2/2016, Sony thu về lợi nhuận 3,82 triệu USD, thế nhưng doanh số và doanh thu hoạt động lại giảm một phần ba so với cùng kỳ năm trước ở mức 1,805 tỷ USD. Nhiều nhà phân tích cho rằng lãi mà Sony có được là do tỉ giá đồng yên Nhật.
HTC
">