Sở hữu nguồn tài chính mạnh và tầm nhìn chiến lược có thể thấy qua dự án Hoàng Kim Thế Gia (Bình Tân) chất lượng đi cùng thời gian thì nay Paris Hoàng Kim là một trong số ít dự án tại TP.HCM có pháp lý minh bạch, an toàn trước khi ra mắt.
Tọa lạc ngay Trần Não - Lương Định Của, quận 2. Paris Hoàng Kim liền kề quận 1, khu đô thị Thủ Thiêm - Thảo Điền là một trong những nơi thu hút đông đảo các chuyên gia nước ngoài đến sống và làm việc.
Theo các chuyên gia nhận định, giá trị BĐS của Paris Hoàng Kim được đảm bảo lâu dài và tăng giá nhanh trong tương lai, khi 3 năm tới, khu đô thị Thủ Thiêm trở thành trung tâm tài chính của TP.HCM. Và cầu Thủ Thiêm 2 nối quận 1 hoàn thành vào đầu năm 2021, con đường Lương Định Của đang được mở rộng lên 4 làn xe sẽ giúp cư dân rút ngắn thời gian di chuyển đến quận 1 hay thuận tiện đến các quận lân cận, nơi tập trung nhiều trường học, bệnh viện quốc tế, siêu thị, khu vui chơi…
Theo chủ đầu tư, “nhờ lợi thế gần khu resort 6 sao, dự án sở hữu môi trường sống trong lành và mát mẻ, nhiều cây xanh, mặt nước, đây quả thực là một dự án “hiếm có khó tìm” trên thị trường căn hộ TP.HCM hiện nay”.
Trong khuôn viên rộng 7,079m2, tòa tháp đôi cao 26 tầng gồm 417 căn hộ 2 - 3 phòng ngủ. Với mật độ cư dân không nhiều tại dự án góp phần tạo nên môi trường sống lý tưởng, trong lành trong khu đô thị mới Thủ Thiêm. Một đô thị kiểu mẫu trong tương lai khi nơi đây sẽ là trung tâm tài chính hàng đầu Việt Nam kéo theo nhiều công ty, chuyên gia nước ngoài đến làm việc.
Điểm nhấn đặc biệt của dự án là tiện ích bể bơi vô cực trên tầng thượng giúp cư dân ngắm toàn cảnh Thành Phố. Ngoài ra, chủ đầu tư Paris Hoàng Kim cũng ưu ái dành 3 tầng hầm để xe hiện đại, đảm bảo chỗ đậu xe cho mỗi cư dân và tăng giá trị cho dự án.
![]() |
Tổ hợp bể bơi trên tầng thượng giúp cư dân ngắm toàn cảnh Thành Phố |
"Đầu tư một tầng hầm tốn chi phí bằng gần hai tầng nổi nên không nhiều chủ đầu tư dám bỏ vốn. Tuy nhiên, với yêu cầu khắt khe của người mua căn hộ, nhiều dự án BĐS buộc phải tính đến các giải pháp xây dựng hầm đỗ xe với diện tích lớn, thậm chí phải tốn khoản chi phí đóng tiền sử dụng đất gấp đôi so với việc xây 1-2 tầng hầm đỗ xe", đại diện chủ đầu tư cho biết thêm.
Cư dân Paris Hoàng Kim sẽ thừa hưởng các tiện ích nội khu gồm 5 tầng dịch vụ - thương mại cao cấp với hơn 30 tiện ích đẳng cấp: hồ bơi người lớn và trẻ em, sảnh đón khách, phòng tập gym, spa, trường mẫu giáo, phòng golf, quầy bar, vườn treo bbq, lối tản bộ cùng cảnh quan xanh mát và an ninh 24/24…sẽ thỏa mãn tất cả các nhu cầu học tập, nghỉ ngơi, mua sắm, giải trí, rèn luyện sức khỏe của cư dân.
Với thiết kế thông minh, 100% căn hộ đều là căn góc, hành lang rộng 2,2m, tất cả các gian bếp và các phòng đều có cửa sổ để đón nắng, gió tự nhiên, từ đó làm cho các căn hộ luôn thông thoáng, ngập tràn ánh sáng và tiết kiệm điện năng. Cộng thêm, hệ thống cửa khóa thông minh đa chức năng. Các căn hộ đều được xây dựng bằng vật liệu cách âm của Đức có khả năng chống ồn đồng thời đem đến không gian yên tĩnh cho cư dân sau mỗi ngày làm việc. Mỗi tòa nhà được bố trí 4 thang máy tốc độ cao, đảm bảo sự riêng tư, tiện lợi cho cư dân.
Nhằm tối ưu tài chính cho khách hàng, chủ đầu tư cũng đưa ra phương thức thanh toán hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi và quà tặng giá trị dành cho khách hàng đặt cọc thành công tại dự án.
Dự kiến dự án bàn giao vào quý 4/2021.
Thông tin chi tiết về dự án và tham quan căn hộ mẫu liên hệ: Nhà Phát Triển và Phân Phối dự án: Hoàng Anh Sài Gòn Group Hotline: 0946.5555.18 (PKD.CĐT) Website: http://canhoparishoangkim.vn |
(Nguồn: Hoàng Anh Sài Gòn Group)
" alt=""/>Ấn tượng những giá trị cốt lõi của Paris Hoàng KimLớp bảo vệ bằng túi bóng ngăn giữa ghế lái và ghế sau. Ảnh: Handout
Chương trình ngăn ghế trước và ghế sau bằng túi bóng của Didi Chuxing sẽ diễn ra trên toàn quốc, chi phí khoảng 100 triệu NDT (14,3 triệu USD). Theo công ty, biện pháp này khá phổ biến giữa tài xế và hành khách đi xe.
Với hướng dẫn từ các chuyên gia y tế, Didi Chuxing ban đầu triển khai tại một số thành phố như Thâm Quyến, Thái Nguyên, Vũ Hán. Tài xế được chọn bọc lớp bảo vệ tại một số vị trí nhất định hoặc tại ghế lái dựa theo hướng dẫn được phát. Didi Chuxing không tiết lộ số xe trên nền tảng mà chỉ nói hỗ trợ 30 tài xế vào năm 2018.
" alt=""/>Hãng taxi công nghệ Trung Quốc dùng túi bóng ngăn ghế trước và ghế sau để tránh lây CovidTuy nhiên đến nay các tuyên bố đó vẫn chưa thành hiện thực, xe tự lái vẫn chưa được ra mắt và các trò chơi trên đám mây vẫn đang hoạt động dựa trên mạng 4G LTE trước đây.
Thay vào đó, mạng 5G đã phải đối mặt với sự thất vọng của người dùng do tốc độ chậm hơn mong đợi và vùng phủ sóng còn hạn chế, dẫn đến việc áp dụng quá thấp.
Theo một báo cáo của chính phủ Hàn Quốc vào năm ngoái, tốc độ tải xuống trung bình trên mạng 5G nhanh chỉ hơn khoảng 4 lần so với mạng 4G LTE, đây là một kết quả thấp hơn nhiều so với những hứa hẹn ban đầu là tốc độ 5G sẽ nhanh hơn tới 20 lần so với mạng 4G LTE.
Tính đến tháng 2 vừa qua, thuê bao 5G chỉ chiếm 19% trong tổng số gần 71 triệu thuê bao di động của nước này, trong khi thuê bao 4G LTE đang chiếm đến 73%.
Theo số liệu của Bộ Khoa học và CNTT-TT Hàn Quốc thì việc chuyển đổi người dùng từ mạng 3G sang 4G LTE xảy ra tương đối nhanh hơn so với việc chuyển đổi từ mạng 4G LTE sang 5G hiện nay, vào tháng 7 năm 2013, tức là sau 2 năm ra mắt, người dùng 4G LTE đã chiếm 44% tổng số người dùng di động tại Hàn Quốc.
Trong khi chính phủ tuyên bố rằng, các nhà khai thác di động đã lắp đặt các trạm gốc 5G nhanh hơn ba lần so với mục tiêu ban đầu, đến tháng 2 năm 2021, đã có 170.000 trạm gốc 5G được lắp đặt tại Hàn Quốc, tuy nhiên con số này vẫn quá ít so với hơn 970.000 trạm gốc 4G trên toàn quốc.
Hiện tại mạng 5G chỉ phủ sóng tại các thành phố lớn của Hàn Quốc và chính phủ đang đặt mục tiêu phủ sóng 5G trên toàn quốc vào năm tới.
Các chuyên gia chỉ ra rằng, 5G đã thu hút sự chấp nhận của thị trường yếu hơn mong đợi vì nó không cải thiện trải nghiệm người dùng nhiều như mạng 4G LTE đã làm 10 năm trước.
Kim Jong-ki, một nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế Công nghiệp & Thương mại Hàn Quốc cho biết: “Khi người dùng chuyển từ mạng 3G sang 4G LTE, họ có quyền truy cập vào các dịch vụ mới như cuộc gọi video mà trước đây bị hạn chế do tốc độ dữ liệu. Trong khi, đối với mạng 5G hiện tại thì ngoài một số khu vực nhất định, tốc độ 5G không nhanh hơn đáng kể so với mạng 4G LTE”.
Sự thất vọng của người dùng đã tăng lên, với việc một số người dùng 5G đang chuẩn bị một vụ kiện chống lại ba nhà khai thác di động lớn của Hàn Quốc bao gồm SK Telecom, KT Telecom và LG Uplus để đòi bồi thường cho kết nối kém và tốc độ đáng thất vọng.
Theo luật sư Kim Jin-wook, người đến từ công ty luật Joowon thì có khoảng 10.000 người đã bày tỏ ý định tham gia vào vụ kiện tập thể vì họ cho rằng các gói cước cao hơn áp dụng cho 5G không mang lại trải nghiệm cải thiện so với mạng 4G LTE.
Trong khi đó, Cho Eun-young, một người đang tham gia vụ kiện nói rằng, điện thoại của cô luôn phải sử dụng mạng 4G mặc dù đang sử dụng gói cước của mạng 5G.
“Điện thoại của tôi không thể tìm thấy mạng 5G và sẽ phải sử dụng 4G LTE ngay cả khi nó ở chế độ ưu tiên 5G. Tôi đang sống gần Seoul, hãy tưởng tượng nó sẽ như thế nào cho người dùng 5G sống bên ngoài khu vực thủ đô”, cô Cho Eun-young cho biết thêm.
Trong khi đó, một quan chức trong ngành viễn thông cho biết: “Các mạng 5G vẫn đang được triển khai và đang trong quá trình phát triển, đồng thời cho biết thêm rằng quốc gia này dẫn đầu thế giới về việc triển khai 5G”.
Theo một báo cáo vào tháng 10 năm ngoái từ nhà nghiên cứu thị trường Omdia, Hàn Quốc được xếp hạng là quốc gia có thị trường 5G hàng đầu trên toàn cầu trong số 22 quốc gia về tiến độ triển khai 5G, phạm vi phủ sóng, phổ tần số và hệ sinh thái pháp lý.
Liên quan đến việc triển khai 5G, chính phủ Hàn Quốc cũng đã thừa nhận những thiếu sót. “Các dịch vụ 5G không được cung cấp ở mức độ chấp nhận được đối với công chúng. Việc sử dụng nó trong các ứng dụng doanh nghiệp cũng không đạt được kết quả như mong đợi”, Cho Kyeong-sik - Thứ trưởng Bộ Khoa học và CNTT-TT Hàn Quốc cho biết tại một cuộc họp diễn ra vào ngày 2/4 vừa qua.
Trong khi đó, Kim Dong-ku, Giáo sư kỹ thuật điện tại Đại học Yonsei của Hàn Quốc cho biết: “Có nhiều vấn đề cần giải quyết, chẳng hạn như phát triển các thiết bị trên phạm vi rộng, tính khả dụng của băng tần 28 GHz, cải thiện trải nghiệm người dùng trong các gói dịch vụ và dữ liệu. Nếu những vấn đề như vậy không được giải quyết, hiệu quả kinh tế từ việc thương mại hóa 5G dự kiến sẽ giảm”.
Hàn Quốc hiện đang cung cấp các dịch vụ 5G trên băng tần 3,5 GHz cho người dùng di động. Các nhà mạng di động vẫn chưa triển khai 5G trên băng tần 28 GHz để mang lại tốc độ cực cao cho người dùng và vẫn chưa thương mại hóa mạng 5G dựa trên kiến trúc độc lập để cải thiện độ trễ.
Tuy nhiên, các nhà mạng di động đang thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi dịch vụ 5G và gần đây đã phát hành các gói cước dữ liệu 5G giá cả phải chăng hơn.
Nhà mạng di động hàng đầu SK Telecom đặt mục tiêu sẽ đạt 9 triệu người dùng 5G vào cuối năm nay, trong khi đối thủ nhỏ hơn LG Uplus đang nhắm tới con số 4 triệu người dùng.
Nhà nghiên cứu Kim Jong-ki cho rằng: “Suy thoái kinh tế từ đại dịch Covid-19 đã làm giảm nhu cầu sử dụng 5G vào năm ngoái. Hy vọng người dùng 5G có thể sẽ tăng nhanh hơn trong năm nay”.
Phan Văn Hòa(theo Yonhap)
Để hiện thực hóa toàn bộ viễn cảnh 5G ở 27 quốc gia thành viên, Liên minh Châu Âu cần chuẩn bị trong khoảng thời gian ít nhất 4 năm.
" alt=""/>Người dùng 5G tại Hàn Quốc vẫn khao khát tốc độ nhanh hơn