Starlink được ra mắt tại ba trung tâm y tế Indonesia vào ngày 19/5, bao gồm hai ở Bali và một ở hòn đảo xa xôi Aru ở Maluku. Theo video được chiếu tại lễ khai trương, Internet tốc độ cao cho phép nhập dữ liệu đầu vào thời gian thực để giải quyết tốt hơn các thách thức y tế như thấp còi, suy dinh dưỡng.
Khi được hỏi về kế hoạch đầu tư vào ngành công nghiệp xe điện của Indonesia, Musk cho biết ông tập trung vào Starlink và mang kết nối đến cho các hòn đảo trước tiên.
Nhiều năm qua, chính phủ Indonesia cố gắng thu hút hãng xe điện Tesla của Musk để xây dựng các nhà máy sản xuất liên quan đến xe điện. Indonesia muốn phát triển lĩnh vực xe điện tận dụng nguồn tài nguyên niken phong phú.
Musk dự kiến gặp Tổng thống Indonesia Joko Widodo vào ngày 20/5. Tỷ phú cũng sẽ phát biểu tại Diễn đàn Nước Thế giới diễn ra trên hòn đảo.
Theo Bộ trưởng Truyền thông Budi Arie Setiadi, người cũng tham dự buổi ra mắt tại Bali, chính phủ sẽ ưu tiên tập trung dịch vụ Starlink cho các khu vực xa trung tâm, kém phát triển.
Trước buổi phóng, Starlink đã nhận được giấy phép hoạt động như một nhà cung cấp dịch vụ Internet cho khách hàng nhỏ lẻ và được cấp phép cung cấp mạng, sau khi nhận được giấy phép thiết bị đầu cuối cỡ nhỏ (VSAT). Starlink của Musk sở hữu khoảng 60% trong số khoảng 7.500 vệ tinh quay quanh trái đất, dẫn đầu lĩnh vực Internet vệ tinh.
Indonesia là quốc gia thứ ba ở Đông Nam Á mà Starlink hoạt động. Malaysia cấp giấy phép cung cấp dịch vụ Internet cho SpaceX vào năm ngoái và một công ty có trụ sở tại Philippines đã ký thỏa thuận với SpaceX vào năm 2022.
Starlink cũng được sử dụng rộng rãi ở Ukraine bởi quân đội, bệnh viện, doanh nghiệp và các tổ chức viện trợ.
(Theo Reuters)
" alt=""/>Elon Musk phóng vệ tinh Starlink tại IndonesiaTheo ông Đinh Cao Sơn, Giám đốc Sản phẩm FPT Camera, hiện nay, thị trường camera giám sát tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu.
Tại Việt Nam, nhu cầu về giám sát và an ninh ngày càng tăng, đặc biệt là trong các doanh nghiệp và cơ sở công cộng. Cũng vì vậy, các hệ thống camera giám sát ngày càng trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra thách thức lớn trong việc quản lý và bảo vệ dữ liệu, đặc biệt là rủi ro liên quan đến an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu ngày càng cao.
Việt Nam có tiêu chí bảo mật camera là bước đi sáng suốt
Trong bối cảnh thị trường camera phát triển nóng, Bộ TT&TT đã ban hành Bộ tiêu chí về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát.
Đây là các khuyến nghị và yêu cầu kỹ thuật an toàn thông tin mạng cơ bản, áp dụng với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến hoạt động nghiên cứu, phát triển, sản xuất, đánh giá, lựa chọn và sử dụng thiết bị camera.
Theo đó, các thiết bị camera giám sát sử dụng giao thức mạng sẽ phải có tài liệu hướng dẫn sử dụng sản phẩm cho người dùng, đồng thời có khả năng quản lý xác thực và quản lý lỗ hổng bảo mật, có khả năng thực hiện việc cập nhật và quản lý phiên an toàn.
Trao đổi với VietNamNet, một chuyên gia trong ngành sản xuất camera nhận định, bộ tiêu chí là cơ sở để các nhà sản xuất, nhập khẩu thiết bị camera giám sát tuân thủ nhằm đảm bảo an toàn thông tin cho thiết bị và người dùng, đảm bảo sự dễ dàng đánh giá, kiểm tra sản phẩm trước khi đưa vào sử dụng. Các tiêu chí an ninh, an toàn cũng sẽ giúp duy trì niềm tin số cho người sử dụng Việt Nam.
Bình luận về câu chuyện này, ông Bùi Trường Thi, CTO công ty Vconnex cho hay, các yêu cầu mà bộ tiêu chí đưa ra hết sức chi tiết và có tính khả thi cao.
Đứng trên vai trò doanh nghiệp sản xuất sản phẩm camera, đại diện Vconnex cho rằng, quy định này vô cùng cần thiết để chuẩn hóa và đảm bảo an ninh an toàn thông tin dữ liệu của người dùng Việt Nam, xa hơn nữa là an toàn an ninh của đất nước.
“Chúng tôi mong muốn các yêu cầu này sớm ban hành thành tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc đối với các camera kinh doanh trên thị trường Việt Nam”, ông Thi đề xuất.
Có cùng góc nhìn, ông Đoàn Mạnh Hà, Giám đốc điều hành Bkav AI cho rằng, các yêu cầu an ninh bảo mật mà Bộ TT&TT công bố rất đầy đủ và chi tiết, qua đó đưa ra các quy định an toàn cho các nhà sản xuất thiết bị Camera giúp đồng bộ chất lượng sản phẩm Camera trên thị trường
Theo ông Đinh Cao Sơn, Giám đốc Sản phẩm FPT Camera, các yêu cầu an ninh bảo mật cơ bản mà Bộ TT&TT công bố với các nhà sản xuất camera giám sát mới đây rất sâu sát và hữu ích.
Cụ thể, các yêu cầu này tập trung vào việc tăng cường bảo mật dữ liệu, ngăn chặn lỗ hổng bảo mật, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về bảo mật thông tin. Các yêu cầu này cũng góp phần đóng vai trò trong việc nâng cao nhận thức về bảo mật thông tin và giáo dục người dùng về các biện pháp bảo vệ dữ liệu và thông tin cá nhân khi sử dụng các hệ thống camera giám sát.
Các yêu cầu này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng từ các hacker và kẻ xấu. Bộ tiêu chí đã cung cấp một khung pháp lý và kỹ thuật cơ bản, giúp đảm bảo rằng các sản phẩm camera giám sát được thiết kế và sản xuất với mức độ bảo mật cao nhất.
Trong quyết định thành lập, Bộ TT&TT cũng nêu rõ các nhiệm vụ của Mạng lưới như: đẩy mạnh truyền thông, góp phần nâng cao nhận thức xã hội về hoạt động bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; tiếp nhận phản ánh, thu thập thông tin về các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.
Tổng hợp, phân loại và điều phối các thành viên xử lý những phản ánh, thông tin về hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng cũng là một nhiệm vụ của Mạng lưới.
Cùng với đó, thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái các sản phẩm, nội dung lành mạnh, sáng tạo cho trẻ em trên môi trường mạng; tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn biện pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Tham gia xây dựng và vận động thực hiện Bộ quy tắc ứng xử, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Kết nối với các mạng lưới bảo vệ trẻ em quốc tế nhằm nâng cao hình ảnh Việt Nam trong hoạt động bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Đồng thời, tư vấn, đề xuất chính sách, quy định về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việt Nam lần đầu có cuộc thi online về an toàn thông tin dành cho trẻ em
Với vai trò là cơ quan điều phối của Mạng lưới, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT có trách nhiệm thành lập Ban Điều hành do lãnh đạo cơ quan điều phối Mạng lưới làm Trưởng ban, Tổ giúp việc, Tổ chuyên gia của Mạng lưới để tổ chức và hỗ trợ thực hiện các hoạt động của Mạng lưới.
Trao đổi với với ICTnews, đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết một trong những hoạt động đầu tiên, sẽ được Mạng lưới tập trung triển khai sắp tới là cuộc thi trực tuyến “Học sinh với An toàn thông tin” dự kiến khởi động từ ngày 15/6.
Theo thông tin từ Hiệp hội An toàn thông tin (VNISA), đơn vị chủ trì tổ chức cuộc thi online “Học sinh với An toàn thông tin”, năm nay là năm đầu tiên cuộc thi này được tổ chức tại Việt Nam dành cho đối tượng là học sinh THCS trên toàn quốc.
![]() |
Cuộc thi online “Học sinh với An toàn thông tin” sẽ được tổ chức thường niên từ năm nay. |
Là một hoạt động trọng tâm của VNISA trong năm 2021, cuộc thi online “Học sinh với An toàn thông tin” nhằm tuyên truyền, nâng cao hiểu biết, kỹ năng sử dụng Internet an toàn cho các học sinh, phụ huynh học sinh trên cả nước.
Cuộc thi cũng hướng tới việc tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích, phát huy khả năng tư duy của Học sinh, giúp các em nhận diện và phòng, tránh các nguy cơ mất an toàn trên môi trường mạng.
Học sinh sẽ thi trực tuyến qua website do Ban tổ chức xây dựng, với nội dung thi trắc nghiệm tập trung vào hiểu biết về quy định pháp luật liên quan tới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; các kiến thức, kỹ năng phòng chống nguy cơ mất an toàn, phòng chống xâm hại trên môi trường mạng của trẻ em và một số tình huống ví dụ điển hình…
Theo kế hoạch, sau khi cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2021 được phát động chính thức vào giữa tháng 6/2021, học sinh THCS trên toàn quốc sẽ đăng ký, thi thử và ôn tập bắt đầu từ tháng 7 và dự kiến tham gia thi chính thức từ ngày 25/8 đến ngày 15/9.
Vân Anh
Với việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng đến năm 2025, lần đầu tiên Việt Nam có một chương trình cấp quốc gia riêng về bảo vệ trẻ em trên mạng.
" alt=""/>Lập tổ chức phối hợp liên ngành về bảo vệ trẻ em trên mạng