Giải trí

Tình trăm năm tập 49: Vợ chồng nghèo được Quyền Linh giúp đỡ mở hàng tạp hóa

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-03-31 19:28:02 我要评论(0)

Câu chuyện tình yêu và hôn nhân của ông Đặng Văn Út (59 tuổi) và vợ Nguyễn Thị Kim Khuê (61 tuổi) tạthê thaothê thao、、

Câu chuyện tình yêu và hôn nhân của ông Đặng Văn Út (59 tuổi) và vợ Nguyễn Thị Kim Khuê (61 tuổi) tại chương trình Tình trăm năm tập 49 khiến MC Quyền Linh,ìnhtrămnămtậpVợchồngnghèođượcQuyềnLinhgiúpđỡmởhàngtạphóthê thao Ngọc Lan xúc động.

Dù nghèo khổ, bệnh tật, phải bán vé số kiếm cơm mỗi ngày nhưng họ vẫn đồng cam cộng khổ và chưa một lần nghĩ đến chuyện rời xa nhau.

{ keywords}
Vợ chồng ông Út và bà Khuê

Từ năm 20 tuổi, bà Khuê bị tai biến nhưng không có tiền chữa trị dẫn đến việc phải sống cả đời với khuôn mặt biến dạng. Thời điểm đó, bà đã có người hỏi cưới nhưng vì mặc cảm nên chuyện của họ không thành. Tình cảm ông Đặng Văn Út khi đó cũng bị bà phũ phàng từ chối. Nhưng ông Út vẫn quyết cưới bằng được bất chấp ngoại hình và sự khước từ của người con gái hơn tuổi.

Chỉ đến khi được gia đình tác động, lại thương hoàn cảnh nghèo của ông Út, bà Khuê mới động lòng và đồng ý về chung một nhà. Ngày đó nghèo, đám cưới chẳng linh đình nhưng bà Khuê chia sẻ: "Tôi xấu xí, tật nguyền nhưng có được tình cảm của mẹ chồng và chồng. Nên thành ra tôi không tủi thân".

Cái nghèo đeo bám, cặp vợ chồng phải bôn ba khắp nơi để kiếm kế sinh nhai. Họ sinh ba người con, con đầu sinh ở An Giang, con thứ sinh ở Kiên Giang còn con út sinh ở Đồng Tháp. Bà Khuê nghẹn ngào nhớ lại: "Khổ nhất là khi mang thai thằng út. Lúc đó có ông chú gợi ý đi lên Đồng Tháp kiếm sống, nhưng khi đi tôi lại không có đồng nào, phải đi bộ đến mình mẩy sưng hết, thậm chí đói cũng không có cơm ăn.

{ keywords}
Ông Út xúc động nhớ lại khoảng thời gian khó khăn.

Người ta thương, cho tiền mua bột làm bánh bán chứ không nghĩ mình sinh. Vô tình đi chợ, tôi đẻ rớt con ngoài đó luôn. Lúc đó, tôi khóc nhưng có một cô thương tình bảo đừng khóc, cô mua cho dĩa cơm ăn lấy sức đẻ. Tới 5-6h chiều, ông ấy mới biết tin".

MC Quyền Linh xúc động: "Nghe cô chú kể như thấy như tận cùng của cái khổ và nỗi đau. Không biết lúc đó tại sao cô chú lại có thể vượt qua?". Người phụ nữ 61 tuổi trả lời: "Lúc đó, tôi chỉ nghĩ đến con mình, cố gắng vượt qua hết!".

Đến bây giờ, ông Út bị tai biến tay run bần bật, bà thì hở van tim ba lá, thiếu máu cơ tim, nhịp tim chậm... nhưng ngày ngày vẫn đi bán vé số kiếm sống và trả nợ. Được biết, lúc ông đổ bệnh phải vay mượn hàng xóm, nên giờ hai người con lớn nghèo khổ cũng hỗ trợ trả nợ cho ba mẹ, tháng vài trăm ngàn.

"Người ta thấy mình có lòng trả nên được bao nhiêu hay bấy nhiêu chứ không đòi. Bây giờ có tiền ủng hộ, hai vợ chồng chỉ để dành thuốc thang mà chẳng dám tiêu xài", ông Út không cầm được nước mắt. 

Nghèo khổ, bệnh tật như thế nhưng họ vẫn lo lắng cho người con út chưa yên bề gia thất, từng bị tai nạn lao động, đứt lìa đôi bàn tay. Họ cũng lo làm sao trả hết nợ cho những người đã giúp họ lúc khó khăn. 

Những năm tháng bên nhau, điều khiến vợ chồng vui nhất chính là gia đình hạnh phúc, con cháu vui vầy và luôn có hiếu với cha mẹ. Tại chương trình, bà Khuê đã viết lá thư để thay những lời tình cảm gửi đến chồng. Bà viết: "Cảm ơn ông vì đã không bao giờ từ bỏ. Nếu không có ông, tôi đã sống trong nỗi tự ti của mình. Chúng mình đã rất khổ, con cái thì không học hành đầy đủ nhưng may mắn ba đứa con trai đều ngoan và là người tốt. Gia đình mình thật có phước phải không?

Những lúc hai vợ chồng bệnh tật đầy người, nhất là lúc ông bị tai biến, tôi rất sợ. Tôi chỉ mong ông được sống để tôi còn lo cho ông. Mong hai chúng ta có chết, thì chết cùng nhau. Sống thì vẫn ở bên nhau".

{ keywords}
Câu chuyện của họ đã khiến MC Quyền Linh xúc động.

Quyền Linh xúc động khẳng định: "Chuyện tình của cô chú không đẹp chút nào cả, nhưng tình yêu cô chú dành cho nhau thực sự đẹp lắm. Quyền Linh và Ngọc Lan rất xúc động và chắc chắn khán giả cũng vậy. Cuộc sống này có nhiều điều tiêu cực, nhưng cũng có rất nhiều điều tích cực. Chúng ta hãy nghĩ đến những điều tích cực ấy. Hạnh phúc sẽ được lan toả nếu được hỗ trợ và đồng hành". 

Cuối chương trình, MC Quyền Linh ra đề nghị tiếp sức vợ chồng ông Út có thêm điều kiện để phát triển kinh tế. Với quan điểm nếu ủng hộ 10 - 20 triệu đồng, có thể họ sẽ xài hết, nên Quyền Linh quyết định hỗ trợ đóng kệ, đầu tư vốn và hàng hoá để hai vợ chồng mở một tiệm tạp hoá trước nhà thay vì ngày ngày đi bán vé số kiếm sống.

Hành động của nam MC là sự hỗ trợ kịp thời để vợ chồng bớt khổ cực hơn khi không còn phải đội nắng đội mưa bán vé số kiếm cơm qua ngày.

Lê Phương

Chuyện tình của vị đại tá đặc công và người vợ kém 10 tuổi

Chuyện tình của vị đại tá đặc công và người vợ kém 10 tuổi

Lần gặp đầu tiên, ông Hùng đã có ấn tượng mạnh với bà Phụng. Ông tìm mọi cách để bà chấp nhận lời cầu hôn của mình.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}Các F0 đang thực hiện cách ly tại Bệnh viện dã chiến số 6 TP.HCM. Ảnh: Thanh Tùng.

Đảm bảo các điều kiện sinh hoạt cho người được cách ly như: nhà vệ sinh, giường nghỉ, cung cấp thức ăn đầy đủ theo quy định, xử lý rác y tế, bồn rửa tay ...

Mỗi cơ sở cách ly tập trung phải bố trí phòng sơ cấp cứu với các trang thiết bị cấp cứu cơ bản, có bình oxy.

Về trang thiết bị y tế, thuốc: Cần phải có bộ dụng cụ cấp cứu cơ bản; các dụng cụ theo dõi sức khỏe như nhiệt kế, huyết áp, ống nghe, thiết bị đo độ bảo hòa oxy trong máu qua da (SpO2), phương tiện phòng hộ cá nhân, khẩu trang, thuốc hạ sốt và vitamin. Đối với bình oxy cần ít nhất từ 5-10 bình để có thể cho nhiều người bệnh cùng thở một lúc trong khi chờ chuyển người bệnh đến bệnh viện.

Ban Quản lý cơ sở cách ly sẽ do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, TP Thủ Đức làm Trưởng ban. Các Phó Trưởng ban bao gồm đại diện lãnh đạo các đơn vị: Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, Ban Giám đốc Bệnh viện quận, huyện, TP Thủ Đức và đại diện Tổ công tác đặc biệt hỗ trợ phòng, chống dịch tại các quận, huyện và TPThủ Đức.

Trường hợp trên địa bàn quận, huyện và thành phố Thủ Đức có nhiều cơ sở cách ly tập trung khác nhau, tùy thuộc vào quy mô của mỗi cơ sở mà Ủy ban nhân dân quận, huyện và TP Thủ Đức có thể thành lập các cơ sở cách ly tập trung với Ban Quản lý riêng biệt (nếu quy mô lớn trên 500 giường) hoặc nhiều cơ sở cách ly tập trung trực thuộc một Ban Quản lý chung, có phân công người phụ trách cho từng cơ sở (nếu quy mô nhỏ, dưới 500 giường).

Đối với nhân sự chuyên môn:Bao gồm các bác sĩ, điều dưỡng với số lượng phù hợp quy mô của cơ sở cách ly tập trung từ nguồn nhân lực y tế của các Bệnh viện, Trung tâm Y tế quận, huyện, TP Thủ Đức và nguồn nhân lực tăng cường do Sở Y tế điều động; khuyến khích vận động nguồn lực y tế tư nhân và các bác sĩ nghỉ hưu có sức khỏe tốt trên địa bàn tham gia.

Đối với nhân sự phục vụ: Huy động các nguồn nhân lực khác nhau trên địa bàn tham gia công tác phục vụ ăn uống, vệ sinh, an ninh, trật tự và vận chuyển người bệnh.

Nhiệm vụ của cơ sở cách ly tập trung là theo dõi tình hình sức khỏe người cách ly tập trung, kịp thời phát hiện triệu chứng mới xuất hiện ở người cách ly để chuyển viện điều trị. Chăm sóc và hướng dẫn người bệnh nhận biết “dấu hiệu thiếu oxy” để kịp thời phát hiện sớm các triệu chứng bất thường, dấu hiệu chuyển nặng.

Khi người bệnh có các triệu chứng này thì khẩn trương cho người bệnh thở oxy, đồng thời liên hệ Trung tâm Cấp cứu 115 hoặc “Tổ cấp cứu ngoại viện” của Bệnh viện quận, huyện, TP Thủ Đức để chuyển người bệnh đến các Bệnh viện điều trị Covid-19 hoặc chuyển người bệnh đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời (trong trường hợp nguy kịch).

Mỗi quận, huyện, TP Thủ Đức thành lập “Tổ phản ứng nhanh” (bao gồm bác sĩ, điều dưỡng, công an...) để kịp thời hỗ trợ các tình huống khẩn cấp tại các cơ sở cách ly tập trung trên địa bàn. Khi có nhu cầu chuyển viện (không cấp cứu), gọi Tổng đài 115 để được điều phối xe chuyển viện đến cơ sở cách ly để chuyển người bệnh đến bệnh viện.

Khuyến khích các địa phương huy động xe vận chuyển hành khách và xe cấp cứu tư nhân để chủ động vận chuyển người bệnh. Xe tham gia vận chuyển hành khách phải đáp ứng các điều kiện bắt buộc khi tham gia vận chuyển người bệnh Covid-19 theo đúng quy định, bao gồm:

Xe vận chuyển có kết cấu khoang riêng biệt giữa người bệnh và nhân viên y tế và tài xế. Tài xế tham gia vận chuyển được huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận sử dụng trang phục phòng hộ (PPE), tuân thủ các quy định phòng và kiểm soát lây nhiễm Covid-19. Tài xế tham gia vận chuyển được tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Hàng ngày cập nhật dữ liệu người cách ly F0 vào phần mềm ứng dụng “Hệ thống quản lý người cách ly và người bệnh Covid-19”.

Về thời gian cách ly tập trung:Đối với các trường hợp F0 không có triệu chứng lâm sàng, thời gian cách ly tập trung là 7 ngày nếu kết quả xét nghiệm RT-PCR vào ngày thứ 7 là âm tính hoặc dương tính với giá trị CT> 30.

Trường hợp dương tính với giá trị CT< 30, tiến hành thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên nCoV 2 ngày sau đó cho đến khi kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính thì cho phép người bệnh tiếp tục cách ly theo dõi tại nhà theo quy định.

Khi người bệnh đủ điều kiện xuất viện theo quy định, UBND các quận huyện và TP Thủ Đức hoặc phường, xã, thị trấn ban hành quyết định kết thúc thời gian cách ly tập trung theo quy định. UBND TP đề nghị UBND các quận huyện và TP Thủ Đức tiến hành thực hiện.

>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM mới nhất

Tú Anh

" alt="TP.HCM triển khai cho F0 không triệu chứng cách ly tại nhà" width="90" height="59"/>

TP.HCM triển khai cho F0 không triệu chứng cách ly tại nhà

{keywords}Bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số.

“Các nền tảng số đã kết nối cung cầu, giúp phân phối, lưu thông hàng hóa trong đại dịch và chúng tôi tin tưởng những mô hình này còn phát triển hơn. Những hành vi của người tiêu dùng đã được định hình suốt 2 năm qua sẽ hình thành nên thói quen tiêu dùng và các mô hình kinh doanh mới trong tương lai”, bà Việt Anh nói.

Bà Việt Anh dẫn số liệu từ Amazon cho thấy, nền tảng này đã hỗ trợ cho những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ Việt Nam đưa 7,2 triệu sản phẩm ra thế giới. Theo đó, các doanh nghiệp có thể bán thẳng đến người tiêu dùng ở thị trường châu Âu. “Đây là một tiềm năng vô tận mà TMĐT mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời mang lại cho người tiêu dùng cơ hội tiếp cận được với nhiều hàng hóa chất lượng”, bà Việt Anh cho hay. 

Nói thêm về tầm quan trọng của các nền tảng số, ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Quản lý Doanh nghiệp, Bộ TT&TT cho biết, nền tảng số là giải pháp đột phá để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. 

{keywords}
Ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Quản lý Doanh nghiệp, Bộ TT&TT

Việt Nam hiện có 9 triệu hộ nông dân, 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, 1 triệu doanh nghiệp, 70.000 nhà máy sản xuất, hơn 40.000 trường học, hàng chục nghìn cơ sở y tế… cần phát triển và phổ cập thật nhanh các nền tảng phục vụ cho nhu cầu riêng, nhu cầu đặc thù của từng lĩnh vực. “Hỗ trợ cho các lĩnh vực này chuyển đổi số, từ đó phát triển kinh tế số, hình thành xã hội số làm nền tảng thúc đẩy chiến lược phát triển kinh tế, xã hội số cũng như Chương trình chuyển đổi số quốc gia”, ông Đường nói.

Cần chính sách dài hơi để phát triển kinh tế số

Đánh giá cao những triển vọng của kinh tế số song các chuyên gia cho rằng lĩnh vực này đang có không ít rào cản.

Theo bà Lại Việt Anh, quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu đến từ những hạn chế khi tiếp cận, sử dụng các nguồn lực. Họ gặp khó khăn về chi phí, cơ sở hạ tầng và nhân lực công nghệ thông tin để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả. "Các doanh nghiệp, nhãn hàng lớn có thể dễ dàng đầu tư xây dựng web, app điện thoại, còn với doanh nghiệp nhỏ và vừa, những đầu tư này là quá sức, chưa kể đến hiệu quả sử dụng do hạn chế về khả năng tiếp cận khách hàng", bà Việt Anh chia sẻ.

{keywords}
Ông Ngô Vĩnh Bạch Dương, Trưởng phòng Kinh tế, Viện Nhà nước và Pháp luật.

Tiếp cận dưới góc độ pháp lý, ông Ngô Vĩnh Bạch Dương, Trưởng phòng Kinh tế, Viện Nhà nước và Pháp luật thì cho rằng, vấn đề pháp lý trên nền tảng số đặt ra những thách thức, trong đó lớn nhất là dữ liệu. Vị này cho rằng dù đã có Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, nhưng chúng ta vẫn chưa có chuẩn về việc thu thập, xử lý dữ liệu. “Rõ ràng, đã đến lúc phải có luật bảo vệ dữ liệu nghiêm ngặt hơn để bảo đảm rằng việc thu thập đó được sự đồng thuận của người sở hữu, khi xử lý cũng phải được sự chấp nhận của chủ sở hữu”, ông Dương nói.

Ngoài ra, vị chuyên gia này cho rằng cần rà soát lại những vấn đề về pháp lý, trong đó có chi phí tuân thủ của các đơn vị kinh doanh nền tảng để họ giảm bớt được khoản chi không cần thiết. Xem xét sự kết nối của các cơ quan nhà nước như cơ quan thuế, thống kê... để khai thác dữ liệu, xử lý thủ tục hành chính đơn giản hơn mà không cần tăng thêm nhân công.

Trong khi đó, ông Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho hay, rào cản lớn nhất là khi chuyển đổi số và ứng dụng nền tảng số là sự xuất hiện của các cơ chế tự động thông minh trong quy trình sản xuất, từ quan hệ khách hàng đến văn hóa doanh nghiệp, chế độ, chính sách đối với người lao động... có cả những hoạt động thiếu luật hướng dẫn.

{keywords}
Ông Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

Theo ông Vũ Tiến Lộc, tại Việt Nam, Chính phủ đã có chương trình thúc đẩy các doanh nghiệp trong chuyển đổi số. Tuy vậy, nhìn chung sự hỗ trợ còn hạn chế, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh. Vì vậy, các chính sách cần được nghiên cứu cụ thể và tiến hành dài hơi, bài bản hơn để phát triển kinh tế số.

Duy Vũ

Xử mạnh tay hành vi "né" thuế của các nền tảng xuyên biên giới

Xử mạnh tay hành vi "né" thuế của các nền tảng xuyên biên giới

Cơ quan thuế theo sát hoạt động, thu thập dữ liệu dòng tiền giao dịch của các tổ chức sở hữu, vận hành các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Google, Youtube... và xử lý nghiêm hành vi gian lận thuế.

" alt="Cần chính sách dài hơi để phát triển kinh tế số" width="90" height="59"/>

Cần chính sách dài hơi để phát triển kinh tế số

{keywords}Bộ Công thương ra quy định mới về báo cáo kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Ảnh minh họa: Tiết kiệm năng lượng

Bộ Công thương vừa ban hành Thông tư 25/2020/TT-BCT quy định việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện kiểm toán năng lượng.

Thông tư mới yêu cầu các cơ sở sử dụng năng lượng trên toàn quốc thực hiện việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện kiểm toán năng lượng trên trang thông tin điện tử về Cơ sở dữ liệu sử dụng năng lượng quốc gia.

Quy định về chế độ báo cáo của Bộ Công thương áp dụng với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước hoặc một phần ngân sách nhà nước; tổ chức kiểm toán năng lượng và các tổ chức, cá nhân khác liên quan.

Theo quy định mới, các sở Công thương có trách nhiệm ban hành công văn đề nghị các cơ sở sử dụng năng lượng trên địa bàn báo cáo về dữ liệu sử dụng năng lượng trong năm trước ngày 25/12. Các cơ sở này gồm cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm (theo danh sách được ban hành hàng năm); cơ sở sử dụng năng lượng có mức tiêu thụ từ 600 TOE (hoặc từ 3,6 triệu kWh) thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, vận tải; từ 300 TOE (hoặc từ 1,8 triệu kWh) đối với các tòa nhà, công trình xây dựng.  Các số liệu báo cáo tình hình năng lượng sẽ được các cơ sở này tự cập nhật trên trên trang thông tin điện tử về Cơ sở dữ liệu sử dụng năng lượng quốc gia tại địa chỉ http://dataenergy.vn theo đúng quy định.

Bộ Công thương cũng yêu cầu Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội, Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh và các Công ty Điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp và cung cấp thông tin cho Sở Công Thương sở tại về dữ liệu tiêu thụ điện trong năm N-1 của các cơ sở sử dụng điện trên địa bàn, phục vụ việc xây dựng danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hằng năm.

Trước ngày 15/1 của năm, các cơ sở sử dụng năng lượng có trách nhiệm gửi báo cáo cho Sở Công Thương sở tại về tình hình tiêu thụ năng lượng trong năm.

Theo quy định, các cơ sở cũng phải áp dụng mô hình quản lý năng lượng theo các yêu cầu quy định của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và báo cáo Sở Công thương sở tại trong báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng hằng năm trên tại trang thông tin điện tử về Cơ sở dữ liệu sử dụng năng lượng quốc gia.

Sở Công thương có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các cơ sở áp dụng mô hình quản lý năng lượng. Trong trường hợp cơ sở chưa áp dụng mô hình quản lý năng lượng, Sở Công Thương có trách nhiệm yêu cầu cơ sở thực hiện áp dụng mô hình quản lý năng lượng và đưa cơ sở vào danh sách kiểm tra trong năm tiếp theo;

Đối với các cơ sở mới có tên trong danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, trong thời gian một năm (kể từ ngày ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) phải có trách nhiệm thực hiện xây dựng, áp dụng mô hình quản lý năng lượng và báo cáo Sở Công thương trong báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng hằng năm trên Trang thông tin điện tử sử dụng năng lượng.

D.V

" alt="Quy định mới về báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả" width="90" height="59"/>

Quy định mới về báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả