Màn hòa giọng mùi mẫn của cặp đào kép gây xúc động mạnh với người xem đương thời. Họ thể hiện được cảm xúc lưu luyến, bịn rịn ẩn trong lời động viên, hẹn thề đanh thép, hào hùng của nhân vật Trưng Trắc - Thi Sách.
Vở diễn nhanh chóng trở thành hiện tượng khiến khán giả lũ lượt đi xem, cũng là tác phẩm để đời của cặp Thanh Nga - Thanh Sang. Nhiều khán giả không phải người mộ điệu cải lương vẫn biết câu hát "Trong giây phút chia tay, tim nguyện ghi lời thề...".
Sau này, giai điệu trở thành điệu hồ quảng Mê Linh biệt khúctừng xuất hiện trong nhiều tác phẩm như Nhụy Kiều tướng quân, Sắc đẹp nàng vô tội, Cưới vợ cho vua, Hoàng hậu không đầu, Hiếu tử Tỳ Bà Cao, Hồng lâu mộng, Đắc Kỷ Trụ Vương, Văn võ kỳ duyên...
Ít người biết, nguyên bản khúc hát được cho là của soạn giả Vĩnh Điền thực tế này là Cô gái núi A Lý(tác giả: Đặng Vũ Bình, trình bày: Trương Thiến Tây) - được viết bằng tiếng Quan Thoại, bài hát chủ đề của bộ phim A Lý Sơn phong vâncông chiếu năm 1949 tại Đài Loan.
Bài hát có giai điệu và lời khá đơn giản, chủ yếu mô tả vẻ đẹp và con người vùng núi A Lý Sơn: Núi cao xanh thẳm, nước suối biếc/ Cô nương A Lý đẹp như làn nước trong/ Chàng trai A Lý tráng kiện như núi/ Cô nương và chàng trai núi A Lý mãi chẳng phân ly, như nước suối trong luôn chảy quanh ngọn núi xanh...
Theo thời gian, giai điệu bài Cô gái núi A Lýngày càng phổ biến, trở thành dân ca của vùng này cũng như điển hình cho thể loại dân ca Đài Loan.
Đặng Lệ Quân hát 'Cao sơn Thanh' năm 1977 với dàn nhạc
Năm 1952, theo cuốn Hoàng Hữu Lệ tác phẩm toàn tập, nhạc sĩ Hoàng Hữu Lệ đã phối âm lại nhạc phẩm, đổi tên thành Bài ca núi A Lý.
Tác phẩm phái sinh này không khác nhiều bản gốc ngoài một số chỉnh lý của Hoàng Hữu Lệ giúp bài hát mới mẻ, dễ nghe, dễ tiếp cận đại chúng hơn. Sau này, vì một số lý do, bài Bài ca núi A Lýđổi tên thành Cao sơn thanh- phiên bản được lưu hành và biết đến nhiều nhất hiện nay.
Bài Cô gái núi A Lýhay Cao sơn thanhđều có tiết tấu nhanh, giai điệu nhẹ nhàng, tươi vui. Qua sự điều chỉnh của soạn giả Vĩnh Điền trong vở Tiếng trống Mê Linh, khúc hát không còn âm hưởng dân ca miền núi ban đầu mà trở nên chậm rãi, da diết, thể hiện đúng tâm trạng quyến luyến của Trưng Trắc và Thi Sách phút ly biệt.
Những tác phẩm sau này hầu như sử dụng điệu Mê Linh biệt khúccho những lớp diễn lâm ly, thê lương.
Trưng Trắc - Thi Sách qua diễn xuất của Thy Trang - Vũ Linh
Lớp ca diễn này cũng từng được nhiều cặp nghệ sĩ thể hiện như: Ngọc Giàu - Thanh Nam, Ngọc Huyền - Kim Tử Long, Vũ Linh - Thy Trang, Quế Trân - Võ Minh Lâm...
Thông tin thêm về bản gốc Cô gái núi A Lý, phiên bản Cao sơn thanh nổi tiếng qua giọng hát của nhiều ca sĩ như Thanh Sơn, Đặng Lệ Quân, Trác Y Đình...
Đến nay, nhạc phẩm vẫn thường được biểu diễn tại các chương trình truyền hình lớn ở Trung Quốc. Gần nhất, tháng 5/2023, bộ ba nghệ sĩ Na Anh, Hoa Thần Vũ và Ivy Lee từng gây tiếng vang với màn thể hiện tại chương trình Tiếng ca còn mãi - mùa Đảo kho báu.
'Cao thanh sơn' - Na Anh, Hoa Thần Vũ và Ivy Lee
Họ tái dựng hình ảnh con người và vùng núi A Lý Sơn trên sân khấu, làm mới bằng bản phối rock hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, tạo điểm nhấn bằng tiếng kèn sorna ấn tượng. Màn 'bắn' nốt cao của Hoa Thần Vũ từng được chia sẻ rầm rộ trên các nền tảng mạng xã hội bản xứ.
Bài Cao sơn thanhcũng được biên dịch, đặt lời mới bằng nhiều thứ tiếng như tiếng Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam...
![]() |
Dọc con đường dẫn vào trung tâm xã, tiếng đục, đẽo gỗ vang lên đều đều. Biển hiệu giới thiệu về xưởng sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ treo dày đặc. |
![]() |
Chậu hoa, cây cảnh khoe sắc dọc hai bên đường bê tông. |
![]() |
Bên cạnh các ngôi nhà 3 tầng bề thế, biệt thự lớn nhỏ nằm san sát là nhiều tòa lâu đài xa hoa, tráng lệ trong khuôn viên rộng lớn khiến nhiều người phải trầm trồ. |
![]() |
Nổi bật trong số đó là lâu đài Lan Khoa Khuê của vợ chồng ông bà Nguyễn Văn Khuê (SN 1958) và Nguyễn Thị Lan (SN 1961). |
![]() |
Lâu đài màu trắng được một số người dân ví von là ‘bạch ngọc’, tức viên ngọc màu trắng của xã. Ngoài cổng là hai bức tượng sư tử cỡ lớn, hàng rào được làm bằng nhôm hợp kim mạ đồng. Theo tiết lộ của chủ nhân, dinh thự được xây dựng hơn 9 năm với kinh phí hơn 50 tỷ đồng. |
![]() |
Gần nhà ông Khuê là dinh thự 3 tầng bằng đá và gỗ của một tỷ phú tên Tịnh. |
![]() |
Hàng rào dinh thự tạc bằng đá xanh nguyên khối, cổng làm từ gỗ quý. |
![]() |
Phía trong, gia chủ cho thiết kế sân vườn đẹp mắt với tiểu cảnh, núi đá phong thủy. Dinh thự mang đậm nét kiến trúc văn hóa Việt Nam với mái đao uốn lượn. |
![]() |
Một biệt thự 3 tầng khác đang gấp rút hoàn thiện. Một người lớn tuổi trong xã cho biết, dinh thự thuộc sở hữu của vị đại gia kín tiếng. Từ khi khởi công xây dựng, ông ít khi lộ diện. |
![]() |
Dinh thự mang kiến trúc Pháp với các phù điêu đắp nổi, cổng bằng thép mạ đồng. Nhiều hạng mục đã làm xong nhưng chủ nhân chưa ưng ý vẫn đập đi sửa lại với chi phí không hề nhỏ. |
![]() |
Hai biệt thự bề thế của chủ cơ sở sản xuất gỗ. |
![]() |
Chủ nhân lâu đài 4 tầng sơn màu vàng này là tỷ phú chuyên buôn đồ cổ. Trên mái có 1 tum là nơi lưu thông không khí và đắp cột chống sét. |
![]() |
Một siêu biệt thự đang xây dựng, hoàn thiện phần ngoại thất. |
![]() |
Căn nhà 3 tầng thiết kế cầu kỳ với tay vịn cầu thang trổ hoa uốn lượn, chất liệu bằng đồng mạ vàng, hệ thống cửa gỗ lim. |
![]() |
Là địa phương có nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống, kinh doanh phát triển nên xã Hải Minh được đánh giá là khu vực có số lượng người giàu nhiều nhất ở huyện Hải Hậu. |
![]() |
Anh Nguyễn Đức Nam, người dân xã Hải Minh, chia sẻ: "15 năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh đồ gỗ rất phát đạt, nhiều gia đình mua đất mở rộng sản xuất vì thế nhu cầu mua đất ngày càng lớn. Giá đất ở đây tăng cao, trung bình từ 40 - 45 triệu/m2". |
![]() |
Ông Phạm Văn Phú, Bí thư đảng ủy xã Hải Minh, Hải Hậu, cho biết: "Sản xuất đồ gỗ là nghề truyền thống của xã Hải Minh từ năm 1990. Hiện xã có khoảng 1000 đến 1200 hộ sản xuất và kinh doanh đồ gỗ trên tổng số trên 4700 hộ dân. Trong đó, không ít những cơ sở có quy mô lớn (có 70, 80 lao động hoạt động thường xuyên). |
![]() |
Đồ gỗ của Hải Minh tiêu thụ khắp cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài bởi vậy kinh tế của xã cũng được nâng cao. Số hộ khá giả của xã chiếm đến 60-70% (tiêu chí hộ khá giả là thu nhập gấp 1,5 lần thu nhập bình quân 43,5 triệu/người/năm)". |
![]() |
"Trên địa bàn xã có hơn 10 lâu đài của các đại gia trong ngành sản xuất gỗ hoặc kinh doanh các ngành đường biển. Các hộ khá giả này cũng thường xuyên làm từ thiện, ủng hộ xây dựng quê hương. Ví dụ vừa qua xã vận động người dân ủng hộ làm đường, gia đình ông Tịnh ủng hộ 150 triệu đồng. Vào dịp Tết, nhiều hộ cũng ủng hộ gia đình nghèo từ 30 - 40 triệu đồng để ăn Tết. Các hộ này cũng tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương và các nơi khác với mức thu nhập ổn định. Nhờ kinh tế phát triển, người dân xã Hải Minh cũng có điều kiện đầu tư cho giáo dục và y tế", ông Phú cho biết thêm. |
Sau đám cưới bạc tỷ cùng số hồi môn 'khủng' là 200 cây vàng, cô dâu Nam Định đang có tháng ngày mật ngọt của cuộc sống lứa đôi.
" alt=""/>Làng tỷ phú ở Nam Định, cách vài chục mét có một dinh thựDù là dưới hình thức nào (gala dinner hay hội nghị tổng kết năm), YEP luôn được xem là một trong những sự kiện quan trọng, được tổ chức sau khi kết thúc một năm hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tổ chức YEP không chỉ để nhìn lại toàn bộ năm cũ và định hướng phát triển cho năm mới, mà còn có mục đích khác, ý nghĩa hơn, hướng nhiều về yếu tố con người: ghi nhận và trân trọng sự đóng góp, thành tích lao động xuất sắc của các tập thể đội nhóm, các cá nhân trong suốt một năm. YEP mang lại sự kết nối, gắn bó hơn giữa các đồng nghiệp, các cấp quản lý và nhân viên, tạo nên sự đồng thuận, cùng hướng về mục tiêu chung của doanh nghiệp.
2023 là một năm khó khăn chung cho cả nền kinh tế. Tình trạng này cũng tác động đến quyết định tổ chức tiệc cuối năm của các doanh nghiệp. YEP có xu hướng đơn giản và tiết kiệm hơn, không phô trương, hoành tráng, tốn kém như trước Covid 19.
Buổi tiệc do đối tác tổ chức mà tôi được tham dự có những thay đổi đáng kể. Thay vì thuê địa điểm tại một khách sạn sang trọng như mọi năm, họ tận dụng khoảng sân rộng trước văn phòng công ty. Việc dàn dựng sân khấu, lên chương trình không còn do đơn vị tổ chức sự kiện chuyên nghiệp thực hiện nữa mà được chính thành viên các phòng ban trong nội bộ công ty đảm nhiệm. Toàn bộ tiết mục biểu diễn cũng là "cây nhà lá vườn" tự biên, tự diễn, không phụ thuộc vào đạo diễn chuyên nghiệp mời từ bên ngoài. Các tài năng văn nghệ tiềm ẩn trong nội bộ được phát huy, bung xõa tối đa. Năng khiếu cùng tính sáng tạo của nhiều nhân viên trẻ đã làm nên một đêm YEP sôi động, tự nhiên và tiết kiệm.
YEP có phải là một sự kiện truyền thống, một thông lệ bắt buộc hay không vẫn còn phụ thuộc vào văn hóa của từng doanh nghiệp hay quyết định của cấp quản lý.
Cùng với làn sóng đầu tư mạnh mẽ, phát triển theo xu hướng toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua của các tập đoàn đa quốc gia từ Mỹ và châu Âu, văn hóa tiệc tùng cũng lan tỏa rộng rãi sang các lục địa khác, trong đó các quốc gia ở châu Á có lẽ là những nơi tiếp nhận nhanh nhất.
Mùa tiệc cuối năm của Trung Quốc bao giờ cũng kéo dài và xa hoa. YEP như là một lễ hội thu nhỏ ở các doanh nghiệp ăn nên làm ra với chương trình biểu diễn văn nghệ hoành tráng cùng trò chơi bốc thăm may mắn với các giải thưởng rất giá trị về mặt vật chất.
Hàn Quốc cũng đã có rất nhiều năm giữ truyền thống tổ chức YEP như các quốc gia phương Tây. Thế nhưng từ 2022, các tập đoàn kinh tế lớn có đến hàng trăm nghìn nhân viên như Samsung Electronics, LG, Huyndai Motor, SK... đã quyết định chấm dứt tổ chức YEP một cách bất ngờ. Văn hóa cân bằng giữa công việc và cuộc sống đang phổ biến đã làm nên một thay đổi lớn. Nhân viên của các tập đoàn này được khuyến khích tận hưởng những ngày nghỉ lễ cuối năm hơn là đắm mình trong các buổi tiệc tùng tốn kém.
Việt Nam, trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế hiện tại, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ điều kiện tổ chức YEP. Không ít lãnh đạo doanh nghiệp có tâm vào thời điểm này sẽ day dứt với câu hỏi: nếu không có tiệc, người lao động của mình liệu có "tủi thân" không? Có lẽ "liệu cơm gắp mắm" lúc này mới là điều quan trọng. Nếu doanh nghiệp đã trải qua một năm lao động cật lực, với thành quả kinh doanh rực rỡ, một bữa tiệc sang trọng sẽ là sự khích lệ to lớn với người lao động. Nhưng với các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh không tốt, tiết kiệm chi phí là ưu tiên hàng đầu để dồn sức bảo đảm khả năng chi thưởng cho người lao động. Nỗ lực có được phần quà Tết, hỗ trợ chi phí đi lại, tiền xe về quê cho người lao động vẫn được xem là thiết thực hơn cả.
Bản thân người lao động, trong cuộc đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó, cũng chỉ mong được nhận những khoản chi như thế vào cuối năm, hơn cả tiệc tùng.
Khi đó, YEP không phải là sự trông đợi hay niềm ước muốn phải có. Người lao động thậm chí cũng sẽ cảm thông và ủng hộ ban lãnh đạo nếu bữa tiệc vài tiếng đồng hồ được thay thế bằng một cuộc gặp mặt, trò chuyện thân tình và ấm cúng.
YEP, dù quan trọng, không phải là cách thức duy nhất để thể hiện sự quan tâm với người lao động. Mối quan hệ giữa hai bên không tồn tại trong một vài giờ, hay những khoảnh khắc vui vẻ của bữa tiệc. Sự biết ơn và tôn vinh người lao động - xuất phát từ "tâm" của người sử dụng lao động và các cấp quản lý - được thể hiện trong từng ngày, suốt nhiều năm cùng làm việc.
Dù có hay không YEP, văn hóa ứng xử và tôn trọng lẫn nhau, bảo đảm lợi ích tối đa của người lao động vẫn là nền tảng và yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Hà Đức Trí
" alt=""/>Tiệc giàu