Rung nhĩ, rối loạn nhịp tim thường gặp
- Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất,ĩrốiloạnnhịptimthườnggặlịch thi đấu bóng đá futsal tại Mỹ theo thống kê có hơn 3 triệu người mắc rung nhĩ. Bình thường, hệ thống dẫn truyền điện học của tim phát ra các xung điện đến từng tế bào cơ tim, qua đó khiến quả tim co bóp một cách nhịp nhàng. Rung nhĩ xuất hiện do sự rối loạn hình thành các xung động điện học của tim. Khi xuất hiện rung nhĩ: tâm nhĩ rung lên với tần số trên 350 chu kì/ phút thay vì co bóp một cách nhịp nhàng. Điều này làm hạn chế lưu chuyển của dòng máu và khiến cho máu bị quẩn lại trong nhĩ qua đó hình thành các cục máu đông và nếu cục máu đông rời khỏi nhĩ trái gây tắc mạch não có thể gây ra đột quỵ. Hình ảnh tắc động mạch não giữa gây nhồi máu não ở bệnh nhân rung nhĩ Thống kê cho thấy bệnh nhân mắc rung nhĩ có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 5 lần người bình thường. Rung nhĩ là nguyên nhân trực tiếp gây ra khoảng 120,000 trường hợp nhồi máu não mỗi năm và chiếm 25% tổng số trường hợp đột quỵ não. Đột quỵ não ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân, chính vì vậy việc phòng ngừa tai biến đột quỵ là mục tiêu nền tảng trong điều trị rung nhĩ. Mặc dù có nhiều phương pháp để phòng ngừa đột quỵ, tuy nhiên việc sử dụng các chống đông luôn là phương pháp đầu tay trong điều trị rung nhĩ. Các thuốc chống đông thực sự hiệu quả trong việc làm giảm nguy cơ nhồi máu não. Ngoài nguy cơ gây đột quỵ, rung nhĩ còn là nguyên nhân dẫn đến các tình trạng như suy tim, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, khó thở. Rung nhĩ là bệnh lý tiến triển, điều này đồng nghĩa với việc nếu không điều trị bệnh sẽ ngày càng nặng lên. Khi đó các triệu chứng sẽ xảy ra thường xuyên và kéo dài hơn. Rung nhĩ bền bỉ sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho việc điều trị vì vậy hãy đi khám bệnh ngay khi có các triệu chứng của rung nhĩ. Các yếu tố nguy cơ của rung nhĩ Kể cả những người có lối sống lành mạnh và không mắc các bệnh lý nào khác cũng có thể bị rung nhĩ. Các yếu tố nguy cơ chính của rung nhĩ bao gồm: • Tuổi trên 60 • Tăng huyết áp • Bệnh động mạch vành • Suy tim • Bệnh lý van tim • Tiền sử phẫu thuật tim mở • Ngừng thở khi ngủ • Bệnh lý tuyến giáp • Đái tháo đường • Bệnh phổi mạn tính • Lạm dụng rượu hoặc sử dụng chất kích thích • Tình trạng nhiễm trùng hoặc bệnh lý nội ngoại khoa nặng Điện tâm đồ của bệnh nhân rung nhĩ Triệu chứng của rung nhĩ Rất nhiều bệnh nhân rung nhĩ nhưng hoàn toàn không có triệu chứng, mặt khác nhiều bệnh nhân có triệu chứng ngay từ khi mới mắc. Các triệu chứng của rung nhĩ khác nhau tùy từng bệnh nhân, phụ thuộc vào tuổi, nguyên nhân gây rung nhĩ (do bệnh tim mạch hay bệnh cơ quan khác) và ảnh hưởng của rung nhĩ đến sự co bóp của tim. Các triệu chứng bao gồm: • Cảm giác mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng (thường gặp nhất) • Nhịp tim nhanh hơn bình thường và không đều (lúc nhanh lúc chậm) • Thở nông • Hồi hộp trống ngực (cảm giác tim đập nhanh, thình thịch, rộn ràng) • Khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày hoặc giảm khả năng đáp ứng với vận động thể lực • Đau hoặc cảm giác tức nặng ngực • Tiểu tiện nhiều lần Chẩn đoán và điều trị rung nhĩ Chẩn đoán xác định rung nhĩ bằng điện tâm đồ - đây là một xét nghiệm thường quy. Ngoài ra rung nhĩ có thể được phát hiện nhờ các thiết bị di động gắn trên người bệnh nhân để theo dõi nhịp tim trong khoảng thời gian dài như Holter điện tâm đồ. Bệnh nhân được đeo Holter điện tâm đồ theo dõi nhịp tim trong khoảng từ 1-7 ngày có khi vài tuần. Các thiết bị này giúp ghi lại nhịp tim cả ngày lẫn đêm qua đó cung cấp những thông tin chính xác về biến thiên nhịp tim kể cả khi hoạt động lẫn khi nghỉ ngơi. Điều trị rung nhĩ cần được bắt đầu ngay khi xác định được chẩn đoán. Để điều trị rung nhĩ có hiệu quả chống được đột quỵ với ba mục tiêu chính là kiểm soat tần số thất, chuyển rung nhĩ về nhịp xoang và dùng thuốc chống đông phòng ngừa huyết khối. Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị rung nhĩ. Một số bệnh nhân có thể được sốc điện chuyển nhịp về nhịp xoang. Triệt đốt rung nhĩ qua đường ống thông là phương pháp mới được chi định cho các bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc không muốn điều trị nội khoa. Đây là phương pháp dùng năng lượng tạo ra những vết cắt nhỏ lên bề mặt nội mạc nhĩ trái để cô lập các đường xung động bất thường của rung nhĩ gây ra. Rung nhĩ có thể dẫn đến đột quỵ do hình thành các cục máu đông, chính vì vậy, các bác sỹ thường phải sử dụng thuốc chống đông máu cho bệnh nhân. Sự lựa chọn cũng như tính toán lợi ích, nguy cơ của việc sử dụng các thuốc chống đông cần được tính toán kĩ lưỡng dựa trên tuổi, bệnh lý kèm theo (như suy tim, tăng huyết áp, tiểu đường). Chống đông trong rung nhĩ và phòng ngừa đột quỵ Thuốc chống đông là gì? Việc hình thành cục máu đông là một quá trình phức tạp được gọi là con đường đông máu do sự kết hợp của các protein tế bào giúp cơ thể ngăn chặn sự chảy máu. Các thuốc chống đông hay còn gọi là các thuốc làm loãng máu ngăn chặn quá trình hình thành cục máu đông này. Các loại thuốc chống đông Có một số loại thuốc chống đông có thể lựa chọn cho bệnh nhân rung nhĩ. Mục đích sử dụng các thuốc chống đông này là tác động vào một hoặc nhiều khâu trong con đường đông máu để ngăn chặn hình thành các cục máu đông. Thuốc kháng Vitamin K Có nhiều loại protein trong quá trình đông máu được tổng hợp nhờ Vitamin K. Thuốc kháng Vitamin K (VKAs) sẽ ngăn chặn quá trình tổng hợp các loại protein đông máu này. Đây là nhóm thuốc có lịch sử lâu đời nhất trong các thuốc chống đông phòng ngừa đột quỵ do rung nhĩ, trong đó Warfarin (Coumadin) là thuốc kháng Vitamin K đầu tiên được phê duyệt năm 1954. Thuốc ức chế trực tiếp Thrombin Thrombin là một enzym trong quá trình hình thành cục máu đông. Bằng cách ức chế Thrombin, con đường đông máu bị ngăn chặn qua đó làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. VD: Dabigatran (Pradaxa). Thuốc ức chế yếu tố Xa Yếu tố Xa là một enzym trong quá trình đông máu vì vậy việc ức chế yếu tố Xa sẽ ngăn chặn con đường đông máu. VD: Rivaroxaban (Xarelto) và Apixaban (Eliquis). Lợi ích và nguy cơ Việc sử dụng các thuốc chống đông đã được chứng minh làm giảm có ý nghĩa nguy cơ nhồi máu não. Tuy nhiên bên cạnh đó, các bệnh nhân dùng thuốc chống đông phải đối mặt với nguy cơ chảy máu tăng lên do các thuốc này ngăn chặn quá trình đông máu và hình thành cục máu đông. Bên cạnh đó mỗi loại thuốc chống đông đều có những lợi ích và nguy cơ khác nhau. Thuốc kháng Vitamin K Ưu điểm: Là nhóm thuốc đã được sử dụng lâu dài trên lâm sàng, do vậy phần lớn các bác sỹ đều có kinh nghiệm trong việc dùng thuốc kháng vitamin K. Trong trường hợp bệnh nhân cần phẫu thuật cấp cứu (VD: tai nạn giao thông) hoặc phẫu thuật theo chương trình có thể sử dụng các thuốc đối kháng để đưa quá trình đông máu của bệnh nhân về bình thường. Đặc biệt các thuốc kháng Vitamin K có lợi thế về mặt kinh tế với giá thành thấp nhất trong các loại thuốc chống đông. Nhược điểm: Trong thực tế có rất nhiều loại rau xanh chứa nhiều vitamin K. Việc sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin K sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc kháng vitamin K để phòng ngừa đột quỵ. Ngoài ra, một số thuốc khác cũng có sự tương tác làm giảm hiệu quả của thuốc kháng Vitamin K. Vì vậy, bệnh nhân uống thuốc kháng vitamin K phải kiểm tra đông máu định kỳ để chắc chắn đã đạt liều tránh quá liều chống đông. Xét nghiệm PT- INR cần duy trì từ 2-.0- 3.0. Nếu PT- INR thấp hơn 2, đồng nghĩa việc chống đông chưa đạt đích điều trị, bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị đột quỵ. Ngược lại nếu PT- INR cao hơn 3, bệnh nhân sẽ đối mặt với nguy cơ chảy máu. Thuốc ức chế trực tiếp Thrombin Ưu điểm: Thuốc ức chế trực tiếp Thrombin dễ sử dụng hơn trên lâm sàng, sự tương tác với các thuốc cũng như chế độ ăn ít hơn nhiều so với thuốc kháng Vitamin K. Bệnh nhân dùng thuốc ức chế trực tiếp Thrombin không phải đi kiểm tra máu định kỳ. Ngoài ra, thuốc ức chế trực tiếp Thrombin có nguy cơ gây xuất huyết não thấp hơn thuốc kháng Vitamin K. Nhược điểm: Thuốc ức chế trực tiếp Thrombin chỉ có tác dụng phòng ngừa đột quỵ trong một khoảng thời gian nhất định vì vậy bệnh nhân phải uống thuốc đều, không được quên hoặc bỏ liều. Mặc dù nguy cơ gây xuất huyết não thấp hơn thuốc kháng Vitamin K nhưng các chế phẩm ức chế trực tiếp Thrombin vẫn làm tăng nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa như xuất huyết dạ dày, ruột. Thuốc ức chế yếu tố Xa Ưu điểm: Thuốc ức chế trực tiếp yếu tố Xa dễ sử dụng hơn thuốc kháng Vitamin K. Tương tự như thuốc ức chế trực tiếp Thrombin, thuốc ức chế trực tiếp yếu tố Xa cũng ít bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn, tương tác thuốc- thuốc và không cần kiểm tra xét nghiệm máu định kỳ. Ngoài ra, thuốc ức chế yếu tố Xa cũng có nguy cơ gây xuất huyết não thấp hơn thuốc kháng Vitamin K. Nhược điểm: Vì là nhóm thuốc mới nên kinh nghiệm sử dụng thuốc ức chế yếu tố Xa còn hạn chế trong các tình huống cấp cứu. Hiện tại các thuốc đối kháng với thuốc ức chế yếu tố Xa chưa được phê duyệt. Cũng giống như thuốc ức chế trực tiếp Thrombin, thuốc ức chế yếu tố Xa có tác dụng phòng ngừa đột quỵ trong một khoảng thời gian nhất định vì vậy bệnh nhân cần tuân thủ điều trị đúng theo sự chỉ định của bác sĩ, không được quên liều. Quyết định lựa chọn điều trị Phòng ngừa đột quỵ là mục tiêu hàng đầu trong điều trị rung nhĩ. Bệnh nhân nên trao đổi với nhà điện sinh lý học (các bác sỹ chuyên ngành rối loạn nhịp tim), bác sỹ tim mạch và bác sỹ chăm sóc sức khỏe ban đầu về nguy cơ đột quỵ. Nếu cần thiết phải sử dụng thuốc chống đông, bệnh nhân nên thảo luận cùng bác sỹ để hiểu rõ về lợi ích cũng như nguy cơ của các loại thuốc chống đông để qua đó quyết định lựa chọn thuốc điều trị tốt nhất cho mình. TS.BSCC Phạm Quốc Khánh Viện phó Viện Tim mạch Quốc gia, Chủ tịch Phân Hội nhịp Tim VN
相关推荐
-
Siêu máy tính dự đoán Real Madrid vs Las Palmas, 22h15 ngày 19/01
-
Nhận định, soi kèo Deportivo Saprissa vs Guanacasteca, 09h30 ngày 25/7: Chiến thắng đầu tiên
-
Soi kèo phạt góc Sao Paulo vs Palmeiras, 6h ngày 21/6
-
Nhận định, soi kèo Racing Club Montevideo vs Huachipato, 05h00 ngày 24/7: Thắng thêm lần nữa
-
Nhận định, soi kèo Leicester City vs Fulham, 22h00 ngày 18/1: Khó có bất ngờ
-
Soi kèo phạt góc Shanghai Shenhua vs Wuhan Yangtze, 18h30 ngày 20/6
- 最近发表
-
- Nhận định, soi kèo Abahani Chittagong vs Police FC, 15h45 ngày 17/1: Khó cho chủ nhà
- Soi kèo phạt góc Albirex Niigata vs Blaublitz Akita, 12h ngày 19/6
- Xuân Ca bị làm mờ mặt gây tranh cãi, màn chia tay 4 'anh trai' gây xúc động
- Dwayne Johnson mập ú trong Central Intelligence
- Siêu máy tính dự đoán Real Madrid vs Las Palmas, 22h15 ngày 19/01
- Soi kèo phạt góc Shandong Taishan vs Changchun Yatai, 18h30 ngày 16/6
- Nhận định, soi kèo Jaro vs Mikkelin Palloilijat, 22h30 ngày 24/7: Tin vào cửa dưới
- Shark Tank mùa 7 hợp tác hãng luật bảo hộ tài sản trí tuệ cho startup
- Soi kèo phạt góc Real Madrid vs Las Palmas, 22h15 ngày 19/01
- Nhận định, soi kèo Deportivo Saprissa vs Guanacasteca, 09h30 ngày 25/7: Chiến thắng đầu tiên
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo Chiangrai United vs BG Pathum United, 18h00 ngày 18/1: Cửa dưới thắng thế
- Soi kèo phạt góc La Fiorita vs Inter Club d'Escaldes, 20h ngày 21/6
- Soi kèo phạt góc La Fiorita vs Inter Club d'Escaldes, 20h ngày 21/6
- Ai sẽ thay thế Văn Toàn ở đội tuyển Việt Nam?
- Nhận định, soi kèo Adelaide United vs Melbourne Victory, 15h35 ngày 18/1: Đội khách xa lầy
- Soi kèo phạt góc Armenia vs Scotland, 23h ngày 14/6
- Soi kèo phạt góc Suwon Bluewings vs Seoul, 17h30 ngày 19/6
- Soi kèo phạt góc Barracas Central vs Boca Juniors, 7h30 ngày 20/6
- Soi kèo phạt góc Arsenal vs Aston Villa, 0h30 ngày 19/1
- ‘Captain America’ không có đối thủ ngoài phòng vé
- Soi kèo phạt góc Gimcheon Sangmu vs Suwon, 17h ngày 17/6
- Nhận định, soi kèo Boca Juniors vs Independiente Del Valle, 07h30 ngày 25/7: Vé đi tiếp cho Boca
- Nhận định, soi kèo Hải Phòng vs Quảng Nam, 19h15 ngày 19/1: Niềm tin cửa trên
- Cuộc sống đáng mơ ước của Hà Tăng khi rút khỏi Vbiz
- Nhận định, soi kèo Monterrey vs Atletico San Luis, 09h00 ngày 8/12: Vé chung kết cho San Luis
- Soi kèo phạt góc U23 Uzbekistan vs U23 Nhật Bản, 23h ngày 15/6
- Nhận định, soi kèo Công an Hà Nội vs SLNA, 19h15 ngày 18/1: Đối thủ yêu thích
- Nhận định, soi kèo Bali United FC vs Madura United FC, 15h30 ngày 24/7: Những người khốn khổ
- Soi kèo phạt góc Seongnam vs Daegu, 17h30 ngày 18/6
- Cảnh nóng trong 'Trò chơi vương quyền'
- 搜索
-
- 友情链接
-