- Sự kiện quan trọng và có quy mô lớn nhất khu vực Châu Á trong lĩnh vực CNTT&TT đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm quốc tế Marina Bay Sands, Singapore, sáng 31/5/2016. |
Bộ trưởng Bộ truyền thông và CNTT Singapore, ông Yaacob Ibrahim phát biểu khai mạc CommunicAsia 2016.
|
Với hơn 1.100 công ty và 23 khu trưng bày quốc gia, CommunicAsia2016 cập nhật các sản phẩm, giải pháp CNTT&TT mới nhất, phục vụ phát triển Thành phố thông minh (Smart Cities) và Thương mại thông minh (Smart Businesses) trong thế giới siêu kết nối ngày nay.
Mang đến CommunicAsia2016 các thương hiệu lớn trong lĩnh vực CNTT&TT, khu trưng bày quốc gia Việt Nam (Vietnam Pavilion) do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức đã thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu cấp cao các nước khu vực Châu Á và khách tham quan bằng các sản phẩm, giải pháp thông minh vượt trội.
 |
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng thăm gian hàng của đoàn Việt Nam tại CommunicAsia 2016.
|
Tập đoàn VNPT chú trọng đến các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp “made in Việt Nam” tiêu biểu như: Giải pháp cho Y tế, Chính phủ điện tử và Hóa đơn điện tử, dịch vụ vệ tinh, truyền dẫn từ VNPT-I, các sản phẩm công nghiệp như cáp quang từ Postef, điện thoại để bàn từ VKX; Smartphone VIVAS Lotus, IPTV Set-top-box iGate, VNPT SmartBox, Đầu thu truyền hình số mặt đất DVB-T2, Modem ADSL (igate AW300N), GPON-ONT, Wifi Total Solution, SmartTalk, Multiscreen Streaming Platform từ VNPT Technology…Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel giới thiệu các giải pháp Chính phủ điện tử, quản lý giáo dục (SMAS), quản lý và bán hàng cho chuỗi phân phối (DMS.One), hệ thống công tơ điện tử 1 pha hộ gia đình (SMMS.One), hệ thống văn phòng điện tử (Voffiice) và hệ thống tính cước, chăm sóc khách hàng (BCCS).
Tập đoàn FPT tham gia với các giải pháp Chính phủ điện tử, giáo dục, công nghệ thông tin và viễn thông, chợ quảng cáo trực tuyến ANTS tối ưu hóa theo thời gian thực (Real-time Bidding), hệ thống cảnh báo an ninh CyRadar thế hệ mới, các giải pháp đều được thiết kế trên nền tảng Mạng xã hội, Di động, Dữ liệu lớn và Đám mây (SMAC).
Công ty TNHH một thành viên Hanel hiện diện tại Vietnam Pavilion với các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin đã và đang được triển khai tại Việt Nam và quốc tế. Trong đó, có ba dự án đặc biệt được Hanel giới thiệu và gây ấn tượng mạnh với các đối tác toàn cầu trong khuôn khổ sự kiện là: Hệ thống Giám sát hành trình và Sàn Giao dịch vận tải trực tuyến (nằm trong tổng thể Giải pháp Giao thông thông minh trên nền Bản đồ số); và Giải pháp bán hàng đa kênh iZiSell – sản phẩm công nghệ dành cho các Doanh nghiệp bán lẻ vừa đạt giải Sao Khuê 2016 dành cho phần mềm ưu việt.
 |
Chủ tịch HĐTV Tổng công ty VTC Lưu Vũ Hải (giữa) giới thiệu các sản phẩm của VTC với Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng (bên phải).
|
Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện VTC đóng góp các giải pháp về dịch vụ truyền hình, thanh toán điện tử và thương mại điện tử. Hệ thống ViCAS được tích hợp công nghệ bảo mật tiên tiến nhất để bảo vệ nội dung truyền hình. Cổng trung chuyển dữ liệu Việt Nam VMH, hạ tầng phân phối, chia sẻ nội dung cho các đơn vị cung cấp nội dung trên nền Internet. Dịch vụ trung gian thanh toán VTC Pay và dịch vụ thương mại điện tử VTC365 hỗ trợ người tiêu dùng thanh toán hóa đơn, thanh toán cước và các dịch vụ khác mọi lúc, mọi nơi qua Ví điện tử VTC Pay, 31 ngân hàng nội địa và 3 tổ chức thẻ quốc tế.
 |
Các chủ đề nóng được thảo luận tại CommunicAsia 2016 sẽ bao gồm thành phố thông minh, internet of things (IoT), điện toán đám mây và dữ liệu lớn, an ninh mạng, chuyển đổi doanh nghiệp số, diễn đàn CIO, diễn đàn chính sách và chiến lược phát triển mạng băng thông rộng Châu Á…
|
Công ty TNHH truyền hình cáp Sài Gòn Tourist (SCTV) lần đầu tiên tham gia Vietnam Pavilion tại CommunicAsia đã giới thiệu các dịch vụ truyền hình bao gồm: truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số, Intenet tốc độ cao công nghệ tiên tiến nhất Docsic 3.0, VoIP, VoD, VoD/OTT, IPTV và các nội dung truyền hình phong phú, đa dạng mang đậm bản sắc Việt Nam.
Trong 4 ngày diễn ra sự kiện, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tham gia giới thiệu thương hiệu, hình ảnh, sản phẩm và giải pháp nổi bật của mình tại Khu trải nghiệm công nghệ (Xperience Zone) của Triển lãm. Bên cạnh đó, đoàn Việt Nam cũng sẽ tham gia các hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại với nhiều đoàn doanh nghiệp của các nước tham dự Triển lãm như Canada, Israel, Pháp, Ấn Độ…
Thanh Tú
" alt="Khai mạc triển lãm CommunicAsia2016 – Kết nối tương lai"/>
Khai mạc triển lãm CommunicAsia2016 – Kết nối tương lai
- "Lãnh đạo phải quyết liệt, dám làm dám chịu trách nhiệm. Hệ thống đánh giá hiệu quả công việc phải cụ thể, thưởng phạt phân minh, đoàn kết nội bộ có tính thực chất, tận gốc, triệt để". Đó là những yêu cầu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn dành cho VNPT, để Tập đoàn thực sự có được lực lượng "chiến binh" tinh nhuệ trong kinh doanh. Thông điệp này được ông đưa ra trong cuộc làm việc với Tập đoàn VNPT sáng nay, 9/6, và nó cũng được thể hiện một lần nữa trong ý kiến của Thứ trưởng Phan Tâm, người ví VNPT cần phải giống như "một quân đoàn thiện chiến với các 'chiến binh' kinh doanh tinh nhuệ thì mới có thể giành lại được vị trí số 1".
 |
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn phát biểu tại buổi làm việc với Tập đoàn VNPT. |
Ông Phan Tâm cho rằng, với những công nghệ mới như 4G, IoT, xuất phát điểm của các mạng gần như ngang nhau, Tập đoàn cần quyết liệt, xây dựng những giải pháp đột xuất để tận dụng cơ hội. Hoàn toàn đồng tình, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho rằng, mỗi nhân viên bán hàng phải tự coi mình là một "chiến binh" trên thương trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.Trước đó, Báo cáo những nét chính của tình hình tái cấu trúc Tập đoàn theo quyết định 888 của Thủ tướng Chính phủ, TGĐ Phạm Đức Long cho biết quá trình này đã trải qua 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 bắt đầu từ ngày 1/4/2014, khi Tập đoàn chuyên biệt hóa hoạt động kinh doanh của các đơn vị trực thuộc với hoạt động hạ tầng, mạng lưới. Tại thời điểm này, VNPT đã tách thí điểm khối kinh doanh tại 3 nơi là Đà Nẵng, Tiền Giang và Nghệ An, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm triển khai tiếp tại 63 tỉnh, thành.
"Sau khi tái cơ cấu, VNPT đã giảm được lực lượng quản lý từ trên 20% xuống còn 10%. Tương tự, trước đây toàn Tập đoàn chỉ có 4000 cán bộ kinh doanh, 40.000 người hỗ trợ thì nay, lực lượng trực tiếp SXKD là 15.000 người", ông Long nêu rõ. Mặc dù vậy, đại diện Tập đoàn cũng xác nhận việc đào tạo kỹ năng kinh doanh cho hơn 10.000 nhân sự kinh doanh mới cần có thời gian, không đơn giản.
Bước sang giai đoạn 2, sau khi có Quyết định cho phép từ Bộ TT&TT, VNPT đã công bố quyết định thành lập 3 Tổng công ty Kinh doanh, Hạ tầng và Dịch vụ, Giá trị Gia tăng vào ngày 15/5/2015. Đến ngày 1/7, Tập đoàn chính thức chuyển giao nguồn lực về các Tổng công ty để 3 đơn vị này có thể hoạt động tự chủ, độc lập.
Trọng tâm của giai đoạn 3 chính là tái cấu trúc khối chỉ đạo, điều hành của Tập đoàn, áp dụng mô hình quản trị mới. Sau mốc 1/10/2015, từ 15 đầu mối ban chuyên môn trên Tập đoàn đã rút xuống còn 11 đầu mối, từ 500 lao động giảm còn 300 lao động.
"Kết thúc giai đoạn này, Tập đoàn đã cơ bản hoàn thành quá trình tái cấu trúc theo chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ. Sở dĩ nói là cơ bản vì vẫn còn một số đầu việc nhỏ như thoái vốn, chia tách Bệnh viện Bưu điện", ông Long nhấn mạnh
Trước câu hỏi của Bộ trưởng về năng lực bảo mật thông tin mạng của VNPT, ông Phạm Đức Long cho biết, trước đây do hạ tầng của Tập đoàn bị chia cắt nên khó quản lý tập trung. Tuy nhiên, hiện tại hạ tầng đã được tập trung về một mối nên công tác bảo mật đã được nâng cao,quản lý điều hành xuyên suốt, chất lượng tốt hơn. Hiện Tập đoàn có 1 Trung tâm bảo mật cùng 1 Trung tâm CNTT riêng và cũng đang làm việc cùng nhiều đối tác nước ngoài về vấn đề này.
 |
Tổng giám đốc VNPT Phạm Đức Long báo cáo lãnh đạo Bộ TT&TT về tình hình tái cấu trúc Tập đoàn VNPT. |
Bộ trưởng cũng rất quan tâm đến hiệu quả kinh doanh của VNPT sau tái cấu trúc khi nêu ra nhiều câu hỏi liên quan đến sự "khác biệt" và chất lượng chăm sóc khách hàng của mô hình mới. Ông cũng băn khoăn liệu mục tiêu đẩy mạnh dịch vụ CNTT, vươn lên vị trí số 1 của Tập đoàn về CNTT đã được quán triệt đến từng nhân viên bán hàng, cụ thể hóa bằng những chỉ tiêu doanh thu hay chưa? VNPT đã chuẩn bị gì cho các mục tiêu kinh doanh CNTT? Đã có bao nhiêu chuyên gia phần mềm, có phần mềm tiêu biểu hay chưa hay vẫn chủ yếu làm theo đặt hàng?
Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Đức Long khẳng định hoạt động kinh doanh của Tập đoàn đã có nhiều điểm mới sau tái cấu trúc. Với sự thành lập của Tổng công ty VNPT VinaPhone, hệ thống đã thống nhất, xuyên suốt trên cả nước với hơn 130.000 điểm bán hàng, số lượng nhân viên bán hàng tăng hơn 3 lần. Bên cạnh đó, ông thừa nhận trước đây VNPT không quan tâm đến khách hàng DN mấy dù đây là khách hàng bền vững, lớn. Giờ VNPT Vinaphone có ban Khách hàng DN riêng để quản lý toàn bộ những khách hàng lớn, tiềm năng kiểu này, ông Long nói thêm.
Thị phần của VinaPhone trước tái cấu trúc chỉ 17%, giờ thị phần với các thuê bao phát sinh cước thật là hơn 20%. Mục tiêu đặt ra cho VinaPhone trong thời gian tới là phải chiếm 33% thị phần, quay trở lại vị trí số 2.
Đối với lĩnh vực CNTT, ông Long cho biết hiện Tập đoàn có 1500 lao động làm phần mềm, CNTT, riêng phần mềm là 800 người, tập trung vào những nhóm sản phẩm chính như Chính phủ điện tử (Tập đoàn đã ký hợp tác chiến lược về VT- CNTT với 45 UBND tỉnh, thành và 1 số bộ ngành, triển khai Chính phủ điện tử cho nhiều địa phương); Y tế (Tập đoàn đang cung cấp Hệ thống Phần mềm quản lý khám và chữa bệnh cho 3600 trên tổng số 14.000 cơ sở y tế trên cả nước. Thị phần VNPT đang lớn nhất, tiếp tục triển khai hợp tác với các cơ sở y tế và bệnh viện cấp I). Ngoài ra, Tập đoàn cũng tập trung vào Nhóm sản phẩm giáo dục VN-EDu (triển khai tại 9100 trường và 3,8 triệu học sinh); Nhóm sản phẩm TN&MT: Quản lý đất đai và môi trường; Nhóm giải pháp smartcity (Đang thử nghiệm ở Phú Quốc và một số địa phương khác đang đặt hàng).
Riêng với nhiệm vụ đầu tư tiến ra quốc tế, trước câu hỏi của Bộ trưởng, ông Long chia sẻ VNPT đang chuẩn bị hợp tác với 1 số đối tác nước ngoài nhưng chủ trương đi đồng bộ cả hạ tầng đi kèm cung cấp dịch vụ CNTT, công nghiệp CNTT. Chủ động đi ra nước ngoài, tìm kiếm đối tác, phấn đấu xuất khẩu 200 triệu USD (tương đương 4000 tỷ đồng) phần cứng.
T.C
" alt="VNPT phải là một quân đoàn thiện chiến"/>
VNPT phải là một quân đoàn thiện chiến