Ngày 29/8 vừa qua,ắpdiễnratọađàmvềkinhdoanhthuốctrựctuyếsố liệu thống kê về man city gặp man utd tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 6, một trong những vấn đề được bàn thảo sôi nổi là việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, trong đó có việc cho phép kinh doanh thuốc trực tuyến.
Đây cũng là một vấn đề thu hút sự chú ý lớn từ dư luận và giới chuyên gia, với nhiều ý kiến trái chiều.
Nhiều quan điểm cho rằng, việc kinh doanh dược phẩm theo phương thức thương mại điện tử không chỉ là một bước tiến trong bối cảnh "chuyển đổi số" đang bùng nổ, mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận các sản phẩm thuốc.
Tuy nhiên, cũng có những lo ngại về vấn đề đảm bảo chất lượng thuốc, an toàn cho người tiêu dùng và khả năng quản lý thị trường thuốc trực tuyến.
Thực tế, nhiều quốc gia đã có những chính sách để quản lý và thực thi hiệu quả đối với việc kinh doanh dược phẩm trực tuyến. Những mô hình quản lý này có thể là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi cân nhắc áp dụng.
Nên hay không việc cho phép kinh doanh thuốc trực tuyến? Nếu cho phép, chúng ta nên thực thi thế nào? Thực tế tại các nước ra sao?
Để cung cấp góc nhìn toàn diện hơn về vấn đề này, báo Dân trí tổ chức chương trình tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Thương mại điện tử và dược phẩm - xu hướng, thách thức và giải pháp".
Buổi tọa đàm sẽ diễn ra vào lúc 10h ngày 16/10, với sự tham dự của các chuyên gia:
- PGS.TS Lê Văn Truyền - Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa IX (1992-1997), Chuyên gia cao cấp Dược học.
- ThS Nguyễn Hữu Tuấn - Trưởng phòng chính sách, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương.
- TS Đào Hà Trung - Chủ tịch Hội Công nghệ cao TPHCM.
Ngay từ bây giờ, quý độc giả có thể đặt câu hỏi cho các chuyên gia.