![]() | ![]() |
Cô được kỳ vọng tiến sâu ở cuộc thi năm nay, sau thành tích top 5 Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2022, top 20 Miss Grand Vietnam 2023. Hồng Diễm nói mục tiêu lớn nhất hiện tại là vương miện Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024.
Thời gian qua, người đẹp trau dồi ngoại ngữ, kỹ năng phỏng vấn, catwalk, học múa, trang điểm, rèn giọng nói, tìm hiểu về thời trang. Mỗi ngày qua đi, cô thấy mình trưởng thành và tự tin hơn. Cô tin hành trình này sẽ mang đến một Hồng Diễm tràn đầy năng lượng tích cực.
![]() | ![]() |
Ngoài ra, cô ăn uống điều độ, đủ chất, dùng thực phẩm chức năng để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể song song việc luyện tập.
Hồng Diễm cho biết cô lớn lên ở vùng biên giới, môi trường học tập hạn chế. Tuy nhiên, cô xem đây là động lực để ghi danh tại Hoa hậu Quốc gia Việt Nam. Cô muốn nâng cao giá trị, tiếng nói của bản thân để giúp trẻ em vùng sâu vùng xa, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số như mình có môi trường học tốt hơn.
![]() | ![]() |
Người đẹp xem bố là thần tượng của mình. Từ nhỏ, cô theo bố mẹ vào Đắk Nông lập nghiệp. Trong mắt Hồng Diễm, bố cô chỉ làm nông, kinh doanh nhỏ lẻ nhưng giúp được nhiều người có công ăn việc làm ổn định. Cô muốn mình giống bố, làm những việc có ích cho cộng đồng.
![]() | ![]() | ![]() |
"Đây là độ tuổi mà tôi đã tích lũy được nhiều trải nghiệm và bài học cuộc sống, nhưng vẫn còn đầy hoài bão và khát khao khám phá bản thân nhiều hơn.
Tuổi 26 mang đến cho tôi sự chín chắn để hiểu rõ giá trị của mình, đủ sức mạnh để đối mặt với mọi áp lực, nhưng cũng đủ khiêm tốn để học hỏi và hoàn thiện mỗi ngày. Tôi thấy đây là cơ hội để thể hiện một phiên bản Hồng Diễm trưởng thành, mạnh mẽ hơn", cô nói.
![]() | ![]() |
Hồng Diễm trong đêm thi Trang phục văn hóa dân tộc
Ảnh, clip: NVCC
Nguyên nhân là do cô ấy nghe bạn thân kể chuyện trả nợ cá độ bóng đá cho chồng. Nghe đâu, số nợ của anh ta lên đến 200 triệu đồng. Vợ tôi lại mắc chứng rối loạn lo âu, suy diễn quá mức tưởng tượng.
Vợ bắt đầu kiểm soát chi tiêu của tôi. Cô ấy bắt tôi “nộp” danh sách mật khẩu các loại thẻ ngân hàng, tài khoản mạng xã hội. Cô ấy còn dành hẳn 10 phút mỗi tối để kiểm tra tin nhắn, cuộc gọi trong điện thoại tôi.
Mặc dù, tôi cố gắng giải thích mình khôn mê cá độ, xem bóng đá để giải trí nhưng vợ tôi không tin.
Cô ấy nói: “Anh không mê cá độ nhưng bạn bè rủ rê, anh cả nể rồi chơi thì sao. Hoặc, ai đó khích tướng, thách thức đội bóng anh yêu thích. Anh tự ái, đòi cá độ thì ai mà biết được.
Có đủ cách để người ta đến với cá độ, đâu phải người ham thích cá cược mới sa đà vào đó”.
Vợ tôi còn tưởng tượng ra cảnh chồng thua cá độ hàng trăm triệu đồng. Áp lực nợ nần khiến tôi bí bách, nhảy cầu như bao vụ đăng tải trên mạng xã hội.
“Mỗi lần nhìn ảnh có đôi dép, đôi giày để lại trên cầu là em ớn lạnh. Em không muốn bi kịch diễn ra trong nhà mình”, vợ tôi hình dung ra cả một thảm kịch chỉ vì tôi xem bóng đá.
Quản thúc tiền bạc, thời gian chưa đủ, vợ ép tôi xem đá bóng một mình, không được sang nhà bạn bè, đồng nghiệp vào buổi tối. Đến đoạn này, tôi cảm thấy ngột ngạt không chịu nổi.
Xem bóng đá một mình thì vui kiểu gì, phải xem cùng nhau, bàn luận rôm rả mới đúng điệu. Tôi bực mình, phản ứng thì vợ lại khóc. Rõ khổ, vợ tôi bị rối loạn lo âu, tôi cứ căng thẳng mãi cũng không phải cách hay.
Từ chỗ bực bội, tôi chuyển sang trạng thái chán nản, buồn tẻ. Cứ tối đến, thấy nhà hàng xóm tụ tập đông vui xem bóng đá, tôi thèm hòa vào đó đến lạ.
Mấy ngày nay, tôi chẳng thèm xem Euro 2024 nữa. Tối đến, tôi lại lôi một đống sách ra để đọc nhưng nào có chữ nào vào đầu.
Anh em có sáng kiến nào hay, giúp tôi vượt qua tình huống ngặt nghèo này không? Cứ đà này, vài hôm nữa mà không được xem đá bóng, chắc tôi cũng trầm cảm mất thôi.
Độc giả giấu tên