"Trở về đất mẹ" là tên gọi đêm nhạc đặc biệt nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh GS, nhạc sĩ, NSND Nguyễn Văn Thương sẽ diễn ra ngày 19/5 tới tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ Hà Nội.Đêm nhạc có sự tham gia của NSND Quang Thọ, NSND Thu Hiền, NSƯT Quang Huy, NSND Thái Bảo, NSƯT Thanh Vinh, NSƯT Đức Long, NSƯT Mạnh Hà cùng các nghệ sĩ trẻ của nhà hát như: NSƯT Phương Thảo, ca sĩ Phương Mai, ca sĩ Minh Đức, nhóm Phương Bắc, nhóm Thăng Long, nhóm Pha Lê… và tập thể nghệ sĩ múa Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam.
Ngoài ra còn có sự tham gia của một số nghệ sĩ, ca sĩ đến từ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam: NSƯT Hoa Đăng, ca sĩ Lê Anh Dũng.
|
Ca sĩ Lê Anh Dũng chia sẻ vinh dự khi được hát trong đêm nhạc kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. |
Chương trình “Trở về đất mẹ” chia thành 3 phần: Tân nhạc; Đất mẹ Đồng Khởi; Dâng Người tiếng hát mùa xuân với 15 tác phẩm tiêu biểu nhất với nhiều thể loại khác nhau: hòa tấu lớn (hòa tấu dàn nhạc, hòa tấu dàn dây); hát múa, hát...
"Ba Thương là một người lãnh đạo được rất nhiều người kính trọng và kính nể. Trong công việc ông rất nghiêm túc, tính kỷ luật cao, không nghệ sĩ nào dám bỏ nhà hát đi làm thêm bên ngoài nhưng trong cuộc sống lại cực kỳ tình cảm. Tôi với ba Thương có rất nhiều kỷ niệm. Ông thương tôi vì hoàn cảnh gia đình tôi nghèo, không đủ tiền để mua một chiếc áo dài mặc nên mặc dù là giọng ca chủ lực của nhà hát nhưng tôi thường phải hát tốp ca trong trang phục bà ba trắng hoặc đen.
Ông luôn động viên chúng tôi đi học, ông bảo hát hay, có tố chất chưa đủ mà cần phải có kiến thức chuyên môn mới thành công được và ông gửi tôi vào Nhạc viện. Tôi rất tự hào vì trong chương trình này tôi được thể hiện lại ca khúc “Thư xa gửi mẹ”. Từ khi bài hát ra đời tôi là người thể hiện đầu tiên và cũng là duy nhất bởi đây là bài hát nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương viết riêng cho mẹ của mình nhưng do hồi đấy hoàn cảnh đất nước bị chia cắt nên lá thư không gửi được. Ông giao bài hát cho tôi.
Tối 19/5 tôi sẽ mặc một chiếc áo dài màu tím Huế vì quê ba Thương ở Huế, trên đó thêu nhiều bông hoa tượng trưng cho vườn hoa nghệ thuật mà trước đây ba Thương đã ươm mầm và chăm bẵm”, NSND Thu Hiền chia sẻ.
|
NSND Thu Hiền tiết lộ chuyện đặc biệt về nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. |
NSND Nguyễn Văn Thương (1919 - 2002) là một nhạc sĩ nổi tiếng, thuộc thế hệ đầu tiên của tân nhạc Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều ca khúc tiền chiến bất hủ như: Trên sông Hương, Đêm đông… và những ca khúc kháng chiến như: Bình Trị Thiên khói lửa, Dân ta đánh giặc anh hùng… cùng một di sản âm nhạc đồ sộ với nhiều bản khí nhạc đáng nể. Có thể nói ông là cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam.
NSND Nguyễn Văn Thương đã được Nhà nước phong tặng nhiều huân, huy chương, nhiều danh hiệu và giải thưởng cao quý như: Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhì, Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Nghệ sĩ Nhân dân, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật.
Bên cạnh sáng tác, nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương còn đóng góp lớn trong sự nghiệp quản lý và đào tạo âm nhạc nước nhà. Từ năm 1979 đến 1983 ông làm giám đốc cả 2 nơi: Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam và Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Ông là người thầy của nhiều thế hệ nghệ sĩ.
Ông có “biệt tài” phát hiện ra nhiều tài năng nghệ thuật như: NSND Quang Thọ, NSND Thu Hiền, NSND Quang Vinh, ca sĩ Lệ Quyên, Ái Vân, NSƯT Đinh Linh, NSƯT Xuân Bình, NSƯT Trương Ngọc Xuyên, NSƯT Quốc Hùng…
Thời kỳ làm lãnh đạo Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương đã xây dựng nhiều tác phẩm với đủ các hình thức thể hiện, đạt chất lượng đỉnh cao về nghệ thuật, gặt hái được nhiều Huy chương Vàng, Huy chương Bạc trong các Liên hoan, hội diễn ca múa nhạc toàn quốc.
Tình Lê
Cuộc thi Piano quốc tế tổ chức vòng sơ khảo trực tiếp tại Việt Nam
- Vòng sơ khảo trực tiếp (live audition) của cuộc thi sẽ diễn ra tại Sân khấu Soul Live Project Complex TP. HCM vào ngày 17/5.
" alt="Đêm nhạc đặc biệt kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương"/>
Đêm nhạc đặc biệt kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương
Số liệu được tờ Sohu dẫn từ một số chuyên gia nghiên cứu đồng tính Trung Quốc cho thấy, nước này có khoảng 30 triệu nam giới là người đồng tính. Trong đó, khoảng 80% người đồng tính nam có dự định sẽ kết hôn hoặc đã lấy vợ. Tức Trung Quốc hiện có khoảng 20 triệu ‘đồng thê’. Và đa số trong 20 triệu trường hợp trên đều có kết cục hôn nhân bi thảm.Bởi không ít ‘đồng thê’ lúc kết hôn cảm thấy vô cùng hạnh phúc, nhưng sau đó họ mới phát hiện cuộc hôn nhân trên chỉ là ‘một chiếc lồng giam’ được người chồng tỉ mỉ sắp đặt. Không tình yêu, bạo hành, trầm cảm và bệnh hoa liễu là những cơn ác mộng đối với họ.
“Anh có thể tha cho tôi được mà, cớ sao lại cứ đẩy tôi vào vũng bùn này”, một đoạn trong bức thư tuyệt mệnh được giáo sư trường Đại học Tứ Xuyên, cô La Hồng Linh viết trước khi nhảy lầu tự vẫn.
|
Nhân vật Lưu Tam Liên trong bộ phim điện ảnh Trung Quốc "Ai là người yêu anh đầu tiên" phải trải qua đủ cung bậc cảm xúc và sự uất nghẹn trong đời sống tinh thần khi phát hiện chồng là người đồng tính. Ảnh: Chinanews. |
Hóa ra trước đó vài ngày, La phát hiện chồng cô nhận được tin nhắn di động từ một người đàn ông khác. Từ nội dung tin nhắn đó, cô mới biết rằng người chồng cô hết mực yêu thương tham gia nhiều ứng dụng hẹn hò đồng tính nam.
Đả kích trên khiến cô La hoàn toàn suy sụp, và cảm thấy những đóng góp cho gia đình sau khi kết hôn của bản thân trở thành công cốc.
Bởi ai mà biết được người chồng cô luôn yêu thương chăm sóc có dùng tiền lương đi dạy học của cô để đi mua quà tặng cho những người đàn ông khác. Hay có dùng điện thoại iphone cô mua cho để trò chuyện và tán tỉnh những bạn tình. Hoặc liệu chồng cô và những người đàn ông đồng tính trên có vụng trộm trong chính tổ ấm ngày đêm cô góp phần vun đắp.
Tới khi đó, La mới để ý những biểu hiện lạ của chồng cô như số lần quan hệ tình cảm giữa cô và chồng khá thưa thớt; chồng cô nhất quyết đòi ngủ giường riêng; ban ngày không trả lời tin nhắn của cô; sau khi tan làm thường tới phòng tập gym; cuối tuần hay đi chơi và rất sợ ở cùng cô những lúc chỉ có hai người trong phòng ngủ.
Khi La thẳng thắn nói về bí mật động trời cô mới phát hiện ra, người chồng mới thừa nhận anh ta là người đồng tính và mục đích lấy cô là để che giấu giới tính thật của mình. Chính lời thú nhận trên đã khiến tinh thần cô La suy sụp cùng cực, và lựa chọn cái chết làm sự giải thoát.
Tờ Sohu nhận định, nhiều trường hợp người chồng đồng tính hi sinh hạnh phúc hay tính mạng của người bạn đời chỉ để che đậy cho xu hướng tình dục của họ là một điều vô cùng ích kỷ và thiếu đạo đức.
Bởi quan điểm của họ chỉ coi những người vợ như ‘máy đẻ’, mà khi người chung chăn gối đã hoàn thành nhiệm vụ nối dõi tông đường thì những ông chồng đồng tính coi vợ là một vật hết giá trị lợi dụng. Từ đó, họ sẽ viện ra nhiều lý do để từ chối quan hệ tình cảm với vợ, cũng như ra bên ngoài tìm những mối quan hệ đồng tính ngoài luồng.
Về tình trạng hôn nhân của các ‘đồng thê’, họ không được đáp ứng những nhu cầu về tình cảm và tinh thần, cũng như luôn chịu sự ghẻ lạnh tới từ những đức lang quân. Đôi khi sự ghẻ lạnh đó sẽ phát triển thành việc bạo hành thể chất.
Cô Vương Ngọc Mai sống tại tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc đã kết hôn được 15 năm và có hai đứa con. Trong một lần tình cờ xem qua lịch sử trò chuyện trên ứng dụng điện thoại di động của chồng, Vương mới phát hiện ra người bạn đời đã nhiều lần đưa các bạn tình đồng tính về nhà vụng trộm.
Cô cho biết, cuộc sống hôn nhân của cô không có gì khác ngoài những trận cãi vã. Có một lần khi Vương đang làm cơm thì nổ ra tranh cãi với chồng, người chồng lập tức đập đầu cô vào tường và kề lưỡi dao sát vào cổ cô. Điều đáng buồn là hai đứa con của cô đều phải chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng trên.
Ngoài chịu đựng sự lạnh nhạt về tình cảm và bạo hành thể chất, các ‘đồng thê’ cũng gặp phải nguy cơ mắc bệnh hoa liễu từ những ông chồng. “Có trên 30% đồng thê bị mắc các bệnh hoa liễu. Vợ của những người đàn ông đồng tính thuộc nhóm mắc HIV cao”, giáo sư Trương Bắc Xuyên nói với tờ Sohu.
Còn về những ông chồng đồng tính, họ lại cho rằng bản thân cũng chịu đựng nỗi khổ khi phải lấy vợ và sinh con. Theo họ, chính những định kiến và áp lực từ xã hội đã khiến họ phải che giấu xu hướng tình dục và buộc phải bước vào các cuộc hôn nhân mang tính ép buộc.
“Tôi hoàn toàn có thể hiểu nỗi khổ của người đồng tính khi họ bị phân biệt đối xử. Nhưng đó là sự bất hạnh của bản thân họ, cớ sao lại khiến cho một người phụ nữ vô tội gánh thay. Họ không ngần ngại sử dụng vợ mình như một ‘bình phong’ cho xu hướng giới tính. Và chính xu hướng giới tính đó đã hủy hoại hạnh phúc cả đời của những người vợ”, một cư dân mạng nhận xét.
Tuấn Trần
Xung đột trong cách dạy con của cha mẹ thần đồng Trung Quốc
Từ năm 4 tuổi, Độ Độ đã bị cha bắt cởi trần chạy trong tuyết, học lái máy bay, đi bộ qua sa mạc. Thế nhưng, người mẹ lại phản đối cách giáo dục quá khắc nghiệt này.
" alt="Bi kịch 20 triệu phụ nữ kết hôn với người đồng tính"/>
Bi kịch 20 triệu phụ nữ kết hôn với người đồng tính