![]() |
CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng. |
Nếu phát hiện ra một người nhiễm bệnh Covid-19 (F0), dữ liệu của người nhiễm bệnh đó sẽ được nhập lên trên hệ thống, từ đó chuyển xuống tất cả các thiết bị đang sử dụng.
Ứng dụng Bluezone trên máy sẽ so sánh dữ liệu của F0 với lịch sử tiếp xúc được ghi nhận từ trước. Nếu phát hiện thiết bị đã từng tiếp xúc với F0 trong thời gian đủ lớn, hệ thống sẽ báo cho người sử dụng về nguy cơ có thể lây nhiễm bệnh (F1).
“Bluezone thậm chí có thể cung cấp cụ thể việc bạn đã tiếp xúc với F0 vào lúc nào và trong khoảng thời gian là bao nhiêu lâu. Ứng dụng cũng sẽ cung cấp liên hệ của cơ quan y tế có thẩm quyền và khuyến cáo người sử dụng liên hệ để được hướng dẫn, trợ giúp”, ông Nguyễn Tử Quảng cho biết.
Khi cơ quan thẩm quyền nhận được dữ liệu của F1, họ sẽ tiếp tục nhập lên hệ thống để cảnh báo các F tiếp theo một cách nhanh chóng và chính xác.
Ẩn danh bằng ID, không lưu vị trí người dùng
Chia sẻ về Bluezone, ông Nguyễn Tử Quảng cho biết, triết lý của ứng dụng này để người dùng tự bảo vệ chính mình rồi sau đó mới đến bảo vệ cộng đồng.
“Do được cảnh báo sớm, người sử dụng Bluezone sẽ biết mình mình có thuộc diện F2, F3, F4,... hay không mỗi khi có F0 (người nhiễm Covid-19) mới. Khi người dùng kết nối với hệ thống, mạng lưới này mới đủ lớn để từ đó bảo vệ cho cộng đồng”, ông Quảng nói.
![]() |
Nguyên tắc của Bluezone là bảo mật, ẩn danh và minh bạch. |
Khi nói về tính riêng tư của Bluezone, vị chuyên gia về bảo mật này khẳng định, ứng dụng Bluezone chỉ lưu dữ liệu trên máy người dùng, tuyệt đối không đưa lên server.
Theo đó, Bluezone cũng sẽ không thu thập vị trí. Ứng dụng này chỉ ghi nhận 2 người có gặp nhau lúc nào đó và trong bao lâu, chứ không biết ở chỗ nào. Người dùng Bluezone sẽ ẩn danh do sử dụng ID mà hệ thống tự sinh ra.
Chỉ khi người dùng bị xác định là F0 thì dữ liệu mới được nhập lên hệ thống rồi đưa xuống dưới. Khi đó, người dùng được báo là F1 sẽ tự đưa dữ liệu lên hệ thống để bảo vệ cộng đồng.
Để minh bạch công việc mình làm, đơn vị phát triển cho biết sẽ cung cấp bộ mã nguồn mở trên trang web bluezone.vn. Ngoài ra, bộ mã nguồn mở của Bluezone cũng sẽ có tại địa chỉ quốc tế là Bluezone.ai, ông Quảng nói.
Trọng Đạt
" alt=""/>CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng: 'Ứng dụng Bluezone cảnh báo sớm Covid![]() |
Bác sĩ chuyên khoa nam khám, tư vấn cho một bệnh nhân (Ảnh minh hoạ) |
Tuy nhiên, vì xấu hổ và chủ quan nghĩ rằng vết bầm tím này chỉ cần xoa dầu là đỡ nên ông xức dầu cho tan vết bầm. May mắn sau vài tuần, vết bầm tím cũng khỏi nhưng mỗi lần cương cứng ông đều cảm thấy vô cùng đau đớn. Cố gắng chịu đựng để làm bà xã hài lòng, thế nhưng thời gian gần đây tình trạng đau đớn tăng dần khiến ông không thể làm tròn trách nhiệm.
Mới đây, sau khi đến Bệnh viện Việt Đức thăm khám, các bác sĩ phát hiện “súng” của bệnh nhân bị gãy do chịu một lực mạnh và bất ngờ. Khi “súng” gãy, các mạch máu ở thể hang bị vỡ ra khiến dương vật sưng phù, tím đen.
Theo bác sĩ Giang, thông thường với các trường hợp này khi đi cấp cứu sẽ được các bác sĩ làm tiểu phẫu để giải thoát lượng máu ứ đọng, giúp “súng” dần phục hồi. Tuy nhiên, với trường hợp bệnh nhân này, do để quá lâu nên các thể hang bị xơ hoá, co cứng lại khiến bệnh nhân đau đớn khi làm “chuyện ấy”. Bác sĩ Giang cho biết để phục hồi cho bệnh nhân này, các bác sĩ đã phải mổ cắt bỏ khối xơ, đồng thời dùng tĩnh mạch chân để vá vào chỗ khuyết thiếu.
Song theo bác sĩ Giang, dù ca phẫu thuật đã “giải cứu” bệnh nhân khỏi những cơn đau đớn mỗi khi “lâm trận” nhưng việc do súng gẫy và thể hang xơ hóa trong thời gian dài nên việc hồi phục sẽ mất rất nhiều thời gian.
Cũng theo bác sĩ Giang, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận những trường hợp tổn thương dương vật do “tự sướng” hoặc gặp các sự số trong khi quan hệ tình dục… Với những trường hợp này, nếu được phẫu thuật lấy máu tụ sớm, bệnh nhân sẽ được xuất viện sau một vài ngày.
Bác sĩ Giang khuyến cáo, khi thấy dương vật bị gãy, chảy máu, đau đớn thì nên đi khám chuyên khoa nam ngay lập tức. Vì nếu để lâu các vết gãy sẽ bị xơ hoá, ảnh hưởng đến sức “chiến đấu” sau này.
(Theo NLĐO)
Một lần lên cơn tự bẻ 'súng' nhục cả đời" alt=""/>Gãy “súng” gần một năm mới được phát hiện