Nếu so sánh, các thành tựu chính sách đối ngoại của bà Harris trước khi làm “phó tướng” cho ông Biden, từ thời làm công tố viên đến tổng chưởng lý bang và thượng nghị sĩ nhiệm kỳ đầu tiên, rõ ràng rất ít ỏi. Tuy nhiên, trang Project Syndicate nhận định, 4 năm giữ chức phó tổng thống vừa qua đã cung cấp cho bà Harris một khóa học cấp tốc về quan hệ quốc tế mà ít thành viên đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa nào có thể sánh kịp.
Cũng như một số ít quan chức cấp cao khác trong chính quyền Biden, bà Harris nhận được báo cáo tóm tắt tình hình hàng ngày dành cho tổng thống vào mỗi buổi sáng, tham dự hầu hết các cuộc tiếp xúc của ông Biden với các nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ nước ngoài đến thăm Mỹ cũng như có mặt tại Phòng Tình huống ở Nhà Trắng khi các quyết định quan trọng về an ninh quốc gia được đưa ra.
Bà Harris cũng đã công du hơn 20 quốc gia, gặp gỡ hơn 150 nhà lãnh đạo nước ngoài và đích thân dẫn đầu nhiều phái đoàn chủ chốt, bao gồm 3 phái đoàn Mỹ gần đây nhất đến Hội nghị An ninh Munich (Đức).
Trong suốt đại dịch Covid-19, quá trình Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, cuộc xung đột Nga - Ukraine, sự cạnh tranh ảnh hưởng ngày càng gay gắt với Trung Quốc, cuộc xung đột mới nhất ở Trung Đông và nhiều cuộc khủng hoảng nhỏ hơn, các đồng minh và đối tác của Mỹ đã coi bà Harris là “một người vững vàng, có năng lực”.
Ian Bremmer, thành viên Ủy ban điều hành Cơ quan cố vấn cấp cao của Liên Hợp Quốc về trí tuệ nhân tạo, nhận định ngay cả khi các đồng minh của Washington không đánh giá cao bà Harris như ông Biden, họ chắc chắn coi bà “đáng tin cậy hơn nhiều” so với đối thủ Cộng hòa - cựu Tổng thống Donald Trump.
Tuy nhiên, thế giới quan và ưu tiên chính sách của bà Harris có gì khác biệt so với ông Biden? Giới quan sát tin, giữa họ có rất nhiều điểm trùng lặp, nhưng cũng có sự khác biệt đáng kể.
Tổng thống Biden, hiện 81 tuổi, trưởng thành vào thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh và thế giới quan của ông phản ánh điều này. Ông tin tưởng mạnh mẽ vào "chủ nghĩa biệt lệ của Mỹ" và nhìn quan hệ quốc tế theo hướng trắng - đen, cụ thể là cuộc đấu tranh giữa các nền dân chủ và chế độ độc tài, nơi Mỹ luôn là một thế lực vì điều tốt đẹp.
Ông Biden cũng tin vào lý thuyết chính trị "người vĩ đại", vốn cho rằng những chính khách như ông có thể thay đổi tiến trình các sự kiện thông qua việc xây dựng mối quan hệ cá nhân và sức mạnh ý chí.
Ngược lại, bà Harris, 59 tuổi, lớn lên trong thế giới hậu Chiến tranh Lạnh, nơi thách thức lớn nhất đối với quyền bá chủ của Mỹ là không duy trì được các lý tưởng của mình ở trong và ngoài nước.
Với tư cách là một công tố viên, bà có khuynh hướng đánh giá các quốc gia dựa trên mức độ tuân thủ pháp quyền và các chuẩn mực quốc tế, thay vì hệ thống chính trị hoặc các nhà lãnh đạo của họ. Nhận ra sự cần thiết của việc Mỹ can dự vào các quốc gia bị cáo buộc thiếu dân chủ và thừa nhận những thiếu sót về mặt dân chủ của chính nước Mỹ, nữ chính khách này coi khuôn khổ "dân chủ đối đầu độc tài" là “giản lược và phi thực tế”.
Giới quan sát lưu ý, dù nhất trí với ông Biden rằng Mỹ nhìn chung là một thế lực vì điều tốt đẹp, nhưng bà Harris vẫn cảnh giác với những hậu quả không mong muốn và ủng hộ các cách tiếp cận đa phương hơn là những biện pháp can thiệp đơn phương. Bà cũng tin đi đầu làm gương là cách hiệu quả nhất để Mỹ thực thi quyền lực trong một thế giới đa cực và cạnh tranh hơn.
Sự tương phản về thế giới quan giữa hai người được thể hiện rất khác nhau ở các lĩnh vực chính sách. Ông Biden và bà Harris hoàn toàn nhất trí về việc cần hợp tác với Trung Quốc bất cứ khi nào có thể, trong khi vẫn cạnh tranh mạnh mẽ và phối hợp chặt chẽ với các đồng minh về những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia.
Với tư cách là phó tổng thống, bà Harris đã dành nhiều nỗ lực để củng cố mối quan hệ Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, 4 lần công du đến châu Á và thường xuyên gặp gỡ Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. Chính quyền của bà sẽ ưu tiên xây dựng liên minh hơn các biện pháp đơn phương như áp hàng rào thuế quan, kiểm soát xuất khẩu và trừng phạt, đồng thời tăng cường "xoay trục sang châu Á" vượt ra ngoài cách tiếp cận của ông Biden.
Tuy nhiên, với cuộc xung đột Nga - Ukraine, dù cùng ủng hộ Kiev, nhưng bà Harris nhìn nhận cuộc khủng hoảng theo khía cạnh pháp lý, còn ông Biden xem xét vấn đề qua lăng kính đạo đức. Sự khác biệt cơ bản về quan điểm này có thể dẫn đến sự khác biệt về chính sách trong các hoàn cảnh thay đổi. Mặc dù tán thành một thỏa thuận ngừng bắn song phương, nhưng bà Harris được tin sẽ ít khả năng gây sức ép buộc Ukraine tham gia đàm phán không mong muốn hơn ông Biden.
Xung đột Israel - Palestine đánh dấu sự chia rẽ chính sách đối ngoại đáng kể nhất giữa ông Biden và nữ “phó tướng”. Bà Harris nhạy cảm hơn trước những cáo buộc Israel vi phạm luật pháp quốc tế ở Dải Gaza và Bờ Tây. Bà cũng thường ủng hộ nhà nước Palestine hơn ông Biden, người công khai tán thành giải pháp 2 nhà nước nhưng vẫn ưu ái chính quyền cực hữu của Thủ tướng Israel Netanyahu.
Các nhà phân tích cho rằng, dù tiếp tục công nhận Israel là đối tác an ninh quan trọng nhất của Mỹ ở Trung Đông và đảm bảo khả năng tự vệ của nước này, nhưng bà Harris sẽ gây thêm áp lực buộc Tel Aviv duy trì luật pháp. Cách tiếp cận khác biệt với "mối quan hệ đặc biệt" này sẽ phản ánh sự thay đổi so với các chính quyền trước đây, nhưng điều chỉnh chính sách của Washington gần gũi hơn với chính sách của hầu hết các đồng minh.
Khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đang đến gần, khả năng định hình các vấn đề toàn cầu của bà Harris nếu lên nắm quyền trong 4 năm tới đang trở nên rõ nét hơn. Mặc dù có nhiều điểm tương đồng với ông Biden nhưng thế giới quan độc đáo của bà Harris hứa hẹn sự khác biệt về chính sách đối ngoại trên trường quốc tế.
Năm 1974, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1982, ông bắt đầu sự nghiệp chính trị với cương vị Phó Bí thư Huyện ủy Chính Định, tỉnh Hà Bắc. Với khả năng lãnh đạo tuyệt vời, chỉ mất vài tháng để ông trở thành Bí thư Huyện ủy Chính Định.
Trong thời gian làm việc ở Chính Định, ông Tập đã có chuyến công tác đầu tiên tới Mỹ vào năm 1985. Tại đây, ông đã gặp gỡ và làm quen với nhiều người dân ở thị trấn Muscatine (bang Iowa). Tình bạn ấy vẫn được duy trì đến tận ngày nay, và ông vẫn gửi lời thăm hỏi những người bạn cũ mỗi khi tới Mỹ. Với người dân Muscatine, ông Tập Cận Bình khi ấy là một người đàn ông trẻ, rất lịch thiệp và vô cùng tận tụy với công việc.
Nhờ những thành tích đạt được trong thời gian ở huyện Chính Định, ông Tập được điều động giữ vị trí Phó Thị trưởng thành phố Hạ Môn (tỉnh Phúc Kiến) vào năm 1985. Trong 17 năm làm việc ở Hạ Môn, ông Tập đã đưa ra nhiều biện pháp cải cách kinh tế, khuyến khích đầu tư từ Đài Loan (Trung Quốc) và trở thành lãnh đạo tỉnh.
Tới năm 2002, ông Tập được bầu vào vị trí Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang. Ông làm việc tại đây 5 năm, giúp Chiết Giang đạt tốc độ tăng trưởng 14% và giải quyết tình trạng tham nhũng.
Đến tháng 3/2007, ông Tập Cận Bình được bổ nhiệm chính thức làm Bí thư Thành ủy Thượng Hải. Sau đó vài tháng, ông Tập được bầu làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17. Đầu năm 2008, ông Tập Cận Bình trở thành Phó Chủ tịch Trung Quốc.
Vào tháng 11/2012, ông Tập Cận Bình trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc. Khoảng 4 tháng sau, ông được bầu làm Chủ tịch Trung Quốc. Kể từ năm 2013 tới nay, ông Tập vẫn đang đảm nhiệm các vị trí như Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương, Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Chủ tịch nước, và Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương (khóa 18 từ 2012-2017, khóa 19 từ 2017-2022, khóa 20 từ 2022-2027).
Về đời sống cá nhân, ông Tập Cận Bình kết hôn với bà Bành Lệ Viên - một nữ ca sĩ nhạc dân tộc nổi tiếng tại Trung Quốc. Sau cuộc gặp gỡ vào năm 1986, ông Tập và bà Bành tổ chức lễ cưới vào ngày 1/9/1987. Đến năm 1992, vợ chồng ông Tập chào đón người con gái đầu lòng - cô Tập Minh Trạch. Con gái của Chủ tịch Trung Quốc tốt nghiệp Đại học Havard danh giá vào năm 2015.
Theo đó, vụ việc xảy ra vào sáng nay, trong lớp học của trường. Thời điểm trên, em Phạm Thị N. (quê Thanh Hóa) sinh viên năm 2, Khoa Ngữ Văn, Trường ĐH Sư phạm Huế, đang học trong lớp thì bất ngờ bị đột quỵ.
Phát hiện sự việc, các sinh viên trong lớp thông báo với giảng viên, kịp thời phối hợp với tổ y tế nhà trường nhanh chóng gọi xe cứu thương, cáng bạn ra xe chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế cấp cứu.
Sự việc cũng được thầy Trương Thế Quy đăng tải lên trang facebook cá nhân, nhận được sự chú ý của người dùng mạng xã hội. Theo thầy Quy, hiện em N. được điều trị tại Khoa hồi sức tích cực của Bệnh viện Trung ương Huế và dự tính phải mất thời gian dài mới hồi phục.
“Gia đình em N. có hoàn cảnh rất khó khăn. Sau khi sự việc xảy ra, nhà trường đã liên lạc và bố của em đang đi xe khách từ Thanh Hoá vào Huế.
Trước mắt, nhà trường đang cử các sinh viên túc trực tại bệnh viện để giúp đỡ nữ sinh qua cơn hoạn nạn”, thầy Quy chia sẻ.
Lê Na và nhóm PV, BTV" alt=""/>Hình ảnh hàng chục sinh viên Huế vội vã cáng bạn bị đột quỵ đi viện