Chiều 25/8,ùtâmhuyếtbácsĩBệnhviệnChợRẫycũngrờicôngsangtưlich am 2024 Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã thăm và làm việc tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM). Đây là bệnh viện hạng đặc biệt thuộc Bộ Y tế tại phía Nam.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, chỉ trong 8 tháng đầu năm 2022, có 77 nhân viên y tế của bệnh viện nghỉ việc, bằng số lượng của cả năm 2021.
Ông Thức cho hay, tỷ lệ nhân viên y tế nghỉ việc dù tăng nhưng chưa xem là bất thường vì vẫn dưới 2%. Theo khảo sát của bệnh viện, lý do nhân viên nghỉ việc cụ thể: 4,6% chuyển công tác, 5,7% xuất cảnh, 87,4% giải quyết việc gia đình...
“Phần lớn anh em đều chuyển sang bệnh viện tư nhân, kể cả lý do giải quyết chuyện gia đình cũng là chuyển sang tư nhân nhưng anh em ngại nói", TS Thức nói.
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, trong năm 2020, có 58 người nghỉ; năm 2021 có 48 người nghỉ.
Chia sẻ tại buổi làm việc, Đại diện công đoàn Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, tất cả y bác sĩ đều muốn gắn bó với nghề, được làm việc trong điều kiện tốt, phát triển được, phục vụ chăm sóc sức khỏe bà con.
Trong đó, vấn đề trang bị thiết bị tốt sẽ tăng chất lượng điều trị, phục vụ người bệnh. Máy móc cũng là điều trăn trở của nhiều bác sĩ vì vướng mắc rất nhiều. Theo đại diện Công đoàn, cuối năm, các khoa đều báo cáo nhu cầu trang bị máy móc nhưng chỉ giải quyết những trường hợp có tính khẩn cấp. Khoảng 80% nhu cầu máy móc của các khoa chưa được giải quyết.
Thêm vào đó, áp lực còn ở sự cạnh tranh giữa 2 môi trường y tế công - tư. “Nói về tâm tư nguyện vọng, anh em vẫn muốn phục vụ Bệnh viện Chợ Rẫy nhưng nếu có máy móc thì anh em sẽ phát triển, điều trị cũng tốt hơn”, bác sĩ này nói.
TS. Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, cho biết, hiện nay, rất nhiều tỉnh thành thiếu thuốc men, thiết bị. Bệnh nhân nặng đều chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy. “Hiện nay, gần như những gì khó khăn nhất thì chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy gánh chịu”, TS. Hùng nói.
Ông dẫn chứng, những năm trước đây, cả năm bệnh viện chỉ có khoảng 300 ca sốt xuất huyết. Nhưng 8 tháng năm 2022, đã có hơn 450 ca và nhiều ca rất nặng, nguy kịch, sốc, nặng. Bác sĩ Hùng cho biết, có trường hợp tuyến dưới đáng lý giải quyết được nhưng thiếu thuốc men vật tư nên dồn lên. Đây có lẽ là tình trạng của tất cả các khoa, không riêng Bệnh Nhiệt đới.
Về Covid-19, Bệnh viện Chợ Rẫy đang điều trị 41 ca, có 60% từ tuyến tỉnh chuyển lên với bệnh nền rất nặng. Ông thống kê, những ca nặng là bệnh nhân trên 70 tuổi, 100% có bệnh nền, 60% tiêm không đủ liều, 25% chưa tiêm mũi vắc xin Covid-19 nào.
“Ngày nào cũng có điện thoại các tỉnh lân cận điện muốn chuyển bệnh lên Chợ Rẫy. Chúng tôi chỉ biết cố gắng hết sức”, TS Hùng chia sẻ.
TS Hùng cũng bày tỏ, hơn 30 năm công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy, ông và đồng nghiệp đều mong muốn gắn bó. Nhưng gần đây, đôi khi cuộc sống phải thay đổi, áp lực nặng, không phải chỉ lương mà môi trường làm việc, mức độ hài lòng với bệnh viện.
“Dù Ban giám đốc đang làm mọi thứ có thể để nhân viên ở lại, nhưng còn có chính sách chung, tâm lý. Nếu dịch Covid-19 quay lại, không biết có đủ anh em không”, TS Hùng lo lắng.
Bà Đào Hồng Lan chia sẻ những tâm tư của nhân viên y tế Bệnh viện Chợ Rẫy và khẳng định, sẽ cố gắng tháo gỡ hết sức, mong các y bác sĩ ở lại với bệnh viện và chăm lo cho người bệnh. "Đây là tài sản vô cùng quý báu, không thể vì bất cứ lý do gì mà ảnh hưởng đến thương hiệu này", bà Lan nói.
Theo Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, quan trọng nhất có lẽ không phải là lương, mà là môi trường làm việc và cơ hội phát triển với nhân viên y tế. Do đó, bà yêu cầu Ban giám đốc bệnh viện quan tâm thêm đến vấn đề này.
Ở phía Nam, Bệnh viện Chợ Rẫy là đơn vị trực thuộc Bộ Y tế đầu tiên mà bà Đào Hồng Lan thăm và làm việc.
Tại sao bệnh viện hạng đặc biệt vẫn hụt hơi khi tự chủ toàn diện?"Sau 2 năm, 3 mục tiêu ban đầu đặt ra đều không đạt. Chúng ta nên dừng thí điểm bệnh viện tự chủ toàn diện, chỉ thực hiện tự chủ toàn điện khi các điều kiện đã chín muồi", TS Nguyễn Huy Quang nói.