Dàn âm thanh all-in-one là một trong những lựa chọn an toàn cho những ai đang có nhu cầu sắm một dàn âm trong dịp Tết khi không có quá nhiều thời gian lựa chọn và sắp đặt bởi đây là một hệ thống được các nhà sản xuất thiết kế và sắp đặt sẵn với các thiết bị âm thanh vòm (surround) cùng đầu đọc và amply được tích hợp.
Nhiều người, đặc biệt là “dân sành” audio đều cho rằng không nên chọn một dàn âm thanh đồng bộ. Nhưng sẽ sai lầm nếu như bạn chọn các thiết bị âm thanh không đồng bộ để lắp ghép với nhau khi không có nhiều hiểu biết về chúng. Lúc này, dàn âm all in one sẽ là lựa chọn an toàn hơn rất nhiều với chi phí rẻ hơn và chất lượng âm thanh không tồi. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều điều cần lưu ý khi lựa chọn cho mình được một dàn âm ưng ý.
Lựa chọn không gian set up dàn âm thanh trước khi mua
Trước khi có ý định mua một dàn âm thanh, điều đầu tiên bạn cần nghĩ đến là không gian để đặt dàn âm thanh này. Các hệ thống home theater all - in - one hiện nay chỉ được thiết kế cho một phòng nghe dưới 16m2. Với mức công suất của hầu hết các dàn home theater hiện nay sẽ lý tưởng cho các gian phòng có diện tích từ 9-16m2.
Cần chú ý trong không gian để set up các thiết bị này không nên có quá nhiều đồ đạc. Nếu như bạn có một diện tích lớn hơn 16m2 với không gian mở, hãy nghĩ đến những bộ dàn âm thanh rời gồm loa, receiver và đầu đọc để có chất lượng trình diễn tốt và ổn định hơn.
Việc ngắm trước vị trí đặt dàn âm thanh không chỉ giúp bạn có thể chọn được công suất phù hợp mà còn tránh trường hợp đáng tiếc khi dàn âm không vừa vặn với khu vực mà bạn định cài đặt hay khó hòa hợp với thiết bị nghe nhìn (chẳng hạn như TV, đầu HD) mà bạn đã có.
Chọn công suất phù hợp
Hiện nay trên thị trường công suất cơ bản của các hệ thống âm thanh thường ở mức 750W-1200W. Không phải cứ chọn công suất cao là tốt, nhưng lợi ích của một dàn âm thanh có công suất lớn là công suất các loa vệ tinh cũng sẽ nâng lên và sẽ cải thiện đáng kể khi trình diễn.
Công suất cúa hệ thống dưới 1000W phù hợp với các không gian dưới 16m2. Nếu diện tích trên 16m2, bạn nên chọn công suất hệ thống trên 1000W để có thể đáp ứng tốt nhu cầu.
Tiêu chuẩn tối thiểu của một dàn âm hiện nay là 5.1 hoặc 7.1 cũng rất phổ biến. Phần lớn các hệ thống này đều có thiết kế chung bao gồm 5 loa vệ tinh và 1 loa trầm Subwoofer. Các loa vệ tinh bao gồm 1 loa trung tâm (center), 2 loa trước (front), 2 loa surround. Còn hệ thống 7.1 thì ngoài loa trầm subwoofer cố định, hệ thống 7.1 sẽ có thêm 2 loa bên hông.
Tùy vào thiết kế của từng nhà sản xuất, số loa con bố trí trên các loa center và surround sẽ khác nhau. các Các dàn home theater có công suất thấp thường giảm số lượng loa con bố trí trên loa center và surround.
Hệ thống của bạn liệu có đủ các kết nối cơ bản
Các kết nối cần chú ý đến khi mua một dàn âm thanh là cổng HDMI, USB, chuẩn MHL và các kết nối không dây khác được các nhà sản xuất tích hợp.
HDMI thường là cồng kết nối quan trọng nhất cần chú ý đến khi chọn một dàn âm thanh. Thông thường đối với các hệ thống hỗ trợ chuẩn Blu-ray sẽ có trang bị ít nhất 1 cổng HDMI và 1 cổng output dành cho TV. Tuy nhiên, người dùng nên lựa chọn các dàn âm có từ 2 cổng HDMI trở lên.
Với kết nối USB, người dùng có thể phát nhạc, hình ảnh. Một số hệ thống hỗ trợ đọc các định dạng phim HD như: AVCHD, DIVX, .WMV, .MKV… từ ổ cứng gắn ngoài qua cổng USB. Một số dàn cho nén nhạc từ đĩa CD thành các tập tin MP3 và chép trực tiếp ra các thiết bị lưu trữ qua cổng USB.
" alt=""/>Những lưu ý khi chọn dàn âm thanh chơi TếtTrong nội dung thông cáo được phát đi chiều ngày 16/10/2016, FPT cho biết, theo hợp đồng sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật số 18/2015/HĐCT-FTEL-INF ký ngày 2/4/2015 giữa Chi nhánh Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (thuộc FPT Telecom) và Chi nhánh Công ty Cổ phần Hạ tầng Viễn thông CMC (TP.Hà Nội) tại khu vực đường Cách mạng tháng 8, Quận 1; Công ty CMC có 3 sợi cáp quang được đặt trên hạ tầng của Công ty FPT Telecom. Theo đó, trong điều khoản 7.1.2 của hợp đồng cũng nêu rõ, khi Công ty CMC có bất kỳ sự việc triển khai nào liên quan đến hạ tầng này đều phải thông báo đến Công ty FPT Telecom để nắm bắt thông tin và kịp thời hỗ trợ.
Tuy nhiên, vào lúc 10h00 sáng ngày 15/03/2016, Công ty FPT Telecom phát hiện Công ty CMC tự ý mở nắp hầm cáp tại địa chỉ số 49 Cách mạng tháng 8, Phường Bến Thành, Quận 1 để thực hiện đưa 3 sợi cáp 48FO vào hệ thống hạ tầng của Công ty FPT Telecom đầu tư mà không có bất kỳ thông báo cụ thể. Sự việc trên đã vi phạm nghiêm trọng đến quy định vận hành khai thác hạ tầng, ảnh hưởng đến an ninh, an toàn mạng lưới viễn thông đang khai thác trên hạ tầng kỹ thuật thụ động tại khu vực này.
Để làm rõ sự việc, Công ty FPT Telecom đã 3 lần gửi văn bản mời Công ty CMC xử lý sự việc qua các công văn số: 136/CNCTCPVT.FPT-FTQ ngày 18/3/2016; số: 177/CNCTCPVT.FPT-FTQ ngày31/3/2016; số 223/CNCTCPVT.FPT-FTQ ngày 8/4/2016 nhưng đều không nhận được thông tin phản hồi từ Công ty CMC Vì vậy, FPT Telecom đã căn cứ các điều khoản để chấm dứt Hợp đồng và thông báo đến Công ty CMC bằng các văn bản số: 307/CNCTCPVT.FPT-FTQ ngày 28/4/2016; Số 396/CNCTCPVT.FPT-FTQ ngày 04/07/2016. FPT Telecom cũng đã thông tin đến Sở TT&TT và P81 Công an TP.HCM về vấn đề này.
Sau buổi họp với đại diện CMC nhưng không thống nhất phương án xử lý, ngày 9/9/2016, Công ty FPT Telecom một lần nữa gửi văn bản cho Công ty CMC đề nghị chấm dứt Hợp đồng vào ngày 15/10/2016 và đề nghị Công ty CMC rút cáp ra khỏi hệ thống hầm cống. Sáng ngày 15/10/2016, Công ty FPT Telecom đến hiện trường để đo đạc và tiến hành các bước thu thập thông tin và ghi nhận có 10 sợi cáp của CMC tại hạ tầng này. FPT Telecom vẫn chưa tiến hành cắt cáp, rút cáp tại khu vực.
“FPT Telecom rất nỗ lực trong việc hợp tác với công ty CMC và chúng tôi mong sớm nhận được nội dung trả lời và phương án xử lý vi phạm Hợp đồng từ công ty CMC”, đại diện FPT nói.
Sáng ngày 17/10/2016, CMC Telecom đã ra thông cáo chính thức về vụ việc này. CMC Telcom cho biết, sáng ngày 16/10, FPT Telecom Chi nhánh TP.HCM có động thái đòi cắt bỏ toàn bộ tuyến cáp của CMC tại hầm cáp do FPT làm chủ đầu tư trên tuyến Cách mạng tháng 8, Quận 1. Đây là tuyến cáp quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều khách hàng lớn của CMC như các tổ chức nước ngoài, đại sứ quán, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước.
Theo biên bản xác nhận hiện trường, FPT ghi nhận “Tại các vị trí hầm cáp do FPT đầu tư trên tuyến CMT8, Q1 phát hiện cáp của Công ty CMC kéo qua mà chưa xin phép bên FPT, ghi nhận tổng cộng có 13 sợi 96 FO và 1 sợi 12 FO”. Trong khi đó, đại diện CMC - ông Hồ Ngọc Ẩn - Trưởng phòng dự án đã xác nhận “Tại vị trí này, CMC đã thuê toàn bộ -1 Pi 110 tại địa điểm 81 Cách mạng tháng 8 đến công trường Dân chủ”.
" alt=""/>FPT và CMC lại tranh cãi về chuyện thuê hầm cáp