Bỉm thông minh Lumi
Tuần này, Pampers giới thiệu dòng bỉm thông minh mới có thể theo dõi nước tiểu cũng như giấc ngủ của trẻ. Năm 2018, đối thủ Huggies đã ra mắt loại bỉm tương tự tại Hàn Quốc, cho phép bố mẹ nhận tin nhắn khi trẻ đi ngoài.
Dòng sản phẩm Lumi của Pampers dự kiến trình làng vào mùa thu tại Mỹ, bao gồm một cảm biến hoạt động đặt phía trước bỉm. Cảm biến kết hợp với ứng dụng để theo dõi nước tiểu và xác định các mẫu nước tiểu của trẻ. Các miếng bỉm Lumi sẽ được bán riêng nhưng chưa rõ giá bán bao nhiêu.
" alt=""/>Pampers giới thiệu bỉm thông minh cho các ông bố bà mẹ 4.0Để tránh lâm vào tình cảnh đó, có một vài lưu ý mà dân công sở hay sử dụng mạng xã hội cần phải để tâm:
Tiến sĩ Joachim Allgaier của Đại học RWTH Aachen, Đức đã phân tích 200 video trên YouTube dựa trên các báo cáo của Hội đồng Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hợp Quốc (LHQ) từ năm 2013 trở đi.
Báo cáo của LHQ kết luận con người là nguyên nhân chính cho sự nóng lên toàn cầu kể từ những năm 1950. Tuy nhiên, Allgaier nhận thấy rằng nội dung của 120 trong số 200 kết quả tìm kiếm hàng đầu đều đi ngược lại quan điểm này.
YouTube cho phép người dùng tự do đăng tải video, miễn là không vi phạm chính sách cộng đồng. Ảnh:Inverse. |
Để tránh kết quả bị YouTube cá nhân hóa, Allgaier đã sử dụng công cụ ẩn danh Tor và ẩn địa chỉ IP máy tính. Nhờ đó YouTube coi mỗi tìm kiếm là từ một người dùng khác nhau.
Các kết quả cho cụm từ tìm kiếm như "khí hậu", "biến đổi khí hậu", "khoa học khí hậu" và "sự nóng lên toàn cầu" chủ yếu phản ánh quan điểm đồng thuận trong giới khoa học. Allgaier cho biết điều này do nhiều đoạn trích lấy từ các chương trình tin tức truyền hình hoặc phim tài liệu.
Tuy nhiên, các kết quả tìm kiếm liên quan đến “chemtrails", "kỹ thuật khí hậu", "hack khí hậu", "thao túng khí hậu", "biến đổi khí hậu" và "geoengineering” đều cho kết quả ngược lại quan điểm khoa học. Rất ít video trong các kết quả tìm kiếm giải thích lý do khoa học đằng sau nội dung của họ.
Hầu hết video loại này cũng ủng hộ học thuyết âm mưu, đồng thời tuyên bố các chất độc hại được phun vào không khí từ máy bay để điều chỉnh thời tiết, kiểm soát tâm trí, vì chiến tranh sinh học, hóa học hoặc các lý do sai lệch khác.
Allgaier cũng lưu ý dù các video trên nhận được rất nhiều lượt xem, không có nghĩa tất cả người xem đều tin vào đó.
Nhiều video trên YouTube lý giải biến đổi khí hậu theo chiều hướng thuyết âm mưu hơn là khoa học chính thống. Ảnh: Chụp màn hình. |
Để giải quyết vấn đề này, Allgaier cho rằng cần kiểm tra các thuật toán quyết định video nào sẽ hiển thị cho người xem, chứ YouTube không nên xóa tài liệu về biến đổi khí hậu.
Người phát ngôn của YouTube cho biết mạng xã hội này là nền tảng tự do ngôn luận miễn phí, mọi người có thể đăng video bất kì, miễn là họ tuân theo nguyên tắc cộng đồng của YouTube.
Tuy nhiên, nguyên tắc cộng đồng này cũng là một điều gây tranh cãi vì nó không đủ sức giúp nền tảng này loại bỏ video độc hại. YouTube nhận tiền và giàu lên nhờ quảng cáo, nhưng đá quả bóng trách nhiệm về phía "cộng đồng".