发布时间:2025-01-17 05:52:55 来源:NEWS 作者:Giải trí
Ngày 25/7,ăngtỷlệgiảiquyếthồsơtrựctuyếntạobứtphátrongchuyểnđổisốlịch âm.hôm nay UBND tỉnh Quảng Nam họp Ban chỉ đạo Cải cách hành chính và Chuyển đổi số; sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 về công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và Đề án 06 (Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”).
31/7: Kích hoạt 738.291 tài khoản định danh điện tử
Báo cáo tổng kết về công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và Đề án 06 của tỉnh Quảng Nam, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Thị Kim Hoa cho biết, trong 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ đề ra tại Kế hoạch công tác cải cách hành chính năm 2023 đã hoàn thành 14/43 nhiệm vụ, đạt tỷ lệ 32,55%; 8 nhiệm vụ đang triển khai thực hiện trong hạn.
Một số kết quả nổi bật: Phát động phong trào thi đua “Xây dựng môi trường hành chính trong sạch, lành mạnh, công khai, minh bạch”; Phê duyệt Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính (TTHC), dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam…
Báo cáo của Sở Nội vụ cho biết, từ ngày 1/1 đến ngày 27/6, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến đạt 64%; trong đó, Sở, ngành là 63,46%, cấp huyện: 18,05%, cấp xã 66,06% số hồ sơ đã tiếp nhận. Đã phát sinh 3.048 lượt thanh toán trực tuyến thành công với tổng số tiền hơn 859 tỷ đồng.
Tỉnh hoàn thành 8/10 kết nối theo yêu cầu của Văn phòng Chính phủ: Hệ thống đăng ký khai sinh, Hệ thống quản lý cấp Lý lịch tư pháp, Quản lý đầu tư nước ngoài, Hệ thống dịch vụ công của Bộ Giao thông vận tải…
Tính đến 18/7, toàn tỉnh đã tạo lập 718.738 hồ sơ với 633.404 tài khoản định danh điện tử, đã kích hoạt 447.246 tài khoản, đạt tỷ lệ 60,58% so với chỉ tiêu được giao. Phấn đấu đến hết 31/7 toàn tỉnh kích hoạt được 738.291 tài khoản định danh điện tử.
Chủ động để bứt phá trong chuyển đổi số
Theo đại diện Sở Nội vụ, văn bản chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số đã được ban hành, tuy nhiên nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau…
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, quán triệt thực hiện công tác cải cách hành chính của tỉnh còn mang tính hình thức; hiệu quả công tác tuyên truyền đối với người dân, doanh nghiệp chưa cao. Việc công khai thủ tục hành chính cấp huyện, cấp xã chưa đầy đủ, chưa kịp thời.
V.v.... V.v....
Từ tình hình thực tế, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh yêu cầu các ngành, địa phương phải chủ động, tích cực để bứt phá trong chuyển đổi số; tăng tỷ lệ giải quyết hồ sơ trực tuyến đồng thời đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền trong giải quyết TTHC để giảm bớt khâu trung gian.
Công an tỉnh chủ trì, triển khai tích cực quyết liệt, nâng cao tỷ lệ cài đặt, kích hoạt ứng dụng VneID, hiện đứng 28/63, phải phấn đấu nằm trong top 20 đến cuối năm.
Theo kế hoạch nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công (DVC) trực tuyến năm 2023 của UBND tỉnh ban hành nêu rõ: Tổ chức thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, gắn với số hóa và sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, góp phần hình thành công dân số, doanh nghiệp số trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, minh bạch thông tin, tiết kiệm giảm chi phí, tạo thuận lợi và nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp khi thực hiện các TTHC. Phấn đấu, 100% TTHC đủ điều kiện được cung cấp dưới hình thức DVC trực tuyến toàn trình... Rà soát để đưa 100% TTHC được tiếp nhận và theo dõi trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh, không để xảy ra hồ sơ chậm giải quyết vì lý do chủ quan của cơ quan, đơn vị, địa phương, cán bộ, công chức, viên chức. 60% dịch vụ công trực tuyến một phần và toàn trình có phát sinh hồ sơ trực tuyến. 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong từng cơ quan, đơn vị biết và sử dụng DVC trực tuyến. Số hóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực đối với kết quả thuộc thẩm quyền cấp tỉnh đạt 70%, cấp huyện đạt 60%, cấp xã đạt 55%. Người dân và doanh nghiệp sử dụng DVC trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống để có thể thực hiện việc nộp hồ sơ trực tuyến từ xa. Đẩy mạnh số hóa, luân chuyển, giải quyết, ký số và trả kết quả giải quyết hồ sơ TTHC trực tuyến trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh; tiếp tục hoàn thành việc kết nối, chia sẻ, xác thực thông tin công dân giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh để phục vụ giải quyết TTHC, cung cấp DVC trực tuyến. |
相关文章
随便看看