Indonesia "lột xác" nhờ làn sóng cầu thủ nhập tịch (Ảnh: AFC).
Nhờ đó, đoàn quân của HLV Shin Tae Yong đã thi đấu rất tốt. Sau chiến thắng trước Saudi Arabia vào ngày 19/11, Indonesia đã nhảy lên vị trí thứ 3 bảng C với 6 điểm, bằng điểm với Saudi Arabia, Trung Quốc, Bahrain và chỉ kém đội xếp thứ 2 là Australia 1 điểm.
Tuy nhiên, nhiều CĐV Hà Lan tỏ ra không vui khi chứng kiến Indonesia có quá nhiều cầu thủ gốc Hà Lan. Họ cảm thấy đội bóng này giống như đội Hà Lan C. Vì vậy, họ đã lên tiếng yêu cầu FIFA cấm Indonesia nhập tịch cầu thủ.
Trên trang Twitter, tài khoản Sjoerd bình luận: "Sự thành công của Indonesia chẳng có ý nghĩa gì cả. FIFA nên cấm các đội bóng nhập tịch những cầu thủ mà không sinh ra và lớn lên tại đó.
Bằng cách này, nhiều đội bóng đã bóp méo sự cạnh tranh, phá vỡ nguyên tắc công bằng và trong sáng. Phần lớn cầu thủ Hà Lan đang khoác áo Indonesia có gốc gác quá xa xôi. Thật khó để chấp nhận rằng họ là người Indonesia".
Tài khoản Stefan viết: "Indonesia đang trở thành đội Hà Lan C theo cách nào đó. Liệu chăng các bạn có vinh dự khi tham dự World Cup theo cách này?".
Đó là hai trong số vô vàn ý kiến trên Twitter. Tuy nhiên, rất khó để FIFA cấm Indonesia nhập tịch các cầu thủ có gốc gác Hà Lan nếu như họ có bố mẹ hoặc ông bà là người Indonesia. Bởi điều này đã được FIFA quy định. Cơ quan quyền lực cao nhất của bóng đá thế giới cũng trực tiếp phê duyệt các trường hợp nhập tịch được khoác áo đội tuyển quốc gia.
Nhiều CĐV Indonesia cũng cảm thấy bất bình khi Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) nhập tịch ồ ạt. Vào tháng trước, nhiều CĐV Indonesia đã xuống đường biểu tình phản đối chính sách triệu tập cầu thủ nhập tịch của PSSI.
Thậm chí, họ đã căng một băng rôn dài gần 20m trên lan can cây cầu dành cho người đi bộ tại thủ đô Jakarta với nội dung: "Chúng tôi không ủng hộ chính sách nhập tịch. Chúng tôi muốn cầu thủ trẻ Indonesia được ra sân. Hãy xã hội hóa bóng đá Indonesia".
Trong khi đó, thành viên cấp cao thuộc Ủy ban Olympic Indonesia (NOC), ông Hifni Hasan cũng lên tiếng nhắc nhở: "Tôi muốn nhắn với HLV Shin Tae Yong là tôi rất khắt khe trong vấn đề nhập tịch. Tôi đã nói với ông ấy không nên đưa quá nhiều cầu thủ nhập tịch vào đội tuyển Indonesia".
" alt=""/>CĐV Hà Lan phản đối dữ dội, yêu cầu FIFA cấm Indonesia nhập tịch cầu thủĐồ thị VN-Index sau 5 phiên giao dịch (Ảnh chụp màn hình).
Nhiều mã đầu phiên giảm giá, thậm chí giảm sàn nhưng cuối phiên tăng mạnh. Nhờ đó, những nhà đầu tư mạnh dạn bắt đáy đã có lãi lớn trong phiên. Đồng thời, nhà đầu tư mua cổ phiếu giá thấp ở phiên hôm qua nhiều khả năng sẽ ghi nhận lợi nhuận T+.
Lấy ví dụ, QCG của Quốc Cường Gia Lai có 120.500 cổ phiếu giao dịch ở mức giá sàn và một lượng lớn giao dịch ở mức giá sát giá sàn. Kết phiên, mã này tăng 5,6% lên 12.200 đồng và ghi nhận mức tăng 13,5% kể từ mức sàn. Nói cách khác, những người mua cổ phiếu này ở mức giá sàn thì tạm thời đang lãi 13,5%. Hay cổ phiếu CTF cũng tăng từ mức giá sàn 21.250 đồng lên 22.850 đồng.
Dù vậy cần lưu ý rằng, hiệu quả bắt đáy phải chờ diễn biến của 2 phiên tiếp theo, do phiên T+2,5, nhà đầu tư mua vào ở phiên hôm nay mới bán được cổ phiếu (trong trường hợp mua nhằm mục đích lướt T).
Trong phiên hôm nay, ngoài QCG thì một số mã bất động sản khác cũng có diễn biến tích cực: VRC tăng trần, trắng bên bán; DXS tăng 6,4%; D2D tăng 3,4%.
Nhóm cổ phiếu hàng và dịch vụ công nghiệp cũng gây chú ý khi STG, VTP, SVI tăng trần, ABR tăng 6,1%; TCO tăng 4,9%; MHC tăng 4%; GEX tăng 3,7%; VOS tăng 2,4%; GMD tăng 2%.
Chia sẻ về việc bắt đáy theo phương pháp cá mập, ông Nguyễn Việt Đức, Giám đốc kinh doanh số của Công ty Chứng khoán VPBank cho biết, phương pháp cá mập chia tiền ra thành 4 phần. Lần đầu tiên bắt đáy 25% số tiền đang có. Ở lần tiếp theo, giải ngân tiếp theo 25% nếu cổ phiếu đi ngang hoặc ở hỗ trợ tiếp theo.
Nếu như sau 2 lần giải ngân 50% mà số tiền lỗ trên 10% thì phải cắt và làm lại từ đầu. Phần còn lại sẽ chỉ giải ngân ở nửa bên kia của đáy, tức ở lần 3, giải ngân tiếp 25% nếu cổ phiếu tạo đáy và đi lên (vượt MA20). Lần giải ngân cuối cùng là khi thị trường "uptrend", cổ phiếu vượt qua 3 đường trung bình quan trọng MA20, 50 và 200.
Tóm lại, ông Đức cho rằng, phương pháp này an toàn hơn tất tay (all in) rất nhiều, cho phép giải ngân nhiều lần. Điều quan trọng là nhà đầu tư phải giữ được sự tỉnh táo.
" alt=""/>Nhà đầu tư bắt đáy lãi đậm, chuyên gia chỉ bí kíp "cá mập"Bà Thủy cho biết, vợ chồng bà quê gốc ở vùng biển Thanh Hóa. Năm 2002, gia đình bà rời quê hương đi định cư, làm kinh tế mới ở xã Thanh Tân, huyện Như Thanh.
Những ngày đầu lập nghiệp ở vùng đất mới, vợ chồng bà Thủy nhận thầu 13ha đất đồi khô cằn với thời hạn 50 năm để trồng trọt. Trong diện tích đất canh tác khi đó có 2 cây lim xanh cổ thụ sum suê lá, hàng năm ra hoa, kết trái.
Vào mùa cây lim rụng quả, chồng bà là ông Lê Huy Thục thường đi quanh gốc cây nhặt quả về ươm, rồi trồng trong khoảnh đồi của gia đình. Cứ như thế, sau hơn 20 năm cần mẫn phục tráng, gia đình bà đã tạo nên kỳ tích; quả đồi khô cằn trước kia nay đã được phủ xanh bởi màu xanh của rừng lim.
"Không ai bắt chồng tôi phải phục tráng, gìn giữ rừng lim xanh, nhưng ông ấy tự nguyện làm. Để có được thành quả như ngày hôm nay, công lớn là tình yêu đặc biệt của chồng tôi dành cho rừng lim", bà Thủy tâm sự.
Những năm tháng phục hồi rừng lim, vợ chồng bà Thủy trải qua không ít khó khăn, vất vả. Thậm chí, có thời điểm thấy ông Thục dồn tâm sức chăm sóc, bảo vệ rừng lim, cả làng cho rằng ông ấy "gàn dở".
"Nhà đông con, nhiều lúc cuộc sống thiếu thốn, tôi khuyên chồng bán vài cây để trang trải, lo cho các con, nhưng ông ấy nhất quyết không đồng ý. Thậm chí, kể cả khi bị bệnh, cần tiền điều trị nhưng ông vẫn không bán lim để chữa bệnh", bà Thủy nói.
Thấy chồng tâm huyết với rừng lim, bà Thủy dần quen, hàng ngày bà theo chồng lên rừng chăm sóc, bảo vệ "báu vật" của gia đình. Không chỉ vậy, các con của ông bà cũng "nối nghiệp" cha, quyết tâm bảo vệ rừng lim.
Anh Lê Văn Tươi (35 tuổi, con trai bà Thủy) cho biết, năm 2023, do bị ung thư phổi, ông Thục đã qua đời. Mỗi khi nhìn rừng lim, anh và mẹ lại rất nhớ những kỷ niệm cả gia đình cùng nhau lên đồi chăm sóc, bảo vệ rừng lim.
"Cả cuộc đời dốc sức bảo vệ, chăm sóc rừng lim, bố tôi được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, ngành trao tặng. Nhưng điều làm bố tôi vui nhất trước khi mất là được nhìn thấy anh em tôi đoàn kết, giúp ông hoàn thành tâm nguyện bảo vệ rừng lim", anh Tươi bộc bạch.
Theo anh Tươi, với giá trị kinh tế cao, thấy rừng lim của gia đình, nhiều thương lái tìm đến hỏi mua, nhưng gia đình anh nhất quyết không bán.
Rừng lim "độc nhất vô nhị"
Ông Trần Thanh Kiên, Chủ tịch UBND xã Thanh Tân cho biết, rừng lim của gia đình bà Thủy là "độc nhất vô nhị" của địa phương. Rừng lim không chỉ có giá trị kinh tế cao mà còn đóng vai trò quan trọng trong bảo tồn nguồn gen sinh học.
"Ông Thục, chồng bà Thủy, là người rất yêu rừng. Ông là gương điển hình trong bảo vệ, phát triển rừng của địa phương. Cả cuộc đời ông đã dành hết tâm sức chăm sóc, bảo vệ rừng lim xanh. Trước khi qua đời, ông căn dặn vợ con phải giữ gìn rừng lim", ông Kiên chia sẻ.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lại Thế Chiến, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Như Thanh, cho biết, hành động bảo vệ rừng lim xanh của gia đình bà Thủy là minh chứng cho sự quyết tâm, tình yêu thiên nhiên, góp phần vào công tác phát triển, bảo vệ rừng.
"Chúng tôi rất vui khi tình yêu rừng của vợ chồng bà Thủy được truyền lại cho các con. Hai thế hệ trong gia đình ông Thục đang chung tay bảo vệ, gìn giữ "báu vật" giữa đại ngàn", ông Chiến nói.
Theo ông Chiến, huyện Như Thanh có 834ha rừng lim xanh. Dự kiến đến năm 2030 ngành chức năng cùng với bà con sẽ trồng, phục hồi thêm 190ha, nâng tổng diện tích rừng lim của huyện lên hơn 1.000ha.
Ông Lương Hồng Sỹ, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Như Thanh, cho biết, để rừng không bị "chảy máu" cần có nhiều cá nhân dám nghĩ, dám làm và hết lòng, có trách nhiệm với rừng như gia đình ông Thục.
Ông Sỹ nhận định, việc bảo vệ, phát triển rừng, làm giàu rừng không chỉ hoàn thành mục tiêu tăng năng suất, giá trị lâm sản trên một đơn vị diện tích đất lâm nghiệp mà còn bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn gen quý hiếm, phục vụ cho nghiên cứu khoa học.
"Ngành nông nghiệp huyện khuyến khích bà con phục tráng, phát triển rừng gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Giai đoạn 2026-2030, huyện Như Thanh sẽ phục hồi, trồng mới hơn 1.000ha rừng", ông Sỹ thông tin thêm.
" alt=""/>Một gia đình hơn 20 năm bảo vệ "báu vật" giữa đại ngàn