“Ngược dòng” Covid-19 Theo số liệu của Savills, bất chấp đại dịch Covid-19, tại nhiều quốc gia trên thế giới vẫn ghi nhận mức tăng trưởng giá của thị trường bất động sản cao cấp trung bình đạt 3,9%. Báo cáo về thị trường nhà ở tại 30 thành phố trên toàn cầu cho thấy, trong khoảng thời gian từ giữa năm 2018 đến cuối năm 2020, thị trường nhà ở tại những thành phố này ghi nhận mức tăng trưởng giá nhẹ khoảng 0,7%.
 |
BĐS hạng sang, chuẩn quốc tế được nhận định là “điểm nóng” trong thời gian sắp tới |
Giới chuyên gia nhận định, hầu hết nhà đầu tư trên toàn cầu đều giữ niềm tin rằng, bất động sản, đặc biệt bất động sản cao cấp vẫn là kênh trú ẩn an toàn của dòng tiền. Nhà đầu tư bất động sản tại Việt Nam cũng không là ngoại lệ.
Công ty tài chính Bloomberg (Mỹ) cũng đánh giá, triển vọng tăng giá trong tương lai của thị trường bất động sản Việt Nam vẫn rất tốt, trong đó, sản phẩm bất động sản hạng sang với tiêu chuẩn quốc tế là điểm nóng.
Bình Minh Garden - điểm sáng đầu tư phía đông Hà Nội
Tọa lạc tại số 93 Đức Giang, phường Đức Giang, Long Biên, Hà Nội, khu căn hộ cao cấp BMG Hà Nội được giới thiệu ra thị trường với phân khúc căn hộ 5 sao chuẩn chất Mỹ, được quản lý bởi đơn vị quản lý quốc tế hàng đầu thế giới là Best Western.
 |
Tiện ích bể bơi thác tràn ôm trọn khoảng không tự do tại BMG Hà Nội |
BMG Hà Nội định vị cho mình phân khúc căn hộ cao cấp dành cho giới thượng lưu, với “tiện ích trang bị trong tiện ích”.
Theo chủ đầu tư này, dự án sở hữu toàn bộ hệ thống khí - điện - nước tiêu chuẩn quốc tế. Nguồn nước được đảm bảo theo tiêu chuẩn WHO, an toàn cho sức khỏe. Hệ thống điện theo tiêu chuẩn Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế - IEC đảm bảo tiện dụng, an toàn. Hệ thống khí luôn đảm bảo nguồn khí tươi sạch 24/24 với hệ tiêu chuẩn khí của NFPA (Mỹ).
Bên cạnh đó, BMG Hà Nội còn có hệ thống tiện ích hiện đại, đồng bộ và đẳng cấp. Ngay tại công viên trung tâm của dự án, vườn Ánh Dương rộng hơn 6.000m2 phục vụ mọi hoạt động vui chơi, giải trí, thư giãn ngoài trời. Trong tòa nhà hiện đại là hàng loạt các tiện ích đa dạng bao gồm vườn Babylon, Sky bar, bể bơi thác tràn, hệ thống phòng tập gym, spa,… thỏa mãn mọi nhu cầu của chủ nhân.
BMG Hà Nội toạ lạc tại vị trí đắc địa thừa hưởng hàng loạt tiềm năng về quy hoạch hạ tầng như: quy hoạch khu vực Long Biên, cầu Trần Hưng Đạo… Đặc biệt, các cư dân của BMG Hà Nội còn được sở hữu những đặc quyền “nghĩ dưỡng tại gia” như: meeting lounge, cigar lounge… hay dịch vụ house keeping, thư kí riêng…, mang lại trải nghiệm nghỉ dưỡng 365 ngày, tận hưởng trọn vẹn từng giây phút.
Đơn vị phân phối căn hộ cao cấp BMG Hà Nội: Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ - Cen Land. |
Lệ Thanh
" alt="Bất động sản hạng sang vẫn hút khách trong đại dịch"/>
Bất động sản hạng sang vẫn hút khách trong đại dịch
 đang điều trị cho 23 F0. Sau hơn một tuần điều trị tại khoa, bà Sương, 54 tuổi, bị ung thư buồng trứng giai đoạn cuối có kết quả âm tính với nCoV và được về nhà tiếp tục cách ly.</p><p>Trướ khi vào đợt hóa trị ung thư, bà Sương phát hiện nhiễm virus SARS-CoV-2. Để chữa khỏi bệnh Covid-19, bà phải ngưng đợt hóa trị.</p><p>Khi đó, bà phải thở oxy, hút dịch ổ bụng nhiều lần, kèm điều trị giảm đau. Do được tiêm một mũi vắc xin, bà hồi phục khá thuận lợi, có kết quả xét nghiệm nCoV âm tính sau hơn một tuần điều trị.</p><p>)
 |
Khu nội trú cho bệnh nhân ung thư mắc Covid-19. Ảnh: BSCC. |
Ở phòng bên cạnh, bà Hà, 65 tuổi, cũng đang chống chọi với những cơn đau do bệnh Covid-19 trên nền bệnh ung thư cổ tử cung. Trước đó, bà đã trải qua gần hai tuần thở máy. Hiện, bà đã được cai máy thở, các bác sĩ tại khoa đang dùng những biện pháp điều trị tích cực nhất với mong muốn giúp bệnh nhân có thể may mắn vượt qua cửa tử.
Cuối đời, F0 thèm ăn cơm với cá rô phi chiên giòn
Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng Khoa điều trị Covid-19 cho bệnh nhân Ung bướu, cho biết, sự hồi phục của hai bệnh nhân trên là niềm vui, động lực cho anh và đồng nghiệp. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân ung thư nào mắc Covid-19 cũng được như vậy.
Đến nay, bác sĩ Vũ và các đồng nghiệp tại khoa không thôi day dứt câu chuyện trước khi mất của một một bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối mắc Covid-19.
Khi được chuyển đến khoa, người bệnh bị suy hô hấp, phải thở máy. Trước ngày mất, bỗng nhiên người bệnh khỏe lại, nói với điều dưỡng đang đi kiểm tra cho một bệnh nhân ở giường bên cạnh: “Tôi thèm ăn cơm với cá rô phi chiên giòn”.
Đầu tháng 9, TP.HCM đang thực hiện Chỉ thị 16 tăng cường, việc đi lại khó khăn, các hàng quán cũng đóng cửa. “Có lẽ, đó là món ăn yêu thích của bệnh nhân. Chúng tôi không thể tìm đâu ra món cá rô phi chiên giòn cho bệnh nhân ăn, đành phải cho ăn cơm với món khác. Sau đó, bệnh nhân rơi vào nguy kịch rồi qua đời”, bác sĩ Vũ xúc động nhớ lại.
 |
Các y bác sĩ đang chăm sóc bệnh nhân ung thư mắc Covid-19. Ảnh: BSCC. |
Bệnh nhân ung thư mắc Covid-19 phải ngưng hóa trị
Khoa điều trị Covid-19 cho bệnh nhân Ung thư được thành lập từ ngày 26/8, mỗi ngày phải tiếp nhận và điều trị cho hơn 20 ca nặng và nguy kịch. Đã có khoảng 20% số người chuyển nặng phải qua đời. “Khi khoa mới đi vào hoạt động, ngày nào chúng tôi cũng phải chứng kiến bệnh nhân qua đời”, bác sĩ Vũ chia sẻ.
Một tín hiệu khả quan tại khoa là hơn một tuần qua không có F0 tử vong. Trong 23 F0 đang điều trị, hiện có 2 người cần phải hỗ trợ hô hấp, còn lại đều có triệu chứng nhẹ. “Bây giờ, chúng tôi dễ thở hơn một chút rồi”, bác sĩ Vũ chia sẻ.
Lý giải về điều này, bác sĩ Vũ cho biết, hầu hết người mắc bệnh ung thư, có bệnh nền đều đã được tiêm vắc xin. Vì vậy, khi nhiễm Covid-19, họ ít chuyển nặng, hồi phục nhanh hơn.
Việc điều trị cho họ cơ bản vẫn theo phác đồ điều trị Covid-19 của Bộ Y tế, gồm hỗ trợ hô hấp, kháng viêm, kháng đông.
Trong thời gian mắc Covid-19, bệnh nhân sẽ tạm hoãn các điều trị khác như hóa trị, phẫu thuật... và sẽ tiếp tục sau khi hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ điều trị các triệu chứng do bệnh ung thư gây ra, đặc biệt là giảm đau.
"Ung thư khi di căn qua xương, não, gan... thường gây đau rất nhiều, cần phải chú ý giảm đau đúng mức. Nếu không làm vậy, bệnh nhân sẽ mệt và suy kiệt hơn. Điều trị giảm đau cho bệnh nhân ung thư cũng phải khéo léo, không chú ý có thể gây suy hô hấp nặng hơn", bác sĩ Vũ phân tích.
 |
Bác sĩ Vũ và các đồng nghiệp. Ảnh: BSCC. |
Nhóm F0 ung thư cũng có thể gặp các biến chứng kèm theo như tràn dịch trong bụng, phổi, tim... nên phải phát hiện và rút dịch giải áp.
Theo bác sĩ Vũ, các bệnh nhân giai đoạn cuối đều vận động kém, thể trạng suy kiệt nên mọi chuyện đều nhờ nhân viên y tế hỗ trợ như pha sữa, đút ăn, uống, thay ga giường, thay tã, thay bình oxy, đổ rác...
"Thông thường, khi một bệnh nhân qua đời, công việc lo cho người quá cố lẽ ra là người nhà hoặc các cơ sở mai táng. Nhưng ở bệnh viện dã chiến, các y bác sĩ phải tự tay vuốt mắt, lau người, thay đồ, gói ghém, dán tên, đưa bệnh nhân vào hộc lạnh để chờ hỏa táng”, bác sĩ Vũ kể.
Phải chứng kiến sự ra đi của bệnh nhân, nhiều nhân viên y tế bị ám ảnh, có người sốc tâm lý suốt vài ngày liền.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM mới nhất
Tú Anh

Bác sĩ khâu vết thương cho tình nguyện viên chăm F0 dưới ánh đèn điện thoại
Khi đem bình oxy đến phòng cho bệnh nhân Covid-19, anh Tú bị ngã rách đầu gối. Anh được bác sĩ soi đèn điện thoại khâu vết thương trên xe cấp cứu.
" alt="Bác sĩ day dứt vì không thể cho bệnh nhân Covid"/>
Bác sĩ day dứt vì không thể cho bệnh nhân Covid